Bơ đi mà sống nghĩa là gì

  Ngày viết : 16/03/2020 09:39       
  Lượt xem : 1736

Sống trên đời đừng quá quan tâm tới lời người khác nói

Trong xã hội hiện đại, con người sống vội vã và có nhiều điều cần phải lo lắng, sợ hãi nên dễ bị khủng hoảng tâm lí. Tâm trạng của mỗi cá thể thường bị ảnh hưởng bởi cái nhìn của người xung quanh. Khi muốn theo đuổi ước mơ nhưng lại bị bố mẹ, người thân, bạn bè phản đối thì ta thường dễ bị chùn chân.

Chúng ta thường không sợ thất bại nhưng lại sợ sự bàn tán của dư luận, sự gièm pha của mọi người. Giảng viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur đưa ra ví dụ như những nạn nhân của bạo lực gia đình rất ít khi dám lên tiếng tố cáo vì ai cũng cho rằng đó là chuyện trong nhà, nói ra là xấu mặt nên phải âm thầm chịu đựng.

Khi cảm thấy áp lực hay chán nản với công việc hiện tại, ta cũng không dám lựa chọn từ bỏ vì sợ phải giải thích cho người khác… Những cảm xúc tiêu cực xuất hiện và những do dự trong mỗi chúng ta xuất hiện vì nỗi sợ dư luận, sợ thiên hạ nói này nói khác.

– Nếu họ chê bai rằng cái váy của bạn không đẹp, chiều cao của bạn khiêm tốn quá, gương mặt bạn trang điểm kém xinh, mũi bạn thấp lè tè… vân vân và vân vân, mà mục đích là “đâm chọt” nhiều hơn góp ý xây dựng thì bạn đừng vội buồn. Họ khó chịu với những thứ trái nghịch với mắt họ thì đó là chuyện của họ, không phải chuyện của bạn. Việc của bạn là tự tin vào chính mình!

– Nếu như bạn có quá nhiều thứ nhỏ nhặt phải quan tâm tới nỗi nó làm phiền bạn thì đó chính là vấn đề của bạn chứ không phải của ai khác.

– Giây phút bạn từ bỏ và gạt đi định kiến của người khác, sống bằng chính kiến của bản thân sẽ là thời điểm bạn thấy tâm hồn mình thanh thản.

– Với những kẻ chuyên đi nói xấu sau lưng bạn, đâm bị thóc chọc bị gạo khi bạn không có mặt thì hãy mỉm cười và “bơ” chúng đi nào. Cả đời họ chỉ có thể đứng sau lưng bạn mà thôi.

– Một người sẽ lo chuyện của mình khi nó đáng để lo. Khi nó không đáng, anh ta sẽ bắt đầu đi lo chuyện của người khác.

– Trưởng thành là thứ diễn ra khi ai đó học được cách chỉ quan tâm đến những thứ cần quan tâm.

– Rồi sẽ có lúc bạn bị chính bạn bè của mình phản bội, làm tổn thương. Đừng dằn vặt, dù có tiếp tục trở lại làm bạn hay không thì cũng hãy cố gắng tha thứ cho họ. Tha thứ không phải để trở nên vĩ đại, mà là để hạnh phúc hơn. Việc bạn dằn vặt, mắng chửi, thù ghét người khác cũng đồng thời gây tổn thương cho chính bạn. 8. Khi ai đó cho rằng họ không quan tâm, họ sẽ nhìn thấy sự hoàn hảo cũng như góc nhìn khác của mọi thứ, nó giống như một người bình tĩnh vượt qua cơn bão vậy.

Đừng để bản thân bị chi phối bởi những suy nghĩ xung quanh

– Tập sống thật với chính mình. Vui thì cười, buồn thì khóc, thương ai đó thì nói cho họ nghe, ghét ai đó thì góp ý để họ trở nên đáng yêu hơn. Đừng giữ buồn phiền trong lòng quá lâu kẻo bị “ung thư tâm hồn” đấy!

– Cuộc sống không phải lúc nào cũng êm đềm. Những kẻ không ưa bạn sẽ chực chờ sơ hở để làm bạn buồn, bạn khóc, bạn tổn thương và mục đích là khiến bạn không gượng dậy được. Đó là những lúc bạn cần mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nếu người ta làm bạn buồn 1, hãy tự tạo niềm vui cho mình gấp 10 lần như thế. Chỉ có niềm vui, sự hạnh phúc và cuộc đời rộn rã tiếng cười của bạn mới là cách “trả thù” tốt nhất.

– Hãy bảo toàn sự quan tâm để dành cho những thứ thật sự đáng để quan tâm. Thất bại hay bị từ chối cũng trở thành chuyện thường thôi.

– Xúc cảm của bản thân luôn là điều trân quý và đáng giá hơn tất cả những lời phán xét và ánh nhìn của người khác.

– Nỗi buồn của tất cả mọi người thường bắt nguồn từ một người khác.

– Nếu đến việc giúp đỡ chính mình bạn cũng không thể làm được thì đừng mong có thể giúp đỡ người khác.

Tóm lại, nghệ thuật của sự “bơ đi mà sống” không nằm ở chỗ thờ ơ, lạnh lùng với tất cả mọi thứ xung quanh, mà là ở chỗ biết quan tâm đến những điều thật sự quan trọng và cần thiết.

Nguồn: vi.phunugiadinh.vn – truongcaodangyduocpasteur.edu.vn

Hugh MacLeod, nghệ sĩ người Mỹ được biết đến như một tác giả , một họa sĩ vẽ tranh biếm họa, một blogger nổi tiếng. Ông sáng tạo ra kiểu vẽ tranh biếm họa lên mặt sau tấm danh thiếp để có thể vẽ bất cứ lúc nào. Như chính ông thú nhận, ban đầu, đây chỉ trò giải trí khi ngồi trong quán bar, xen giữa những câu chuyện vô thưởng vô phạt. Khán giả cũng chỉ là những bạn bè thân thiết, những chiến hữu cùng ngồi nhậu với nhau. Có người lắc đầu, có người thích thú. Nhiều người bảo ông hãy làm gì đó với chúng. Nhưng ông không có ý định làm gì cả, chỉ là một trò tiêu khiển để ông mặc sức sáng tạo – viết, vẽ bất cứ thứ gì mình thích.

Năm 2001, ông lập ra blog gapingvoid.com, đưa lên đó cả tranh biếm họa và các bài viết của mình. Năm 2004, ông viết cuốn sách How to Be Creative [Làm Sao Để Sáng Tạo] với khoảng 13.000 từ, gồm nhiều bài viết được đưa dần lên blog, kết hợp giữa tranh biếm họa và những chỉ dẫn thiết thực về những bí kíp thúc đẩy sáng tạo. Hàng triệu người, trong đó có nhiều người Việt nam đã thường xuyên truy cập blog của ông để tải về các bài viết, bức tranh biếm họa đặc sắc.

Và đây cũng chính là nền tảng cho cuốn sách Phớt lờ tất cả_ Bơ đi mà sống [Ignore Everybody] mà các bạn đang cầm trên tay.

Với 40 phần, thực ra là 40 bài học ngắn gọn, súc tích, kết hợp với tranh biếm họa và các “châm ngôn” hài hước nhưng ý nghĩa, cuốn sách chính là câu trả lời cho các câu hỏi không ngừng đặt ra trong đầu chúng ta suốt quá trình làm việc:

Làm thế nào để những ý tưởng mới xuất hiện được trong thế giới đầy hoài nghi và e sợ rủi ro này?

Làm thế nào để khơi nguồn cảm hứng?

Quảng cáo

Làm thế nào để xác định được ranh giới giữa những điều sẵn sàng thực hiện và những gì không?....

Mỗi câu hỏi đều có câu trả lời thỏa đáng. Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc độc giả ngấu nghiến cuốn sách này xong là có thể khơi mở được ngay lập tức nguồn lực sáng tạo trong mình và tung trải nó ra ngoài thế giới.

Những bí kíp đó chỉ tiếp thêm cho bạn nguồn năng lượng để làm việc chăm chỉ hơn, sáng tạo hơn, nghiêm túc hơn. Để những bạn trẻ không ảo tưởng rằng nghệ sĩ được phép la cà ở các quán bar suốt cả ngày, mong đợi Nàng Thơ bất ngờ gõ cửa, ban cho một nguồn cảm hứng vô tận, khiến họ viết ngay ra được tác phẩm bất hủ và một bước lên đỉnh vinh quang. Mà sáng tạo là lao động chân chính, nảy sinh trong quá trình làm việc chứ không phải trong lúc ngủ mơ chờ Thần Tài gõ cửa.

Bìa sách "Bơ đi mà sống".

Quảng cáo

Những bí kíp này cũng dạy các bạn có một thái độ sống can đảm, dám đương đầu với dư luận, chịu trách nhiệm về hành động của mình. Nhất là khi bạn còn trẻ tuổi và sống ở những đô thị lớn đắt đỏ và đầy cạnh tranh.

Đó là phải biết đứng ra ngoài đám đông, tạo dấu ấn của riêng mình thay vì hòa lẫn vào nó.

Đó là chỉ ra những con đường dẫn tới cánh cửa sáng tạo đã được Hugh đã ví von rất hình tượng rằng giống như 6 tỉ cánh cửa dẫn tới cõi Niết Bàn, và nhiệm vụ của chúng ta là tìm ra được cánh cửa của riêng mình.

Ông cũng là người đặt vấn đề sáng tạo cạnh bản năng sinh tồn, bằng việc đưa ra Lý thuyết Tình và Tiền, muốn thành công chúng ta phải dung hòa được cả hai thứ đó.

Chúng ta cũng vẫn phải duy trì nghề kiếm cơm đồng thời vẫn sáng tạo không ngừng nghỉ. Như tại Việt Nam, nhiều người cũng vẫn đang loay hoay lựa chọn giữa nghệ thuật chân chính và kiếm sống. Nếu chỉ đuổi theo niềm đam mê thì có lẽ nghệ sỹ đã chết đói trước khi đạt được điều gì đó, còn nếu chỉ chạy theo thị trường thì rồi chúng ta sẽ bế tắc bởi cùn mòn trong sáng tạo.

Cuốn sách cũng có thể sẽ là câu trả lời hoặc giúp các bạn trẻ khẳng định lựa chọn của mình về việc có nên đánh đổi công việc hiện thời để theo đuổi sở thích cá nhân hay ngược lại; để không rơi vào tình cảnh lúng túng, băn khoăn giữa hai con đường đó để rồi chẳng thu được kết quả gì.

Ông cho rằng nghệ sĩ không phải là chỉ biết cắm đầu vào cái gọi là “nghệ thuật thuần túy”, người nghệ sĩ thời nay còn biết cả đến thị trường, cách thức tiếp thị bản thân để có thể sáng tạo hiệu quả nhất.Và dù công nghệ đang phát triển như vũ bão, nhưng nghệ thuật chân chính vẫn có chỗ đứng riêng của mình, bởi nghệ thuật chân chính vẫn đòi hỏi người nghệ sĩ phải xả thân, phải hy sinh vì nó.

Như tựa đề của cuốn sách này, bạn đọc sẽ được trao cho 40 chìa khóa để mở cánh cửa sáng tạo. Đặc biệt là những bạn đọc trẻ, đang chịu sức ép của các đô thị lớn giống như tình cảnh của chính tác giả trong giai đoạn đầu đặt nền móng cho cuốn sách này, các bạn có thể tìm được những điều hữu ích cho bản thân để mở được cánh cửa sáng tạo của riêng mình.

Và một bài học lớn rút ra cho tất cả những người đang và sẽ bước chân vào thế giới nghệ sĩ, từ chính Hugh MacLeod, đã từng thẳng thắn bày tỏ: “Tôi không bao giờ thích thú với việc tự gọi mình là ‘Nghệ sĩ’. Tôi nghĩ, lịch sử sẽ quyết định ai là nghệ sĩ chứ không phải chúng ta".

[theo Alpha Books]

Video liên quan

Chủ Đề