Welcome nghĩa là gì trong tiếng anh

Chắc hẳn bạn đã quen thuộc với cụm từ chào mừng - welcome trong tiếng Anh. Nhưng đến nay vẫn có sự nhầm lẫn giữa cách viết welcome hay wellcome. Nhiều người chưa phân biệt được cách viết nào mới đúng. Trên thực tế welcome có bao nhiêu cách dùng? Với danh từ, động từ, tính từ thì welcome có gì khác? Cùng Thiên Tú khám phá về sự đa dạng của từ welcome tại bài viết này.

1. Welcome hay wellcome, từ nào mới đúng?

Giữa welcome hay wellcome, hiển nhiên welcome là từ đúng, mang ý nghĩa chào mừng. Trên thực tế nhiều trường hợp còn nhầm lẫn cách viết của từ này. Welcome có thể dùng cả ở tính từ, danh từ và động từ.

Lỗi chính tả của từ welcome viết sai thành wellcome, thậm chí có trường hợp là well come, rất phổ biến ở Việt Nam. Trên các tấm biển hiệu sự kiện, hoặc băng rôn đón người từ sân bay. Không biết vô tình hay cố ý mà từ welcome lại bị viết sai. Người viết không nhận ra lỗi cơ bản này, và vẫn để chữ sai hiện to rõ trên băng rôn.

Lỗi sai này của từ welcome nếu người dễ tính sẽ hiểu và vui vẻ cho qua. Ngược lại, với những người đọc khó hơn sẽ bắt lỗi, thậm chí đưa lên mạng xã hội để phê bình. Lí do là vì lâu lâu mới có cơ hội đón khách quý từ nước ngoài qua nước mình. Nếu để lỗi sai cơ bản như thế giống như không tôn trọng khách. Hoặc nếu đại diện quốc gia ra đấu trường quốc tế mà có lỗi sai như vậy cũng không được. Tóm lại, welcome mới là từ gốc trong tiếng Anh và luôn luôn đúng!

2. Các cách dùng của Welcome

Sau khi đã xác định welcome là từ đúng giữa welcome hay wellcome, để không phạm phải lỗi chính tả cơ bản này. Bây giờ chúng ta sẽ khám phá các ngữ nghĩa, cách dùng đa dạng của welcome. Ở các dạng tính từ, danh từ động từ. Xem ở các dạng khác nhau thì welcome có gì thay đổi hay không.

2.1. Từ welcome được dùng như tính từ như thế nào?

Khi ở dạng tính từ, welcome mang ý nghĩa niềm nở tiếp đãi người khác, hay một cách thân thiện là. Nói với người khác hãy tự nhiên/ cứ tự nhiên thoải mái. Giải nghĩa trong tiếng Anh đầy đủ của welcome ở tính từ là: To make someone welcome.

Áp dụng nghĩa của welcome ở tính từ vào câu thực tế, điển hình như sau: Listeners are welcome to ask questions on the lessons. Câu này có nghĩa là mời người nghe hãy tự nhiên, thoải mái đặt câu hỏi về bài học.

Tương tự câu vừa rồi, bạn có thể áp dụng welcome ở tính từ vào giao tiếp hàng ngày. Khi muốn bày tỏ thiện chí với khách của mình, giúp họ cư xử tự nhiên thoải mái hơn. Bạn sẽ có được cảm tình của người đối diện khi dùng từ thân thiện này.

2.2. Khi welcome là danh từ

Đối với danh từ, có thể hiểu welcome là sự chào đón nồng nhiệt. Khi bạn thân thiện với ai đó. Khi kể lại họ sẽ nói là nhận được sự chào đón nồng nhiệt từ bạn. Hoặc khi bạn đến một nơi xa lạ, và người ở nơi đó tiếp đón bạn hòa nhã. Là bạn cũng đang nhận được sự chào đón nồng nhiệt từ họ. Dù là người trao đi hay người được nhận sự chào đón nồng nhiệt, cũng tạo nên mối quan hệ tốt cho cả hai bên. Welcome ở danh từ mang ý nghĩa rất hữu nghị, thiện chí.

Ví dụ cho ý nghĩa của welcome khi là danh từ: Vietnam national under-23 football team was given a warm welcome. Câu này nghĩa là: Đội tuyển quốc gia U23 Việt Nam nhận được sự chào đón nồng nhiệt. Hãy kể lại lần nhận sự chào đón nồng nhiệt của bạn, với welcome - danh từ trong tiếng Anh?

2.3. Có thể dùng welcome như động từ được không?

Đối với động từ, welcome được hiểu là hành động chào mừng, đón nhận một ý kiến/ lời đề nghị nào đó. Trong cuộc giao tiếp giữa hai hoặc nhiều bên, khi muốn tiếp nhận ý kiến của một người một cashc tích cực. Bạn có thể dùng từ welcome, như một cách trân trọng ý kiến của người khác. Khi thấy bạn có thiện chí như vậy. Người khác cũng sẽ tôn trọng, chào mừng lại ý kiến mà bạn đưa ra, chưa xét đến đúng hay sai.

Các mẫu câu trong tiếng Anh mà welcome được dùng với nghĩa ở động từ:

  1. The president of the company was busy welcoming the guests: Chủ tịch công ty đang bận rộn chào đón các vị khách.
  2. I whole-heartedly welcome your suggestion: Tôi nhiệt thành, thật lòng hoan nghênh ý kiến/ lời khuyên/ lời đề nghị của bạn.
  3. Welcome home!: Chào mừng đã về tới nhà!
  4. Welcome to Vietnam!: Chào mừng bạn đến Việt Nam!
  5. Welcome aboard!: Chào mừng đến với hội [mới]!, còn nghĩa đen là Chào mừng lên tàu [cùng chiến tuyến]!. Câu này dùng để tiếp đón thành viên mới gia nhập.

3. Lời kết cho welcome hay wellcome

Qua bài viết, Thiên Tú hi vọng cung cấp đến bạn thông tin hữu ích về cách phân biệt welcome hay wellcome. Phương pháp sử dụng từ welcome ở các dạng tính từ, danh từ, động từ. Từ đó bạn xác định chắc chắn được cách viết đúng nhất của từ welcome để tránh gây hiểu lầm, sai sót đáng tiếc. Ngoài ra bạn có thể mở rộng vốn tiếng Anh của mình qua các cách dùng đa dạng. Khi welcome theo nghĩa của danh từ, động từ hoặc tính từ. Suy cho cùng dù ở dạng nào, welcome vẫn mang ý nghĩa tích cực và thiện chí.

Có thể bạn muốn tham khải thêm về Homeschooling là gì? Có nên cho con học homeschooling không?

Post View: 12893

Hôm nay, Kienthuctienganh xin chia sẻ đến bạn một bài học liên quan đến giao tiếp, là một câu nói tiếng anh được sử dụng rất phổ biến trong đời sống hằng ngày - You are welcome. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

  • Vui vẻ, được tiếp nhận với niềm vui thích, được hoan nghênhEx: Welcome news: tin vui, tin mừng

    The way in his behavior is extremely welcome: Cách cư xử của anh ta rất đáng được hoan nghênh

  • Cứ việc…, cứ tự nhiên…Ex:You are welcome to use my car. Don’t mind. I don’t need it now: Anh cứ tự nhiên dùng xe của tôi. Đừng ngại. Tôi không cần nó bây giờ.

    You are welcome to get any presents you like: Con cứ việc lấy món quà nào mà con thích nhé.

  • Chào đón, hoan nghênhEx: I were welcomed warmly by John’s parents: Tôi được bố mẹ John tiếp đón nồng hậu.

    Welcome you to my country! Hoan nghênh bạn đến với với đất nước chúng tôi

  • Phản ứng với cái gì đó theo một cách cụ thể
    Ex: I welcomed surprisedly the news that John and Mary are getting married next month: Tôi rất lấy làm ngạc nhiên rằng là John và Mary sẽ kết hôn vào tháng sau.

Welcome [n]: sự tiếp đãi tận tình, sự chào đón ân cần, sự hoan nghênh

Ex:
a warm/ hearty/ enthusiastic: sự tiếp đón ấm áp/ nồng hậu/ nhiệt tình

Welcome [thán từ]: [lời chào đón đối với khách/ người mới đến/ sự trở lại của ai đó] hoan nghênh đến với...

Ex: Welcome on board!: hoan nghênh quý khách lên tàu!

Welcome back!: chào mừng bạn trở lại!

Sau khi nhận được lời cảm ơn, nhiều người sẽ đáp lại là: “You’re welcome!”. Câu nói này có nghĩa là gì và được dùng trong những trường hợp nào là thắc mắc của nhiều học viên mới. Đừng lo lắng, bài viết dưới đây của Step Up sẽ cung cấp “tất tần tật” những gì cần biết về câu nói này. Trong đó sẽ bao gồm: Định nghĩa, 4 cách sử dụng, những cách nói thay thế và các ví dụ với “You’re welcome”.

1. Định nghĩa

“You’re welcome” [/jɔ:[r] /’welkəm/] là câu nói trong giao tiếp tiếng Anh, dịch theo nghĩa đen là “Bạn được chào đón”, còn dịch ý tương tự trong tiếng Việt sẽ là “Không có gì!”. Câu nói này thường được sử dụng sau khi bản thân đã làm được việc gì tốt hoặc có lợi cho người khác.

Ví dụ:

  • “Thank you for holding the door for me!” – “You’re welcome!”
    “Cảm ơn bạn vì giữ cửa cho tôi!” – “Không có gì!”
  • I have brought another cup of coffee for you. You’re welcome!
    Tớ đã đem một cốc cà phê khác cho cậu rồi đấy. Không có gì đâu!

Xem thêm: 55 lời cảm ơn bằng tiếng Anh hay và ý nghĩa

2. Cách sử dụng cấu trúc You’re welcome trong tiếng Anh

Bạn có biết là ngoài cách ứng dụng là đáp lại lời cảm ơn, “You’re welcome” còn có thể dùng trong 3 trường hợp khác nữa?

2.1. Đáp lại câu cảm ơn

Ứng dụng đầu tiên của câu nói đó chính là đáp lại lời cảm ơn của người khác. Đây là cách sử dụng phổ biến cũng như đơn giản nhất. Cách nói này có thể dùng với bất cứ đối tượng nào.

Ví dụ:

  • “Thanks for this present!” – “You’re welcome.”
    “Cảm ơn vì món quà này nhé! – “Không có gì.”
  • “Thanks a lot for lending me your phone!” – “You’re welcome!”
    “Cảm ơn nhiều vì cho tôi mượn điện thoại của bạn!” – “Không có gì đâu!”

Xem thêm: 50+ lời cảm ơn về món quà bằng tiếng Anh hay nhất

2.2. Nhắc ai đó rằng họ quên cảm ơn

Đây là một trường hợp “nhắc khéo” một cách bông đùa với người thân thiết rằng họ quên nói lời cảm ơn. Cách nói này được dùng khi bạn đã làm điều tốt cho ai đó mà không thấy họ nói cảm ơn, do đó bạn tự nói “You’re welcome” để nhắc nhở. Ở cách này, người nói sẽ lên giọng đặc biệt ở từ “welcome”.

Tuy nhiên chỉ với những người thực sự thân thiết và thoải mái thì ta mới nên dùng cách này. Nếu là một mối quan hệ nghiêm túc hoặc xa lạ hơn thì nói như vậy có thể trở thành hơi “lố” đó!

Ví dụ:

  • Can I borrow your notebook? I fell asleep so I couldn’t take any notes.
    Tớ có thể mượn vở cậu được không? Tớ ngủ quên nên không thể chép bài tí nào.
    Sure. Here you go.
    Được chứ. Đây nhé.
    [receives the notebook]
    [nhận quyển vở]
    You’re welcome!
    Không có gì đâu!
    Right, thank you so much!

    Phải rồi, cảm ơn cậu rất nhiều.
  • You dropped your paper. Here you go.
    Cậu làm rơi tờ giấy này. Đây nha.
    Oh, it is mine!
    Ồ, đúng là của tớ!
    …You’re welcome!

    …Không có gì đâu!

Xem thêm: 50+ câu xin lỗi bằng tiếng Anh chân thành và hiệu quả

2.3. Mời ai làm điều gì đó

Ở cách dùng thứ 3 khi mời ai làm gì thì nghĩa của câu sẽ là “Bạn được chào đón…” hay “Bạn có thể thoải mái…”. Đây là cách mời lịch sự, thoải mái và không mang tính chèn ép đối phương.

You’re welcome to + V [Bạn có thể thoải mái làm gì đó]

Ví dụ:

  • You’re welcome to come to my house anytime, just give me a call.
    Cậu được chào đón tới nhà tớ bất cứ khi nào, chỉ cần gọi cho tớ thôi.
  • You’re welcome to ask me for advice.
    Bạn có thể thoải mái hỏi xin tôi lời khuyên.

Xem thêm: Cấu trúc Invite trong tiếng Anh chi tiết và dễ hiểu nhất

2.4. Khoe khoang về điều gì đó

Cuối cùng, nhiều người còn sử dụng câu này khi muốn khoe khoang hay giả vờ cái gì là của mình với bạn bè người thân. Lưu ý là cũng không nên lạm dụng cách nói này nha! Ở đây, nếu dịch sang tiếng Việt thì nghĩa tương tự là “Cứ tự nhiên”.

Ví dụ:

  • My dad bought me this new car. You’re welcome!
    Bố tớ đã mua cho tớ chiếc ô tô mới này. Cứ tự nhiên!
  • This is my bedroom. My family redecorated it with $100.000. You’re welcome!
    Đây là phòng ngủ của tớ. Gia đình tớ tân trang nó với 100.000 đô. Cứ tự nhiên!

Xem thêm: Lời hỏi thăm tiếng Anh hay và phổ biến bạn cần biết

2.5. Một số cách diễn đạt khác của “You’re welcome”

Ngoài câu nói này thì cũng có các cách khác để thay thế như:

  • Don’t mention it: Không cần phải nhắc đến đâu
  • Anytime: Bất cứ lúc nào
  • My pleasure: Niềm vinh dự của tôi
  • It’s my pleasure: Đó là niềm vinh dự của tôi

Xem thêm: Lời dẫn chương trình bằng tiếng Anh đủ chủ đề

3. Những cách nói thay thế You’re welcome hay sử dụng

Dưới đây là tổng hợp đầy đủ các cách nói thay thế hay:

I’m happy to help/Happy to help

Câu này dịch sang tiếng Việt có nghĩa là “Tôi rất vui lòng khi được giúp đỡ”. Đây là cách nói thể hiện sự lịch sự và sẵn lòng giúp đỡ người khác.

Don’t mention it

“Don’t mention it” có nghĩa đen là “Không cần phải nhắc đến đâu”. Nghe có vẻ hơi “thô”, nhưng thực ra đây là cách nói phổ biến để khiến người được giúp đỡ không phải thấy áy náy. Thường câu nói này sẽ sử dụng với người đồng trang lứa.

No worries/No problem/No stress

Cách đáp lại thứ 3 này có nghĩa là “Không phải lo đâu” hay “Không có vấn đề gì đâu”. Nói cách này cũng thể hiện sự niềm nở, vui lòng khi có thể giúp đỡ đối phương. Lưu ý là chúng ta thường dùng cách này với người ngang hoặc thấp tuổi hơn nhé.

Sure/Sure thing

Đây là cách đáp lại lời cảm ơn “nhanh gọn lẹ”, có nghĩa là “Tất nhiên rồi”. Cách trả lời này cũng áp dụng với người đồng trang lứa/thấp tuổi hơn.

Xem thêm: Tổng hợp các lời khuyên trong tiếng Anh theo cấp độ

4. Tổng hợp các ví dụ với You’re welcome 

“You’re welcome” cũng như các câu nói tương tự dùng trong đời sống ra sao? Dưới đây là một số ví dụ để giúp bạn hiểu hơn về cách áp dụng.

Ví dụ 1:

Jane: Can you turn off the fan for me, please? I feel a bit cold.

Billy: Sure.

Jane: Thanks a lot!

Billy: No problem!

Jane: Cậu làm ơn có thể tắt quạt giùm tớ được không? Tớ cảm thấy hơi lạnh một tí.

Billy: Được thôi.

Jane: Cảm ơn nhiều!

Billy: Không vấn đề gì đâu!

Xem thêm: 60+ lời chúc sức khỏe bằng tiếng Anh hay nhất mọi thời đại

Ví dụ 2:

Loan: Oh no! My scooter is broken! How can I get to work in time?

Tuan: What’s the matter, girl?

Loan: I need to get to work now but something is wrong with my scooter.

Tuan: Let me check … Oh your tires are flat. There’s a place that can fix scooters. It’s 4 blocks from here. Just go straight there.

Loan: Thank you so much! 

Tuan: It’s nothing. That would be 400.000 dong.

Loan: Excuse me?

Tuan: Just kidding! Have a good day!

Loan: Ôi không! Xe máy mình bị hỏng rồi! Làm sao để mình đến chỗ làm kịp giờ đây?

Tuấn: Có chuyện gì thế em?

Loan: Em cần đến chỗ làm bây giờ nhưng xe máy em bị hỏng cái gì đấy ạ.

Tuan: Để anh xem … Ôi lốp của em bị xì rồi. Có một chỗ có thể sửa xe máy đấy. Chỗ ấy cách đây 4 tòa nhà. Em cứ đi thẳng ra kia.

Loan: Em cảm ơn anh rất nhiều!

Tuấn: Không có gì đâu. Của em là 400 nghìn đồng.

Loan: Em xin lỗi?

Tuấn: Anh đùa thôi! Chúc em một ngày tốt lành!

Ví dụ 3:

Lily: Hey! Here’s one cup of macchiato as you requested.

May: Nice!

Lily: Um, you’re welcome?

May: Right! Thanks a bunch!

Lily: Này! Đây là một cốc macchiato mà cậu yêu cầu đây.

May: Tuyệt!

Lily: Ờm, không có gì?

May: Phải rồi! Cảm ơn rất nhiều!

Và đến đây là phần cuối bài học về câu “You’re welcome” trong tiếng Anh cũng như các kiến thức liên quan. Mong rằng bạn có thể dễ dàng vận dụng được ngay sau bài viết này!

Step Up chúc bạn học thật tiến bộ!

Video liên quan

Chủ Đề