Qua bài thơ Tiếng chổi tre em nhận thấy công việc của người lao công như thế nào

"Chị lao công như sắt như đồng / Chị lao công đêm đông quét rác" – tôi vẫn nhớ như in câu thơ của Tố Hữu, hồi học sinh tôi thấy hình ảnh chị lao công ấy anh hùng lao động lắm, đêm đông mọi người đi ngủ thì chị cần mẫn quét rác cho sạch phố phường. Lớn lên mới lại thấy chẳng phải ai "cho" ai, mà quét rác là cái công việc của chị ấy phải làm để kiếm ra miếng cơm đút vào miệng. Không quét rác thì chị ta làm gì khác? Chị được trả công cho cái việc ấy và quét cho sạch, làm ca đêm, là bổn phận và đặc thù công việc của chị ấy. Chẳng có gì phải biết ơn nhau ở đây cả! Cái việc mình phải làm thôi.

"Chị lao công như sắt như đồng /Chị lao công đêm đông quét rác"

Thời học phổ thông ai cũng nhớ bài thơ "Tiếng chổi tre" của Tố Hữu tả hình ảnh đẹp về chị lao công quét rác trong đêm, dù hè hay đông, khi phố xá đã ngủ yên thì chị lao công vẫn "như sắt như đồng" thầm lặng, cần mẫn đưa những nhát chổi tre "xao xác hàng me" quét cho "sạch lề, đẹp lối" phố phường, để "sáng mai ra" hoa rực nở, hương thơm mát.

Những đêm hè,Khi ve veĐã ngủ!Tôi lắng nghe,Trên đườngTrần PhúTiếng chổi tre,Xao xácHàng meTiếng chổi tre,Đêm hè

Quét rác.

Những đêm đôngKhi cơn giôngVừa tắtTôi đứng trôngTrên đườngLặng ngắtChị lao côngNhư sắtNhư đồngChị lao côngĐêm đông

Quét rác

Sáng mai raGánh hàng hoaXuống chợHoa Ngọc HàTrên đườngRực nởHương bay xaThơm mátĐường taNhớ nghe hoaNgười quét

Rác đêm qua.

Tiếng chổi treChị quétNhững đêm hèĐêm đôngGió rétTiếng chổi treSớm tốiĐi vềGiữ sạch lềĐẹp lối

Em nghe.

Tố Hữu, 6-1960

Bài thơ toàn vần "e", dùng những câu ngắn và nhát gừng như nhịp chổi quét, khác với thể thơ lục bát mà Tố Hữu là "thợ". Chẳng có gì phải bàn cãi, bài thơ mô tả vẻ đẹp của con người trong lao động, gợi lên niềm tự hào trong lao động chân chính, niềm tự hào khi làm một việc có ích cho cộng đồng cho đời. Những công nhân quét rác đọc bài thơ này sẽ rất vui, bỏ đi cái mặc cảm tị ti làm công việc mà người ta thường cho là "cấp thấp" – là đi dọn vệ sinh, đi quét rác, tự hào và hăng say hơn với công việc của mình vì nó có ích cho đời. Và người khác, đặc biệt là các em học sinh, sẽ hiểu lao động nào cũng là vinh quang và có cái nhìn trân trọng hơn với công việc của những cô quét rác, và nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, để không xả rác bừa bãi làm bẩn phố phường và làm khổ công các cô quét rác. Dù ở thời nào thì ý nghĩa đó của bài thơ cũng là đáng quý.

Tôi nhớ hồi làm bài tập làm văn về bài thơ này, đoạn kết đứa nào cũng nói một ý là qua bài thơ em hiểu hơn về công việc thầm lặng, vất vả của cô quét rác và mỗi sáng đi học nhìn phố phường sạch sẽ tinh tươm em thầm biết ơn những cô quét rác đã chịu thương chịu khó làm việc đêm hôm gió rét v.v và v.v. Đại loại là phải có ý "biết ơn", "cảm phục" như vậy thì mới có điểm cao.

Đường Trần Phú và việc quét rác
Tố Hữu là nhà thơ cách mạng, là nhà thơ của Đảng và là người quản lý văn hoá văn nghệ. Thơ ông luôn bám sát các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và phản ánh tình thế cách mạng, từ chiến thắng Điện Biên tới cải cách ruộng đất, ba đảm đang bốn sẵn sàng, thơ về Bác, hay ca ngợi cuộc sống mới dưới chế độ XHCN hay phong trào hợp tác xã … Cách mạng là cảm hứng bất tận của thơ Tố Hữu và không thể tách rời thơ Tố Hữu khỏi yếu tố cách mạng này.

Bài thơ "Tiếng chổi tre" cũng vậy. Mở màn là thấy ngay "Tôi lắng nghe / Trên đường Trần Phú". Dù khách quan [Tố Hữu sống hay làm việc ở đường Trần Phú, nơi thường dành cho các cán bộ cao cấp] hay chủ quan [hoặc tự ông lấy cái tên phố ấy] thì dứt khoát đã là phố của Tố Hữu thì phải là một phố "hạng sang cách mạng" như Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, … chứ quyết không phải một con phố cũ như Trần Hưng Đạo, Lò Sũ, Khâm Thiên, Đồng Xuân, hay Hàng Tre, Hàng Gà nào! Điều này tôi quả quyết là không hoàn toàn ngẫu nhiên. Phải là Trần Phú, phải là lãnh tụ cách mạng.

Và chủ đề của bài thơ là ca ngợi vẻ đẹp của người lao động. Với quan điểm "công nông" thì lại có một cái mặc nhiên nữa là đã lao động phải là lao động chân tay, không anh thợ lò, anh thợ rèn, anh thợ xây, nông dân, thì cũng là cô lao công quét rác như Tố Hữu đã chọn ở đây. Không phải là một anh thầy giáo, một anh kỹ sư, hay cô bán hàng, tay buôn đường dài, … Mà dứt khoát phải là người lao động chân tay. Lao động nghĩa là lao động chân tay, gần như tuyệt đối là thế.

Tố Hữu quả là khéo chọn nhân vật và bối cảnh. Anh thợ lò, anh thợ rèn,… thì nhiều người làm rồi, và làm hay rồi. Hoàn cảnh tự nhiên khiến tác giả chọn cô quét rác, là nhân vật mà mình quan sát được "trên đường Trần Phú". Tác giả rất khéo chọn hoàn cảnh đắt giá, làm nổi bật lên hình ảnh âm thanh và cái cảnh âm thầm, đơn chiếc, lặng lẽ, cần mẫn và hiên ngang của người lao động. Đêm hè ve đã ngủ, hay đêm đông giá rét cắt da cắt thịt, người đã ngủ, đường vắng tênh, thì chị lao công nổi bật lên như một sinh vật sống duy nhất giữa bối cảnh đó. Mà là đang đứng, đang làm việc. Cái chổi của chị lại tạo ra thứ âm thanh dễ gợi cảm trong đêm vắng. Đặt vào sự đối lập đó, tĩnh-động, ngủ-làm việc, nhân vật nổi bật hẳn lên, như ta vẽ một điểm vàng giữa nền đen. Tố Hữu không chọn anh móc cống chẳng hạn, vì có lẽ công việc của anh "khó ngửi" quá, và anh cũng không có âm thanh – hỉnh ảnh đẹp như chị lao công.

Liệu có phải "biết ơn" cô quét rác?
Kết thúc bài thơ, như "thường lệ", luôn là lời dăn dạy theo hơi hướng "cảm phục", "biết ơn" như tôi đã nói ở trên. Hồi học sinh thì đầu óc trẻ nhỏ, độ tuổi, sự chín chắn, trải đời chưa có, lại chưa có ai khai đường mở lối nào khác nên chúng tôi đều không thoát khỏi cái "mô-típ" suy luận đó. Đến giờ xét lại mới có vài điểm nghi hoặc. Xét ra thì quét rác là nghề của chị lao công kia, là công việc chị làm để kiếm miếng cơm như mọi người khác, như anh xích-lô, anh đồ tể giết lợn, hay anh giáo làng hay vị lãnh đạo nào đó. Mỗi người đều phải làm một cái việc gì đó để sống. Việc quét rác nằm trong bộ phận "dịch vụ xã hội" [social services] như các nghề tương tự như lái xe bus, hành chính công, công an, … Hiểu theo nghĩa hiện đại, khách hàng của những nghề này là người dân và việc của họ là cung cấp dịch vụ nào đó cho dân chúng.

Với công việc quét rác thì làm ca đêm là đặc thù nghề nghiệp – chị quét ban ngày thì tung bụi vào người đi đường ai chịu nổi? Và mưa gió nắng nôi gì thì đêm nào cũng phải quét. Mà đã quét thì phải quét cho sạch. Đó là bổn phận nghề nghiệp. Vì thế việc chị lao công "đêm đông quét rác" không có tính chất nào là "anh hùng", "hy sinh vì cộng đồng", mà đó là đặc thù nghề nghiệp, là nội dung công việc của chị ấy. Và chị ấy không làm không công, nhà nước trả lương cho chị làm việc đó. Và nếu không quét rác, thì chị lao công sẽ làm gì??? Bán xôi, đi buôn, hay làm một việc gì nữa, và việc đó dứt khoát phù hợp với năng lực của chị. Không thể thành nữ giáo sư hay diễn viên được – trừ khi chị có những phẩm chất đáp ứng được những công việc đó. Cho nên, lại thấy một điều là quét rác đêm, dù đông hay hè, ngày nào đêm nào cũng thế, chị vẫn đều đặn làm cái việc của mình vì đấy là công việc mà chị phải làm, nhận làm – như mọi người khác – theo sự phân công lao động xã hội một cách tự nhiên, chứ không có cái gì là "sự hy sinh" ở đây cả.

Chúng ta, trẻ con hay người lớn, có nên "biết ơn" chị lao công đó không? "Cảm ơn" thì có, chứ "biết ơn" thì không. Người lao động nào trung thực, làm việc có lương tâm, có trách nhiệm đều đáng ca ngợi, đều đáng cảm ơn vì việc tốt họ làm. Còn thí dụ nếu phải chị lao công lười nhác, quét hời hợt, bẩn vẫn hoàn bẩn thì đáng lên án, thậm chí cho thôi việc. Tại sao tôi nói là không nên "biết ơn"? Lúc đó, với bọn trẻ, thì bố mẹ chúng nó nai lưng đi làm đóng góp cho nhà nước qua công việc của mình rồi, và nhà nước dùng ngân sách để trả lương cho những cô lao công ấy để họ làm cái việc quét dọn phố phường. Chẳng ai cho không ai cái gì ở đây cả! Nếu không được trả lương thì liệu cô lao công kia có còn "như sắt như đồng" đêm đông quét rác nữa hay không? Không và không bao giờ.

Xã hội này đầy những "mô-típ" duy ý chí tương tự và chúng không phản ánh đúng bản chất giá trị của con người, của hiện tượng, của quan hệ người với người. Cứ lao động thì phải là "công nông", phải là lao động chân tay. Cứ người giàu thì là bóc lột, người nghèo thì là bị bóc lột đáng thương. Tôi ghét cái gợi ý "biết ơn" ở cái bài thơ này. Nó hạ thấp vai trò "khách hàng" của người dân. Chị lao công quét sạch phố phường cũng như người thợ làm ra sản phẩm tốt thì đều cảm thấy hạnh phúc, tự hào vì sản phẩm của mình được người đời sử dụng, khen ngợi, tự hào vì mình đã làm một việc có ích cho đời, bên cạnh tính chất cơm áo trong công việc. Chúng ta cảm ơn, khen ngợi chị lao công vì đã quét sạch phố phường, đã làm tốt công việc của mình đầy trách nhiệm, trung thực. Nhưng biết ơn thì không. Chúng tôi đã trả công cho chị làm việc đó, và để trả cái công ấy, chúng tôi đã phải – như chị – lao động đổ mồ hôi sôi nước mắt ra.

Không hiểu sao càng ngày tôi càng ghét cái bài thơ này của Tố Hữu. Nó chỉ đáng cho vào tập thơ "bảo vệ môi trường" chứ không đáng cho vào sách giáo khoa để ai cũng phải đọc và hiểu theo một cách "định hướng" như thế. Ngoài ra về mặt ngôn từ, thi pháp thì bài này quả là xoàng xĩnh.

18/7/2013
Trịnh Hiệp

Nhà thơ Tố Hữu. Ảnh internet

Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành [1920 – 2002], sinh tại tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, quê gốc ở làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Ông sinh ra trong gia đình nho học, mẹ ông thuộc nhiều ca dao, tục ngữ; có lẽ vì vậy mà trong thơ Tố Hữu luôn có dáng dấp của ca dao tục ngữ. Tố Hữu sớm tham gia cách mạng, cũng như sử dụng tài năng nghệ thuật của mình để phục vụ cho cách mạng.

Sự nghiệp thơ ca của ông được nhiều người đánh giá cao. Có người coi ông là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng và kháng chiến, nhà thơ của cách mạng”, “nhà thơ của nhân dân”, “ngọn cờ chiến đấu của thơ ca cách mạng Việt Nam”…

Tố Hữu có nhiều bài thơ nổi tiếng, được nhiều người biết đến, trong đó có bài Tiếng chổi tre:

Những đêm hèKhi ve veĐã ngủTôi lắng ngheTrên đường Trần PhúTiếng chổi treXao xácHàng meTiếng chổi treĐêm hè

Quét rác…

Những đêm đôngKhi cơn giôngVừa tắtTôi đứng trôngTrên đường lặng ngắtChị lao côngNhư sắtNhư đồngChị lao côngĐêm đông

Quét rác…

Sáng mai raGánh hàng hoaXuống chợHoa Ngọc HàTrên đường rực nởHương bay xaThơm ngátĐường taNhớ nghe hoaNgười quét rác

Đêm qua.

Nhớ em ngheTiếng chổi treChị quétNhững đêm hèĐêm đông gió rétTiếng chổi treSớm tốiĐi vềGiữ sạch lềĐẹp lối

Em nghe!

Bài thơ thể hiện sự cảm thương, nể phục của tác giả đối với chị lao công. Câu ngắn nhất của bài là hai từ, câu dài nhất là bốn từ. Bài thơ viết về khoảng thời gian hai mùa, mùa hè và mùa đông. Hai mùa này có thể được coi là hai mùa làm cho người lao công cực nhọc, vất vả hơn trong công việc.

Hình ảnh chị lao công hiện lên trong bài thơ Tiếng chổi tre thật đẹp. Ảnh internet

Mùa hè thì nóng nực. Mà công việc lao công thì phải luôn tay chân, đổ mồ hôi, do đó càng khó chịu hơn. Nếu như không yêu nghề, thì rất dễ bỏ nghề. Đêm hè, khi ve đã ngủ, chị lao công vẫn còn thức làm việc. Đêm hè, mọi sự đã im bặt, nhưng tiếng chổi tre vẫn còn xao xác.

Mùa đông thì lạnh buốt, lạnh thấu xương da, ai cũng muốn ngồi bên bếp lửa hơ tay, hay được trùm chăn kín đầu, ở trong căn nhà ấm áp mà gió lạnh không lùa vào được; nhưng với chị lao công thì phải làm việc ngoài đường, đó là chưa nói những ngày mưa dông, sấm chớp. Chị phải như sắt như đồng mà bài thơ miêu tả thì mới chịu được giá lạnh trong đêm đông.

Lao công, một công việc vất vả, khó nhọc. Người lao công ở phố, hàng ngày, hàng đêm phải có mặt trên những con đường xe cộ qua lại, khói bụi độc hại, vì vậy, chỉ có yêu nghề, chỉ có luôn ở trong tâm trạng muốn giữ sạch sẽ cho lề đường, hè phố, và lấy đó làm niềm vui, thì mới làm được công việc cực nhọc này.

Xã hội càng hiện đại, thì dường như công việc của người lao công càng vất vả hơn. Họ đối mặt với nhiều hiểm nguy, trong đó có vấn đề tai nạn giao thông. Và nhất là hàng ngày phải tiếp xúc với những túi rác, nhất là những túi rác bẩn, độc hại. Họ phải trực tiếp chạm vào, phải xử lý chúng đưa đến nơi chứa rác.

Bài thơ Tiếng chổi tre như là một bức hoạ bằng thơ vẽ lại hình ảnh và công việc của chị lao công, cũng như là những lời ngợi ca về nghề lao công. Và đến nay, có lẽ bài Tiếng chổi tre là bài thơ hay nhất khi viết về người lao công.

Với bài Tiếng chổi tre, Tố Hữu đã cho thấy tài nhiều giọng điệu, nhiều cách viết của mình. Ông để lại cho đời nhiều bài thơ giá trị, có những bài thơ như là niềm khích lệ tinh thần một thời cho nhân dân cả nước trong công cuộc chống giặc ngoại xâm. Tố Hữu được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.

Page 2

Hôm nay, 13/08/2022

°C -°C

°C -°C

°C -°C

Page 3

Hôm nay, 13/08/2022

°C -°C

°C -°C

°C -°C

Video liên quan

Chủ Đề