Pháo nòng 155 mm chứa bao nhiêu kg thuốc nổ năm 2024

Mới đây, mạng xã hội Nga lan truyền những bức ảnh cho thấy, các lực lượng vũ trang Ukraine đang sử dụng đạn pháo chùm Bonus chống tăng thiết giáp điều khiển tự động 155mm mang 2 đầu đạn con EFP tấn công cấp cao, trang bị 3 cảm biến hồng ngoại đa tần số và LiDAR (chụp ảnh laser, phát hiện và xác định khoảng cách) để tìm mục tiêu. Đạn pháo Bonus được tìm thấy trên vùng chiến sự Donetsk.

Pháo nòng 155 mm chứa bao nhiêu kg thuốc nổ năm 2024
Đạn pháo chùm Bonus 155 mm được tìm thấy ở Donetsk

Được biết, đạn chùm (cassette) Bonus do Công ty Bofors của Thụy Điển và Nexter của Pháp cùng phát triển, nhằm thực hiện các cuộc tấn công phá hủy tăng thiết giáp và các phương tiện cơ giới của đối phương. Quá trình phát triển bắt đầu vào năm 1985 và được sản xuất hàng loạt vào đầu những năm 1990.

Tuy nhiên, sau này, do sức sát thương khủng khiếp, loại đạn này đã bị cấm sử dụng theo Công ước về bom, đạn chùm. Việc đạn pháo Bonus xuất hiện ở Ukraine đã làm dấy lên nghi vấn về việc các nước NATO bất chấp vi phạm công ước về bom, đạn chùm để chuyển giao loại đạn này cho lực lượng vũ trang Ukraine.

Công ước về bom, đạn chùm có hiệu lực vào năm 2010 đã cấm sử dụng loại vũ khí này vì những mối nguy mà chúng gây ra cho dân thường. Các thống kê cho hay, ít nhất 20% số bom đạn chùm không lập tức phát nổ sau khi va chạm. Nhưng chúng có thể phát nổ sau đó nếu có ai đó nhặt lên. Hơn 100 quốc gia đã ký công ước, nhưng Mỹ, Nga và Ukraine thì không.

Pháo nòng 155 mm chứa bao nhiêu kg thuốc nổ năm 2024
Các loại đạn pháo chùm 155mm hiện nay

Khác đạn súng, đạn pháo chứa thuốc nổ hoặc những vật nhồi khác, đạn pháo được bắn thẳng vào những mục tiêu không bị che khuất, đạn pháo có thể được chia thành khoảng chục loại. Loại phổ biến nhất là loại nổ mạnh (tiếng Anh là high explosive, viết tắt là HE), thường gồm vỏ thép, chất nổ và ngòi đạn. Ngòi đạn làm nổ đạn, tạo ra các mảnh văng. Tùy loại ngòi mà đạn nổ trên mặt đất, trên không, hoặc sau khi xuyên xuống đất.

Để tiêu diệt các mục tiêu hạng nặng được bảo vệ kỹ bằng giáp kim loại như xe tăng, tàu chiến, người ta dùng đạn xuyên giáp (AP). Đạn nổ mạnh chống tăng (HEAT) tận dụng hiệu ứng Munroe (hiệu ứng xuyên lõm) để xuyên thủng xe bọc thép có ít lớp vỏ bảo vệ.

Đạn pháo Bonus 155mm có khả năng tấn công mục tiêu ở khoảng cách lên đến 35km và tạo ra sức sát thương khủng khiếp. Quả đạn này là “đạn mẹ” nặng 47kg chứa hai 2 đạn con EFP tự điều khiển, với cảm biến phát hiện mục tiêu và kích nổ đầu đạn, áp dụng chế độ “bắn và quên.”

Khi đạn pháo Bonus bay đến khu vực mục tiêu, đạn thứ cấp chống tăng thiết giáp sẽ được giải phóng khỏi đạn mẹ và mở ra hai cánh cản nhỏ. Khi lao xuống, đạn thứ cấp quay và quét khu vực bên dưới bằng các cảm biến hồng ngoại đa tần số và LiDAR so sánh các phương tiện được phát hiện với cơ sở dữ liệu mục tiêu được lập trình.

Pháo nòng 155 mm chứa bao nhiêu kg thuốc nổ năm 2024
Mỹ và châu Âu đã cung cấp cho Ukraine hàng trăm lựu pháo 155mm

Với công nghệ dẫn đường tiên tiến như trên, sau khi tạo ra hiệu ứng nổ, hầu như các mục tiêu của loại đạn này đều không còn “nguyên vẹn”. Nhiều thông tin cho rằng, Mỹ và các đồng minh châu Âu đã cung cấp cho Ukraine hàng trăm lựu pháo 155mm tiêu chuẩn NATO sau khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga. Quân đội Ukraine có thể sử dụng đạn Bonus và SMArt (đạn chùm SMArt 155mm do Đức sản xuất, có tính năng chiến thuật tương tự trên tất cả các lựu pháo 155mm của Mỹ và NATO.

Hiện nay, các phương tiện cơ giới của Nga chiến đấu tại Ukraine đa số đều chưa trang bị được khả năng đối phó với đạn Bonus, đây cũng là một nguyên nhân mà Nga buộc phải sử dụng UAV nhiều hơn trong các cuộc tấn công thời gian gần đây, nhằm giảm thiểu thương vong về con người và trang bị trước loại đạn này.

Một thông tin đáng chú ý là, Mỹ đang phát triển loại đạn pháo mới có tầm bắn xa hơn 76% so với đạn truyền thống và có thể bám đuổi mục tiêu đang di chuyển, mang tên Ramjet 155. Loại đạn này không có chất ôxy hóa nên chỗ bình thường để chứa chất ôxy hóa được dành để nạp thêm nhiên liệu nên đạn pháo mới bay xa hơn, tầm bắn lên đến khoảng 71km.

Một số nhà phân tích vũ khí cho rằng, chiến trường Nga - Ukraine sẽ là “bãi thử nghiệm” lý tưởng của Mỹ để đánh giá khả năng thực chiến của loại đạn này sau khi đưa vào sử dụng. Nếu Ramjet 155 được chuyển giao cho Ukraine để đối phó với Nga, có thể sẽ trở thành “công cụ thay đổi cuộc chơi”, tuy nhiên, loại đạn này đặt ra nhiều vấn đề về tính pháp lý, do đó, vẫn chưa thể đánh giá chính xác được việc liệu Mỹ có chuyển giao loại đạn này cho Ukraine để thử nghiệm hay không.

Dân 155mm nặng bao nhiêu kg?

Đạn 155 mm bao gồm bốn phần: kíp nổ, thân đạn, thuốc phóng và mồi. Mỗi quả đạn có chiều dài khoảng 60 cm, trọng lượng 45 kg và có đường kính 155 mm.

Có nóng bao nhiêu thì gọi là pháo?

Theo cỡ nòng có: Pháo cỡ nhỏ (20 - 75mm), pháo cỡ trung (76 - 155mm), pháo cỡ lớn (trên 155mm) Theo khả năng cơ động có: Pháo cố định, pháo xe kéo, pháo tự hành, pháo tự di chuyển, pháo mang vác... Theo kết cấu có: Pháo nòng dài, pháo lựu, pháo không giật, cối...

Pháo có nghĩa là gì?

Pháo là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhành, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ. Pháo bao gồm: Pháo nổ, pháo hoa.

Pháo có từ bao giờ?

Vào thế kỷ thứ IX, người Trung Quốc bắt đầu chế tạo ra loại thuôc súng đầu tiên gọi là huo-yao (hoả khí). Ban đầu nó được sử dụng để chữa nhiễm trùng da với các thành phần chính bao gồm Natri Nitrat, than chì Sulfur nhưng sau đó, quân đội đã phá hiện ra khả năng dùng huo-yao để tạo ra bom, mìn và pháo hoa.