Phát biểu định luật về công viết công thức tính công

Tính chiều dài dây dẫn [Vật lý - Lớp 9]

1 trả lời

Thí nghiệm chứng tỏ rằng [Vật lý - Lớp 11]

1 trả lời

Công thức tính số điện môi [Vật lý - Lớp 11]

1 trả lời

ĐỊNH LUẬT VỀ CÔNG

I - ĐỊNH LUẬT VỀ CÔNG

Không một máy cơ đơn giản nào cho lợi về công, được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.

II - CÁC LOẠI MÁY CƠ ĐƠN GIẢN THƯỜNG GẶP

- Ròng rọc cố định: Chỉ có tác dụng đổi hướng của lực, không có tác dụng thay đổi độ lớn của lực.

- Ròng rọc động: Khi dùng một ròng rọc động cho ta lợi 2 lần về lực thì thiệt 2 lần về đường đi.

- Mặt phẳng nghiêng: Lợi về lực, thiệt về đường đi.

- Đòn bẩy: Lợi về lực, thiệt về đường đi hoặc ngược lại.

III - HIỆU SUẤT CỦA MÁY CƠ ĐƠN GIẢN

Trong thực tế, ở các máy cơ đơn giản bao giờ cũng có ma sát. Vì vậy, công mà ta phải tốn \[\left[ {{A_2}} \right]\] để nâng vật lên bao giờ cũng lớn hơn công \[\left[ {{A_1}} \right]\] dùng để nâng vật khi không có ma sát, đó là vì phải tốn một phần công để thắng ma sát.

Công \[{A_2}\] là công toàn phần, công \[{A_1}\] là công có ích.

Hiệu suất của máy: \[H = \dfrac{{{A_1}}}{{{A_2}}}.100\%  = \dfrac{{{A_{ich}}}}{{{A_{tp}}}}.100\% \]

Vì \[{A_2}\] luôn lớn hơn \[{A_1}\] nên hiệu suất luôn nhỏ hơn \[100\% \]

Sơ đồ tư duy về định luật về công

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

1.phát biểu định luật về công . Viết biểu thức tính công trong trường hợp vật di chuyển theo hướng của lực tác dụng

2. phát biểu và viết biểu thức tính công suất

Các câu hỏi tương tự

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Hãy phát biểu định luật về công? Viết công thức tính công của lực?
Giúp em với mai em kt rồi ạ >-

h = s/2 =8/2 = 4m

Công nâng vật lên là A = F.s = P.h = 500.4 = 2000 J

⇒ Đáp án D

Bài 7: Người ta dùng một mặt phẳng nghiêng để kéo một vật có khối lượng 50 kg lên cao 2 m. Nếu không có ma sát thì lực kéo là 125 N. Thực tế có ma sát và lực kế là 175 N. Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng dùng trên là bao nhiêu?

A. 81,33 %

B. 83,33 %

C. 71,43 %

D. 77,33%

Xem đáp án

Đáp án C

Trọng lực của vật: P = 10.m = 10. 50 = 500 N

Để nâng vật lên cao h = 2 m ta phải thực hiện một công A = P.h = 500.2 = 1000 J

Do không có ma sát nên ta thực hiện một lực kéo 125 N. Vậy chiều dài mặt phẳng nghiêng là: s = 1000/125 = 8m

Công thực tế là: Atp = 175.8 = 1400 J

Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng:

H = A/Atp.100% = 1000/1400.100% = 71,43%

Bài 8: Một người đi xe đạp đi đều từ chân dốc lên đỉnh dốc cao 5 m. Dốc dài 40 m, biết lực ma sát cản trở xe chuyển động trên mặt đường là 20 N và cả người cùng xe có khối lượng 37,5 kg. Công tổng cộng do người đó sinh ra là bao nhiêu?

A. 3800 J

B. 4200 J

C. 4000 J

D. 2675 J

Xem đáp án

Đáp án D

Trọng lượng của vật: P = 10.m = 10.37,5 = 375 N

Công có ích để nâng vật: A = P.h = 375.5 = 1875 J

Công của lực ma sát: Ams = Fms.s = 20.40 = 800 J

Công người đó sinh ra là: Atp = A + Ams = 1875 + 800 = 2675 J

⇒ Đáp án D

Câu 9: Một người thợ xây nhận thấy khi đứng trên gác kéo trực tiếp một xô vữa lên thì khó hơn khi đứng dưới đất dùng ròng rọc cố định đưa xô vữa lên. Trong trường hợp này, tác dụng của ròng rọc cố định là

A. giúp ta lợi về lực.

B. giúp ta đổi hướng của lực tác dụng.

C. giúp ta lợi về quãng đường đi.

D. giúp ta lợi về công.

Xem đáp án

Đáp án B

Một người thợ xây nhận thấy khi đứng trên gác kéo trực tiếp một xô vữa lên thì khó hơn khi đứng dưới đất dùng ròng rọc cố định đưa xô vữa lên. Trong trường hợp này, tác dụng của ròng rọc cố định là giúp ta đổi hướng của lực tác dụng.

Bài 10: Để kéo một thùng hàng lên xe tải có độ cao xác định, người ta sử dụng một mặt phẳng nghiêng. Nếu sử dụng mặt phẳng nghiêng có chiều dài 8 m sẽ lợi gì hơn so với dùng mặt phẳng nghiêng có chiều dài 4 m?

A. Độ dài quãng đường kéo giảm được hai lần.

B. Lực kéo thùng hàng giảm được bốn lần.

C. Công cần thực hiện khi kéo giảm được hai lần.

D. Lực kéo thùng hàng giảm được hai lần.

Xem đáp án

Đáp án D

Bài 11: Một người thợ xây dùng một ròng rọc động để đưa một xô vữa có trọng lượng 150 N lên độ cao 3 m. Biết đoạn dây anh ta đã kéo là 6 m, bỏ qua ma sát. Lực anh ta đã dùng để kéo xô vữa khi đó là

A. 300 N.

B. 150 N.

C. 900 N.

D. 75 N.

Xem đáp án

Đáp án D

Vì công nâng xô vữa luôn không đổi nên ta có:

A = P.h = F.s

⇒ F= [P.h]/s = 150.36 = 75 [N]

Bài 12: Để đưa vật có trọng lượng P = 500N lên cao bằng ròng rọc động phải kéo dây đi một đoạn 8m. Lực kéo, độ cao đưa vật lên và công nâng vật lên là bao nhiêu?

A. F = 210N; h = 8m; A = 1680J

B. F = 420N; h = 4m; A = 2000J

C. F = 210N; h = 4m; A = 16800J

D. F = 250N; h = 4m; A = 2000J

Xem đáp án

Đáp án D

Ta có:

+ Khi dùng một ròng rọc động cho ta lợi 2 lần về lực thì thiệt 2 lần về đường đi

Ta suy ra:

Lực kéo của vật : F = P/2 = 500/2 = 250 N

Gọi h là độ cao nâng vật lên, s = 8 m, ta có: s = 2h → h = s/2= 8/2= 4 m

+ Công nâng vật lên là: A = Fs = Ph=500.4 = 2000J

Bài 13: Có mấy loại máy cơ đơn giản thường gặp?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Xem đáp án

Đáp án D

Các loại máy cơ đơn giản thường gặp là:

Ròng rọc cố định: chỉ có tác dụng đổi hướng của lực, không có tác dụng thay đổi độ lớn của lực.

Ròng rọc động: Khi dùng một ròng rọc động cho ta lợi 2 lần về lực thì thiệt 2 lần về đường đi.

Mặt phẳng nghiêng: Lợi về lực, thiệt về đường đi.

Đòn bẩy: Lợi về lực, thiệt về đường đi hoặc ngược lại.

Bài 14: Phát biểu nào dưới đây về máy cơ đơn giản là đúng?

A. Các máy cơ đơn giản luôn bị thiệt về đường đi.

B. Các máy cơ đơn giản cho lợi cả về lực và đường đi.

C. Các máy cơ đơn giản không cho lợi về công.

D. Các máy cơ đơn giản chỉ cho lợi về lực.

Xem đáp án

Đáp án C

C. Các máy cơ đơn giản không cho lợi về công.

Bài 15: Để đưa vật có trọng lượng P = 650N lên cao bằng ròng rọc động phải kéo dây đi một đoạn 10m. Lực kéo, độ cao đưa vật lên và công nâng vật lên là bao nhiêu?

A. F = 650N; h = 10m; A = 6500J

B. F = 650N; h = 5m; A = 3250J

C. F = 325N; h = 10m; A = 3250J

D. F = 325N; h = 5m; A = 1625J

Xem đáp án

Đáp án D

Khi dùng một ròng rọc động cho ta lợi 2 lần về lực thì thiệt 2 lần về đường đi

Ta suy ra:

Lực kéo của vật : F = P/2=650/2 = 325

- Gọi h là độ cao nâng vật lên, s = 10m, ta có: s = 2h→ h = s/2=10/2 = 5m

+ Công nâng vật lên là: A = Fs = Ph = 325.5 = 1625 N

Bài 16: Nhận xét nào sau đây là sai?

A. Dùng ròng rọc động giúp ta thay đổi hướng của lực.

B. Khi dùng máy cơ đơn giản, được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi, không được lợi về công.

C. Khi dùng mặt phẳng nghiêng nhẵn, nếu chiều dài mặt phẳng nghiêng bằng hai lần độ cao cần đưa vật lên thì lực kéo vật trên mặt phẳng nghiêng bằng 1/2 lần lực kéo trực tiếp vật lên.

D. Dùng đòn bẩy nếu điểm tựa càng xa nơi tác dụng lực thì độ lớn lực tác dụng càng nhỏ.

Xem đáp án

Đáp án A

Ta có:

- Ròng rọc cố định: Chỉ có tác dụng đổi hướng của lực, không có tác dụng thay đổi độ lớn của lực.

- Ròng rọc động: Khi dùng một ròng rọc động cho ta lợi 2 lần về lực thì thiệt 2 lần về đường đi.

- Mặt phẳng nghiêng: Lợi về lực, thiệt về đường đi.

- Đòn bẩy: Lợi về lực, thiệt về đường đi hoặc ngược lại.

=> A – sai vì: Ròng rọc cố định không cho ta lợi về công

Bài 17: Người ta dùng một mặt phẳng nghiêng để kéo một vật có khối lượng 50kg lên cao 2m. Nếu không có ma sát thì lực kéo là 125N. Thực tế có ma sát và lực kế là 175N. Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng dùng ở trên là bao nhiêu?

A. H = 81,33%

B. H = 83,33%

C. H = 71,43%

D. H = 77,33%

Xem đáp án

Đáp án C

Bài 18: Để bẩy hòn đá có khối lượng 50 kg từ một hố sâu 0,4 m lên mặt đất, người công nhân phải tác dụng lên đòn bẩy một lực 200 N theo phương thẳng đứng. Tay người đó di chuyển một khoảng là

A. 1 m.

B. 0,16 m.

C. 0,4 m.

D. 0,8 m.

Xem đáp án

Đáp án A

II. Câu hỏi tự luận có đáp án chi tiết

Bài 1: Dùng một ròng rọc động và một ròng rọc cố định để nâng một vật lên cao 20 m người ta phải kéo đầu dây một lực F = 450 N. Tính:

a] Công phải thực hiện để nâng vật.

b] Khối lượng của vật. Biết độ lớn của lực cản 30 N.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

a] Công phải thực hiện để nâng vật:

Atoàn phần = F.s = F.2.h = 450.2.20 = 18000 J

b] Công để thắng lực cản:

Ahao phí = Fcản.s = Fcản.2.h = 20.2.20 = 800 J

Công có ích để nâng vật:

Aci = Atoàn phần – Ahao phí = 18000 – 800 = 10000 J

Vậy khối lượng của vật:

Aci = 10.m.h

=> m Aci/10.h = 10000/10.20 = 50 kg

Bài 2: Kéo một vật nặng 100 kg lên cao 25 m bằng Pa lăng gồm 2 ròng rọc động và 2 ròng rọc cố định. Hiệu suất của Pa lăng là 80%. Tính:

a] Công cần thực hiện để nâng vật.

b] Lực kéo vào đầu dây.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

a] Công có ích để nâng vật:

Aci = P.h = 100.10.25 = 25 000 J

Công toàn phần cần phải thực hiện để nâng vật:

Atp = Aci/H = 25000/0,8 = 31250 J

b] Lực cần kéo dây để đưa vật lên cao 25 m là:

Atp = F.s = F.4h

.........................................

Với chuyên đề: Định luật về công trên đây chúng ta có thể hiểu rõ về khái niệm, công thức tính định luật công

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết Vật lý 8: Định luật về công. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Vật lý 8,Giải bài tập Vật Lí 8, Tài liệu học tập lớp 8 mà VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc.

----------------------------------

Như vậy VnDoc đã chia sẻ tới các em bài Định luật về công. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em nắm chắc kiến thức, vận dụng tốt giải bài tập tính công. Chúc các em học tốt, nếu thấy tài liệu hữu ích, hãy chia sẻ cho các bạn cùng tham khảo nhé

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Video liên quan

Chủ Đề