Phẫu thuật dính thắng lưỡi ở đâu

30/10/2018

Dính phanh lưỡi [còn gọi là dính lưỡi] là dị tật bẩm sinh nhẹ, trong đó phanh lưỡi [lớp màng mỏng nằm dưới lưỡi] bị ngắn, dầy và căng, khiến chuyển động của lưỡi bị hạn chế.

 

Hình ảnh: Dính phanh lưỡi ở trẻ nhỏ

Dính phanh lưỡi là một bất thường về cấu trúc giải phẫu bẩm sinh. Nguyên nhân cho đến nay vẫn chưa được làm rõ. Bất kì ai cũng có thể bị dính phanh lưỡi khi sinh ra.

1. Triêu chứng của dính phanh lưỡi

  • Khó bú ở trẻ sơ sinh
  • Khó nuốt ở trẻ ăn dặm
  • Chậm nói
  • Khó phát âm
  • Nói ngọng: chủ yếu trẻ phát âm sai các phụ âm: r, s, z.

2. Chẩn đoán và điều trị

Khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu trên, gia đình nên đưa trẻ đi khám sớm để được chẩn đoán và chọn lựa phương pháp điều trị nội khoa hay phẫu thuật.

Theo Kotlow dính lưỡi được chia làm 4 độ: độ 1, độ 2, độ 3 và độ 4.

Các chỉ định phẫu thuật cho tật dính phanh lưỡi:

  • Dính lưỡi độ 3 và độ 4.
  • Dính lưỡi độ 1 và độ 2 có thêm các biểu hiện lâm sàng và rối loạn chức năng lưỡi sau: khó bú, khó phát âm, khó nuốt, không có khả năng cong lưỡi lên môi trên hoặc môi dưới. Lưỡi không có khả năng cong chạm vòm miệng khi há miệng thè lưỡi ra ngoài đầu lưỡi bị chẻ hình chữ V.

Hiện nay tại Khoa Răng hàm mặt Bệnh viện Nhi Trung Ương, trẻ bị dính lưỡi độ 3 và độ 4 có thể được điều trị bằng phương pháp mổ laser không gây chảy máu, không đau sau mổ.

3. Cách chăm sóc trẻ sau phẫu thuật dính lưỡi

  • Thông thường, sau phẫu thuật, tại chỗ cắt dính lưỡi thường có vết màu trắng, đó là diễn biến bình thường sau mổ bằng laser, các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng, các hiện tượng này sẽ hết và vết tổn thương sẽ lành sau một vài tuần.
  • Cần theo dõi chăm sóc trẻ, không cho trẻ ngậm hoặc cắn các vật cứng để tránh chảy máu, không cho trẻ sờ vào vùng phẫu thuật để tránh nhiễm trùng. Cho trẻ uống thuốc theo đơn của bác sĩ.

Chế độ dinh dưỡng;

+ Sau phẫu thuật trẻ có thể uống sữa hoặc ăn thức ăn lỏng, mềm và nguội.

Vệ sinh miệng sau ăn và tập vận động lưỡi

+ Cho trẻ uống nhiều nước để làm sạch miệng

+ Trẻ lớn: Hướng dẫn trẻ vận động lưỡi ngay sau mổ, uốn lưỡi lên trên, thò lưỡi ra ngoài.

+ Trẻ nhỏ: Vệ sinh dưới lưỡi, nâng lưỡi lên trên

Sau khi vết thương lành nên hướng dẫn trẻ thực hiện vận động lưỡi, giúp lưỡi di động tốt.

Khoa Răng – Hàm – Mặt

Dính thắng lưỡi ở trẻ là một dị tật bẩm sinh dạng nhẹ. Tình trạng này xảy ra khi lớp màng mỏng nối lưỡi với sàn miệng bị ngắn, dày khiến chuyển động của lưỡi bị hạn chế làm cho con gặp khó khăn trong việc bú, nuốt…

Trong bài viết này, Hello Bacsi mời bạn cùng tìm hiểu về nguyên nhân dính thắng lưỡi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, biểu hiện dính thắng lưỡi, những ảnh hưởng cùng phương pháp điều trị và cách chăm sóc trẻ sau cắt thắng lưỡi.

Dị tật dính thắng lưỡi là gì?

Bạn đang thắc mắc dính thắng lưỡi là gì? Dính thắng lưỡi ở trẻ em là một trong những dị tật bẩm sinh xảy ra khi phần nối từ đầu lưỡi xuống sàn miệng bị ngắn, dày làm hạn chế những cử động bình thường của đầu lưỡi. Do đó, trẻ mắc dị tật này có thể gặp khó khăn khi bú mẹ, ăn, uống, nuốt… Một vài trường hợp trẻ bị dính thắng lưỡi có thể không gặp bất kỳ trở ngại nào. Trong khi đó, nhiều bé bị dính thắng lưỡi cần trải qua một cuộc phẫu thuật nhỏ để khắc phục tình trạng này.

Theo ghi nhận, tỷ lệ bé trai gặp phải dị tật này cao hơn các bé gái và thường liên quan đến yếu tố gia đình.

Dấu hiệu nhận biết dính thắng lưỡi ở trẻ em

Vậy, làm thế nào để biết bé bị dính thắng lưỡi hay cách nhận biết dính thắng lưỡi ở trẻ là gì?

Dưới đây là các dấu hiệu bé bị thắng lưỡi điển hình [trẻ bị thắng lưỡi] mà bạn có thể dễ dàng nhận biết:

  • Bé gặp khó khăn khi bú
  • Thắng lưỡi của bé ngắn bất thường
  • Lưỡi của con không thể di chuyển sang hai bên
  • Không thể nâng lưỡi lên để có thể chạm vào hàm trên
  • Với trẻ nhỏ, khi bé khóc, đầu lưỡi thường có dạng chữ V
  • Lưỡi của bé không thể đưa ra khỏi hàm dưới khoảng 1–2mm.

Nguyên nhân dính thắng lưỡi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hiện vẫn chưa được biết rõ. Một số trường hợp, các chuyên gia sức khỏe cho rằng có liên quan đến một số yếu tố di truyền.

Chẩn đoán

Trẻ mắc dị tật này có thể được chẩn đoán thông qua việc quan sát và đo chiều dài dây thắng lưỡi. Căn cứ khoảng cách đo được từ sàn miệng đến mặt dưới của lưỡi, các bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng này của bé theo các cấp độ sau:

  • Độ 1: Khoảng cách là từ 12–16mm
  • Độ 2: Khoảng cách là từ 8–11mm
  • Độ 3: Khoảng cách là từ 3–7mm
  • Độ 4: Khoảng cách dưới 3mm.

Trường hợp:

  • Trẻ bị dính dây thắng lưỡi độ 1 và độ 2: chưa cần phẫu thuật mà theo dõi thêm vì tình trạng này của bé có thể tự cải thiện.
  • Trường hợp dị tật này nằm ở độ 3 và độ 4: bé cần được phẫu thuật để loại bỏ các khó khăn có thể gặp phải.

Ngoài ra, bạn cũng nên đưa con đi khám nếu bé gặp phải các vấn đề sau:

  • Dây thắng lưỡi bị dính khiến con gặp khó khăn khi bú
  • Trẻ gặp khó khăn khi nói do lưỡi không linh hoạt
  • Bé gặp khó khăn với việc ăn, uống, nuốt…

Cắt thắng lưỡi cho bé: Phương pháp điều trị dính thắng lưỡi hiệu quả

Phẫu thuật cắt thắng lưỡi là cách điều trị được đề nghị nhiều nhất. Nhiều bậc cha mẹ khi biết trẻ bị dính thắng lưỡi cần phải phẫu thuật thì tỏ ra rất lo lắng về việc cắt dính thắng lưỡi có nguy hiểm không, nên phẫu thuật dính thắng lưỡi ở đâu, trẻ có thể gặp biến chứng gì hay phải chăm sóc trẻ sau cắt thắng lưỡi thế nào, cần cho con kiêng gì sau ca phẫu thuật. Câu trả lời ở ngay sau đây!

Cắt thắng lưỡi có nguy hiểm không? Theo các chuyên gia nhi khoa, phẫu thuật cắt dính thắng lưỡi khá đơn giản, và việc cắt thắng lưỡi không gây nguy hiểm. Thế nhưng để đảm bảo an toàn cho trẻ, hạn chế nguy cơ gặp phải biến chứng, bạn nên cho con thực hiện phẫu thuật ở các cơ sở y tế uy tín, có đầy đủ trang thiết bị.

Trường hợp bị tật độ 3, độ 4, trẻ thường được đề nghị thực hiện phẫu thuật cắt thắng lưỡi vào khoảng lúc 3 tháng tuổi. Nếu bé yêu gặp khó khăn khi bú nhưng vì lý do nào đó chưa thể phẫu thuật cắt thắng lưỡi ngay, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để có biện pháp hỗ trợ bé bú sữa mẹ tốt nhất.

Phẫu thuật cắt thắng lưỡi bằng laser hiện cũng rất phổ biến. Rất nhiều ý cho rằng, phương pháp này không gây đau, không chảy máu hoặc chảy rất ít, thời gian thực hiện và phẫu thuật nhanh. Bạn có thể hỏi thêm bác sĩ về phương pháp phẫu thuật này. Bác sĩ sẽ chỉ định tùy theo trường hợp cụ thể của bé và cho bạn những lời khuyên đúng nhất.

Phẫu thuật cắt thắng lưỡi thường được gây tê tại chỗ và có thể xuất viện ngay trong ngày, bé có thể bú mẹ hoặc uống sữa để lạnh ngay sau đó 30 phút. Trường hợp phải gây mê, bé cần nhập viện để được các nhân viên y tế theo dõi và chăm sóc sau phẫu thuật.

Những lưu ý trong việc chăm sóc trẻ sau cắt thắng lưỡi

Sau khi cho trẻ thực hiện phẫu thuật cắt dính thắng lưỡi, bạn cần chú ý một vài điều sau trong quá trình chăm sóc bé sau khi cắt thắng lưỡi:

  • Sau ca phẫu thuật, tại vị trí cắt dính lưỡi thường xuất hiện vết thương màu trắng và sẽ biến mất sau một vài ngày.
  • Bạn cần theo dõi trẻ, nếu chỗ vết thương chảy máu hay có dấu hiệu khác lạ cần báo cho nhân viên y tế ngay lập tức nhằm giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng.
  • Cho trẻ uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ [nếu có].
  • Với các bé đã lớn:
    • Không nên để trẻ đụng tay vào vết thương để tránh nhiễm trùng
    • Không cho trẻ ăn đồ cứng, nóng để tránh chảy máu
    • Cho trẻ uống nhiều nước để làm sạch miệng
    • Hướng dẫn con vận động lưỡi bằng cách đưa lưỡi lên/xuống, uốn lưỡi, đưa sang hai bên, thè lưỡi ra ngoài.
  • Với trẻ nhỏ: Sau phẫu thuật, mẹ nên thường xuyên nâng lưỡi con lên, kéo nhẹ sang hai bên để lưỡi linh hoạt.

Trẻ bị dính thắng lưỡi có thể gặp những khó khăn gì?

Dị tật bất thường này ở lưỡi có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển miệng của bé, cũng như cách bé ăn, nuốt và nói. Trẻ bị dính thắng lưỡi thường có thể gặp phải các vấn đề sau:

  • Khó khăn trong việc bú mẹ: Trẻ bị dị dính thắng lưỡi thường gặp khó khăn khi bú do con không thể ngậm núm vú đúng cách. Việc ngậm núm vú khó khăn khiến bé có thể khóc, cắn mẹ khi bú thay vì mút núm vú, đồng thời con không nhận đủ dưỡng chất để phát triển.
  • Răng cửa dưới bị thưa: Tật này cũng dẫn đến sự hình thành khoảng trống giữa hai răng của hàm dưới, lâu dần khiến răng bị xô dạt gây mất thẩm mỹ.
  • Gặp khó khăn khi nói: Người bị tật này thường gặp khó khăn trong việc phát âm các âm như: t, d, s, th, r, l và z.
  • Vệ sinh răng miệng kém: Trẻ bị dị tật này thường gặp khó khăn trong việc dùng lưỡi làm sạch các mảnh vụn thức ăn bám vào răng. Điều này làm gia tăng nguy cơ sâu răng, viêm nướu.
  • Khó khăn trong một số hoạt động như: liếm môi, chơi nhạc cụ hơi…

Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài, bạn đã hiểu tường tận hơn về dị tật dính thắng lưỡi ở trẻ em cũng như biết được cách chăm sóc trẻ sau cắt thắng lưỡi tốt nhất.

Giao lưu, học hỏi kinh nghiệm cùng hơn 5.000 bố mẹ khác

Vừa bỏ túi bí quyết chăm sóc bé yêu miễn phí vừa có cơ hội nhận quà hàng tháng tại cộng đồng Nuôi dạy con. Click đăng ký ngay!

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề