Phẫu thuật tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ nhỏ

Bệnh viện: Bệnh viện Nhi Đồng II

Địa chỉ: 14 Lý Tự Trọng, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện : Tuyến Tỉnh

Thông tin: Phẫu thuật tràn dịch màng tinh hoàn

Xếp hạng chất lượng dịch vụ: Thuộc top 5 trên cả nước

PHẪU THUẬT TRÀN DỊCH MÀNG TINH HOÀN

I. ĐẠI CƯƠNG

Tràn dịch màng tinh hoàn có nhiều thể bệnh: - Tràn dịch màng tinh hoàn lưu thông với phúc mạc do còn ống phúc tinh mạc hay gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, có thể phối hợp với thoát vị bẹn, tinh hoàn lạc chỗ. - Tràn dịch ống phúc tinh mạc, do ống phúc tinh mạc không tắc hoàn toàn, còn thông cực dưới với màng tinh hoàn. - Tràn dịch màng tinh hoàn khu trú như thành nang bọc quanh tinh hoàn. Có nhiều kỹ thuật mổ tràn dịch màng tinh hoàn như qua đường bẹn, qua lỗ bẹn nông [đối với trẻ em trên 18 tháng nên đi qua đường này] hoặc đi trực tiếp qua đường bìu. Có thể tiến hành cắt lộn màng tinh hoàn hoặc cắt bớt lá thành màng tinh hoàn hay lộn xếp lá thành màng tinh hoàn. Tràn dịch màng tinh hoàn lượng nhiều làm mất cân đối bìu hoặc làm người bệnh đau tức nhiều vùng bìu, ảnh hưởng cuộc sống.
- Người bệnh có chống chỉ định phẫu thuật. - Tràn dịch màng tinh hoàn do ung thư tinh hoàn 1. Người thực hiện: - Phẫu thuật viên [PTV] chuyên khoa Nam học – Tiết niệu – Ngoại chung. - Kíp mổ gồm 3 người: 1 PTV chính và 2 PTV phụ 2. Người bệnh: - Giải thích kỹ cho người bệnh và người thân về các tai biến, biến chứng có thể xảy ra khi phẫu thuật. - Yêu cầu người bệnh tối hôm trước ăn nhẹ, sáng ngày mổ nhịn ăn. - Chuẩn bị ruột: Thụt tháo tối trước mổ. 3. Phương tiện: Bộ dụng cụ trung phẫu 4. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 60 phút 1. Tư thế: - Tư thế người bệnh, người bệnh nằm ngửa hai chân duỗi thẳng và đầu kê cao khoảng 15 độ. - Cách bố trí phòng mổ: + Bác sĩ gây mê ở phía trên đầu người bệnh. + Phẫu thuật viên chính đứng cùng bên với bên mổ và phụ đứng ở phía đối diện. + Bàn dụng cụ đặt ở dưới chân người bệnh, y tá dụng cụ đứng cùng bên với phẫu thuật viên phụ. 2. Vô cảm: Gây tê tuỷ sống hay gây tê tại chỗ ở gốc bìu bằng lidocain 1% 3. Kỹ thuật: Bước 1: Dùng ngón tay cái và ngón trỏ bên trái kẹp đẩy dưới gốc của khối tràn dịch màng tinh hoàn ra phía ngoài da bìu. Kẹp chặt để căng da và chèn mạch máu. Bước 2: Rạch da bìu một đường rạch khoảng 3-5 cm [tuỳ khối lượng tràn dịch]. Qua đường rạch tới thẳng lớp màng tinh hoàn, qua lớp Dartos, các lớp tổ chức liên kết và một số mạch nhỏ dưới da. Bước 3: Dùng khoảng 3-4 cái kẹp răng chuột [Allis], kẹp vào mép đường rạch và các tổ chức dính với màng tinh hoàn, tay trái vẫn giữ cho căng vết mổ, kiểm tra và cầm máu. Tách lớp Dartos ra khỏi màng tinh hoàn để có thể mở rộng rõ để giữ được tinh hoàn. Bước 4: Mở lớp màng tinh hoàn, hút hết dịch màng tinh hoàn [làm xét nghiệm tế bào, cấy vi khuẩn,...]. Đưa tinh hoàn ra ngoài lớp màng tinh hoàn. Bước 5: Khâu lớp màng tinh hoàn: có hai cách: - Phương pháp lộn xếp lá thành màng tinh hoàn [phẫu thuật Lord]: Khâu lớp màng tinh hoàn từ mép cắt vào mặt trong [mặt phúc mạc] cách nhau một cm bằng chỉ tiêu 3/0- 4/0, khâu lần lượt vòng quanh cuống tinh hoàn [6-8 mũi] để tạo những nếp gấp của mào tinh hoàn, cho đến sát tinh hoàn. - Phương pháp khâu lộn màng tinh hoàn [phẫu thuật Jaboulay]: Khâu lộn ngược màng tinh hoàn từ vùng mào tinh hoàn lên thừng tinh phía trên. Đưa nhẹ nhàng tinh hoàn trở lại bìu như nằm trong một cái túi được tạo bởi lớp Dartos. Tháo dần các kẹp Allis và khâu thành bìu bao gồm lớp Dartos, các lớp tổ chức liên kết, để đóng kín lớp tổ chức dưới da. Tiếp tục đóng kín lớp da bìu. Trường hợp cầm máu chưa kỹ hoặc dịch thoát ra nhiều, để đề phòng khối máu hoặc dịch tụ trong ổ mổ, có thể đặt dẫn lưu ổ mổ VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ TAI BIẾN – BIẾN CHỨNG 1. Theo dõi: - Theo dõi các chức năng sống và tại chỗ vùng mổ - vết mổ. - Các biến chứng phẫu thuật thông thường đều có thể gặp trong phẫu thuật tràn dịch màng tinh hoàn. Có một số bằng chứng cho thấy phẫu thuật Lord ít biến chứng hơn. Biến chứng thường gặp nhất là tụ máu [thường tụ máu trong bìu]. Có thể có khối máu tụ hoặc khối dịch tụ nếu không cầm máu kỹ và không đặt dẫn lưu. - Các biến chứng khác có thể gặp nhưng ít gặp hơn nhiều, đó là nhiễm khuẩn, áp xe bìu, tràn dịch tái phát. Tràn dịch màng tinh hoàn tái phát rất hiếm gặp, vì các lớp khâu gấp lớp màng tinh hoàn được đóng kín, không để khoảng trống cho dịch xuất tiết tụ lại. 2. Xử trí tai biến: - Khối máu tụ hoặc khối dịch tụ mức độ nhẹ thì không cần phải can thiệp phẫu thuật. Nếu ở mức độ nặng thì phẫu thuật lấy khối máu – dịch tụ. - Nhiễm khuẩn: điều trị kháng sinh phù hợp. - Áp xe bìu: phẫu thuật trích rạch mở áp xe

- Tràn dịch màng tinh hoàn tái phát: phẫu thuật lại.

Tràn dịch màng tinh hoàn là hiện tượng ứ dịch ở trong bìu. Đa số các trường hợp dịch sẽ tự tiêu đi trong vòng vài tháng sau sinh. Nếu hiện tượng tràn dịch kéo dài bệnh nhân có thể chỉ cần một phẫu thuật nhỏ để điều trị.

Tràn dịch màng tinh hoàn là hiện tượng ứ dịch ở trong bìu. Đa số các trường hợp dịch sẽ tự tiêu đi trong vòng vài tháng sau sinh. Nếu hiện tượng tràn dịch kéo dài bệnh nhân có thể chỉ cần một phẫu thuật nhỏ để điều trị.

Tràn dịch màng tinh hoàn là gì?

Tràn dịch màng tinh hoàn là hiện tượng ứ nước trong bao tinh hoàn bên trong bìu. Thường thì hiện tượng này có ở một bên nhưng cũng có thể bị tràn dịch cả hai bên.

Tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ. [Ảnh minh họa]

Tinh hoàn được chứa trong một túi mềm nhẵn có tác dụng bảo vệ. Lúc bình thường bạn không thể sờ thấy túi này. Bên trong túi có chứa một chút dịch nhờn giúp cho tinh hoàn có thể chuyển động được ở bên trong được dễ dàng. Nếu dịch nhờn tiết nhiều thì sẽ được hấp thu trở lại cơ thể thông qua hệ thống tĩnh mạch bên trong bìu.

Bình thường có sự cân bằng giữa hiện tượng tiết dịch và hấp thu dịch. Khi cân bằng này bị rối loạn dịch tiết ra nhiều hơn so với dịch được hấp thu trở lại sẽ gây ra ứ dịch màng tinh hoàn.

Triệu chứng của tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ

Tràn dịch màng tinh hoàn trông giống như một túi chứa dịch bên trong bìu. Kích thước bìu to hơn so với bình thường, với mức độ khác nhau phụ thuộc vào tràn dịch nhiều hay ít. Khi sờ có cảm giác nhẵn. Tràn dịch màng tinh hoàn không gây đau.

Nguyên nhân gây ra tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ

Một số bé trai khi mới sinh đã bị tràn dịch màng tinh hoàn. Trong giai đoạn thai phát triển trong tử cung, tinh hoàn di chuyển từ bụng xuống bìu qua ống phúc tinh mạc, sau đó không được đóng kín làm cho dịch trong ổ bụng đi xuống dẫn đến ứ nước màng tinh hoàn. Đôi khi tràn dịch màng tinh hoàn có kèm theo thoát vị bẹn.

Điều trị tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ

Tràn dịch màng tinh hoàn thường sẽ tự khỏi không cần điều trị trong vòng 1 năm sau sinh. Nếu sau 1 năm tràn dịch không hết thì trẻ cần được phẫu thuật. Thời gian phẫu thuật thông thường từ 12 - 18 tháng. Nếu bé có thoát vị bẹn kèm theo thì khi phẫu thuật cũng được xử trí luôn.

Phẫu thuật điều trị tràn dịch màng tinh hoàn chỉ cần rạch một vết nhỏ ở phía dưới bìu. Dịch xung quanh tinh hoàn sẽ được dẫn lưu. Đường thông lên ổ bụng cũng được đóng kín do vậy dịch không tiếp tục đọng ở màng tinh hoàn. Đây là một tiểu phẫu được thực hiện trong ngày không cần phải nằm lâu trong bệnh viện.

Không có biến chứng do tràn dịch màng tinh hoàn. Bệnh này không ảnh hưởng đến chức năng tinh hoàn và khả năng sinh sản sau này.

Khi nghi ngờ trẻ bị tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ, hãy liên hệ với bác sĩ trực tuyến chuyên khoa Nhi để được tư vấn, chẩn đoán và hướng dẫn điều trị kịp thời. 

Nang thừng tinh là một bệnh lý khá phổ biến ở trẻ em. Các bậc cha mẹ cần phải biết những kiến thức cơ bản về bệnh để có thể đưa trẻ đi khám sớm, tránh được những biến chứng của bệnh.

1. Nang thừng tinh, tràn dịch màng tinh hoàn là gì?

Nang thừng tinh, tràn dịch màng tinh hoàn [hydrocele] ở trẻ em là hiện tượng phồng to một cách bất thường, có thể nhìn thấy và cảm thấy được ở bẹn bùi cửa tre nam. Nguyên nhân là do còn tồn tại ống phúc tinh mạc sau sinh, bên trong có chứa dịch.

Hinh1: Nang thừng tinh [B], tràn dịch màng tinh hoàn [C]

2. Nguyên nhân: 

Do sự tồn tại của ống phúc tinh mạc ở trẻ nam, mà đáng nhẽ ra các ống này phải được đóng kín trước khi sinh,  dịch từ trong ổ bụng qua đó xuống bẹn và bìu hình thành nên nang thừng tinh [hình 1 B] và tràn dịch màng tinh hoàn [hình 1 C].

3. Những biểu hiện của bệnh để cha mẹ cho trẻ đi khám?

Nang thừng tinh, tràn dịch màng tinh hoàn biểu hiện bằng khối phồng bất thường tại vùng bẹn hoặc bìu so với bên đối diện. Khối phồng này xuất hiện thường xuyên, cũng có thể xuất hiện từng đợt, khối phồng sờ thấy căng, trẻ không đau ăn uống chạy nhảy bình thường.

Hình 2: Nang thừng tinh [A], Tràn dịch màng tinh hoàn [B]

5. Các xét nghiện cần làm khi trẻ đến khám?

Siêu âm vùng bẹn bìu có thể thấy được hình ảnh nang thừng tinh hoặc tràn dịch màng tinh hoàn

6. Nang thừng tinh, tràn dịch màng tinh hoàn được điều trị như thế nào?

a. Chỉ định phẫu thuật:

-  Dưới 2 tuổi chỉ theo dõi do tỷ lệ cao bệnh lý này có thể tự khỏi

-  Chỉ định điều trị phẫu thuật:

                 Khi trẻ > 2 tuổi mà còn triệu chứng

                 Khi khối căng to nhiều, làm trẻ khó chịu

b. Mục đích của phẫu thuật là thắt lại ống phúc tinh mạc

c. Trẻ cần được chuẩn bị gì trước khi phẫu thuật:

  • Làm các xét nghiện máu cơ bản
  • Chụp Xquang phổi
  • Khám tai mũi họng
  • Trẻ không được ăn thức ăn đặc 6 [sáu] giờ trước khi phẫu thuật nhằm đảm bảo cho dạ dày rỗng khi gây mê, giảm nguy cơ bị trào ngược [hít phải dịch dạ dày] trong khi gây mê.

d. Các phương pháp phẫu thẫu thuật:

Phẫu thuật viên sẽ rạch nhỏ [ 2 - 3cm] ngay tại các nếp gấp da của bụng, sau đó phẫu tích bộc lộ và thắt lại ống phúc tinh mạc

Nhược điểm của phương pháp này là để lại sẹo sau mổ, không biết bên đối diện có bị không.

  • Mổ nội soi: có nhiều phương pháp mổ nội soi như nội soi 1 lỗ, 2lỗ, 3 lỗ. Phương pháp tốt nhất là nội soi 1 lỗ [hình 3, 4]

Ưu điểm của phẫu thuật nội soi 1 lỗ:

  • Phát hiện ra bên đối diện có bị hay không, nếu có thì xử lý ngay trong 1 lần phẫu thật, tránh cho các cháu phải chịu 1 lần mổ nữa.
  • Trẻ đau ít và hồi phục nhanh sau mổ.
  • Không để lại sẹo sau mổ

PGS Trần Ngọc Sơn là người đầu tiên ở Việt Nam Ứng dụng phẫu thuật nội soi 1 lỗ trong điều trị nang thừng tinh và tràn dịch màng tinh hoàn, hiện tại phẫu thuật này đang được triển khai tại khoa Phẫu thuật nhi bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội

Hình 3: Ống phúc tinh mạc trước [A], trong [B], sau[C] thắt với phẫu thuật nội soi 1 lỗ

Hình 4: Hình ảnh sau mổ thoát vị bẹn 2 bên

[A] ngay sau mổ, [B] sau mổ 1 tháng

7. Cách thức chăm sóc sau khi mổ

Dùng thuốc: sau mổ trẻ sẽ được dùng giảm đau 1 ngày, không phải dùng kháng sinh.

Chế độ ăn, vận động bình thường như sau mổ 4 giờ

Trẻ sẽ nằm viện 1 ngày, ra viện vào sáng hôm sau.

Thay băng vết mổ sau 72 giờ nếu băng vết mổ khô sạch, nếu băng ướt thì thay băng hàng ngày. Không phải cắt chỉ nếu khâu bằng chỉ tự tiêu hoặc cắt chỉ sau 7 ngày

Khám lại sau 1 tháng

8. Nhưng biến chứng có thể gặp sau khi mổ

Chảy máu vết mổ

Sưng nề vùng bẹn, bìu

Nhiễm trùng

Tái phát...

9. Khi phát hiện trẻ có những biểu hiện của bệnh, gia đình có thể cho trẻ tới khám tại phòng khám Ngoại Nhi bệnh viên đa khoa Xanh Pôn hoặc gọi điện để được tư vấn.

10. Tài liệu tham khảo

Nguyễn Thanh Liêm. Các bệnh do tồn tại ống phúc tinh mạc. Phẫu thuật tiết niệu trẻ em. Nhà xuất bản Y học, 2002, tr. 124-137

Glick PL, Boulanger SC. Inguinal hernias and hydrocele. Pediatric Surgery, 6th edition, edited by Jay Grosfeld. Mosby 2006, pp. 1172- 1192

Video liên quan

Chủ Đề