Phim Ký sinh trùng được giải Oscar

Phim Ký sinh trùng được giải Oscar

Show

Đoàn làm phim Parasite tự hào với giải Oscar Phim hay nhất 2020 - Ảnh: LOS ANGELES TIMES

Lễ trao giải Oscar 2020 kết thúc sáng 10-2 (theo giờ Việt Nam) với chiến thắng ấn tượng của Parasite (Ký sinh trùng). Siêu phẩm của đạo diễn Bong Joon Ho đoạt 4 giải Oscar bao gồm: Phim hay nhất, Đạo diễn xuất sắc, Phim quốc tế xuất sắc và Kịch bản gốc xuất sắc.

Chiến thắng này được đánh giá là kỳ tích của điện ảnh châu Á và Hàn Quốc. Parasite là bộ phim đầu tiên trong lịch sử không nói tiếng Anh trở thành Phim hay nhất tại Oscar.

Trước chiến thắng này, chiều 10-2, CJ HK Entertainment - nhà phát hành Parasite tại Việt Nam - thông báo phim sẽ trở lại rạp Việt từ ngày 17-2. Đây là dịp để khán giả xem lần đầu hoặc xem lại bộ phim xuất sắc nhất Oscar 2020.

Trailer phim Ký sinh trùng - Video: YOUTUBE

Trong lần công chiếu đầu tiên vào tháng 6-2019, Parasite lập kỷ lục phim Hàn Quốc có doanh thu cao nhất thị trường Việt Nam khi thu về gần 65 tỉ đồng.

Bên cạnh kỳ tích tại Oscar 2020, Parasite cũng đoạt được hàng chục giải thưởng lớn nhỏ tại các liên hoan phim và lễ trao giải điện ảnh khắp thế giới, trong đó có giải Cành cọ vàng tại Liên hoan phim Cannes 2019.

Phim thuộc thể loại bi hài kịch, hội tụ đầy đủ tính giải trí, châm biếm, đồng thời đưa ra kiến giải sâu sắc, cay đắng về xã hội Hàn Quốc.

Parasite cân bằng được cả tính thương mại, giải trí và tính hàn lâm, nghệ thuật, vừa hấp dẫn với giới phê bình nhưng cũng rất đáng mổ xẻ trong mắt khán giả phổ thông. Đây là một trong rất ít phim đoạt giải Oscar Phim hay nhất làm được điều này.

MI LY

Ký sinh trùng (tiếng Hàn: 기생충, Hán tự: 寄生蟲, RR: Gisaengchung, tiếng Anh: Parasite) là một bộ phim điện ảnh thuộc thể loại hài đen xen lẫn với giật gân - chính kịch công chiếu năm 2019 của Hàn Quốc do Bong Joon-ho làm đạo diễn, người cũng tham gia viết kịch bản với Han Jin-won và hợp tác sản xuất bộ phim. Với sự tham gia của các diễn viên gồm Song Kang-ho, Lee Sun-kyun, Cho Yeo-jeong, Choi Woo-shik, Park So-dam, Lee Jung-eun, Park Myung-hoon và Jang Hye-jin, bộ phim theo chân về một gia đình nghèo có kế hoạch trở thành những thành viên của một gia đình giàu có và xâm nhập vào hộ gia đình của họ bằng cách đóng giả là những người không liên quan có trình độ chuyên môn cao.[5]

Phim Ký sinh trùng được giải Oscar

Ký sinh trùng

Áp phích chính thức cho Ký sinh trùng tại Việt Nam.

Hangul기생충Hanja寄生蟲Romaja quốc ngữgisaengchungMcCune–Reischauerkisaengch'ung Đạo diễnBong Joon-hoSản xuấtMoon Yang-kwon
Kwak Sin-ae
Bong Joon-ho
Jang Young-hwanKịch bảnBong Joon-ho
Han Jin-wonCốt truyệnBong Joon-ho[1]Diễn viênSong Kang-ho
Lee Sun-kyun
Cho Yeo-jeong
Choi Woo-shik
Park So-dam
Lee Jung-eun
Park Myung-hoon
Jang Hye-jinÂm nhạcJung Jae-il[1]Quay phimHong Kyung-pyo[2]Dựng phimYang Jin-moHãng sản xuất

Barunson E&A Corp[1]

Phát hànhCJ Entertainment

Công chiếu

  • 21 tháng 5, 2019 (2019-05-21) (Cannes)
  • 30 tháng 5, 2019 (2019-05-30) (Hàn Quốc)
  • 21 tháng 6, 2019 (2019-06-21) (Việt Nam)

[3]

Độ dài

132 phútQuốc gia
Phim Ký sinh trùng được giải Oscar
 
Hàn Quốc[1][3]Ngôn ngữTiếng HànKinh phí17 tỷ Won[4]
(15.5 triệu USD)Doanh thu263.1 triệu USD

Kịch bản của bộ phim được dựa trên nguồn tư liệu của Bong Joon-ho từ một vở kịch được viết vào năm 2013. Bong sau đó đã chuyển thể nó thành một bản thảo phim dài 15 trang, và bản thảo sau này được Han Jin-won chia thành ba bản nháp khác nhau. Bong nói rằng ông đã lấy cảm hứng từ bộ phim Hàn Quốc Người hầu gái vào năm 1960, và cả từ vụ án Christine và Léa Papin vào những năm 1930 để tạo nên kịch bản cho bộ phim. Bộ phim chính thức khởi quay từ tháng 5 năm 2018 và đóng máy vào tháng 9 cùng năm. Đội ngũ kỹ thuật cho bộ phim bao gồm nhà quay phim Hong Kyung-pyo, biên tập phim Yang Jin-mo và nhà soạn nhạc Jung Jae-il. Darcy Paquet, một nhà phê bình gia kiêm tác gia người Mỹ, cung cấp bản phụ đề tiếng Anh cho bản phát hành quốc tế của bộ phim.

Ký sinh trùng có buổi trình chiếu lần đầu tại liên hoan phim Cannes lần thứ 72 vào ngày 21 tháng 5 năm 2019, nơi nó đã trở thành bộ phim Hàn Quốc đầu tiên giành giải Cành cọ vàng.[6] Tác phẩm sau đó được CJ Entertainment phát hành tại Hàn Quốc vào ngày 30 tháng 5 năm 2019 và tại Việt Nam[7] vào ngày 21 tháng 6 năm 2019. Bộ phim được nhiều nhà phê bình đánh giá là phim hay nhất năm 2019 và là một trong những bộ phim vĩ đại nhất thế kỷ 21,[8] đồng thời còn mang về doanh thu toàn cầu lên đến 263,1 triệu USD so với kinh phí 15,5 triệu USD. Trong số rất nhiều giải thưởng đã được nhận, Ký sinh trùng đã giành được bốn giải thưởng quan trọng tại giải Oscar lần thứ 92, bao gồm Phim truyện hay nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất, Kịch bản gốc hay nhất và Phim quốc tế hay nhất, trở thành bộ phim không nói tiếng Anh đầu tiên giành được giải Oscar cho Phim truyện hay nhất. Ngoài ra, Ký sinh trùng còn là bộ phim Hàn Quốc đầu tiên nhận được sự công nhận của giải Oscar, cùng với đó là một trong ba bộ phim giành được cả giải Cành cọ vàng và giải Oscar cho Phim truyện hay nhất, là thành tích đầu tiên trong hơn 60 năm qua. Song song việc giành giải Oscar, tác phẩm còn giành giải Quả cầu vàng cho phim quốc tế hay nhất, giải BAFTA cho phim không nói tiếng Anh hay nhất, và đồng thời còn là tác phẩm không nói tiếng Anh đầu tiên giành giải SAG cho dàn diễn viên điện ảnh xuất sắc nhất. Sau thành công tại giải Oscar, các nhà sản xuất quyết định cho ra mắt bản tái phát hành dưới phiên bản trắng đen.[9] Một bộ phim truyền hình dựa trên các sự kiện của bộ phim đang trong giai đoạn phát triển sớm.

Kim Ki-taek, một cựu tài xế thất nghiệp, sống cùng người vợ Chung-sook và hai đứa con Ki-woo và Ki-jung trong một căn hộ tồi tàn thực chất là một căn bán hầm cũ kỹ đã được tái sử dụng để làm nơi ở, có tầm mắt nhìn từ trong ra ngoài chỉ ngang ngửa mặt đất. Cả nhà kiếm sống qua ngày bằng công việc gấp những hộp giấy đựng bánh pizza. Một ngày nọ, Min-hyuk – bạn của Ki-woo, ghé chơi và tặng cho cả nhà một hòn đá lưu niệm làm vật cầu may. Min-hyuk còn ngỏ lời giới thiệu Ki-woo đến làm gia sư môn tiếng Anh cho Park Da-hye – một cô bé của một gia đình thượng lưu giàu có. Khi đến nơi, Ki-woo được phu nhân nhà họ Park – Choi Yeon-kyo đón tiếp tại biệt thự. Ở đây, Ki-woo cũng được gặp bà quản gia Gook Moon-gwang và cậu nhóc Park Da-song, em trai của Da-hye. Giả vờ phát hiện ra tố chất nghệ thuật của Da-song qua những bức tranh kỳ lạ do chính cậu bé vẽ, kết hợp với việc bà Park luôn tự coi cậu con trai cưng của mình là một tài năng mỹ thuật thiên bẩm, Ki-woo đã giới thiệu em gái mình, Ki-jung đóng giả một giáo viên nghệ thuật học vừa mới từ Mỹ về để kèm cặp Da-song. Sau khi được nhận làm gia sư, Ki-jung lập mưu để đuổi việc Yoon – viên tài xế hiện tại của ông Park rồi giới thiệu chính bố mình, ông Ki-taek thế chỗ. Bằng thủ đoạn tương tự, bà Chung-sook được nhận làm quản gia sau khi nhà họ Kim khiến nhà họ Park nghĩ rằng bà Moon-gwang đang bị mắc bệnh lao.

Một ngày nọ, cả nhà họ Park đi cắm trại. Nhà họ Kim chớp lấy thời cơ này để tụ tập tiệc tùng trong biệt thự. Nhưng đột nhiên, bà Moon-gwang xin vào nhà để lấy đồ bỏ quên dưới tầng hầm. Cả nhà họ Kim sau đó vô cùng bất ngờ khi phát hiện ra rằng có một tầng hầm bí mật dẫn sâu xuống dưới lòng đất đằng sau tủ rượu. Đây cũng là nơi chồng bà Moon-gwang, Oh Geun-sae – chủ của tiệm bánh ở Đài Loan, đã bí mật trốn và sinh sống trong suốt nhiều năm qua sau khi phá sản và buộc phải chạy trốn khỏi các chủ nợ. Trong lúc bà Moon-gwang đang cố nài nỉ, cầu xin bà Chung-sook đừng tiết lộ chồng mình thì ông Kim trượt chân và đẩy cả gia đình nhà họ Kim (lúc này đang trốn và nghe lén trên cầu thang của căn hầm) ngã nhào xuống. Lúc này, Moon-gwang phát hiện ra những người này cùng thuộc một gia đình. Hai bên tranh cãi và giằng co kịch liệt, nhưng nhà họ Kim cuối cùng cũng giành được chiến thắng và nhốt vợ chồng bà quản gia cũ dưới hầm. Bà Park gọi điện, báo bà Chung-sook chuẩn bị đồ ăn vì nhà Park sẽ về trong chốc lát. Ki-taek, Ki-jeong và Ki-woo nhanh chóng dọn dẹp dấu vết, ẩn nấp và trốn thoát sau khi cả nhà họ Park đã ngủ say. Cả ba bố con nhanh chóng trở về ngôi nhà của mình, nơi giờ đây đã ngập trong biển nước và rác thải do trận lụt lớn, riêng Ki-woo đã thấy được viên đá cầu may mà người bạn trao tặng hôm trước. Cả ba bố con cùng những người vô gia cư khác ngủ trong một nhà thi đấu thể thao.

Ngày hôm sau, bà Park tổ chức tiệc mừng sinh nhật cho Da-song và mời cả nhà họ Kim đến chung vui. Trong khi bữa tiệc đang diễn ra, Ki-woo bí mật mang theo viên đá xuống tầng hầm và phát hiện ra bà Moon-gwang không may đã chết. Bất ngờ, Geun-sae thòng cổ Ki-woo từ đằng sau bằng một sợi dây thừng. Ki-woo chạy ra khỏi được căn hầm, Geun-sae đuổi theo và hắn dùng chính viên đá đập vào đầu cậu khiến cậu bất tỉnh. Sau đó, Geun-sae lấy dao và lao ra giữa bữa tiệc để truy lùng các thành viên nhà họ Kim. Geun-sae đâm chết Ki-jung rồi tấn công sang bà Chung-sook. Chứng kiến cảnh đó, Da-song bất tỉnh. Ông Park yêu cầu ông Kim đưa mình chìa khóa xe để nhanh chóng đưa Da-song đến bệnh viện. Bà Chung-sook giết chết Geun-sae trong khi vật lộn. Khi lật xác của ông ta để lấy chìa khóa xe, ông Park bịt mũi lại khi ngửi thấy mùi từ xác chết cùng chìa khóa. Nhớ lại khoảnh khắc hai vợ chồng nhà Park từng mô tả mùi của cơ thể mình khó chịu như thế nào, ông Kim cầm dao lao đến đâm chết ông Park rồi bỏ trốn và bí mật chui xuống chính căn hầm của nhà họ Park. Ki-woo may mắn được cứu sống nhưng cậu bị tổn thương não bộ nặng và phải cùng mẹ mình trải qua phiên tòa xét xử, còn Ki-jung vì vết thương quá nặng nên đã khiến cô qua đời. Mấy ngày sau khi xuất viện, cả Ki-woo và mẹ dự đám tang cô.

Nhiều năm sau đó, Ki-woo vô tình đọc được bức thư của cha mình được kí hiệu bằng mã Morse thông qua hệ thống đèn của ngôi biệt thự (lúc này đã được bán lại cho một gia đình người Đức). Ki-woo hứa rằng cậu sẽ đi làm, kiếm đủ tiền để mua lại chính căn biệt thự kia, giải thoát cho cha mình và gia đình sẽ lại đoàn tụ như xưa.

 

 

 

 

 

 

 

 

Dàn diễn viên chính tham gia bộ phim, từ trái sang phải: Song Kang-ho, Choi Woo-shik, Lee Sun-kyun, Cho Yeo-jeong, Park So-dam, Lee Jung-eun, Park Myung-hoon và Jang Hye-jin.

Sau đây là dàn diễn viên có mặt trong bộ phim Ký sinh trùng. Mặc dù có 90 diễn viên tham gia vào bộ phim nhưng đề mục này chỉ liệt kê những diễn viên vào các vai diễn có ảnh hưởng sâu sắc nhất đến nội dung của phim:

  • Song Kang-ho vai Kim Ki-taek, mật danh ông Kim, người cha của gia đình Kim và là người được Park Dong-ik thuê làm tài xế riêng.
  • Lee Sun-kyun vai Park Dong-ik, mật danh Nathan, người cha của gia đình Park và là CEO của một tập đoàn công nghệ thông tin.
  • Cho Yeo-jeong vai Choi Yeon-kyo, người mẹ của gia đình Park và là vợ của ông Park.
  • Choi Woo-sik vai Kim Ki-woo, mật danh Nathan, con trai của ông Kim và là người được nhà Park thuê làm gia sư tiếng Anh cho cô con gái Da-hye.
  • Park So-dam vai Kim Ki-jung, mật danh Jessica, con gái của ông Kim và là người được nhà Park thuê làm chuyên gia trị liệu mĩ thuật cho cậu con trai Da-song.
  • Jang Hye-jin vai Kim Chung-sook, người mẹ của gia đình Kim và là vợ của ông Kim. Bà được nhà Park thuê làm quản gia thay cho Moon-gwang.
  • Lee Jung-eun vai Gook Moon-gwang, quản gia lâu năm của gia đình nhà Park.
  • Jung Ji-so vai Park Da-hye, con gái của ông Park.
  • Jung Hyeon-jun vai Park Da-song, con trai của ông Park.
  • Park Myung-hoon vai Oh Geun-sae, chồng của Moon-gwang từng là một nhân viên tạp hóa.
  • Park Geun-rok vai Yoon, tài xế riêng của gia đình họ Park.
  • Park Seo-joon vai Min-hyuk, là tiền bối của Ki-woo và cựu gia sư của gia đình nhà họ Park.[10]

Các chủ đề chính của Ký sinh trùng là xung đột giai cấp, bất bình đẳng xã hội và bất bình đẳng kinh tế.[11][12][13] Các nhà phê bình phim và chính Bong Joon-ho đã coi bộ phim là sự phản ánh của chủ nghĩa tư bản hiện đại trần trụi,[14][15] và một số người đã liên kết nó với thuật ngữ "Hell Joseon", một cụm từ đã trở nên phổ biến, đặc biệt là với giới trẻ, vào cuối những năm 2010 để mô tả những khó khăn của cuộc sống ở Hàn Quốc. Thuật ngữ này ra đời do tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên đang có xu hướng cao, nhu cầu học cao hơn, sự khủng hoảng về khả năng chi trả cho nhà ở và khoảng cách kinh tế xã hội ngày càng tăng giữa người giàu và người nghèo.[16][17][18] Trong cuốn sách Coronavirus Capitalism Goes to the Cinema, Eugene Nulman viết rằng từ nguyên của từ 'ký sinh trùng' ban đầu dùng để chỉ "người ăn trên bàn của người khác", được trình bày trong một trong những cảnh của bộ phim.[13] Bên cạnh đó, Nulman còn ghi nhận mối liên hệ giữa ký sinh trùng và câu trích dẫn của Karl Marx:

"Đối với một nhà tư bản, anh ta chỉ là tư bản được nhân cách hóa. Tâm hồn của anh ta là linh hồn của tư bản. Nhưng tư bản có một động lực duy nhất, đó là động lực tự định giá để tạo ra giá trị thặng dư, biến tư liệu sản xuất, bộ phận bất biến của nó, để rồi hấp thụ số lượng lao động thặng dư lớn nhất có thể. Tư bản vốn là lao động chết, y như ma cà rồng, nó sống chỉ bằng cách vắt kiệt sức lao động sống, và nếu anh ta sống càng nhiều, sức lao động càng bị vắt kiệt."[13]

Bộ phim cũng phân tích việc sử dụng các kết nối, các mối quan hệ để đi lên, đặc biệt không chỉ là đối với các gia đình giàu có mà còn cho cả những người nghèo như Kim.[19] Một số người còn cho rằng vấn đề tầng lớp đang được bàn luận trong tác phẩm có liên quan đến khái niệm về thói quen của Pierre Bourdieu.[13]

Bong Joon-ho đã gọi Ký sinh trùng là một tầng trên/tầng dưới hoặc "phim cầu thang",[20] trong đó cầu thang được sử dụng như một mô típ để đại diện cho vị trí của các gia đình đối lập như Kim và Park, cũng như của bà quản gia Moon-gwang.[21] Căn hộ bán tầng hầm mà gia đình Kim sống là phổ biến cho cư dân nghèo Seoul, mặc dù có một số vấn đề, nguy cơ như tăng nấm mốc và mắc các bệnh về phổi, nhưng do giá thuê thấp, nhiều người vẫn chấp nhận đánh đổi.[11] Lũ và gió mùa ở Đông Á như trận lụt được mô tả trong phim thường gây thiệt hại nhiều nhất cho các loại nhà ở này.[19] Một số nhà phê bình khác còn nhận thấy các chỉ dấu tham khảo về hậu quả bất công của biến đổi khí hậu.[22] Theo Nulman, bộ phim thể hiện đẳng cấp trong việc mô tả không gian về phân cấp thứ bậc trong xã hội.[13]

Theo đạo diễn Bong, đoạn kết ngụ ý rằng Ki-woo sẽ không thể kiếm được số tiền cần thiết để mua căn nhà vì nó cho thấy Ki-woo vẫn ở dưới tầng hầm; ông mô tả cảnh quay này là "giết chết chắc chắn", đề cập đến một đòn ân sủng để đảm bảo cái chết.[20] Bài hát kết thúc đề cập đến Ki-woo làm việc để kiếm tiền mua nhà. Choi Woo-sik ước tính rằng phải mất khoảng 564 năm để Ki-woo thực sự tiết kiệm tiền để mua căn nhà đó. Tuy vậy, Choi cũng rất lạc quan khi nói rằng: "Tôi khá chắc chắn rằng Ki-woo là một trong những đứa trẻ thông minh đó. Anh ấy sẽ nảy ra một số ý tưởng, và anh ấy sẽ đi vào nhà của gia đình Đức, và tôi nghĩ anh ấy sẽ giải cứu cha mình."[23] Tuy nhiên, theo nhiều cách hiểu, giấc mơ này phụ thuộc vào tâm lý khởi động và khó có thể đạt được;[20][14][23] hơn nữa, "nó không giải quyết được vấn đề cơ bản trong tầm tay. Ngay cả trong kịch bản giả tưởng này, Ki-taek vẫn sẽ bị giam trong nhà bởi một hệ thống pháp luật sẽ truy tố và bỏ tù anh ta. Các thế lực đã tạo ra và duy trì sự chia cắt của gia đình Kim sẽ không thể hoàn tác, chỉ đơn thuần là thích ứng với chúng mà thôi."[24]

Các nhà phê bình cũng đã xem xét các chủ đề của chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc có trong bộ phim. Theo tác giả Park Joo-hyun, bộ phim diễn ra trong "hệ thống trật tự kinh tế tư bản chủ nghĩa được khởi xướng và duy trì ở Hàn Quốc bởi sự chiếm đóng của thực dân", và việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh trong phim biểu thị sự uy tín trong hệ thống kinh tế đó.[24] Con trai nhỏ của gia đình Park, Da-song, là một cậu bé bị ám ảnh bởi "thổ dân châu Mỹ" đồng thời cũng sở hữu nhiều đồ chơi và đồ trang trí theo chủ đề của người châu Mỹ bản địa.[25][13] Theo đạo diễn Bong, chúng là một "bản sao không trung thực", vì "người mẹ [nói] về cách cô ấy mua đồ trên các trang của Mỹ. Và về cơ bản, cô ấy đã mua tất cả những hàng hóa của người Mỹ bản địa này từ Amazon".[26] Nulman đã tạo ra mối liên kết giữa gia đình Park 'bản địa' và gia đình Kim "xâm lược", những người mang trong mình những ký sinh trùng chết người mà người bản địa không có khả năng miễn dịch. Đồng thời, Nulman chỉ ra thuyết chướng khí về mùi mang bệnh, nơi người ta cho rằng người bản địa có thể mắc bệnh chỉ bằng cách ngửi không khí độc hại do người Tây Ban Nha thuộc địa mang theo. Điều này có liên quan đến chủ đề của bộ phim xoay quanh sự phân biệt giai cấp của mùi hương.[13] Riêng đối với Bong, ông cũng lưu ý thêm rằng: "Thổ dân châu Mỹ có một lịch sử rất phức tạp, lâu đời và sâu sắc, nhưng trong gia đình này, câu chuyện đó bị thu hẹp thành sở thích và trang trí của một cậu bé, giống như cái cách cậu luôn thích mặc áo phông có in hình của Che Guevara mà không biết tí gì về cuộc sống và sự nghiệp của nhà cách mạng này, và; đó là thực tế những gì đang xảy ra trong thời đại hiện tại của chúng ta - bối cảnh và ý nghĩa đằng sau những điều này thật ra chỉ tồn tại như một thứ trang sức lòe loẹt bên ngoài mà rỗng tuếch ở bên trong".[27]

Một số nhà phê bình còn để ý về tầm quan trọng của sự đoàn kết của tầng lớp công nhân như được trình bày trong phim. Những vấn đề mà gia đình Kim gặp phải là kết quả của sự thiếu đoàn kết trong giai cấp với một gia đình nghèo khác, đó là cặp vợ chồng Geun-sae và Moon-gwang. Ở cao trào của bộ phim, ông Kim nhận ra bản chất giai cấp thực sự của mình khi ông Park không chịu nổi về cái mùi của Geun-sae.[13] Những người khác thì lại nói rằng Ký sinh trùng đã tiết lộ những bất hạnh của những nạn nhân nghèo mà bất lực trước một thế giới đầy rẫy những thờ ơ, những người sau này được chuyển thành người giải thoát thông qua hiệu ứng hài hước của vụ thảm sát hàng loạt trong phim.[28]

Ý tưởng cho bộ phim Ký sinh trùng xuất phát vào năm 2013. Bong Joon-ho, lúc đó đang thực hiện bộ phim Chuyến tàu băng giá của mình, đã được một người bạn làm nghề diễn viên sân khấu khuyến khích viết một vở kịch. Bong đã từng là gia sư cho con trai của một gia đình giàu có ở Seoul vào những năm đầu ở tuổi 20, và ông đang xem xét việc biến kinh nghiệm của mình thành một sản phẩm sân khấu hoàn chỉnh.[29] Tiêu đề của bộ phim, Ký sinh trùng, do chính Bong chọn vì nó mang ý nghĩa kép mà ông phải thuyết phục nhóm tiếp thị quảng bá của bộ phim để sử dụng nó. Giải thích về tiêu đề của bộ phim, Bong cho biết: "Do câu chuyện nói về một gia đình nghèo xâm nhập và chui vào nhà giàu, có vẻ như Ký sinh trùng rõ ràng đang đề cập đến gia đình nghèo kia, và tôi nghĩ đó là lý do tại sao nhóm tiếp thị quảng bá có một chút do dự. Nhưng nếu nhìn theo cách khác, có thể nói rằng những người nhà giàu cũng ăn bám ở khía cạnh lao động. Họ thậm chí không thể rửa bát, không thể tự lái xe, vì vậy họ đã phụ thuộc vào sức lao động của gia đình nghèo. Cho nên vì thế cả hai đều là ký sinh trùng."[30]

Kịch bản

Sau khi hoàn thành bộ phim Chuyến tàu băng giá, Bong đã viết một đoạn bản thảo phim dài 15 trang cho nửa đầu bộ phim Ký sinh trùng, mà sau này được Han Jin-won, trợ lý sản xuất bộ phim Chuyến tàu băng giá của ông, chuyển thành ba bản thảo kịch bản khác nhau.[29] Sau khi hoàn thành nốt bộ phim Siêu lợn Okja, Bong lại quay về dự án còn dang dở và hoàn thành phần còn lại của kịch bản. Han Jin-won được nhận đóng góp với tư cách là đồng tác giả cho kịch bản.[29]

Bong cho biết bộ phim này chịu ảnh hưởng từ Người hầu gái, một bộ phim điện ảnh năm 1960 của Hàn Quốc mang phong cách Gothic nội địa, trong đó sự ổn định của một gia đình trung lưu bị đe dọa bởi sự xuất hiện của một kẻ phá rối dưới tư cách là người giúp việc cho gia đình.[31] Vụ án của Christine và Léa Papin - hai chị em giúp việc người Pháp sống chung với nhau đã sát hại chủ nhân của họ vào những năm 1930 cũng chính là nguồn cảm hứng lớn cho Bong.[20] Bong cũng để ý đến về quá khứ của bản thân mình, nơi ông đã từng dạy thêm cho một gia đình giàu có. Ông nói: "Tôi có cảm giác rằng tôi đang xâm nhập vào cuộc sống riêng tư của những người hoàn toàn xa lạ. Mỗi tuần tôi đều đến nhà họ, và tôi nghĩ sẽ rất vui sướng biết bao nếu như từng người bạn của mình lần lượt xâm nhập vào nhà họ."[32] Ngoài ra, việc nhân vật Moon-gwang trong phim bị dị ứng với đào có lấy cảm hứng từ một trong những người bạn đại học của Bong bị dị ứng như vậy, như Bong đã xác nhận trong một buổi diễn đàn AMA tại website Reddit.[33]

Darcy Paquet, một nhà phê bình phim kiêm tác gia người Mỹ đang sống ở Hàn Quốc, là người phiên dịch phụ đề tiếng Anh cho bộ phim và thường xuyên làm việc trực tiếp với Bong.[34] Paquet đã giải thích về từ Jjapaguri, hay còn gọi là Chapaguri, một món ăn được nấu bởi một nhân vật thực phẩm trong phim là ram-don, nghĩa là ramen-udon. Món ăn này là sự pha trộn giữa hai loại mì chapagetti và neoguri do công ty Nongshim sản xuất.[35] Phiên bản tiếng Anh của bộ phim hiển thị các gói mì được gắn nhãn bằng tiếng Anh "ramyeon" và "udon" để làm nổi bật cho người nói tiếng Anh biết cách tạo ra tên. Paquet tin rằng từ ram-don trước đây không tồn tại vì ông không tìm thấy kết quả nào trên Google.[36] Trong một lần tra khảo, Paquet đã sử dụng từ điển tại Đại học Oxford làm tài liệu tham khảo thay vì Đại học Quốc gia Seoul và trong một lần khác, ông sử dụng WhatsApp làm ứng dụng nhắn tin thay vì KakaoTalk.[34] Paquet chọn từ điển Oxford thay vì từ điển Harvard vì Bong có mối quan hệ thân thiết với Vương quốc Anh, và vì Paquet tin rằng việc sử dụng từ điển Harvard sẽ là "một lựa chọn quá rõ ràng".[36] Paquet viết, "Để chất hài hước trong phim được phát huy tác dụng, mọi người cần phải hiểu nó ngay lập tức. Nếu không quen được với một từ thì chất hài hước trong phim sẽ mất đi".[36]

Quay phim

Quá trình quay phim cho tác phẩm diễn ra tại Seoul và Jeonju[37], bấm máy vào ngày 18 tháng 5 năm 2018,[38][39] ghi hình trong 124 ngày và đóng máy vào ngày 19 tháng 9 năm 2018.[40] Chỉ đạo quay phim cho tác phẩm là Hong Kyung-pyo, một nhà quay phim có tiếng ở Hàn Quốc và là người cộng tác với nhiều đạo diễn có tên tuổi.[41]

 

Dàn diễn viên và Bong Joon-ho có mặt tại buổi họp báo của bộ phim diễn ra vào tháng 4 năm 2019.

Phim có buổi chiếu ra mắt toàn thế giới tại Liên hoan phim Cannes 2019 vào ngày 21 tháng 5.[42] Phim bắt đầu công chiếu chính thức tại Hàn Quốc từ ngày 30 tháng 5 năm 2019.[40][43]

Hãng phân phối phim Neon mua lại quyền phát hành tại thị trường Mỹ và Canada trong khuôn khổ 2018 American Film Market.[44][45]

Ký sinh trùng thu về 53.4 triệu USD tại Mỹ và Canada, và 205.2 triệu USD tại các quốc gia khác (bao gồm 71.3 triệu USD tại Hàn Quốc), tổng cộng là 258.4 triệu USD trên toàn thế giới.[46][47]

Bài chi tiết: Danh sách đề cử và giải thưởng của phim Ký sinh trùng

Giải thưởng Ngày trao giải Hạng mục Người và tác phẩm đề cử Kết quả
Liên hoan phim Cannes 14-25 tháng 5 năm 2019 Cành cọ vàng Bong Joon-ho Đoạt giải
Liên hoan phim Sydney 5-16 tháng 6 năm 2019 Phim hay nhất[48] Ký sinh trùng Đoạt giải
Giải Tinh thần độc lập Tháng 2 năm 2020 Phim quốc tế hay nhất Đoạt giải
Giải BAFTA Tháng 2 năm 2020 Phim không nói tiếng Anh hay nhất Đoạt giải
Kịch bản gốc hay nhất Đoạt giải
Giải thưởng Hiệp hội biên kịch Hoa Kỳ
Tháng 2 năm 2020 Kịch bản gốc xuất sắc nhất Đoạt giải
Giải thưởng Hội nghị phê bình điện ảnh London 30 tháng 1 năm 2020 Phim hay nhất năm Đoạt giải
Đạo diễn của năm (Bong Joon-ho) Đoạt giải
Giải Oscar 10 tháng 2 năm 2020 Phim truyện hay nhất Đoạt giải
Đạo diễn xuất sắc nhất Bong Joon-ho Đoạt giải
Phim quốc tế hay nhất Ký sinh trùng Đoạt giải
Kịch bản gốc hay nhất Đoạt giải

Một loạt phim giới hạn của HBO dựa trên bộ phim, với nhà sản xuất điều hành và đạo diễn Bong và Adam McKay, đang trong giai đoạn đầu phát triển.[49] Bong đã tuyên bố rằng bộ truyện, cũng mang tên "Parasite", sẽ khám phá những câu chuyện "xảy ra ở giữa các cảnh trong phim".[50][51] Vào tháng Hai, nam diễn viên Mark Ruffalo đã được chú ý để đóng vai chính trong loạt phim này.[52]

  1. ^ a b c d “Parasite international press kit” (PDF). CJ Entertainment. 2019. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 10 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2020.
  2. ^ “BONG Joon-ho's PARASITE Claims Early Sales”. Korean Film Biz Zone (bằng tiếng Anh). Truy cập 3 tháng 2 năm 2019.
  3. ^ a b “GISAENGCHUNG – Festival de Cannes 2019”. Cannes Film Festival. 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2020. Country : SOUTH KOREA/Length : 132 minutes
  4. ^ 영화 '기생충' 흥행 질주...손익분기점 400만명 눈앞. 3 tháng 6 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 6 năm 2019. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2019.
  5. ^ Lê, Zack (24 tháng 9 năm 2021). “Parasite - Sự giao thoa của hai thể loại”. Vietcetera. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2022.
  6. ^ “LHP Cannes 2019: Phim "Ký sinh trùng" của Hàn Quốc giành Cành cọ vàng”. hanoimoi.com.vn. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2022.
  7. ^ Vietnam, CGV Cinemas. “Ký sinh trùng - Parasite | Thông tin - Lịch chiếu - CGV”. Cgv.vn. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2022.
  8. ^ VTV, BAO DIEN TU (10 tháng 2 năm 2020). “Vì sao 'Parasite - Ký sinh trùng' thành công vang dội?”. BAO DIEN TU VTV. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2022.
  9. ^ 'Ký sinh trùng' có phiên bản trắng đen, ra rạp Việt Nam từ 24/2”. thethaovanhoa.vn. 21 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2022.
  10. ^ “박서준 측 "봉준호 '기생충' 특별출연" 2019년 스크린 열일(공식입장)”. entertain.naver.com (bằng tiếng Hàn). Truy cập 3 tháng 2 năm 2019.
  11. ^ a b Ulaby, Neda (ngày 5 tháng 11 năm 2019). “The Hit Movie 'Parasite' Puts Basement Structures In Structural Inequality”. NPR. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2020.
  12. ^ Holub, Christian (ngày 15 tháng 10 năm 2019). “From Parasite to Hustlers: How 2019 became the year of cinematic class conflict”. Entertainment Weekly. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2020.
  13. ^ a b c d e f g h Nulman, Eugene (2021). Coronavirus Capitalism Goes to the Cinema. London: Routledge. ISBN 9781003173472.
  14. ^ a b Bean, Travis. “Capitalism Gone Wild: The Ending Of 'Parasite' Explained”. Forbes.
  15. ^ Paiella, Gabriella (ngày 8 tháng 10 năm 2019). “Parasite Director Bong Joon-ho on the Art of Class Warfare”. GQ. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2020.
  16. ^ Kim, Minsoo (ngày 11 tháng 10 năm 2019). “Why "Parasite" Is Bong Joon-ho's Biggest Hit and Darkest Film Yet”. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2020.
  17. ^ “Opinion: For South Korean youth, Parasite burrows close to home”. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2020 – qua The Globe and Mail.
  18. ^ Kim, E. Tammy (13 tháng 1 năm 2020). “UPSTAIRS, DOWNSTAIRS, The politics of Bong Joon-ho's Parasite”. The Nation: 44–45.
  19. ^ a b Kasulis, Kelly. “Oscar-nominated 'Parasite' speaks to a growing divide in South Korea”. news.wbfo.org. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2020.
  20. ^ a b c d Jung, E. Alex (ngày 14 tháng 1 năm 2020). “Bong Joon Ho on Why He Wanted Parasite to End With a 'Surefire Kill'”. Vulture. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2020.
  21. ^ Rao, Sonia (ngày 24 tháng 10 năm 2019). “Unpacking the 'metaphorical' ending of 'Parasite'”. Washington Post. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2020.
  22. ^ Noor, Dharna. “Why Parasite is the First Climate Movie to Win Best Picture”. Gizmodo. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2020.
  23. ^ a b Harris, Hunter (ngày 16 tháng 10 năm 2019). “Parasite's Choi Woo-shik Is Optimistic About the Movie's Overwhelming Ending”. Vulture. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2020.
  24. ^ a b Park, Ju-Hyun (17 tháng 2 năm 2020). “Reading Colonialism in "Parasite"”. Tropics of Meta (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2020.
  25. ^ Chu, Li-Wei. “Interview: Dissecting the hidden motifs of 'Parasite' with director Bong Joon-Ho”. From the Intercom. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2020.
  26. '^ Cea, Max. “Parasites Wild Ending, Broken Down”. GQ. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2020.
  27. ^ Holub, Christian. “Parasite director Bong Joon Ho discusses the film's twisty ending”. Entertainment Weekly. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2020.
  28. ^ Beck, Bernard (2 tháng 4 năm 2020). “The Last Laugh: Parasite, Joker, Dark Waters and the Outcasts' Revenge”. Multicultural Perspectives. 22 (2): 79–81. doi:10.1080/15210960.2020.1748995. ISSN 1521-0960.
  29. ^ a b c Brzeski, Patrick (8 tháng 11 năm 2019). “Making of 'Parasite': How Bong Joon Ho's Real Life Inspired a Plot-Twisty Tale of Rich vs. Poor”. The Hollywood Reporter. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2020.
  30. ^ Ankers, Adele (31 tháng 1 năm 2020). “Parasite: Bong Joon-ho Reveals the Meaning Behind the Title of the Oscar-Nominated Film”. IGN. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2020.
  31. ^ Ulaby, Neda (10 tháng 12 năm 2019). “'Parasite' Director Bong Joon-ho 'Wanted To Reflect The Truth Of Current Times”. NPR. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2020.
  32. ^ Sims, David (15 tháng 10 năm 2019). “How Bong Joon Ho Invented the Weird World of Parasite”. The Atlantic. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2020.
  33. ^ El-Mahmoud, Sarah (27 tháng 2 năm 2020). “Parasite's Peach Scene Was Based On A Real Thing That Happened To Bong Joon-Ho's Friend”. CinemaBlend. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2021.
  34. ^ a b Han, Karen (14 tháng 10 năm 2019). “Bong Joon-ho on weaving his personal memories into Parasite”. Polygon. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2020.
  35. ^ Rochlin, Margy (19 tháng 10 năm 2019). “How steak and 'ramdon' illustrate class tensions in Bong Joon Ho's 'Parasite'”. Los Angeles Times. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2020.
  36. ^ a b c Lee, Hana (19 tháng 6 năm 2019). “'Parasite' subtitle translator: Comedies are a fun challenge”. Korea.net. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2020.
  37. ^ Noh, Jean (30 tháng 6 năm 2019). “Bong Joon Ho talks 'Parasite': "It deals with polarisation"”. Screen Daily. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2020.
  38. ^ Kil, Sonia (30 tháng 5 năm 2018). “Bong Joon-ho's 'Parasite' Starts Shooting (EXCLUSIVE)”. Variety (bằng tiếng Anh). Truy cập 3 tháng 2 năm 2019.
  39. ^ “BONG Joon-ho's PARASITE Enters Production”. Korean Film Biz Zone (bằng tiếng Anh). Truy cập 3 tháng 2 năm 2019.
  40. ^ a b “BONG Joon-ho's PARASITE Wraps Production”. Korean Film Biz Zone (bằng tiếng Anh). Truy cập 3 tháng 2 năm 2019.
  41. ^ Sharf, Zack (6 tháng 3 năm 2020). “Bong Joon Ho Is Too Exhausted From Oscars to Start New Films: 'I'm a Shell of a Human'”. IndieWire. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2020.
  42. ^ “The Screenings Guide 2019”. 9 tháng 5 năm 2019. Truy cập 9 tháng 5 năm 2019.
  43. ^ “기생충”. Naver Movie. Truy cập 8 tháng 4 năm 2019.
  44. ^ McNary, Dave (31 tháng 10 năm 2018). “Bong Joon-Ho's Drama 'Parasite' Bought by Neon”. Variety. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2019.
  45. ^ “AFM: Neon Nabs Bong Joon-ho's 'Parasite' From CJ Entertainment”. Hollywood Reporter. 31 tháng 10 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2019.
  46. ^ “Parasite (2019)”. Box Office Mojo.
  47. ^ “Parasite (2019)”. The Numbers.
  48. ^ “Bong Joon-ho's Parasite wins Sydney Film Festival official competition prize”. Sydney Film Festival.
  49. ^ Kit, Borys; Goldberg, Lesley (ngày 9 tháng 1 năm 2020). “'Parasite' HBO Limited Series in the Works From Bong Joon Ho, Adam McKay”. The Hollywood Reporter. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2020.
  50. ^ Ford, Rebessa (ngày 21 tháng 1 năm 2020). “Bong Joon Ho Says 'Parasite' Series Will Explore Stories "That Happen in Between the Sequences in the Film"”. The Hollywood Reporter. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2020.
  51. ^ Lattanzio, Ryan; Lattanzio, Ryan (ngày 23 tháng 1 năm 2020). “Bong Joon Ho Reveals Epic Plans for 'Parasite' Series as a Six-Hour Movie”. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2020.
  52. ^ Sneider, Jeff (ngày 10 tháng 2 năm 2020). “Exclusive: Mark Ruffalo Eyed to Star in 'Parasite' Series on HBO”. Collider.

  • Australia and New Zealand official site
  • United States and Canada official site
  • United Kingdom and Ireland official site
  • Ký sinh trùng tại AllMovie  
  • Ký sinh trùng (phim 2019) tại HanCinema
  • Ký sinh trùng trên Internet Movie Database 
  • Ký sinh trùng tại Korean Movie Database (tiếng Anh)
  • Ký sinh trùng tại Box Office Mojo
  • Ký sinh trùng tại Metacritic
  • Ký sinh trùng tại Rotten Tomatoes  

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Ký_sinh_trùng_(phim_2019)&oldid=68895744”