Phim Làng Vũ Đại ngày ấy sản xuất năm nào

Phim Làng Vũ Đại ngày ấy sản xuất năm nào

Phim Làng Vũ Đại ngày ấy sản xuất năm nào

19:30 – 21:00, thứ năm 25/05/2017 Hãng phim Truyện Việt Nam

04 Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội

Thông tin từ FVH:

Sự kiện này là một hoạt động trong Chương trình tháng 05/2017 của Những người bạn của Di sản Việt Nam (FVH).

Làng Vũ Đại ngày ấy là một bộ phim nổi tiếng được xếp vào hàng những tác phẩm kinh điển của điện ảnh Việt Nam thế kỷ 20. Phim được sản xuất năm 1982 bởi đạo diễn, Nghệ sĩ Nhân dân Phạm Văn Khoa. Cùng với phim Chị Dậu (1980) cũng được đạo diễn bởi Nghệ sĩ Nhân dân Phạm Văn Khoa thì Làng Vũ Đại ngày ấy được đánh giá là 2 trong số ít các tác phẩm điện ảnh Việt Nam đạt được thành công lớn về nhiều mặt khi khắc họa cuộc sống nông thôn cũng như nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội phong kiến nửa thuộc địa của Việt Nam trước Cách mạng Tháng tám (1945).

Phim Làng Vũ Đại ngày ấy dù là một tác phẩm điện ảnh chuyển thể từ các tác phẩm văn học vốn đã nổi tiếng trước đó của nhà văn Nam Cao (gồm Sống mòn, Chí Phèo và Lão Hạc) nhưng đạo diễn Phạm Văn Khoa đã cho thấy cá tính sáng tạo và đột phá trong nghệ thuật dựng phim của ông.

Đạo diễn Phạm Văn Khoa để cho một nhân vật của mình, một trí thức nông thôn – giáo Thứ (diễn viên Hữu Mười thủ vai) – đóng vai trò như một chứng nhân lịch sử của chính ngôi làng đã sinh đẻ ra mình để thấy hết những bi kịch xóm làng, gia đình diễn ra hàng ngày, cảm nhận đến tận cùng những nỗi đau giữa trần thế, những bi kịch cá nhân như Lão Hạc (nhà văn Kim Lân vào vai), sống trong quằn quại, cô độc và tuyệt vọng, sớm chiều chỉ có con Vàng làm bạn, chết dần chết mòn trong túp lều tranh; để thấy một Thị Nở (diễn viên Đức Lưu) và Chí Phèo (diễn viên Bùi Cường) với mối tình ngang trái; một giáo Thứ sống mòn sau lũy tre làng; và để thấy một Bá Kiến giàu có lộng hành nham hiểm và độc ác ức hiếp dân lành. Và chính cái xã hội ấy đã dồn nén, đùn đẩy con người đến tận cùng để nảy nòi ra một Chí Phèo lưu manh mang trong người tất cả những bệnh hoạn xấu xa nhất của xã hội phong kiến thối nát ở nông thôn Việt Nam trong nửa đầu thế kỷ XX.

Phim dài 1 tiếng, 33 phút với phụ đề tiếng Anh

Giá vé: 150,000 vnd Số người: 50 người

Liên hệ: Film group, [email protected]

Xem trích đoạn phim dưới đây:

  • Phim Làng Vũ Đại ngày ấy sản xuất năm nào

  • Phim Làng Vũ Đại ngày ấy sản xuất năm nào

  • Phim Làng Vũ Đại ngày ấy sản xuất năm nào

    2,053,468,318

    Phim tâm lý - tình cảm

  • Phim Làng Vũ Đại ngày ấy sản xuất năm nào

  • Phim Làng Vũ Đại ngày ấy sản xuất năm nào

  • Phim Làng Vũ Đại ngày ấy sản xuất năm nào

    68,553

    Phim tâm lý - tình cảm

  • Phim Làng Vũ Đại ngày ấy sản xuất năm nào

    20,335

    Phim tâm lý - tình cảm

  • Phim Làng Vũ Đại ngày ấy sản xuất năm nào

    63,789

    Phim tâm lý - tình cảm

  • Phim Làng Vũ Đại ngày ấy sản xuất năm nào

    735,610

    Phim tâm lý - tình cảm

  • Phim Làng Vũ Đại ngày ấy sản xuất năm nào

  • Phim Làng Vũ Đại ngày ấy sản xuất năm nào

  • Phim Làng Vũ Đại ngày ấy sản xuất năm nào

Sự ra đi của NSƯT Bùi Cường một lần nữa khiến người hâm mộ hoài niệm về một thời lẫy lừng của tác phẩm "Làng Vũ Đại ngày ấy" - đạo diễn, NSND Phạm Văn Khoa.

Phim Làng Vũ Đại ngày ấy sản xuất năm nào

Đã 36 năm kể từ khi tác phẩm kinh điển Làng Vũ Đại ngày ấy ra đời. Sáng 3/8, người hâm mộ bàng hoàng trước thông tin NSƯT Bùi Cường, người đảm nhận vai Chí Phèo, qua đời. Phim gây ấn tượng mạnh với khán giả nhờ việc khắc họa chân thực khung cảnh nông thông Việt Nam trong xã hội phong kiến, nửa thuộc địa trước Cách mạng Tháng Tám. Trong đó, nhân vật Chí Phèo thuộc tầng lớp nông dân bị bần cùng hóa, lưu manh hóa.

Làng Vũ Đại ngày ấy được đạo diễn NSND Phạm Văn Khoa chuyển thể từ 3 tác phẩm văn học nổi tiếng của nhà văn Nam Cao, bao gồm Sống mòn, Chí Phèo và Lão Hạc. 

Phim Làng Vũ Đại ngày ấy sản xuất năm nào

Năm 1982, NSƯT Bùi Cường được đạo diễn Phạm Văn Khoa tin tưởng giao vai Chí Phèo. Ông từng chia sẻ: "Tôi tự uống rượu say, tự cười, tự khóc trước gương không biết bao nhiêu lần để nhào nặn ra một anh Chí Phèo không giống ai"

. Bùi Cường đã có một vai diễn kinh điển trong đời, để tất cả những ai đóng Chí Phèo sau này đều bị ảnh hưởng bởi lối diễn xuất của ông. Tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 6, ông vinh dự nhận Huy chương vàng cho Diễn viên chính xuất sắc. Chí Phèo là vai diễn để đời của vị NSƯT

 Bùi Cường, là nhân vật đã khiến ông bị chết vai. Những vai diễn khác trong sự nghiệp của Bùi Cường đều bị lu mờ trước sự xuất sắc của Chí Phèo. 

Phim Làng Vũ Đại ngày ấy sản xuất năm nào

Sau Làng Vũ Đại ngày ấy,  Bùi Cường thăng tiến sự nghiệp nhờ các dự án như Biệt động Sài Gòn, Không có đường chân trời, Kẻ giết người.

Cố diễn viên sinh năm 1947 

chuyển sang ngạch đạo diễn từ những năm 90. Khởi đầu bằng tác phẩm Người hùng râu quặp, đến nay, ông đã sản xuất khoảng 80 tập phim truyền hình. Đáng chú ý nhất là bộ phim Vị tướng tình báo và hai bà vợ với Huy chương vàng Liên hoan phim truyền hình toàn quốc năm 2004. Sau 36 năm từ hình tượng Chí Phèo, NSƯT Bùi Cường đã ra đi vì tai biến mạch máu não. Tin buồn khiến cho nhiều đồng nghiệp, đặc biệt là những bạn diễn trong Làng Vũ Đại ngày ấy, thương tiếc.


Phim Làng Vũ Đại ngày ấy sản xuất năm nào

Người sánh vai bên NSƯT Bùi Cường ngày ấy là NSƯT Đức Lưu.

 Bà vào vai Thị Nở thô kệch, xấu xí nhưng sở hữu một tâm hồn đẹp. NSƯT Đức Lưu sinh năm 1937. Bà thuộc lớp diễn viên khóa đầu tiên của trường Điện ảnh Việt Nam (nay là Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội).

 Tâm sự về vai diễn, diễn viên Đức Lưu cho biết bà phải đeo răng giả, ngậm hai cục bông hai bên miệng, gắn mũi cao su có bôi phẩm đỏ để hóa trang thành Thị Nở.

Phim Làng Vũ Đại ngày ấy sản xuất năm nào

Cũng giống như vai diễn Chí Phèo của đàn em Bùi Cường, Thị Nở trở thành cái bóng lớn trong sự nghiệp của Đức Lưu. Sau tác phẩm của đạo diễn Phạm Văn Khoa, bà có tham gia một vài dự án khác nhưng không tạo được hiệu ứng. Sau đó, nghệ sĩ Đức Lưu từ bỏ nghiệp diễn để làm việc ở Đại học Kinh doanh và Công nghệ (Hà Nội). Bà còn giữ chức thư ký thường trực của Ủy ban Đoàn kết với các nước tại Thành ủy Hà Nội cho đến khi nghỉ hưu.

Phim Làng Vũ Đại ngày ấy sản xuất năm nào

Bên cạnh Thị Nở - Chí Phèo, giáo Thứ cũng là vai diễn để lại nhiều cảm xúc trong lòng người hâm mộ. Nếu như Chí Phèo thuộc tầng lớp bị tha hóa thì giáo Thứ là hình ảnh đại diện khối tri thức nghèo, bất lực nhìn làng quê nhiễu nhương, cường hào ác bá áp bức. Ngoài đời, NSƯT Nguyễn Hữu Mười là bạn đồng môn với Bùi Cường trong lớp diễn viên khóa hai trường Điện ảnh Việt Nam. Sau vai giáo Thứ, Hữu Mười còn thành công với nhân vật thầy giáo Khang trong Bao giờ cho đến tháng Mười. Vai diễn này đem lại Bông Sen Vàng hạng mục Nam diễn viên chính xuất sắc tại Liên hoan phim quốc gia lần thứ Bảy. 

Phim Làng Vũ Đại ngày ấy sản xuất năm nào

Năm 1987, Hữu Mười sang Nga theo học ngành đạo diễn. Phim điện ảnh Mùi cỏ cháy do ông đạo diễn đoạt Cánh Diều Vàng năm 2011. NSƯT Hữu Mười hiện đang công tác tại Hãng phim truyện Việt Nam. Hiện ngoài công việc đạo diễn, NSƯT Hữu Mười còn là giảng viên, giảng dạy tại Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội.


Phim Làng Vũ Đại ngày ấy sản xuất năm nào

Trong Làng Vũ Đại ngày ấy đặc biệt còn có sự xuất hiện của nhà văn Kim Lân trong hình tượng Lão Hạc. Ngoài đời, ông là cây bút tiêu biểu của dòng văn hiện thực trước và sau năm 1945 với các tác phẩm nổi tiếng như Làng, Nên vợ nên chồng, Vợ nhặt. Kim Lân sinh năm 1920 tại Bắc Ninh, tên thật là Nguyễn Văn Tài. Với khuôn mặt khắc khổ cùng lối diễn chân thực, Lão Hạc của Kim Lân đã lấy rất nhiều nước mắt từ khán giả. Năm 2007, nhà văn ra đi trong sự tiếc thương của bạn bè đồng nghiệp và người hâm mộ.


Phim Làng Vũ Đại ngày ấy sản xuất năm nào

Hơn 30 năm trôi qua nhưng khán giả vẫn nhớ hình ảnh phụ nữ nông thôn thuần túy của nhân vật vợ giáo Thứ dưới màn hóa thân của NSƯT Thanh Hiền. Bén duyên điện ảnh từ vai Mến của Sao tháng Tám, Thanh Hiền thường đảm nhận những nhân vật đức hạnh nhưng phải chịu thiệt thòi. Diễn xuất của NSƯT được đánh giá là sống động từ biểu cảm tới cử chỉ. Dù thời lượng xuất hiện không nhiều nhưng bà vẫn có phân đoạn ấn tượng Làng Vũ Đại ngày ấy. Cụ thể là chi tiết vợ thầy giáo Thứ đang nói dối để dành cho chồng bát cháo hoa lúc ốm. Tới nay, NSƯT Thanh Hiền vẫn dành nhiều đam mê với nghiệp diễn xuất. Dự án gần nhất bà tham gia là Bước nhảy Xì-tin (2009).