Phong trào văn hóa phục hưng thể hiện nhiều giá trị to lơn, ngoại trừ

Tóm tắt mục 3. Phong trào Văn hóa Phục hưng

Mục b

b] Phong trào Văn hoá Phục hưng:

- Giai cấp tư sản, một mặt muốn khôi phục lại tinh hoa văn hoá xán lạn của các quốc gia cổ đại Hi Lạp, Rô-ma. Mặt khác cũng góp phần xây dựng một nền văn hoá mới, đề cao giá trị con người, đòi quyền tự do cá nhân, coi trọng khoa học - kĩ thuật. Trào lưu văn hóa này được gọi là phong trào Văn hoá Phục hưng.

- Quê hương của phong trào Văn hoá Phục hưng là I-ta-li-a. Từ đây, phong trào đã lan nhanh sang các nước Tây Âu và trở thành một trào lưu rộng lớn.

- Thời đại Văn hoá Phục hưng chứng kiến sự tiến bộ vượt bậc của khoa học - kĩ thuật, sự phát triển phong phú về văn học và sự nở rộ các tài năng.

- Những cá nhân tiêu biểu thời kì này được gọi là những con người “khổng lổ”. Đó là:

+ Ra-bơ-le vừa là nhà văn, vừa là nhà y học;

+ Đê-các-tơ vừa là nhà toán học xuất sắc, vừa là nhà triết học lớn;

+ Lê-ô-na đơ Vanh-xi vừa là hoạ sĩ thiên tài, vừa là kĩ sư nổi tiếng;

+ Sếch-xpia là nhà soạn kịch vĩ đại,...

- Nội dung chính:

+ Lên án nghiêm khắc Giáo hội Ki tô, tấn công vào trật tự xã hội phong kiến.

+ Đề cao giá trị nhân bản và tự do cá nhân, xây dựng thế giới quan tiến bộ.

- Đây là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hoá, tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại giai cấp phong kiến lỗi thời. Nó đã cổ vũ và mở đường cho văn hoá châu Âu phát triển hơn.

Bức họa "La Giô-công" của Lê-ô-na đơ Vanh-xi

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 - Xem ngay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [282.21 KB, 33 trang ]

Bạn đang đọc: Văn hóa phục hưng đầy đủ nhất – Tài liệu text

Trường ĐHSP TP. Hồ Chí MinhKhoa: Lịch sử

Lớp: Quốc tế học K38 – 2B

2 0 1 4Văn hoá Phục HưngGiảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Văn Sơn Nhóm thực hiện đề tài: Nhóm 6Lời nói đầuTrong lịch sử phát triển của loài người in dấu sâu đậm cuộc lội dòng lịch sử vĩ đại của một nền văn hóa, nền văn hóa đã đánh thức châu Âu thoát khỏi “đêm trường trung cổ” tăm tối. Chúng ta đang nói tới phong trào văn hóa Phục Hưng vĩ đại. Phong trào Văn hoá Phục Hưng đã đánh bại hệ tư tưởng lỗi thời của phong kiến và Giáo hội Thiên chúa, góp phần quan trọng giải phóng tư tưởng tình cảm con người khỏi mọi sự kìm hãm và trói buộc của Giáo hội, đề cao những giá trị tốt đẹp cao quý của con người. Văn hoá Phục Hưng là một bước tiến kì diệu trong lịch sử văn minh ở Tây Âu.Văn hoá Phục Hưng vẫn là “cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại”, mở đường cho sự phát triển cao hơn của văn hoá châu Âu và văn hoá của loài người. Với sự yêu thích nghiên cứu khoa học và cùng với sự trợ hỗ trợ các từ các nguồn tài liệu trong sách vở cũng như các trang mạng uy tín, bài tiểu luận của Nhóm 5 xin đóng góp thêm một số kiến thức cơ bản về phong trào văn hoá Phục Hưng về các thành tựu của phong trào trên lĩnh vực khoa học tự nhiên cũng như trên lĩnh vực khoa học xã hội. Mặc dù đã cố gắng biên soạn nguồn tài liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu khoa học nhưng những sai sót là điều khó tránh khỏi. Chúng em rất mong nhân được sự đóng góp của Thầy và bạn sinh viên để bài tiểu luận có thể được hoàn thiện và tiếp tục phát triển rộng hơn nữa.Thay mặt nhóm,Nguyễn Minh Kha

Phần nội dungI. NHỮNG NÉT CHUNG VỀ PHONG TRÀO VĂN HOÁ PHỤC HƯNG Trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại đã ghi nhận, bất cứ một phương thức sản xuất, một mô hình xã hội hay một hệ tư tưởng nào đó muốn tồn tại và đóng vai trò chủ đạo của xã hội trong một giai đoạn nhất định thì nó cần hội tụ được những yếu tố cơ bản sau: Thứ nhất, mô hình đó phải đáp ứng được tiến trình phát triển khách quan của lịch sử. Thứ hai là phần đông người trong xã hội chấp nhận chung sống và cùng tồn tại với nó. Ngược lại, khi mô hình xã hội hay một hệ tư tưởng nào đó không đáp ứng được những yếu tố tất nhiên thì lịch sử sẽ đào thải và con người sẽ từ bỏ nó để tìm đến một mô hình hay một tư tưởng nào đó phù hợp hơn và giáo hội Kito cũng không nằm ngoài ngoại lệ.Trong phần lớn thời kỳ trung đại, những tư tưởng của giáo hội Kito đã thống trị mọi mặt về đời sống chính trị văn hoá – xã hội của mọi tầng lớp nhân dân. Trong suốt giai đoạn sơ và trung kỳ trung đại thì tất cả các ngành khoa học, duy vật chủ nghĩa đều bị coi là kẻ thù không đội trời chung của giáo hội và họ thẳng tay trừng trị những người nào dám gieo rắc những tư tưởng trái với quan điểm của nhà thờ Kito. Trong thời gian này, với mục đích duy trì sự thống trị của mình thì giáo hội Kito đã thực hiện một nền giáo dục áp đặt, toàn dạy những môn học mang nội dung phản động, phản khoa học mà tiêu biểu nhất là Triết học kinh viện. Khoa học bị coi là đầy tớ của thần học.Sở dĩ trong một thời gian dài, giáo hội Kito thống trị được châu Âu và trở thành hệ tư tưởng chính chi phối trong đời sống chính trị – xã hội của mọi tầng lớp nhân dân đó là do sự hạn chế về trình độ nhận thức của xã hội lúc bấy giờ. Khi một đứa bé được sinh ra thì đã được giáo hội truyền dạy những tư tưởng thần học. Chính vì vậy mà làm cho con người ta lớn lên trong sự cam chịu và chờ đợi sự sống sung sướng ở kiếp sau giống như giáo hội đã tuyên truyền. Họ không còn để ý đến cuộc sống xung quanh, họ cam chịu tất cả với một mong muốn được lên thiên đàng với Chúa. Nhưng tất cả tương lai của họ chưa có ai đoán định được và hiện tại họ đang sống trong sự mê muội, lạc hậu và lịch sư xã hội đang kêu cứu trong sự tụt hậu.Tuy nhiên, lịch sử nhân loại chưa ghi nhận một phương thức sản xuất, một mô hình xã hội hay một hệ tư tưởng nào đó có thể tồn tại được một cách vĩnh viễn mà không bao giờ bị thay đổi và tư tưởng của giáo hội Kito thống trị ở châu Âu cũng vậy. Bước vào thời kỳ trung đại, xã hội Tây

Âu có những biến chuyển hết sức to lớn. Những nền móng vững chắc của chế độ phong kiến bắt

đầu bị rạn nứt trước sự phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Thành thị ra đời ở nhiều nơi và các hoạt động kinh doanh phát triển ngày càng mạnh. Chính điều này đã làm cho cuộc sống của con người dần tách khỏi nền kinh tế tự nhiên, tự cấp tự túc. Kinh tế Tây Âu chứng kiến sự giao lưu, trao đổi buôn bán ngày càng mạnh mẽ. Sự phát triển của kinh tế đã dần làm cho một bộ phận không nhỏ trong xã hội trở nên giàu có đó là sự xuất hiện của một giai cấp mới đó là giai cấp tư sản. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Chỉ trong một thời gian ngắn nó đã chứng tỏ được đây là phương thức sản xuất được sinh ra để thay thế cho phương thức sản xuất phong kiến đã lỗi thời, lạc hậu và không còn phù hợp với tiến trình phát triển chung của lịch sử nhân loại.Tuy nhiên, trong quá trình hình thành và phát triển của mình thì quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đương đầu với một trở ngại rất lớn đó là tư tưởng thống trị của giai cấp phong kiến. Giai cấp phong kiến không dễ gì tự nguyện từ bỏ lợi ích của mình. Chính vì vậy mà giai cấp mới ra đời họ phải đấu tranh quyết liệt trên nhiều lĩnh vực với một mục đích là để giành được thắng lợi về mặt chính trị, tư tưởng. Do đó mà dẫn đến các cuộc đấu tranh giành quyền thống trị giữa hai giai cấp đó là giai cấp tư sản với giai cấp phong kiến và giáo hội Kito cũng đứng chung mặt trận với giai cấp phong kiến.Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng diễn ra trên nhiều mặt khác nhau như văn học, nghệ thuật, các môn khoa học… Thông qua những tác phẩm của mình, các tác giả đã đề cao các giá trị khoa học và tinh thần nhân văn sâu sắc. Đồng thời, nó cũng thể hiện được sự phê phán đối với những tư tưởng bảo thủ, trì trệ của giai cấp phong kiến và giáo hội. Các cuộc đấu tranh này diễn ra thành hai phong trào lớn ở thời hậu kỳ trung đại đó là phong trào cải cách tôn giáo và phong trào Phục Hưng.Một trong những cơ sở quan trọng để phong trào văn hoá Phục Hưng được diễn ra đó là sự phát triển trình độ nhận thức của xã hội dựa trên nền tảng kinh tế ngày càng phát triển. Họ không còn chấp nhận những giáo lý thần học của giai cấp thống trị do nhà thờ đưa ra và họ bắt đầu chống lại. Tuy nhiên để phong trào diễn ra mạnh mẽ và giành thắng lợi thì nền kinh tế phát triển là một yếu tố quan trọng nhưng nó chưa thể là yếu tố đảm bảo mà phải thêm vào đó là những thành tựu về khoa học kỹ thuật được phát minh. Những phát minh đó nó đã chứng tỏ nhiều lĩnh vực, quan điểm của nhà thờ là sai lầm và từ đó người ta mới bắt đầu tin vào khoa học và mở đầu thời kỳ

đấu tranh chống giáo hội một cách mạnh mẽ.

Trong hai thể kỉ 15 và 16, ở châu Âu đã dấy lên một cuộc vận động tư tưởng và văn hóa mới rất mực hòa hứng và quyết liệt, từ trước đến bấy giờ loài người chưa từng thấy. Thoạt tiên, ngọn gió mới thổi lên từ đất Italia. Tiếp đú nó lan rộng ra các nước ở Tây Âu và Trung Âu. Người Italia gọi phong trào này là “Renascita”, người Pháp đặt tên cho nó là “La renaissance”, “Renascita” hay “Renissance” đều cùng một nghĩa; có thể dịch là “Phục Hưng” hoặc “tái sinh” hoặc nôm na hơn nữa có thể dịch là “sống lại”. Nhưng “Phục Hưng” cái gì? Cái gì được tái sinh, được làm sống lại? Một số học giả phương Tây cho rằng phong trào này nhằm “phục hưng” nhằm làm sống lại nền văn hóa cổ đại Hy Lạp và La Mã vừa được phát hiện nhờ những cuộc khai quật, nhờ những bản sách chép tay từ thời đú cũn gìn giữ được. Đúng là từ thế kỉ 14 và tiếp theo là trong hai thế kỉ 15 và 16 ở châu Âu có cả một phong trào đi tìm kiếm những di tích của hai nền văn hóa cổ đại Hy Lạp, La Mã. Người ta đua nhau học tiếng Hy Lạp và tiếng Latinh để đọc các bản sách chép tay đó. Việc dịch thuật, giới thiệu và xuất bản các tác phẩm Triết học, văn học cổ Hy Lạp đã thu hút một số đông những học giả, nhà nghiên cứu, chủ nhà in đỳng là chưa bao giờ Hy Lạp và La Mã cổ đại lại được chú ý được đề cao được say mê đến vậy. Nhưng thật là sai lầm nếu cho rằng mục đích của phong trào văn hóa Phục Hưng là nhằm khôi phục những nền văn hóa cổ đại đó, thật là sai lầm nếu nghĩ rằng phong trào sôi động này chỉ mang ý nghĩa phục cổ đơn thuần.Nhờ được tận mắt nhìn ngắm những di tích còn sót lại của hai nền văn minh Hy Lạp, La Mã mà các cuộc khai quật mới phát hiện được, nhờ được tự mình đọc và tìm hiểu ý nghĩa của các tác phẩm cổ đại Hy, La [qua nguyên tác hoặc qua bản dịch], phương Tây có dịp để đối chiếu và so sánh với nền văn hóa Trung Cổ trong đó có họ đang sống, họ đã rút ra được kết luận quan trọng này: Trung Cổ phong kiến và nhà thờ đã kìm hãm nền văn hóa, hơn thế nữa, đã chà đạp thô bạo lên quyền sống quyền tự do của con người. Họ đã cảm thấy như mình vừa trải qua một đêm trường tăm tối. Họ nhận ra rằng cổ đại Hy Lạp sở dĩ đã xây dựng một nền văn minh rực rỡ chính là vì nó chưa hề biết chế độ phong kiến là gỡ, vỡ nó chưa phải chịu đựng sự thống trị tinh thần của giáo hội Thiên chúa. Ănghen viết: “Trong những cuốn sách viết tay còn cứu vớt được sau nền văn minh Bygiăngxơ đã sụp đổ, trong những pho tượng thời cổ đại khai quật được trong những đống hoang tàn ở La Mã, người ta thấy cả một thế giới mới lạ hiện ra trước mắt phương Tây kinh ngạc: đó là thời cổ đại Hy Lạp; những hình thức chói lòa của nó

đánh tan những bóng ma thời trung cổ”.

Cuộc vận động tư tưởng và văn hóa Phục Hưng đã gặt hái được những mùa hoa trái tốt đẹp, phong phú vô cùng. Nó đó làm cho Tây Âu như bừng thức dậy sau “đờm trường trung cổ”, đưa những nước này tiến nhanh, tiến mạnh vào lịch sử cận đại. Văn hóa Phục Hưng vì vậy được thừa nhận là một trong những nền văn hóa rực rỡ của loài người. Tác động thúc đẩy của cuộc vận động tư tưởng và văn hóa Phục Hưng đối với lịch sử phương Tây và lịch sử nhân loại nói chung là điều đã rõ ràng. Tuy nhiên, lại phải thấy rằng bản thân cuộc vận động tư tưởng và văn hóa đó là sản phẩm của một bước ngoặt lịch sử, do những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội bấy giờ đòi hỏi, tạo ra và quy định. Cần tránh hai khuynh hướng sai lầm khá phổ biến xưa nay là “trung cổ húa”hoặc “hiện đại húa” thời phục hưng. Khuynh hướng thứ nhất phủ nhận chất lượng mới của thời Phục Hưng, chỉ coi nó như giai đoạn sau của trung cổ, coi những thành tựu của nó như là hoa qủa muộn mằn của Trung Cổ, do Trung Cổ gieo giống và chăm nom. Về thực chất khuynh hướng này do các học giả nặng đầu óc bảo thủ, gắn bó với lập trường và quan điểm của giai cấp quý tộc phong kiến và đẳng cấp tăng lư để xuất ra. Khuynh hướng thứ hai thì ngược lại, nó quan niệm rằng phục hưng là sự “cắt đứt” hoàn toàn với Trung Cổ và mở đầu cho thời hiện đại. Khuynh hướng này đề cao Phục Hưng nhằm tô vẽ cho nền văn minh tư sản. Những kẻ đề xướng khuynh hướng đó nhấn mạnh rằng: buổi bình minh của kỷ nguyên tư bản chủ nghĩa thật là huy hoàng tráng lệ và đú chớnh là sự tự khẳng định của chủ nghĩa tư bản ngay trong buổi mới trào đời, là cống hiến đầu tiên, to lớn của chủ nghĩa tư bản đối với lịch sử nhân loại Bước ngoặt đú đó diễn ra trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, tôn giáo tư tưởng, khoa học kĩ thuật, văn học nghệ thuật. Nó làm biến đổi sâu sắc đời sống vật chất và tinh thần của xã hội Tây Âu, phơi bày tính chất trì trệ lạc hậu lỗi thời của những thiết chế tinh thần vật chất của chế độ phong kiến và của nhà thờ Trung Cổ. Nó tạo nên một đà phát triển cho các lĩnh vực nói trên, khiến cho xã hội Tây Âu vào nửa sau của thế kỉ 16, đầu thế kỉ 17 thực sự đã mang lại một bộ mặt mới, mạng lại khởi sắc phồn vinh đầy khí thế. Vùng bắc Italia là một trung tâm kinh tế và một trung tâm văn hóa phát triển sớm hơn cả [từ thế kỉ 14]. Ở đó, các quốc gia-đụ thị như Vơnidơ, Giờnơ, Plorăngxơ đó chứng kiến một thời kì phát đạt của công thương nghiệp, xưa nay chưa từng thấy. Trên cơ sở một nền kinh tế công thương nghiệp phát triển như vậy, một nền văn học nghệ thuật mới, phong phú, rực rỡ đã đơm hoa kết quả. Chính vì vậy mà Italia trở thành cái nôi của phong trào văn hóa Phục Hưng.Vùng thấp

[gồm các nước Hà Lan, Bỉ và Luychxămbua ngày nay] cũng là một trung tâm kinh tế và văn hóa

hình thành tương đối sớm [hầu như cũng một lúc với vùng bắc Italia]. Ở đó, các đô thị như Bơruygiơ, Anve [ngày nay thuộc Bỉ] Amxtộcdam[nay thuộc Hà Lan ]cũng tấp nập trù phú vụ cựng. Chính nhờ vậy mà nơi đây cũng từng là một trung tâm văn hóa mới của thời kì Phục Hưng. Sau sự kiện Côngxtăngtinốp bị Thổ Nhĩ Kì chiếm đóng [1453] cắt đứt đường giao thông buôn bán giữa Tây và Đụng, cỏc nước phương Tây bèn lao đi tìm những con đường liên ngạch, buôn bán mới. Các phát kiến địa lý đã dẫn tới một kết quả to lớn, bất ngờ, ngoài dự kiến. Trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, Mác và Ănghen đã nới về ý nghĩa đó như sau: “Việc tìm ra châu Mĩ và đường hàng hải quanh châu Phi đã tạo ra cho giai cấp tự sản đang lên một trường hoạt động mới. Thị trường Ấn Độ và Trung Hoa, việc chiếm châu Mĩ làm thuộc địa, việc buôn bán với các thuộc địa, việc tăng thêm một số phương tiện trao đổi và số lượng hàng hóa những cái ấy nói chung đã đem lại cho thương nghiệp, hàng hải, công nghiệp một đà phát triển chưa từng có, và do đó, đã làm cho yếu tố cách mạng phát triển nhanh chóng trong lòng xã hội phong kiến đang suy tàn. Phương thức kinh doanh phong kiến hay phường hội trước kia không còn có thể thỏa mãn được nhu cầu đang lên theo sự mở mang nhiều thị trường mới. Thời đại phục hưng còn được đánh dấu bằng một phong trào cải cách tôn giáo rộng lớn, sôi động, xưa nay chưa từng thấy. Kết quả bước đầu là nền “độc tài tinh thần của giáo hội bị phá vỡ”, đại bộ phận các dân tộc Giộcmanh đã bỏ thẳng giáo hội để theo đạo Tin lành, đồng thời trong các dân tộc Latinh một thứ tư tưởng tự do phê bình hoạt bát, hấp thu của người Ả Rập, và thấm nhuần thứ Triết học Hy Lạp vừa mới phát hiện ra, càng ngày vàng ăn sâu vào tinh thần người ta và chuẩn bị cho chủ nghĩa duy vật hồi thế kỉ 18 ra đời [Ănghen: lời nói đầu cuốn Phép biện chứng của thiên nhiên.]. Nói tóm lại, đúng như Ăngghen đã nhận định, thời đai Phục Hưng là “bước ngoặt tiến bộ, vĩ đại nhất, từ trước đến bấy giờ loài người chưa từng thấy”. Bước ngoặt đú đó diễn ra, làm thay đổi mọi mặt kinh tế, chớnh trị-xó hội, tôn giáo, tư tưởng và tinh thần. Chính trong bối cảnh đó, văn học nghệ thuật Phục Hưng đã nở hoa kết quả, một mùa hoa quả tốt dẹp hiếm có.II. Một số nét lớn của phong trào văn hoá Phục HưngThời hậu kỳ trung đại, ở Tây Âu đã có nhiều phát minh có ý nghĩa to lớn và đó là cơ sở, tiền đề quan trọng cho sự nhận thức của con người như: thuật ấn loát của Gutenberg, nghề nấu thép, đúc súng đạn… Thời kỳ này cũng có nhiều phát kiến địa lý lớn đem lại nhiều giá trị khoa học và nó

làm thay đổi sự nhận thức của con người về nhiều lĩnh vực.

Phong trào văn hoá Phục Hưng diễn ra đầu tiên ở Italia vì có rất nhiều nguyên nhân tác động. Thứ nhất đó là bước vào thế kỷ XIV ở Italia đã có những thành thị tự do phát triển mạnh mẽ như những quốc gia riêng biệt như: Phirenxe, Venexia, Milano… Ở những thành thị này, quan hệ tư bản chủ nghĩa chiếm địa vị thống trị. Thứ hai là Italia là quê hương của nền văn minh La Mã cổ đại, nhưng bước vào thời sơ và trung kỳ trung đại thì những giá trị văn hoá, thành tựu của nền văn minh này đã bị tiêu diệt đi vào quá khứ. Giờ đây, khi nền kinh tế phát triển, người Italia nhớ lại về quá khứ của cha ông mình và họ muốn khôi phục lại những giá trị đó. Phong trào bắt nguồn từ Ý, sau đó truyền sang Pháp qua cuộc chiến tranh Pháp – Ý. Tiếp đó, phong trào văn hoá Phục Hưng tiếp tục truyền sang các nước khác như Hà Lan, Anh, Đức và có ảnh hưởng nhiều đến các quốc gia này.Sự ra đời và phát triển của phong trào văn hoá Phục Hưng là điều tất yếu trong quá trình phát triển và đi lên của lịch sử nhân loại. Cả Tây Âu suốt trong một thời kỳ dài bị đắm chìm trong sự lạc hậu và tăm tối, giờ đây dưới tác động của những tư tưởng tiến bộ và mang màu sắc tự do thì đó chính là những động lực to lớn cho sự thay đổi của xã hội. Phong trào văn hoá Phục Hưng không chỉ diễn ra ở một lĩnh vực riêng lẻ mà nó được diễn ra ở hầu khắp các lĩnh vực như: văn học, nghệ thuật, khoa học… Những thành tựu trong các lĩnh vực trên trong thời kỳ này hết sức to lớn. Văn học, nghệ thuật trong thời kỳ này được coi là khuôn mẫu và tuyệt tác mà các thế hệ sau phải thán phục. Có thể coi phong trào văn hoá Phục Hưng gồm có các nét lớn sau:– Phong trào diễn ra trên một địa bàn rộng lớn, có sự lan truyền nhanh chóng và có ảnh hưởng mạnh mẽ tới đời sống văn hoá, chính trị xã hội ở những nơi phong trào diễn ra, đạt những thành tựu hết sức lớn lao và có nhiều lĩnh vực là tiền đề quan trọng, không thể thiếu cho sự phát triển của xã hội.– Nội dung chủ yếu của các thành tựu được các tác giả phản ánh qua những tác phẩm của mình, đó là sự đề cao giá trị con người và tự do cá nhân, nó mang đầy ý nghĩa nhân văn và ý nghĩa khoa học. Đồng thời nó phê phán, bác bỏ những quan điểm lạc hậu, bảo thủ của chế độ phong kiến và giáo hội bằng những cách thể hiện hết sức đa dạng, kín đáo.– Những thành tựu trên các lĩnh vực của phong trào văn hoá Phục Hưng là điểm hội tụ sáng nhất của các giá trị nghệ thuật và là nền tảng lớn nhất của khoa học thời cận đại.III. Những thành tựu của phong trào văn hoá Phục hưng

1. Triết học và khoa học tự nhiên

a. Tiền đề chungQuá trình phát minh trong khoa học dù đó là một hệ tư tưởng mới, một quan điểm mới, thì phần lớn đều phải có sự kế thừa những gì đã có và phát triển thêm những giá trị tiến bộ, phù hợp với lịch sử tồn tại lúc bấy giờ. Trong thời kỳ văn hoá Phục Hưng và hậu Phục Hưng cũng vậy. Trong tất cả các lĩnh vực như Triết học, thiên văn học, Toán học… thì thời kỳ tiền Phục Hưng đều đã có với những nhà khoa học nổi tiếng trên nhiều lĩnh vực như Aristotle, Ptolemy, Plato… Họ được coi là những nhà khoa học vĩ đại của thời cổ đại và những quan điểm của họ vẫn luôn có ảnh hưởng to lớn đến mọi thời đại.Tuy nhiên, trong tiến trình phát triển đi lên của lịch sử nhân loại, rất nhiều quan điểm của họ đã không còn phù hợp và đòi hỏi cần có những nghiên cứu để chứng minh những quan điểm đó là sai và phải thay bằng một quan điểm mới đúng hơn. Do đó, tiền đề quan trọng nhất của những phát minh khoa học tự nhiên thời kỳ văn hoá Phục Hưng đó là sự kế thừa những giá trị khoa học tiền Phục Hưng.Tiền đề thứ hai có thể nói là sự tổng hợp của nhiều yếu tố về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội có sự thay đổi đã tạo ra sự nhận thức mới về thế giới và cộng thêm vào đó là sự tồn tại của giáo hội với thần quyền thống trị về mặt tinh thần của xã hội con người với những quan điểm sai lệch và bảo thủ. Chính điều này đã đặt ra cho các nhà khoa học chân chính những nội dung cần giải quyết.Khoa học thời tiền văn hoá Phục Hưng thường gắn liền với Triết học. Mà Triết học kinh viện với sự phục tùng thần học một cách mù quáng đã làm tê liệt mọi tìm tòi, nghiên cứu ngăn cản mọi tiến bộ của khoa học. Chính vì vậy, khoa học muốn phát triển thì nó phải đấu tranh với Triết học kinh viện và đồng nghĩa với nó là đối đầu với giáo hội.Những quan điểm và nội dung mà các nhà khoa học đưa ra thường trái với quan điểm của nhà thờ. Chính vì vậy, giáo hội đã coi khoa học và các nhà nghiên cứu khoa học là những kẻ thù. Họ đã nhân danh đức Chúa trời để phán xử, gán ghép những tội lội cho các phát minh, sáng chế hay những tư tưởng tiến bộ để từ đó trừng trị họ. Mặc dù các nhà khoa học phải trả giá cho những phát minh, những quan điểm của mình bằng chính mạng sống của bản thân.Bằng niềm đam mê của mình, trong suốt thời kỳ văn hoá Phục Hưng và một giai đoạn hậu Phục Hưng nữa thì đã có rất nhiều các phát minh, quan điểm mới được đưa ra bởi các nhà khoa học

trên nhiều những lĩnh vực như: Triết học, Thiên văn học, Vật lý, Toán học, Y học… Với một đội

ngũ các nhà khoa học đông đảo và đầy nhiệt huyết trong đó tiêu biểu nhất như: Descartes, Copernicus, Bruno, Galilei, Kepler… Những phát minh của họ dù ở lĩnh vực nào đi chăng nữa nó cũng có những tác động to lớn đến lịch sử phát triển của nhân loại. Nó là một trong những nhân tố quyết định nhất để phá tan đêm trường trung cổ đã bao vây lấy châu Âu ngót 1000 năm bằng những tư tưởng, quan điểm hết sức lạc hậu và thủ cựu. Những phát minh đó đã tạo ra một động lực hết sức to lớn để châu Âu nói riêng và thế giới nói chung tiến vào giai đoạn phát triển mới. Những phát minh, sáng chế của các nhà khoa học trong thời kỳ này là một trong những nền tảng quyết định cho sự phát triển của nền khoa học cận – hiện đại ngày nay.b. Triết học Vào thời kỳ trung đại, với sự phá hoại của những cuộc chiến tranh chinh phục kéo dài suốt mấy thế kỷ, nó đã làm cho di sản văn hoá cổ điển vốn đã bị phá hoại nhiều lần, chẳng hạn như hoạt động phá hoại mang tính huỷ diệt của người Visi Goth và người Vandal, thêm nữa là cuộc hỗn chiến của tầng lớp thống trị Germans càng làm cho nền văn minh La Mã suy sụp tới mức không thể tưởng tượng. Chính Charlemagne đã thừa nhận. Ông nói: trong một thời gian dài đã qua, do tiền nhân sơ suất nên công tác văn hoá giáo dục bị lãng quên. Giáo sĩ không biết viết, không thể nào hiểu được kinh thánh, hiểu sai là điều hết sức nguy hiểm.Trong điều kiện lịch sử như vậy, giới giáo sĩ đạo Cơ Đốc đã nắm địa vị và lũng đoạn tri thức giáo dục. Cũng trong thời kỳ này ở Tây Âu giáo hội Cơ Đốc có một địa vị cực kỳ quan trọng. Những quan điểm của giáo hội nó đã xâm nhập vào toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội. Những ngành thuộc về ý thức hệ trong đó có Triết học đều phủ lên một màu sắc thần học hết sức sâu đậm. Lợi dụng địa vị của mình, giáo hội đã chi phối toàn bộ các hoạt động giáo dục trên các lĩnh vực như: khoa học, Triết học… để phục vụ cho thần học mà không ngoài mục tiêu đó là duy trì địa vị thống trị của mình.Trong xã hội Tây Âu thời bấy giờ, các cuộc đấu tranh chống phong kiến của nhân dân liên tục xảy ra, thêm vào đó là những kỳ tích về thánh đồ, những câu chuyện mê tín và cả những môn học của cha cố xuất hiện ở giai đoạn sau của đế quốc La Mã đã không còn gạt gẫm người dân được nữa và nó cũng không đáp ứng được nhu cầu của giai cấp thống trị đương thời. Trong bối cảnh đó, Triết học kinh viện đã kịp thời xuất hiện. Đó là Triết học Cơ đốc giáo, nó chiếm địa vị thống trị trong thời kỳ trung cổ tại châu Âu. Như vậy, cũng phải thấy rằng nó đã đáp ứng được

yêu cầu của lịch sử lúc bấy giờ.

Chủ nghĩa kinh viện [scholasticism] trở thành thuật ngữ để chỉ về hệ thống tư tưởng có ưu thế được triển khai bởi các giáo sư trong các trường học và phương pháp họ dùng để giảng dạy Triết học. Các nhà Triết học kinh viện cho rằng mọi chân lý cuộc sống đã được “thánh kinh” nói rõ tất cả và không được nghi ngờ những điều đã được ghi trong đó. Nhiệm vụ của các nhà Triết học là giảng giải lại những chân lý mà “thánh kinh” đã đề cập và tìm ra những chứng cứ hợp lý cho tín ngưỡng. Những nhà Triết học ở giai đoạn này gần như là những người cuồng tín. Họ tin một cách thành kính vào những điều ghi trong thánh kinh. Suốt cả cuộc đời họ cứ ngày này qua tháng khác sống trong nhà thờ, học viện của giáo hội và họ cùng với nhau bàn bạc về kinh sách, giáo lý chứ không hề quan tâm tới việc nghiên cứu vạn vật ngoài tự nhiên, cũng không tiếp xúc với thực tế. Họ phủ nhận tất cả các hoạt động của cảm tính. Suốt cả cuộc đời, họ chỉ chuyên tâm vào việc đọc thánh kinh, giải thích giáo lý. Họ tìm hiểu những nội dung trong chủ nghĩa duy tâm của Aristotle cũng như diễn giải theo logic của loại Triết học này nhằm mục đích là khẳng định những hoạt động của loài người chịu sự chi phối của thượng đế, họ thần thánh chế độ phong kiến để cho mọi người phải phục tùng sự thống trị của giáo quyền. Với những quan điểm mang màu sắc thần học nên những vấn đề các nhà Triết học đưa ra để tranh luận cũng mang đậm màu sắc thần thánh, huyền bí và không có giá trị khoa học như: “Các thiên thần ăn gì, họ có cần ngủ hay không, hoa hồng trên thiên đường có gai hay không… những vấn đề họ đưa ra để tranh luận thật hết sức hoang đường và chẳng đóng góp được gì cho tiến bộ của xã hội loài người.Cà một thời kỳ dài của lịch sử Tây Âu, do sự chi phối của giáo hội Cơ đốc, Triết học đã không có sự phát triển do đó mà không tạo ra được một nền tảng vững chắc cho các ngành khoa học khác phát triển. Tinh thần khoa học bị bó buộc trong những quan điểm thần học mà đại diện của nó là Triết học kinh viện.Người tiêu biểu và nổi tiếng nhất của Triết học kinh viện đó là Thomas Aquinas [1225 – 1274]. Cha ông là Bá tước Aquino, người đã từng hy vọng con mình sau này có một địa vị cao trong giáo hội. Vì vậy mà ngay từ lúc 5 tuổi ông đã được đưa vào đan viện Monte Cassino và theo học 9 năm tại đan viện dòng Biển Đức. Sau đó ông chuyển vào học tại Đại học Napoli và trong thời gian theo học ở đây ông bị thu hút bởi các tu sĩ dòng Đa Minh và quyết định gia nhập dòng này. Người có ảnh hưởng nhiều đến quan điểm của Aquinas đó chính là Albert Cả. Ông này là người có kiến thức sâu rộng. Ông đã đọc và biết hầu hết các tác giả cổ điển của Kito giáo, Do Thái giáo

và Ả Rập. Tuy nhiên, ông được coi là người có đầu óc bách khoa toàn thư hơn là sự sáng tạo.

Albert coi Aristotle là nhà Triết học vĩ đại nhất và sở dĩ tư tưởng của Aristotle trở thành tư tưởng chủ đạo của thế kỷ XIII, phần lớn là nhờ công của Albert.Với một ông thầy như vậy thì Thomas Aquinas cũng tìm thấy ở Aristotle nguồn trợ giúp quan trọng nhất cho khoa học thần học và Kito giáo. Những thành tựu nổi bật nhất của Aquinas đó chính là các tác phẩm lớn về thần học: Summa contra entiles [Tổng luận cống lại Dân Ngoại đạo] và Summa Theologica [Tổng luận Thần học].Một trong những quan điểm nổi tiếng của ông về trật tự thế giới đó là ông cho rằng vũ trụ được sắp xếp theo đẳng cấp bậc thang. Bắt đầu từ phi sinh vật rồi đến thực vật, động vật và tới con người sau đó là thánh đồ, thiên thần và cao nhất là thượng đế. Trong hệ thống đó, cấp dưới lệ thuộc vào cấp trên, do cấp trên cai quản. Từ đó, ông luận chứng trật tự trên mặt đất cần phải phục tùng trật tự trên trời, cuộc đời hiện tại phải phục tùng cuộc đời mai sau. Triết học phải phục tùng thần học, tri thức phải nhường chỗ cho tín ngưỡng. Ông cho rằng mối quan hệ trong xã hội phong kiến là tự nhiên và hợp lý. Nếu ai muốn thay đồi sự sắp xếp của thượng đế trong xã hội thì đó chính là kẻ đã phạm trọng tội.Cùng với sự lũng đoạn của giáo hội Cơ Đốc về mọi mặt, Triết học kinh viện đã chiếm lĩnh các trường học Tây Âu trong suốt một thời gian dài. Với những quan điểm mang đậm màu sắc thần học nhằm bảo vệ quyền lợi của giai cấp mình. Giáo hội đã không cho khoa học có con đường thuận lợi để phát triển. Cả xã hội Tây Âu trong thời kỳ này đang chìm đắm trong sự tối tăm và mê muội, người ta chỉ biết đến những lời giảng của các nhà Triết học kinh viện, mà lời giảng của họ chẳng khác gì mấy so với lời dạy của kinh thánh. Cả xã hội đang chìm trong sự mê tín, lạc hậu và chưa có lối thoát.Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của các mặt trong đời sống xã hội nhất là những thay đổi về kinh tế đã làm cho các ngành khoa học có bước phát triển mới, trong đó có Triết học. Mặc dù những lời giảng của giáo hội cũng đã bao hàm sự ngăn đe và trừng trị nghiêm khắc những ai dám đưa ra quan điểm trái với Triết học kinh viện, tuy nhiên tinh thần khoa học chân chính, đã có rất nhiều người dũng cảm đưa ra những quan điểm dựa trên sự quan sát và nghiên cứu của mình. Mặc dù so với thời đại hiện nay, những quan điểm đó cũng có những hạn chế nhất định, song so với thời đại hiện đại nó là những bước tiến bộ vượt bậc trong sự nhận thức của con người. Nó cũng là nền tảng cơ bản và hết sức có ý nghĩa để cho Triết học sau này tự hoàn thiện và đem lại

những giá trị thiết thực như ngày nay. Trong đó tiêu biểu là Roger Bacon [1214 – 1294]. Ông là

một giáo sư của trường Đại học Oxford, ông đã chú trọng đến thực nghiệm và nó có tác dụng nhất định trong sự phát triển của khoa học tự nhiên. Bacon còn vạch trần những hành động xấu xa của giáo hoàng và bọn tăng lữ, chỉ trích giáo hội là nguồn gốc của sự gạt gẫm và nói dối. Chính vì vậy mà ông đã bị giáo hội hãm lại và bị giam trong ngục suốt 12 năm.Trong sự ngột ngạt của Triết học nói riêng và các ngành khoa học khác nói chung, thì với những yếu tố thuận lợi mà phong trào văn hoá Phục Hưng đang diễn ra thì nó đang mang lại những sức bậc lớn cho các ngành khoa học trong đó có Triết học. Những thành tựu của Triết học trong thời kỳ này được kế thừa những giá trị Triết học trước đó với những tư tưởng tiến bộ. Các nhà Triết học đã chọn lọc những giá trị khoa học trong các quan điểm của các nhà Triết học trước. Đồng thời với tư tưởng và sự nghiên cứu sâu sắc của mình mà quan trọng nhất là sự dũng cảm dám đương đầu với giáo hội. Các nhà Triết học thời kỳ này đã đóng góp rất lớn cho sự tiến bộ của khoa học tự nhiên nói riêng và sự phát triển của thế giới nói chung. Bằng những quan điểm của mình và dựa trên sự quan sát từ cuộc sống thực tế, các nhà Triết học đã đưa ra những luận điểm khoa học, trái với những quan điểm của giáo hội và mở đường cho sự nhận thức mới. Điều này chính là nhân tố mở đường, tạo điều kiện cho khoa học tự nhiên phát triển đồng thời nó là cơ sở để đánh đổ những quan điểm sai lệch và bảo thủ của giáo hội.Một trong những nhà Triết học nổi tiếng đã dám dũng cảm tuyên bố những quan điểm chống lại giáo hội đó chính là Giordano Bruno. Ông sinh năm 1548 và mất năm 1600. Ông là nhà khoa học, nhà Triết học vĩ đại, là chiến sĩ dũng cảm trên mặt trận khoa học. Ông đã đấu tranh không thoả hiệp nhằm chống lại Triết học kinh viện và hăng hái tuyên truyền thế giới quan duy vật. Bruno là người theo thuyết nhật tâm của Copernicus và ông cũng đã kế thừa những quan điểm duy vật và vô thần của các nhà duy vật cổ đại. Ông đã xây dựng một quan niệm duy vật mới về vũ trụ. Phạm trù trung tâm của Triết học mà Bruno nêu lên là cái duy nhất, đó chính là thượng đế tồn tại dưới dạng tự nhiên, “tự nhiên là Thượng đế trong sự vật hiện tượng” như một thế giới độc lập không do một lực lượng nào sáng tạo ra cả. Ông đã đưa thượng đế lại gần với giới tự nhiên và con người mà trong nhiều trường hợp ông đã đồnh nhất chúng. Chính sự đồng nhất thượng đế với tự nhiên, với sự vật và đã làm nảy sinh chủ nghĩa đa thần của Bruno và nó hoàn toàn đối lập với quan điểm của Thiên chúa giáo.Một cống hiến vô cùng quan trọng của Bruno đó là ông đã phát triển thêm học thuyết của

Copernicus đó là quan điểm mới về vũ trụ. Theo ông, vũ trụ là vô tận, ngoài hệ thống Mặt Trời

của chúng ta còn vô số tinh cầu khác, quả đất chỉ là hạt bụi nhỏ bé trong khoảng không mênh mông vô tận của vũ trụ. Vì vậy, không có một hành tinh nào thực sự là trung tâm của vũ trụ, sự sống và con người có thể có trên những hành tinh khác của vũ trụ bao la, không có chúa trời nào thống trị vũ trụ cả. Đây chính là một tư tưởng vô cùng sáng tạo của Bruno cho việc khẳng định bản chất vật lý giống nhau của vũ trụ. Điều này hiện nay các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục chứng thực và tìm kiếm trên cơ sở dựa trên những tư tưởng rất sâu sắc của Bruno đưa ra.Những quan điểm mới của Bruno là đòn đánh mạnh vào Triết học kinh viện thời bấy giờ. Bởi vì với quan điểm của Triết học kinh viện thì Chúa là đấng tối cao, sáng tạo ra thế giới và không có ai là sức mạnh hơn Thiên Chúa và với quan điểm cho rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ thì giờ đây tất cả đã bị đảo ngược bởi quan điểm của Bruno.Về lý luận nhận thức, Bruno cũng đưa ra những quan điểm khác so với Triết học kinh viện. Bruno cho đối tượng nhận thức là thế giới tự nhiên và chia quá trình nhận thức ra làm ba giai đoạn: giai đoạn ban đầu là nhận thức cảm tính và chỉ có ý nghĩa đánh thức trí tuệ, giai đoạn thứ hai là lý trí, giai đoạn thứ ba là trí tuệ.Triết học kinh viện đề cao việc nhận thức những nội dung chính của kinh thánh và tìm cách gò ép nó cho phù hợp với thực tế, do đó mà họ không quan tâm đến nhận thức thế giới bên ngoài. Họ cho rằng tất cả đã được thánh kinh và Aristotle giải quyết hết rồi. Nhưng giờ đây, Bruno cho rằng: đối tượng nhận thức của con người không phải là kinh thánh mà là giới tự nhiên vô tận. Việc này đã khai đường cho một chiều hướng nghiên cứu mới, bởi vì đối tượng này chưa được nghiên cứu nhiều và loài người muốn phát triển thì yếu tố không thể thiếu đó là phải nhận thức thế giới tự nhiên. Và ngày nay, dù khoa học đã rất phát triển nhưng con người vẫn chưa nhận thức hết được giới tự nhiên và vẫn đang tiếp tục nghiên cứu. Điều này khẳng định, quan điểm của Bruno đưa ra hoàn toàn chính xác.Tất cả những quan điểm của Bruno đã làm cho giáo hội tức giận. Bruno đã bị giáo hội La Mã thiêu sống. Mặc dù Bruno không còn nữa, nhưng những giá trị mà ông đóng góp cho khoa học thì không một ai có thể phủ nhận được. Cho dù giáo hội có cấm đoán như thế nào đi chăng nữa thì những giá trị mà ông đóng góp cho khoa học vẫn luôn toả sáng và có tác động mạnh mẽ đến thế hệ các nhà khoa học sau này. Bruno vẫn mãi được coi là một trong những con người vĩ đại nhất đi tiên phong trên con đường giải phóng khoa học ra khỏi chủ nghĩa kinh viện và mở ra một

chương mới cho lịch sử phát triển đi lên của xã hội loài người.

Xem thêm: Asus TUF Gaming FX504GD Core i5-8300H giá rẻ, uy tín

Sau sự mở đường của nhiều nhà Triết học mà đại diện tiêu biểu có Roger Bacon, Bruno… thì một thời kỳ phát triển các quan điểm tiến bộ của ngành Triết học đã được mở ra mà đại diện tiêu biểu có Francis Bacon [1561 – 1621]. Ông là nhà Triết học vĩ đại thời cận đại. Các Mác đã đề cao vai trò của Francis Bacon và coi ông là ông tổ của chủ nghĩa duy vật Anh và khoa học thực nghiệm. Balcon đã mở ra một chương mới cho lịch sử Triết học Tây Âu.Khác với thời kỳ trước, Balcon đã nhận thấy vai trò đặc biệt quan trọng của khoa học, Triết học và sự cần thiết phải đẩy mạnh sự phát triển của chúng như một nền tảng trong công cuộc xây dựng đất nước. Ông coi đó là một phương tiện cơ bản nhằm xoá bỏ những bất công trong xã hội và xây dựng cuộc sống phồn vinh. Trên cơ sở nhận thức như vậy, ông đã đưa ra những tư tưởng hết sức tiến bộ và được đánh giá cao đó là ông đã khẳng định: phải cải tạo chính xã hội hiện thực đương thời trên cơ sở phát triển khoa học và Triết học, chứ không phải bằng cách tạo ra mô hình lý tưởng như những nhà nhân đạo cộng sản không tưởng. Đây được coi như là một bước mở đầu cho việc đánh giá vai trò của những thành tựu khoa học cho sự đi lên của tiến bộ nhân loại chứ không phải thánh kinh có thể làm thay đổi thế giới.Bacon cho rằng, mục đích của xã hội là nhận thức các nguyên nhân, các sức mạnh bí ẩn của các sự vật và mở rộng sự thống trị của con người đối với tự nhiên trong một chừng mực con người có thể làm được. Quan điểm này cũng giống với quan điểm của Bruno và nó góp phần củng cố thêm về mặt lý luận để khai phá ra con đường chinh phục thiên nhiên của loài người. Nếu như trước đây, giáo hội bằng những giáo lý thần học của mình đã đào tạo ra những “sản phẩm” không biết hoài nghi mà chỉ nghe và làm theo thánh kinh, thì giờ đây với quan điểm này, con người có thể chinh phục được tự nhiên ở một mức độ nào đó.Theo Bacon, khác với các bộ môn Lịch sử và các dạng nhận thức nghệ thuật chỉ đơn thuần dựa vào khả năng trí nhớ hay biểu tượng của con người thì Triết học và khoa học mang tính lý luận và khái quát cao. Trong đó tư duy Triết học là tư duy lý tính và mang trí tuệ cao nhất. Do đó, ông đánh giá cao vai trò của tri thức lý luận trong việc cải tạo xã hội. Bacon khẳng định “tri thức là sức mạnh”. Và đây chính là tuyên ngôn gạt bỏ sức mạnh của Chúa, bởi vì từ trước đến nay người ta luôn coi Chúa là đấng sáng tạo tối cao và có quyền uy tuyệt đối. Nhưng giờ đây, sức mạnh của con người không phải là ở Chúa mà là ở tri thức. Cũng từ đây, ông đã đưa ra một lý luận mang tính cách mạng đối với xã hội thời bấy giờ đó là coi “hiệu quả và sự sáng chế thực tiễn là người

bảo lãnh và ghi nhận tính chân lý của Triết học”. Muốn chinh phục tự nhiên thì con người phải

nhận thức các quy luật của nó, vận dụng và tuân thủ theo chúng. Đây là sự tiến bộ vượt bậc trong nhận thức của con người thời bấy giờ.Trên các bục giảng của nhà trường bị ảnh hưởng của thần học, thì các nội dung về khoa học tự nhiên và nhất là sự nhận thức của con người về mặt lý tính bị hạn chế một cách khắc nghiệt. Chính vì vậy mà Triết học nói riêng và các ngành khoa học khác nói chung đã không có điều kiện để phát triển. Giờ đây, với sự phát triển và chứng minh được quan điểm của mình là đúng đắn thì Bacon đã mở ra một con đường mới cho Triết học phát triển và những giá trị của Triết học chỉ đúng đắn khi đã kiểm nghiệm được qua thực tiễn.Và chính thực tiễn sẽ kiểm nghiệm chân lý đó đúng hay sai như ngày nay chúng ta vẫn sử dụng. Quan điểm này đã đánh mạnh vào chủ nghĩa Triết học kinh viện chỉ biết dựa vào lý thuyết và những giáo lý thần học mà không biết đến thực tế là gì.Những đóng góp của Balcon cho sự phát triển của Triết học và sự tiến bộ của nhân loại là hết sức to lớn. Ông không những chỉ ra được sự đúng đắn của bản chất và nhiệm vụ của Triết học mà còn đưa ra những quan điểm của mình về thế giới. Ông đã kế thừa những giá trị về Triết học của các thời kỳ trước và phát triển các quan niệm duy vật thời cổ đại. Bacon cho rằng: để giải thích được tính muôn màu của thế giới chỉ cần vật chất là đủ. Để giải thích quan điểm của mình, ông đã cải biến những quan điểm duy vật của Aristotle. Ông đã xoá bỏ nguyên nhân mục đích của các sự vật và cho rằng mọi cái trên thế gian chỉ tồn tại từ ba nguyên nhân chính: hình dạng, vật chất và vận động. Bacon đã tiến một bước rất xa so với các nhà Triết học trước đó và đương thời khi quan niệm rằng có sự thống nhất giữa vật chất và vận động, giữa bản chất của sự vật và vận động của nó, khẳng định vận động là đặc tính của sự vật. Bacon cho rằng nhận thức sự vật là nhận thức vận động của chúng. Bacon đã tìm ra cách phân loại các dạng vận động. Theo ông có tất cả 19 dạng vận động. Tuy nhiên, so với hiện nay thì cách phân loại vận động của Bacon thì vẫn còn một số hạn chế nhất định như: chưa biết phân loại cấu trúc của vật chất mà hầu như quy toàn bộ các dạng vận động thành hình thức vận động cơ học, không thấy được sự phát triển của thời gian vật chất đã xuất hiện nhiều hình thức vận động khác nhau về chất, phù hợp với trình độ cấu trúc của vật chất. Những hạn chế này là điều không thể tránh khỏi với điều kiện lịch sử lúc đó.Muốn làm thay đổi quan niệm hay nhận thức của người đương thời về một vấn đề nào đó thì

nhận thức luận và phương pháp luận luôn là vấn đề then chốt. Khi một quan điểm của một cá

nhân, tổ chức nào đưa ra mà không đề ra được cơ sở cho nhận thức luận và phương pháp luận thì sẽ không tránh khỏi sự đào thải của lịch sử. Lịch sử sẽ là nơi phán xét phương pháp nhận thức đó đúng hay sai. Bacon đã có một hoài bão đó là muốn xây dựng một cách nhìn mới về thế giới thật sự khách quan. Ông nói “Mục đích của tôi là ở chỗ chỉ ra uy thế thực sự của khoa học mà không cần phải tô vẽ cường điệu và làm rõ ý nghĩa và giá trị chân chính của nó”. Ở đây với quan điểm của mình Bacon đã cho rằng một khi khoa học đã giải quyết được những vấn đề thực tế và đúng đắn phù hợp với khách quan thì không cần những lời quảng cáo rẻ tiền. Đó chính là sức mạnh của khoa học chân chính và muốn nhận thức được nó thì phải có cái nhìn một cách chân thực.Việc Bacon đòi hỏi nhận thức sự vật phải hoàn toàn khách quan và hợp lý. Ông nhận xét chung rằng, con người thường hay chủ quan, duy ý chí trong nhận thức. Nhưng ông cũng còn có mặt hạn chế đó là phủ nhận hoàn toàn cái chủ quan trong nhận thức. Việc đòi hỏi nhận thức phải “khách quan thuần tuý” của ông là một điều không tưởng. Tuy nhiên những quan điểm của Bacon nó cũng có ý nghĩa tích cực trong việc phê phán các quan niệm thần học chủ quan thời đó và những quan điểm của ông đưa ra cũng có thể coi là bậc thang để bước lên nhà thờ kéo chủ nghĩa kinh viện đổ sập xuống.Một đóng góp quan trọng của Bacon cho Triết học thời kỳ này đó chính là ông đã là người đầu tiên nhận thức được sự hạn chế của tam đoạn luận và của logic hình thức – cái mà từ trước tới bây giờ vẫn được coi là phương pháp vạn năng để giải quyết mọi vấn đề. Ông đã đề ra những tư tưởng logic mới, khắc phục những phương pháp luận trước đây như “phương pháp con ong”, “phương pháp con nhện”. Ông đã đưa ra một phương pháp mới đó chính là “phương pháp con ong”. Bản chất của phương pháp này là từ những tri thức do cảm tính đem chế biến chúng thành những tri thức mới dựa trên cơ sở tư duy lý tính. Theo ông, phương pháp nhận thức tối ưu nhất là phương pháp quy nạp và ông coi đó là chiếc bàn là của khoa học. Nhưng ông không thoả mãn với những cách quy nạp hiện có – quy nạp đầy đủ và không đầy đủ. Ông là người đã khám phá ra phương pháp quy nạp loại trừ – có nghĩa là quy nạp mà trong đó phân tích, loại bỏ những dữ kiện phụ đi thẳng đến bản chất của sự vật.Nhìn chung trong vấn đề phương pháp luận, Bacon là nhà duy cảm thiên về sự phát triển khoa học tự nhiên thực nghiệm. Ông là người có công trong việc khởi xướng ra tư tưởng cần thiết phải xây dựng một hệ thống phương pháp luận mới phù hợp với sự phát triển của khoa học thời cận

đại.

Những đóng góp của Bacon, mặc dù còn có những hạn chế nhưng nó đã đóng góp cho lịch sử nhân loại những tiến bộ hết sức to lớn và tạo điều kiện cho việc đánh sập những quan điểm bảo thủ và sai lầm của giáo hội. Một trong những người cùng đóng góp với Bacon trên lĩnh vực Triết học nhằm đánh đổ những quan điểm thần học của giáo hội thời bấy giờ đó là nhà Triết học Descartes. Ông được mệnh danh là “người cha của chủ nghĩa duy lý cận đại”. Descartes sinh năm 1596 ở Pháp. Trong những năm từ năm 1604 đến 1612, ông theo học dòng Tên ở La Pleche, tại đây ông học các môn logic, toán và Triết học.Decartes quan tâm chủ yếu tới vấn đề sự chắc chắn của tri thức. Như ông đã nói, ông được giáo dục tại một trường nổi tiếng bậc nhất châu Âu, thế nhưng ông lại cảm thấy bối rối với nhiều hoài nghi và sai lạc. Ông cũng là một con người sùng đạo và cho tới chết ông cũng không phủ nhận các chân lý như “cần phải có sự trợ giúp phi thường từ trời chứ con người tự nhiên thì không làm gì được”. Tuy nhiên, ông lại không tìm thấy được ở thần học một phương pháp để đạt đến các chân lý mà chỉ dựa duy nhất vào khả năng lý trí của con người. Triết học mà Descartes học ở nhà trường cũng không giúp ích gì được.Sự tìm kiếm chân lý xuất phát từ những nhu cầu tìm ra phương pháp nhận thức mới, chính vì vậy mà Descartes đã từ bỏ sách vở để đến với “quyển sách vĩ đại của tự nhiên”, ở đó ông tìm được “những người có tính khí và hoàn cảnh khác nhau” và từ sự thực tế đó ông đã thu thập được những kinh nghiệm khác nhau. Điều này trái ngược hoàn toàn với những tranh cãi, suy luận của các tu sĩ giáo hội.Descartes đã đem đến cho Triết học một khởi đầu mới. Phương pháp của Decartes gồm việc trang bị một tập hợp các quy tắc đặc biệt để khai thác trí khôn. Ông nhấn mạnh sự cần thiết của phương pháp này, và sự tư duy có hệ thống và trật tự. Descartes đã tìm thấy ở Toán học là ví dụ tốt nhất về tư duy sáng tạo và chính xác. Ông nói: “Phương pháp của tôi chứa đựng tất cả những gì làm nên tính chắc chắn của các quy tắc số học”. Ông có mong muốn làm cho mọi tri thức trở thành một thứ Toán học phổ quát. Vì ông tin sự chắc chắn của Toán học là kết quả của một đường lối tư duy đặc biệt. Bản thân của Toán học, tự nó không phải là phương pháp mà chỉ biểu hiện phương pháp mà Descartes đang tìm kiếm. Ông cho rằng hình học và số học cũng chỉ là những “ví dụ” hay “vỏ bọc ngoài” chứ không phải là thành phần cấu tạo của phương pháp mới của ông.

Trong Toán học, Decartes tập trung vào khả năng trí tuệ nắm bắt được trực tiếp và rõ ràng một số

chân lý cơ bản. Ông không quan tâm nhiều tới việc giải thích cơ chế hình thành các ý niệm từ kinh nghiệm mà cho rằng việc khẳng định sự kiện trí khôn chúng ta có khả năng biết các ý niệm một cách tuyệt đối sáng sử và rành mạch. Hơn nữa, suy luận Toán học cho thấy rằng có thể khám phá ra những cái chưa biết, nhờ tiến dần một cách tuần tự theo một trật tự từ những cái đã biết. Descartes cho rằng, mọi khoa học khác nhau chỉ là những cách khác nhau trong đó cùng một khả năng suy luận và cùng một phương pháp được sử dụng. Trong mọi trường hợp, đó là việc sử dụng trực giác và diễn dịch.Descartes xây dựng tri thức của ông trên nền tảng trực giác và diễn dịch. Ông đã nói rằng “hai phương pháp này là những con đường chắc chắn nhất dẫn tới tri thức” và bất cứ phương pháp nào khác đều bị “loại trừ như là đáng ngờ có sai lầm và nguy hiểm”. Tuy nhiên phương pháp của Descartes không chỉ có trực giác và diễn dịch mà nó còn nằm ở các quy tắc mà ông đặt ra.Điểm chủ yếu của các quy tắc mà Descartes cung cấp là đưa ra một đường lối rõ ràng và có trật tự cho hoạt động của trí khôn. Ông đã tin chắc rằng: “phương pháp hoàn toàn là ở trật tự và sự sắp đặt các đối tượng mà trí khôn của chúng ta muốn tìm ra một chân lý nào”. Descartes đã mất nhiều năm nghiên cứu để hình thành các quy tắc giúp trí khôn chọn những điểm xuất phát thích hợp cho suy luận và để hướng dẫn trí không trong quá trình suy luận. Trong số 21 quy tắc mà ông đưa ra Các quy tắc hướng dẫn trí khôn, thì có các quy tắc quan trọng sau: Quy tắc III: Khi chúng ta đề nghị nghiên cứu một chủ đề, “việc nghiên cứu của chúng ta không được hướng đến các điều khác đã nghĩ, hay các điều chúng ta phỏng đoán, mà phải hướng về những gì chúng ta có thể thấy rõ ràng và rành mạch, và có thể diễn dịch một cách chắc chắn”. Quy tắc IV: Đây là một quy tắc đòi hỏi rằng, các quy tắc khác phải được tuân thủ chặt chẽ, vì “nếu một người quan sát chúng một cách chính xác, họ sẽ không bao giờ giả thuyết một điều sai là đúng, và sẽ không bao giờ tiêu phí nỗ lực của tâm trí mình một cách vô mục đích”. Quy tắc V: Chúng ta sẽ đáp ứng phương pháp một cách chính xác nếu chúng ta “giản lược những mệnh đề rắc rối và mơ hồ từng bước một về những mệnh đề đơn giản hơn, và rồi bắt đầu với sự lĩnh hội bằng trực giác tất cả các mệnh đề tuyệt đối đơn giản, cố gắng lên tới tri thức về mọi vấn đề khác cũng bằng các bước tương tự”. Quy tắc VIII: “Nếu trong các vấn đề phải xem xét chúng ta đạt tới một bước trong chuỗi suy luận mà trí khôn của chúng ta không đủ khả năng để có một sự hiểu biết bằng trực giác, lúc đó chúng ta phải cắt đứt ngay tại đây.”

Những quy tắc của Descartes đưa ra mang tính chất đặt nền móng cho các khoa học phát triển.

Bởi những quy tắc đó về cơ bản là đả phá những quan điểm chủ quan của con người và ông muốn khi nghiên cứu hay suy luận một vấn đề nào đó thì cần phải có những suy nghĩ cần thiết chứ không phải là cách đặt vấn đề để giải quyết như những nhà Triết học kinh viện đã đặt ra.”Cùng với những quy tắc của mình, Descartes còn đưa ra bốn quy định trong Luận về phương pháp mà ông cho là đã đủ, “Miễn là tôi có quyết định vững chắc không lay chuyển rằng sẽ không một phút giây nào rời bỏ việc tuân theo chúng. Thứ nhất là không bao giờ chấp nhận là đúng điều gì mà tôi không thấy rõ ràng là đúng… Không đưa vào trong phán đoán của tôi điều gì nhiều hơn điều mà trí khôn tôi thấy một cách rõ ràng và rành mạch không thể có chút nghi ngờ. Thứ hai, chia mỗi khó khăn đang được xem xét thành càng nhiều phần càng tốt và theo sự cần thiết đòi hỏi để có giải pháp thoả đáng. Thứ ba, dẫn dắt tư tưởng của tôi theo một trật tự bắt đầu bằng những đối tượng đơn giản nhất và dễ biết nhất, nhờ đó tôi có thể đi lên dần dần, từng bước một, tới tri thức về những đối tượng phức tạp hơn. Và cuối cùng trong mọi trường hợp, làm các việc liệt kê thật đầy đủ và các việc duyệt xét thật tổng quát, để tôi có thể chắc chắn đã không bỏ sót điều gì.”Với những quy định về phương pháp của mình, Descartes đã đưa ra cho các nhà khoa học sau ông chìa khó để mở ra tri thức của nhân loại. Nếu như trước đây, mọi suy luận của con người dựa trên quan điểm thần học thì là đều do kinh sách chỉ đường và bằng suy luận chủ quan của mình. Giờ đây, Descartes đã đưa ra một câu tuyên ngôn – “không bao giờ chấp nhận là đúng điều gì mà tôi không thấy rõ ràng nó là đúng”. Điều này nó đã tạo ra một sức hút mạnh mẽ cho các khoa học gia. Bởi vì đơn giản rằng trong suốt thời kỳ trung đại có rất nhiều vấn đề chưa được giải quyết một cách hợp lý nhưng con người vẫn chấp nhận do chưa có các sự phát triển về các ngành khoa học có liên quan để người ta có thể thay đổi cách nhìn nhận vấn đề. Nhưng với những quan điểm của Descartes, đã có rất nhiều nội dung khiến cho giáo hội phải lo lắng và giờ đây Descartes cho rằng không chấp nhận những gì mà bản thân cho là không rõ ràng. Bằng những quan điểm và phương pháp mới đưa ra, ông đã tạo ra được ý thức hoài nghi khoa học và đây chính là yếu tố cần thiết để thúc đẩy khoa học tự nhiên phát triển. Con người không thoả mãn với những gì đang có và phải luôn luôn có nhu cầu khám phá để tìm kiếm ra cái mới. Đồng thời phương pháp của ông đưa ra cũng đã thể hiện được sự từng bước trong quá trình nghiên cứu khoa học chứ không phải là sự vội vàng bằng những quan điểm chủ quan của mình. Hay nói cách khác ở một chừng

mực nhất định nào đó, ông cũng đã dùng “phương pháp con ong” của Bacon để tập hợp giải

quyết các vấn đề của mình.Những đóng góp của rất nhiều nhà Triết học thời Phục Hưng trong đó tiêu biểu có Bruno, Bacon, Descartes đã tạo ra nền tảng vững chắc về lý luận và phương pháp nghiên cứu cho các nhà khoa học sau này. Bằng sự đóng góp của mình các ông cũng đã là những người đặt những viên gạch đầu tiên trong việc đánh đổ những phương pháp “nghiên cứu” của Triết học kinh viện mà giáo hội Cơ Đốc đã bó buộc con người trong suốt một thời gian dài. Từ đây, nhà thờ giáo hội đã bắt đầu lo sợ những giáo lý của mình không còn có thể thuyết phục tín đồ của mình. Triết học đã đóng góp một phần không nhỏ nhằm “hạ bệ” giáo hội và mở đường cho xã hội phát triển.Giáo hội Tây Âu sẽ kết thúc sứ mạng lịch sử của mình khi đã không đáp ứng được yêu cầu phát triển của lịch sử. Và để có sự kết thúc này thì phải bằng hàng loạt các phát minh về thiên văn học, vật lý, y học… trong thời kỳ Phục Hưng và hậu Phục Hưng. Không có một sự thay đổi nào trong xã hội loài người mà không phải trả một cái giá nào đó. Sự thay thế Triết học kinh viện của nhà thờ Cơ Đốc bằng các tư tưởng tiến bộ, những thành tựu khoa học thì cũng phải trả bằng những cái giá không hề nhỏ. Đó là sự cầm tù, xử tử, giam lỏng của giáo hội đối với các nhà khoa học.c. Các phát minh vĩ đại trên các lĩnh vực Toán học, Vật lý học và Thiên văn học và các lĩnh vực kháci. Lĩnh vực Toán họcTrong các lĩnh vực khoa học, Toán học đóng một vai trò hết sức quan trọng, đó là cơ sở để tính toán và đưa ra các chỉ số chính xác cho các ngành khoa học khác như thiên văn học, Vật lý học,… Và cũng có thể nói, chính từ sự phát triển của các ngành khoa học nói trên mà các kiến thức Toán học đã thu thập ví dụ như: Tychoo Brahe ở vương quốc Đan Mạch, đã thu thập được một lượng lớn các dữ liệu Toán học mô tả các vị trí của các hành tinh trên bầu trời. Học trò của ông người Đức Johanes Kepler bắt đầu sử dụng các dữ liệu này và ông đã thành công trong việc lập công thức Toán học cho các định luật của chuyển động hành tinh, John Napier ở Scotland, là người đầu tiên nghiên cứu logarit tự nhiên. Và khi nói đến những thành tựu Toán học thời kì này, thì không thể không kể đến nhà bác học vĩ đại người Pháp và cũng như khi nói về lịch sử phát triên của nhân loại trong mấy ngàn năm thì không thể không kể đến Descartes. Ông không những là nhà Triết học vĩ đại, khai sáng cả một nền Triết học cận đại mà ông còn được mệnh danh là

cha đẻ của môn hình học giải tích mà theo một số người, hình học giải tich là nguồn gốc của

Toán học hiện đại.Đóng góp quan trọng nhất của Descartes với Toán học là việc hệ thống hóa hình học giải tích, hệ các trục tọa độ vuông góc được mang tên ông. Ông là nhà Toán học đầu tiên phân loại các đường cong dựa theo tính chất của các phương của các phương trình tạo nên chúng. Ông cũng có những đóng góp vào lí thuyết về các đẳng thức. Descartes cũng là người đầu tiên dùng các chữ cái cuối cũng của bảng chữ cái để chỉ các ẩn số và dùng chữ cái đầu tiên của bảng chữ cái để chỉ các giá trị đã biết. Ông cũng đã sáng tạo ra hệ thống kí hiệu để mô tả lũy thừa của các số [chẳng hạn trong biểu thức x2]. Mặt khác, chính ông đã thiết lâp ra phương pháp gọi là phương pháp dấu hiệu Descartes, để tìm số nghiệm âm, dương của bất kì phương trình đại số nào.Những đóng góp của Descartes đối với ngành Toán học nói riêng và khoa học nói chung là hết sức to lớn. Descartes là nhà Toán học đầu tiên của nhân loại đưa ra phương pháp xác định tọa độ 1 điểm bằng hệ trục vuông goác mà chúng ta đều đã quen biết với tên gọi “Hệ tọa độ Descartes”. Descartes đã chứng tỏ được khi một điểm chuyển động vạch nên 1 đường thì mối quan hệ giữa các tọa độ x, y của nó thể hiện bằng f[x,y]= 0. Ý tưởng vĩ đại này sản sinh ra môn hình học giải tích. Triết học gọi đây là mối quan hệ biện chứng trong Toán học.Từ khi có hình học giải tích, việc nghiên cứu hình học đã qua được một chặng đường dài phát triển. Vinh quang mà người đời dành cho Descartes là ở phương pháp luận nghiên cưu khoa học mà ông thể hiện tiêu biểu chính là hình học giải tích.Nhưng Descartes là nhà Triết học – nhà bác học. Ở bình diện này một lần nữa, thời Phục Hưng lại thể hiện vai trò gợi mở của mình đối với thời cận đại bằng cách làm sống lại hình ảnh của Euclide và Achimedes. Vào thế kỉ XVII, nếu không có khoa học tự nhiên được Toán học hóa thì khoa học thật khó đạt được hiệu quả thực tiễn, nghĩa là nó từng bước trở thành lực lượng sản xuất. về phần mình Toán học hóa khoa học tự nhiên thật khó thực hiện mà không cần đến tiến bộ trong chính ngành Toán học. Descartes là người đi tiên phong trong việc xác lập Toán học hiện đại, với những kí hiệu x, y, z mà hiện nay chúng ta không hề xa lạ. Khái niệm đại lượng biến thiên cho thấy mối quan hệ giữa con số và đại lượng trong Toán học mới. Descartes – một trong những tác giả môn hình học giải tích, với sự thống nhất các đại lượng hình học và số học.Mặc dù là một tín đồ Thiên chúa giáo, song hoạt động khoa học của Descartes khiến cho nhà thờ đưa các công trình của Descartes vào danh mục sách cấm đối với những người theo đạo Thiên

chúa, sáu năm sau vua Louis XIV ra lệnh cấm giảng chủ nghĩa Descartes tại khắp các vùng lãnh

thỗ nước Pháp. Đó là do giáo hội đã khiếp sơ những cơ sở Toán học của Descartes giúp cho ngành khoa học khác tấn công lại giáo lí của nhà thờ. Sự ngăn cản này, càng chứng tỏ sức mạnh khoa học có thể lật thổ là đào thải bất cứ ai dám đi ngược lại sự phát triển của quy luật.Những đóng góp của nhiều thế hệ các nhà Toán học thời kì văn hóa Phục Hưng, trong đó tiêu biểu nhất là Descartes đã giúp cho Toán học có những bước tiến lớn và đạt được nhiều thành tựu. Thành tựu ấy lại quay trở lại thúc đẩy các ngành khoa học khác cùng phát triển để đưa lịch sử nhân loại bước sang thời kì mới.ii. Lĩnh vực Vật lýTrong quá trình tiến lên bậc thang của nền văn minh nhân loại thì không thể không kể đến những phát minh của ngành Vật lý học. Đây là một trong những ngành có đóng góp lớn cho sự sụp đổ tăm tối và lạc hậu ở châu Âu thời kì trung đại. Những đóng góp đó phải kể đến công lao tạo ra nền tảng to lớn của nhiều thế hệ của các nhà khoa học từ thời cổ đại như: Aristotle, Plato, Archimedes… nhưng để tạo ra một cuộc cách mạng thật sự ở thế kỉ XVI – XVII, thì phải kể đến những nhà khoa học tiêu biểu như Galileo Galilei, Torixenli …Galilei là một nhà bác học nổi tiếng thế giới là điều không thể bàn luận. Nhưng những gì mà nhà bác học này đóng góp cho sự phát triển của nhân loại thì không phải ai cũng biết.Galilei sinh năm 1564, ông là người Italia. Ngay từ lúc nhỏ bản thân ông đã thể hiện những tư chất thông minh và có nhiều câu hỏi đặt ra mà không mấy ai có thể trả lời được. Đến năm 13 tuổi, ông được đưa tới học ở Florenxơ, nhưng với bản tính hiếu động và tìm kiếm cải mới của mình, Galilei đa không thích thú gì với những lời giảng của các giáo sư trên giảng đường. Bởi vì một lí do đơn giảng phần lớn Tây Âu đang đắm chìm trong chủ nghĩa kinh viện và các thầy giáo dạy Galilei cũng không nằm ngoài chủ nghĩa đó. Họ muốn đạo tạo ông trở thành người ngoan đạo và phục vụ nhà thờ. Mặc dù không thiết tha gì với những lời giảng đó nhưng ông vẫn ở Florenxơ bởi vì ở đó có phong cảnh đẹp và quan trọng hơn thì nơi đây có những thư viện lớn rất nhiều tài liệu để có thể khiến giải được nhiều vấn đề mà ông đang quan tâm. Tới năm 17 tuổi, ông thi đạt kết quả xuất sắc và được vào học tại trường học Y khoa Pisa. Trong thời gian học ở đây, ông là một sinh viên có năng lực, có suy nghĩ với những kiến giải độc lập và thể hiện rõ tư chất của một người làm khoa học đó là luôn luôn đi tìm kiếm châm lí và kiên trì bảo vệ chân lí. Chính vì vậy mà ông luôn đặt các thầy giáo của mình vào tình thế phải giải quyết những vấn đề

mà ông hay đặt ngược lại.

Trong xã hội có nhiều hạn chế và cũng có nhiều vấn đề chưa được giải quyết một cách thảo đáng như vậy, và với bản tính của mình thì Galilei đã phải gánh những hậu quả đầu tiên trong quá trình làm khoa học. Đó là năm 1585 ông đã buộc phải rời trường Pisa mà không được cấp bằng. Tuy nhiên, trong thời kì tự học ông đã tích lũy một lượng kiến thức phong phú mà bạn bè thường gọi ông là “Archimedes đương đại”. Ông tìm thấy những tri thức Toán học và lực học phong phú. Một số thí nghiệm của Archimedes đã thu hút được ông. Trong quá trình học Pisa ông phát hiện ra chu kì dao động con lắc. Và chính sự phát hiện này đã giúp ông chế tạo máy đo mạch đập. Ngày nay chúng ta có thể dùng đồng hồ đeo tay để đo đếm mạch đập của con người. Nhưng vào thời bấy giờ với phát hiện này đã được coi là một phát minh lớn trong việc khám bệnh con người.Cũng chính từ việc phát hiện chu kì dao động con lắc mà ông tiếp tục có một đóng góp nữa cho sự phát triển của nhân loại, đó chính là lập ra bản vẽ, thiết kế ra đồng hồ quả lắc và thuyết minh chi tiết cho bản vẽ đó. Sau này thì có một người Hà Lan dựa vào đó và đã chế tạo ra được chiếc đồng hồ hoàn chỉnh. Đó là chiếc đồng hồ đầu tiên trên thế giới được gọi là “đồng hồ Galilei”.Quá trình nghiên cứu các thí nghiệm của Archimedes đã giúp cho Galilei trở thành Giáo sư nổi tiếng và được mời quay lại trường Pisa nơi mà ông đã học ở đó. Đó chính là nghiên cứu thí nghiệm kiểm tra chiếc vương miện của Archimedes. Từ thí nghiệm này ông đã nghiên cứu tới việc ứng dụng kết quả thí nghiệm đó trong nghiên cứu tính chất lực học và Vật lý của hợp kim. Không lâu sau, Galilei thông qua xác định trọng lượng củ vật thể trong nước mà có choáng chỗ, ông phát minh ra loại cân tỉ trọng, có thể dễ dàng biết được tỷ trọng của các hợp kim. Ông đã viết một luận văn giới thiệu nguyên lí, phương pháp sử dụng loại cân đó. Rất nhiều nhà Toán học đã ca ngợi luận văn của Galilei. Nhưng vào năm thứ hai sau khi trở lại trường, với luận văn có tựa đề “Bàn về trọng lực”, lần đầu tiên nêu ra định luật rơi tự do của vật thể. “Vật thể bất kể to hay nhỏ, nặng hay nhẹ thế nào, trong quá trình rơi tự do, nếu không kể tới ảnh hưởng của sản sinh do lực của không khí, thì tốc độ rơi của chúng hoàn toàn như nhau”. Điều này đã phủ định nguyên lí của Aristotle là: “Vật thể càng nặng thì rơi càng nhanh”.Hành động dám tuyên chiến với “thánh nhân” này đã gây xôn xao lớn trong trường Pisa, những người theo trường phái Aristotle đã công kích mạnh mẽ: Hoàn toàn là nói láo, Aristotle làm sao

sai được? Làm sao có thể như thế được. Để có thể loại bỏ được những quan điểm sai lầm của

tiền nhân và mở đường cho những quan điểm mới, tiến bộ và đứng đắng hơn thì Galilei đã chứng minh quan điểm của mình bằng cách tiến hành thí nghiệm cho tất cả mọi người trong đó có cả tín đồ của Aristotle. Địa điểm chọn đó là ở tháp Pisa. Nhưng trong khi chuẩn bị tiến hành thí nghiệm thì những người ủng hộ Aristotle vẫn không ngừng lên tiếng phản đối: “Học thuyết của Aristotle tiền bối tuyệt đối đứng không thể sai”. Nhưng khi Galilei tiến hành thì nghiệm với hai quả cầu một là 10kg hai là 1kg. từ trên đỉnh tháp, Galilei đã cùng một lúc buông tay hai quả cầu và sau giây lát thì hai quả cầu cùng rơi xuống một lúc. Và chiến thắng đã thuộc về “tên tiểu tốt”. Thành công này đã đánh đổ kết luận của Aristotle mà mấy ngàn năm qua không ai dám hoài nghi, chỉ luôn miệng nói đó là “chân lí”.Với thành công này đã tiếp tục bắn thêm một viên đạn không nhỏ vào bức tường thành của giáo hội. Nhưng nó cũng làm cho Galilei gặp những rắc rối trong cuộc sống của mình. Đó là giáo hội đã với thế lực chính trị của mình đã không thừa nhận thành công của Galilei mà cho rằng ông dung “ảo thuật” để lừa bịp mọi người. Và trước sức ép của những người theo Aristotle, Galilei đã tức giận và từ bỏ chức vụ giáo sư ở Pisa.Sự rời bỏ này Galilei gặp phải rất nhiều khó khăn, gia đình lâm vào túng quẫn. Như vậy chúng ta thấy rằng những người tiên phong trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học luôn phải đối đầu với mọi khó khăn của các thế lực cản trở nhằm bảo vệ quyền lợi của giai cấp mình. Tuy nhiên thì một giai đoạn sau, với những kiến thức uyên bác củ mình, ông được một người bạn giới thiệu sang dạy toán ở trường đại học Padua với chức danh giáo sư.Việc ông sang Padua làm việc đó là một cơ hội tốt cho tài năng của ông phát triển. Bởi vì ở đây có một lượng sách báo phong phú hơn tất cả những nơi khác và điều quan trọng là nơi đây không chịu sự kiềm tỏa của tòa thánh La Mã.Trong một môi trường như Padua với kiến thức uyên bác của mình, ông đã trở thành người nổi tiếng. Những giờ giảng của ông thì sinh viên luôn ngồi chật cứng giảng đường. Trong quá trình sinh sống ở đây, ông vừa giảng dạy vừa nghiên cứu khoa học và ông tiếp tục có những nghiên cứu về lực học. Trong quá trình nghiên cứu của mình, ông phát hiện một hiện tượng rất quan trọng trong Vật lý: Quán tính của vật thể khi chuyển động. Ông đã tiến hành ở đó thí nghiệm chuyển động của vật trên mặt phẳng nghiêng. Cũng từ chính sự nghiên cứu của mình ông là người đưa ra khái niệm về “gia tốc” đầu tiên à hoàn toàn chính xác. Vào năm 1593, ông phát

minh ra chiếc nhiệt kế không khí đầu tiên để đo thân nhiệt cho người bệnh, đây cũng được coi là

bước tiến lớn trong y học thời bấy giờ và công lao thuộc về Galilei.Năm 1600, khi ông đang làm việc tại Padua thì xảy ra một sự kiện làm chấn động thế giới lúc bấy giờ. Đó là nhà Triết học nổi tiếng của Italia là Bruno bị giáo hội La Mã xử tử trên giàn thiêu ở quảng trường La Mã. Sự kiện này đã làm cho sự nghiệp nghiên cứu khoa học của Galilei chuyển hướng. Bởi vì ông cũng là một “tín đồ” trung thành của Copernicus, nhưng lúc đó ông vẫn chưa dám công khai biện hộ cho Bruno bởi vì đơn giản là những kiến thức của ông về thiên văn học chưa đủ để có thể bảo vệ được quan điểm của Copernius trước tòa án giáo hội nhằm bảo vệ cho Bruno. Chính vì vậy, từ đây ông đã chuyển hướng từ nghiên cứu lực học và Vật lý sang những vấn đề của vũ trụ học. Ông đã tiến hành nghiên cứu để phát triển hơn nữa học thuyết của Copernius.Sống để cống hiến sức mình cho khoa học. Và đến năm 1640, được sự giúp đỡ của một học sinh ông đã hoàn thành tác phẩm cuối đời của mình “ Phép tắc của chuyển động”. Đây là tác phẩm cuối cùng của ông và tổng kết tất cả những gì về Vật lý mà ông đã dày công nghiên cứu trong một thời gian dài. Đến năm 1641 thì tác phẩm này được xuất bản. Cả cuộc đời của Galilei là sự cống hiến không biết mệt mỏi cho khoa học. Trong tất cả các lĩnh vực ông đều có những đóng góp xuất sắc cho sự phát triển của thế giới. Trong lĩnh vực vật lý, ông đã đưa ra những chứng minh hùng hồn để đả phá những quan điểm bảo thủ, lạc hậu của giáo hội và mở đường cho ngành vật lý phát triển. Còn trong lĩnh vực thiên văn học, với sự kế tục xuất sắc thuyết nhật tâm của Copernicus ông đã đóng góp cho ngành thiên văn học nói riêng và khoa học tiến bộ của loài người nói chung những giá trị hết sức to lớn. Nó không nằm ngoài việc nhằm hạ bệ những quan điểm sai trái của giáo hội mà còn mở đường cho khoa học hiện đại phát triển theo hướng tự hoàn thiện mình hơn.Với những tuyên cáo hùng hồn trước tòa án La Mã, ông đã chứng tỏ được sức mạnh của khoa học và không có gì có thể ngăn cản được sự phát triển của nó. Bằng những đóng góp của mình cho sự phát triển của thế giới, ngày 08 tháng 01 năm 1642, cả thế giới đã thương tiếc tiễn biệt một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất của thế kỉ XVII.[5]Sự thật đã chứng minh, quan điểm và những giá trị nghiên cứu khoa học của Galilei là hoàn toàn đúng đắn và chỉ có những người ngăn cản nó mới là sai lầm. Tuy nhiên với thế lực trong tay nhằm bảo vệ quyền lợi của giai cấp mình. Tòa án giáo hội đã hùng hổ tuyên bố những giá trị

khoa học của Galilei là sự yểm bùa, dối trá, lừa bịp và buộc ông phải từ bỏ những giá trị đó. Và

lịch sử sẽ là tòa án công bằng nhất cho mọi vấn đề ,sự kiện xảy ra trong quá khứ. Cuối cùng lịch sử đã chứng minh cho Galilei là vô tội và ngày 10 tháng 01 năm 1979, giáo hoàng La Mã, trong một đại hội công khai đã chính thức thừa nhận việc xử tội Galilei hơn 300 năm về trước là không công chính, là “ định tội sai lầm”.Dù ông có chuyển hướng sang nghiên cứu lĩnh vực nào đi chăng nữa thì những kiến thức, những phát minh của ông trong lĩnh vực Vật lý cũng tạo ra những bước phát triển cho lịch sử nhân loại. Ông cũng đã chứng tỏ quan điểm của Aristotle – “hòn đá tảng” của Triết học kinh viện là không phải hoàn toàn đúng. Điều này nó có ý nghĩa rất lớn đối với thời bấy giờ. Thứ nhất, đó là các nhà khoa học đã có một cách nhìn mới về con đường khoa học của mình. Nếu như Triết học kinh viện nói: Tất cả đã có Aristotle giải quyết hết rồi, thì các nhà khoa học cũng không còn động lực để nghiên cứu và cũng không có sự hoài nghi – điều này giết chết công tác nghiên cứu khoa học chân chính. Nhưng bây giờ, với những thí nghiệm của mình, Galilei đã chứng minh, Aristotle không hoàn toàn đúng tuyệt đối. thứ hai đó là những phát minh của ông về Vật lý, lực học cũng đã tác động đến những ngành khoa học khác. Tiêu biểu như định lí của động học là cơ sở của động học cho Newton sau này. Và nhà Vật lý học nổi tiếng thế giới Anhxtanh cũng thừa kế và phát triển xuất sắc những nền tảng mà Galilei phát minh ra[3]. Điều này chứng tỏ, những phát minh của Galilei đã tạo được bước phát triển hết sức quan trọng cho nhân loại tiến dần lên bậc thang của văn minh.iii. Lĩnh vực Thiên văn học.Đây là một ngành có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời. Nó không chỉ có ở châu Âu mà còn có ở nhiều nước của các châu lục khác. Và những nơi khác nhau thì tên gọi và chức năng của ngành thiên văn học cũng có dôi chút khác nhau do quan điểm mỗi nước, mỗi khu vực về ngành khoa học này.Ở châu Âu, trong suốt thời kì trung đại ngành thiên văn học vẫn có một quan niệm hết sức sai lầm, đó là đi theo thuyết địa tâm do Plotemy khởi xướng và được giáo hội bảo vệ bằng Kinh thánh và họ cho rằng: “Thượng đế tạo ra Mặt Trời, Mặt Trăng bắt chúng chạy quanh Trái đất”, chính vì vậy mà nó đã thống trị châu Âu hơn 15 thế kỉ. Điều này không có nghĩa chúng ta đòi hỏi Plotemy phải đưa ra những quan điểm một cách chính xác hoàn toàn khi mà điều kiện về mọi mặt cho công tác nghiên cứu chưa cho phép. Và chính Galilei cũng đã đưa ra những nhận xét của

mình về điều đó: “Sai lầm của Aristotle, của Plotemy, của các ngài và tất cả những người khác

bắt nguồn từ quan niêm cứng nhắc, thâm căn về tính bất động của trái đất và các ngài không thể nào dứt ra được và cũng không có khả năng, ngay cả khi các ngài muốn đưa ra các tư biện về những hệ quả sẽ xảy ra trong trường hợp trái đất chuyển động”. Như vậy, những hạn chế và sai lầm ấy là tiền đề quan trọng cho các thế hệ những nhà khoa học sau này có điều kiện để giải quyết và giải thích một cách hợp lí hơn. Tuy nhiên điều đáng bàn là việc làm méo mó những quan điểm của tiền nhân do giáo hội thực hiện để làm công cụ thống trị cho mình suốt một thời gian dài. Giáo hội đã lợi dụng thuyết Địa tâm của Plotemy để củng cố sức mạnh của đức Chúa trời. Bằng quyền lực của mình, giáo hội đã ngăn cấm mọi quan điểm trái ngược lại với lợi ích của giáo hội và đó chính là bức tường ngăn cản sự phát triển của khoa học châu Âu trong suốt thời kì trung đại.Cùng với sự phát triển theo chiều hướng đi lên của nhân loại. Ở châu Âu bước vào những năm nửa sau của thế kỉ XIV, Cùng với sự phát triển của kinh tế và khoa học kĩ thuật, ngành thiên văn học đã có những bước phát triển với những quan điểm tiến bộ. Trong đó quan trọng nhất là quan điểm của Copernicus đưa ra đã làm lật đổ những quan điểm sai lầm của Plotemy mà giáo hội đã lợi dụng thống trị châu Âu trong 15 thế kỉ. Việc chống lại và lật đổ công cụ thống trị của giáo hội, đã mở ra một thời đại mới cho lịch sử nhân loại. Copernius đã tiếp bước các nhà khoa học đi trước và lịch sử sẽ ghi nhận công lao của ông trong việc tạo ra “mắt xích” tiếp theo để nhân loại tiến vào kỉ nguyên của khoa học kĩ thuật.Corpernius [1473-1543] là nhà khoa học Ba Lan. Ông là con trong một gia đình kinh doanh giàu có, học được học thiên văn lúc đầu ở trường đại học Tổng hợp Cracovi, sau ở Đại học Tổng hợp Bolonia [1486]. Năm 1500, ông đến Roma và tới học viện Curie ở Vatican. Được sắc phong cha đạo Frauenburg năm 1501, ông được phép tiếp tục học tập ở Ý và theo học ở Y khoa và khoa Luật của trường đại học Padua và ông vẫn tiếp tục thực hiện các công việc quan sát thiên văn. Năm 1503, ông được phong tiến sĩ luật nhà thờ ở Đại học Ferare. Năm 1504, ông trở về Waumic và từ đây việc nghiên cứu thiên văn trở thành niềm yêu thích nhất của ông.Trên cơ sở nghiên cứu nhiều năm về thiên văn học, quan sát các thiên thể, ông đã viết “Thuyết vận hành của các thiên thể”. Trong cuốn sách này, ông nêu ra “Thuyết Mặt Trời trung tâm”, phủ định luận điệu trong kinh thánh rằng: “Thượng Đế đã tạo ra Mặt Trời, mặt trăng, bắt chúng chạy quanh trái đất”, phủ định thuyết trái đất là trung tâm, lay đổ tận gốc vũ trụ quan thần học của

Thiên cháu giáo. Từ đó bắt đầu tiến hành cuộc cách mạng trong thiên văn học, thay đổi về căn

Xem thêm: Laptop Asus Vivobook A510UF-EJ184T [Vàng]

bản cách nhình của loài người đối với vũ trụ.Tuy nhiên, thuyết Nhật tâm không phải do Copernius là người đầu tiên phát hiện, mà nó đã có trước đó hơn 2000 năm. Những dấu vết về một mô hình Nhật tâm được tìm thấy trong nhiều bản Kinh Vệ Đà bằng tiếng Phạn được viết ở Ấn Độ cổ trước thế kỉ thứ 7 TCN: các cuốn Vệ Đà, Aitareya, Brahmana và Shatapatha Brahama. Bài luận Vishnu Purana bằng tiếng Phạn ở thế kỉ thứ 1 cũng viết kĩ về nhiều khái niệm Nhật tâm.Mô hình hóa sự phát triển của ngành thiên văn học: Công cuộc chinh phục khoa học đó là cả một quá trình của nhiều thế hệ các nhà khoa học. Những hạn chế của các thế hệ đi trước thì thế hệ đi sau sẽ tiếp tục bổ sung và phát triển. Nếu coi sự phát triển của định luật vạn vật hấp dẫn của Newton là khâu cuồi của dây chuyền các phát minh quan trọng và lý thú của thiên văn học. Thì khâu thứ nhất đó là lý thuyết của Copernicus đề suất – trái đất là một hành tinh xoay quanh Mặt Trời “ thuyết nhật tâm “. Tycho Brahe đưa ra khâu thứ hai, bằng cách tích lũy những quan sát hết sức chính xác về các biểu kiến của Mặt Trời và các hành tinh trên Mặt Trời. Dựa vào các bản do Tycho Brahe thành lập, Kepler và Galilei có sự trao đổi với nhau đã phát hiện ra những định luật quan trọng về các chuyển động của các hành tinh. Ông đã chứng minh rằng mỗi hành tinh chuyển động trên một quỹ đạo hình elip; tốc độ chuyển động tăng lên khi hành tinh đến gần Mặt Trời và thời gian cần thiết để hoàn thành một vòng quay xung quanh Mặt Trời phụ thuộc vào khoảng cách giữa hành tinh với Mặt Trời. Và Newton là người hoàn thành công việc cuối cùng của khâu dây truyền đó.iv. Các phát minh khácCùng với những phát minh của ngành khoa học nói trên thì ngoài ra còn có một số phát minh ở các ngành khoa học khác như : Y học, Sinh học Cũng đã góp công sức của mình vào việc đánh đổ những quan điểm bảo thủ, lạc hậu của giáo hội và mở đường cho lịch sử nhân loại bước sang thời kì mới – thời kì ứng dụng khoa học vào cuộc sống. Một trong những phát minh có giá trị đó là về ngành Y học.Trong khoảng 1500 năm trước khi có những phát minh vĩ đại của các nhà khoa học thời Phục Hưng thì những tư liệu giải phẫu sử dụng trong y học thực chất đều dựa trên cơ sở nghiên cứu động vật, điều đó không những thiếu tính chính xác mà còn gây ra những lý giải sai lầm, thế nhưng nó lại được coi là kinh điển. Và để khắc phục những sai lầm trong ngành y học về lĩnh

vực giải phẫu [Do thực hiện trên động vật ] thì Andreas Vesalius là người đầu tiên kiên trì dựa

trên các phương pháp khoa học giải phẫu, thí nghiệm sinh lí chính xác và quan sát trực tiếp để đưa ra học thuyết của mình. Tác phẩm Cấu trúc cơ thể người do ông biên soạn đã lần đầu tiên đưa ra nguyên lý về cấu trúc cơ thể người và chức năng sinh lí.Tác phẩm của Andreas Vesalius đã xóa bỏ sự thống trị suốt 1500 năm của học thuyết do Galen đưa ra từ thời Hy lạp cổ, đồng thời cũng đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong nền y học của nhân loại. Từ đó giới y học không còn dựa vào những suy đoán chủ quan mà căn cứ vào những cơ sở khoa học chính xác để tìm hiểu cấu trúc cơ thể người.Andreas Vesalius sinh năm 1515 tại Brussels, cha ông là một bác sĩ trong hoàng gia đã sưu tập được không ít những tài liệu quý giá về y học. Ngay từ nhỏ cậu, Vesalius đã bỏ ra rất nhiều thời gian để đọc các tài liệu đó, cậu vô cùng tò mò về các loài sinh vật, còn thường xuyên bắt các con vật nhỏ và côn trùng sau đó tập mổ chúng ra để nghiên cứu.Năm 18 tuổi, Vesalius đến Pari học Y học. Trong quá trình học tập môn giải phẫu người và động vật là một môn học rất đặc biệt. Khi bắt buộc phải thực hành giải phẫu thì giáo sư vừa giảng vừa có một người giết mổ gia súc đứng ra giải phẫu. Giao1 trình và tài liệu của sinh viên sử dụng đều được dịch từ tác phẩm nổi tiếng về cấu trúc cơ thể người do bác sĩ người Hy lạp Galen viết ra từ năm 50 TCNKhông lâu sau, người ta phát hiện ra Vesalius có trí thông minh hơn người nhưng rất kiêu căng và thích tranh luận với người khác. Trong giờ học thực hành giải phẫu lần thứ hai Vesalius đã lấy dao mổ trên tay người thực hành và tiến hành giải phẫu một cách rất thành thạo khiến cho tất cả mọi người có mặt ở đó đều không khỏi kinh ngạc.Vesalius trở thành người tiên phong trong những giờ học thực hành, ông nhờ bạn bè đi đến các lò mổ kiếm các bộ xương mang về để nghiên cứu, đi đến những nghĩa địa đào xác để thực hành giải phẫu. Vesalius bất chấp sự hung dữ của những con chó canh cổng, bất chấp mùi tanh thối của xác chết, ông tìm đến nghĩa trang Monfaucon ở Paris [ là nơi chôn cất các tử tù ] lấy xác các tử tù mới bị hành quyết đem về nghiên cứu.Năm 1537, Vaselius tốt nghiệp và chuyển đến học tiếp tại trường Padua ở Italia. Tại đây ông bắt đầu hàng loạt các buổi diễn giảng, mỗi lần như vậy ông đều tiến hành giải phẫu và làm thực nghiệm để cho mọi người tận mắt quan sát các bắp thịt, động mạch,cấu tạo các tổ chức thần kinh,tĩnh mạch và thậm chí các cấu tạo chi tiết bộ não người. Rất nhiều các sinh viên và giáo sư

đến tham gia và họ đều cảm thấy bị hấp dẫn bởi kĩ thuật cùng phát hiện mới mẻ này của

Vesalius.Tháng 1 năm 1540, Vesalius có buổi diễn giảng sôi nổi trong một nhà hát chật kín người ở Bologna của Italia. Cũng giống như bao nhiêu học viên khác, Vesalius được đào tạo phải trung thành với học thuyết của Galen đưa ra, thế nhưng ông luôn thắc mắc khó hiểu bởi vì kết quả thực tế do ông giải phẫu lại khác xa với những gì mà Galen đã miêu tả.Trong lần diễn giảng này, Vesalius đã tiến hành giảng giải về kết luận của Galen đối với xương đùi cong, tâm thất cùng các đốt xương ngực của người. Kết quả thu được là kết luận đó phù hợp với cấu trúc của loài vượn hơn là của con người. Vesalius đưa ra hơn 200 chỗ không thống nhất giữa kết luận của Galen và cấu trúc cơ thể thật của con người trên thực tế, đây là lần đầu tiên ông công khai chỉ ra những sai lầm trong kết luận của Galen về cấu trúc cơ thể người. Vesalius cũng nhiều lần chứng thực được tất cả căn cứ mà các bác sĩ Châu Âu dựa vào đều không phải là cấu

Phần nội dungI. NHỮNG NÉT CHUNG VỀ PHONG TRÀO VĂN HOÁ PHỤC HƯNGTrong tiến trình tăng trưởng của lịch sử vẻ vang quả đât đã ghi nhận, bất kể một phương pháp sản xuất, một quy mô xã hội hay một hệ tư tưởng nào đó muốn sống sót và đóng vai trò chủ yếu của xã hộitrong một quá trình nhất định thì nó cần quy tụ được những yếu tố cơ bản sau : Thứ nhất, mô hìnhđó phải cung ứng được tiến trình tăng trưởng khách quan của lịch sử vẻ vang. Thứ hai là phần đông ngườitrong xã hội đồng ý chung sống và cùng sống sót với nó. Ngược lại, khi quy mô xã hội haymột hệ tư tưởng nào đó không phân phối được những yếu tố tất yếu thì lịch sử vẻ vang sẽ đào thải và conngười sẽ từ bỏ nó để tìm đến một quy mô hay một tư tưởng nào đó tương thích hơn và giáo hội Kitocũng không nằm ngoài ngoại lệ. Trong phần nhiều thời kỳ trung đại, những tư tưởng của giáo hội Kito đã thống trị mọi mặt về đờisống chính trị văn hoá – xã hội của mọi những tầng lớp nhân dân. Trong suốt quy trình tiến độ sơ và trung kỳtrung đại thì toàn bộ những ngành khoa học, duy vật chủ nghĩa đều bị coi là quân địch không đội trờichung của giáo hội và họ thẳng tay trừng trị những người nào dám gieo rắc những tư tưởng tráivới quan điểm của nhà thời thánh Kito. Trong thời hạn này, với mục tiêu duy trì sự thống trị của mìnhthì giáo hội Kito đã triển khai một nền giáo dục áp đặt, toàn dạy những môn học mang nội dungphản động, phản khoa học mà tiêu biểu vượt trội nhất là Triết học kinh viện. Khoa học bị coi là nô lệ củathần học. Sở dĩ trong một thời hạn dài, giáo hội Kito thống trị được châu Âu và trở thành hệ tư tưởngchính chi phối trong đời sống chính trị – xã hội của mọi những tầng lớp nhân dân đó là do sự hạn chế vềtrình độ nhận thức của xã hội lúc bấy giờ. Khi một đứa bé được sinh ra thì đã được giáo hộitruyền dạy những tư tưởng thần học. Chính thế cho nên mà làm cho con người ta lớn lên trong sự camchịu và chờ đón sự sống sung sướng ở kiếp sau giống như giáo hội đã tuyên truyền. Họ khôngcòn chú ý đến đời sống xung quanh, họ cam chịu toàn bộ với một mong ước được lên thiên đàngvới Chúa. Nhưng toàn bộ tương lai của họ chưa có ai đoán định được và hiện tại họ đang sốngtrong sự mê muội, lỗi thời và lịch sư xã hội đang kêu cứu trong sự tụt hậu. Tuy nhiên, lịch sử dân tộc trái đất chưa ghi nhận một phương pháp sản xuất, một quy mô xã hội haymột hệ tư tưởng nào đó hoàn toàn có thể sống sót được một cách vĩnh viễn mà không khi nào bị biến hóa vàtư tưởng của giáo hội Kito thống trị ở châu Âu cũng vậy. Bước vào thời kỳ trung đại, xã hội TâyÂu có những biến chuyển rất là to lớn. Những nền móng vững chãi của chính sách phong kiến bắtđầu bị rạn nứt trước sự tăng trưởng của phương pháp sản xuất tư bản chủ nghĩa. Thành thị sinh ra ởnhiều nơi và những hoạt động giải trí kinh doanh thương mại tăng trưởng ngày càng mạnh. Chính điều này đã làm chocuộc sống của con người dần tách khỏi nền kinh tế tài chính tự nhiên, tự cấp tự cung tự túc. Kinh tế Tây Âu chứngkiến sự giao lưu, trao đổi kinh doanh ngày càng can đảm và mạnh mẽ. Sự tăng trưởng của kinh tế tài chính đã dần làm chomột bộ phận không nhỏ trong xã hội trở nên giàu sang đó là sự Open của một giai cấp mới đólà giai cấp tư sản. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa sinh ra và ngày càng tăng trưởng can đảm và mạnh mẽ. Chỉ trong một thời hạn ngắn nó đã chứng tỏ được đây là phương pháp sản xuất được sinh ra đểthay thế cho phương pháp sản xuất phong kiến đã lỗi thời, lỗi thời và không còn tương thích với tiếntrình tăng trưởng chung của lịch sử dân tộc trái đất. Tuy nhiên, trong quy trình hình thành và tăng trưởng của mình thì quan hệ sản xuất tư bản chủnghĩa đương đầu với một trở ngại rất lớn đó là tư tưởng thống trị của giai cấp phong kiến. Giaicấp phong kiến không dễ gì tự nguyện từ bỏ quyền lợi của mình. Chính vì thế mà giai cấp mới rađời họ phải đấu tranh kinh khủng trên nhiều nghành nghề dịch vụ với một mục tiêu là để giành được thắng lợivề mặt chính trị, tư tưởng. Do đó mà dẫn đến những cuộc đấu tranh giành quyền thống trị giữa haigiai cấp đó là giai cấp tư sản với giai cấp phong kiến và giáo hội Kito cũng đứng chung mặt trậnvới giai cấp phong kiến. Cuộc đấu tranh trên nghành tư tưởng diễn ra trên nhiều mặt khác nhau như văn học, nghệ thuật và thẩm mỹ, những môn khoa học … Thông qua những tác phẩm của mình, những tác giả đã tôn vinh những giá trị khoahọc và tinh thần nhân văn thâm thúy. Đồng thời, nó cũng bộc lộ được sự phê phán so với nhữngtư tưởng bảo thủ, ngưng trệ của giai cấp phong kiến và giáo hội. Các cuộc đấu tranh này diễn rathành hai phong trào lớn ở thời hậu kỳ trung đại đó là phong trào cải cách tôn giáo và phong tràoPhục Hưng. Một trong những cơ sở quan trọng để phong trào văn hoá Phục Hưng được diễn ra đó là sự pháttriển trình độ nhận thức của xã hội dựa trên nền tảng kinh tế tài chính ngày càng tăng trưởng. Họ không cònchấp nhận những giáo lý thần học của giai cấp thống trị do nhà thời thánh đưa ra và họ mở màn chốnglại. Tuy nhiên để phong trào diễn ra can đảm và mạnh mẽ và giành thắng lợi thì nền kinh tế tài chính tăng trưởng là mộtyếu tố quan trọng nhưng nó chưa thể là yếu tố bảo vệ mà phải thêm vào đó là những thành tựuvề khoa học kỹ thuật được ý tưởng. Những ý tưởng đó nó đã chứng tỏ nhiều nghành, quanđiểm của nhà thời thánh là sai lầm đáng tiếc và từ đó người ta mới khởi đầu tin vào khoa học và khởi đầu thời kỳđấu tranh chống giáo hội một cách can đảm và mạnh mẽ. Trong hai thể kỉ 15 và 16, ở châu Âu đã dấy lên một cuộc hoạt động tư tưởng và văn hóa mới rấtmực hòa hứng và kinh khủng, từ trước đến bấy giờ loài người chưa từng thấy. Thoạt tiên, ngọn giómới thổi lên từ đất Italia. Tiếp đú nó lan rộng ra những nước ở Tây Âu và Trung Âu. NgườiItalia gọi phong trào này là “ Renascita ”, người Pháp đặt tên cho nó là “ La renaissance ”, “ Renascita ” hay “ Renissance ” đều cùng một nghĩa ; hoàn toàn có thể dịch là “ Phục Hưng ” hoặc “ táisinh ” hoặc nôm na hơn nữa hoàn toàn có thể dịch là “ sống lại ”. Nhưng “ Phục Hưng ” cái gì ? Cái gì đượctái sinh, được làm sống lại ? Một số học giả phương Tây cho rằng phong trào này nhằm mục đích “ phục hưng ” nhằm mục đích làm sống lại nền văn hóa cổ đại Hy Lạp và La Mã vừa được phát hiện nhờnhững cuộc khai thác, nhờ những bản sách chép tay từ thời đú cũn gìn giữ được. Đúng là từ thếkỉ 14 và tiếp theo là trong hai thế kỉ 15 và 16 ở châu Âu có cả một phong trào đi tìm kiếm nhữngdi tích của hai nền văn hóa cổ đại Hy Lạp, La Mã. Người ta đua nhau học tiếng Hy Lạp và tiếngLatinh để đọc những bản sách chép tay đó. Việc dịch thuật, ra mắt và xuất bản những tác phẩm Triếthọc, văn học cổ Hy Lạp đã lôi cuốn 1 số ít đông những học giả, nhà nghiên cứu, chủ nhàin đỳng là chưa khi nào Hy Lạp và La Mã cổ đại lại được chú ý quan tâm được tôn vinh được mê hồn đếnvậy. Nhưng thật là sai lầm đáng tiếc nếu cho rằng mục tiêu của phong trào văn hóa Phục Hưng là nhằmkhôi phục những nền văn hóa cổ đại đó, thật là sai lầm đáng tiếc nếu nghĩ rằng phong trào sôi động này chỉmang ý nghĩa phục cổ đơn thuần. Nhờ được tận mắt nhìn ngắm những di tích lịch sử còn sót lại của hai nền văn minh Hy Lạp, La Mã màcác cuộc khai thác mới phát hiện được, nhờ được tự mình đọc và khám phá ý nghĩa của những tácphẩm cổ đại Hy, La [ qua nguyên tác hoặc qua bản dịch ], phương Tây có dịp để so sánh vàso sánh với nền văn hóa Trung Cổ trong đó có họ đang sống, họ đã rút ra được Kết luận quantrọng này : Trung Cổ phong kiến và nhà thời thánh đã ngưng trệ nền văn hóa, hơn thế nữa, đã chà đạpthô bạo lên quyền sống quyền tự do của con người. Họ đã cảm thấy như mình vừa trảiqua một đêm trường tăm tối. Họ nhận ra rằng cổ đại Hy Lạp sở dĩ đã kiến thiết xây dựng một nền văn minhrực rỡ chính là vì nó chưa hề biết chính sách phong kiến là gỡ, vỡ nó chưa phải chịu đựng sự thốngtrị ý thức của giáo hội Thiên chúa. Ănghen viết : “ Trong những cuốn sách viết tay còn cứu vớtđược sau nền văn minh Bygiăngxơ đã sụp đổ, trong những pho tượng thời cổ đại khaiquật được trong những đống hoang tàn ở La Mã, người ta thấy cả một quốc tế mới lạ hiện ratrước mắt phương Tây kinh ngạc : đó là thời cổ đại Hy Lạp ; những hình thức chói lòa của nóđánh tan những bóng ma thời trung cổ ”. Cuộc hoạt động tư tưởng và văn hóa Phục Hưng đã gặt hái được những mùa hoa trái tốt đẹp, phong phú và đa dạng vô cùng. Nó đó làm cho Tây Âu như bừng thức dậy sau “ đờm trường trung cổ ”, đưanhững nước này tiến nhanh, tiến mạnh vào lịch sử dân tộc cận đại. Văn hóa Phục Hưng vì thế được thừanhận là một trong những nền văn hóa tỏa nắng rực rỡ của loài người. Tác động thôi thúc của cuộc vậnđộng tư tưởng và văn hóa Phục Hưng so với lịch sử dân tộc phương Tây và lịch sử dân tộc quả đât nói chunglà điều đã rõ ràng. Tuy nhiên, lại phải thấy rằng bản thân cuộc hoạt động tư tưởng và văn hóa đólà loại sản phẩm của một bước ngoặt lịch sử dân tộc, do những điều kiện kèm theo kinh tế tài chính, chính trị, xã hội bấy giờ đòihỏi, tạo ra và lao lý. Cần tránh hai khuynh hướng sai lầm đáng tiếc khá thông dụng lâu nay là “ trungcổ húa ” hoặc “ tân tiến húa ” thời phục hưng. Khuynh hướng thứ nhất phủ nhận chất lượngmới của thời Phục Hưng, chỉ coi nó như tiến trình sau của trung cổ, coi những thành tựucủa nó như là hoa qủa muộn mằn của Trung Cổ, do Trung Cổ gieo giống và chăm nom. Vềthực chất khuynh hướng này do những học giả nặng đầu óc bảo thủ, gắn bó với lập trường và quanđiểm của giai cấp quý tộc phong kiến và quý phái tăng lư để xuất ra. Khuynh hướng thứ haithì ngược lại, nó ý niệm rằng phục hưng là sự “ cắt đứt ” trọn vẹn với Trung Cổ và mởđầu cho thời văn minh. Khuynh hướng này tôn vinh Phục Hưng nhằm mục đích tô vẽ cho nền văn minh tưsản. Những kẻ đề xướng khuynh hướng đó nhấn mạnh vấn đề rằng : buổi bình minh của kỷ nguyên tưbản chủ nghĩa thật là huy hoàng trang trọng và đú chớnh là sự tự chứng minh và khẳng định của chủ nghĩa tư bảnngay trong buổi mới trào đời, là góp sức tiên phong, to lớn của chủ nghĩa tư bản so với lịch sửnhân loại Bước ngoặt đú đó diễn ra trên mọi nghành nghề dịch vụ kinh tế tài chính, chính trị, xã hội, tôngiáo tư tưởng, khoa học kĩ thuật, văn học nghệ thuật và thẩm mỹ. Nó làm đổi khác thâm thúy đời sống vật chấtvà niềm tin của xã hội Tây Âu, trình diện đặc thù ngưng trệ lỗi thời lỗi thời của những thiết chế tinhthần vật chất của chính sách phong kiến và của nhà thời thánh Trung Cổ. Nó tạo nên một đà tăng trưởng chocác nghành nói trên, khiến cho xã hội Tây Âu vào nửa sau của thế kỉ 16, đầu thế kỉ 17 thực sựđã mang lại một bộ mặt mới, mạng lại khởi sắc phồn vinh đầy khí thế. Vùng bắc Italia là mộttrung tâm kinh tế tài chính và một TT văn hóa tăng trưởng sớm hơn cả [ từ thế kỉ 14 ]. Ở đó, cácquốc gia-đụ thị như Vơnidơ, Giờnơ, Plorăngxơ đó tận mắt chứng kiến một thời kì phát đạt củacông thương nghiệp, lâu nay chưa từng thấy. Trên cơ sở một nền kinh tế tài chính công thương nghiệpphát triển như vậy, một nền văn học thẩm mỹ và nghệ thuật mới, đa dạng và phong phú, rực rỡ tỏa nắng đã đơm hoa tác dụng. Chính thế cho nên mà Italia trở thành cái nôi của phong trào văn hóa Phục Hưng. Vùng thấp [ gồm những nước Hà Lan, Bỉ và Luychxămbua ngày này ] cũng là một TT kinh tế tài chính và văn hóahình thành tương đối sớm [ phần đông cũng một lúc với vùng bắc Italia ]. Ở đó, những đô thị nhưBơruygiơ, Anve [ thời nay thuộc Bỉ ] Amxtộcdam [ nay thuộc Hà Lan ] cũng sinh động trù phúvụ cựng. Chính nhờ vậy mà nơi đây cũng từng là một TT văn hóa mới của thời kì PhụcHưng. Sau sự kiện Côngxtăngtinốp bị Thổ Nhĩ Kì chiếm đóng [ 1453 ] cắt đứt đường giao thôngbuôn bán giữa Tây và Đụng, cỏc nước phương Tây bèn lao đi tìm những con đường liên ngạch, kinh doanh mới. Các phát kiến địa lý đã dẫn tới một tác dụng to lớn, giật mình, ngoài dự kiến. Trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, Mác và Ănghen đã nới về ý nghĩa đó như sau : “ Việctìm ra châu Mĩ và đường hàng hải quanh châu Phi đã tạo ra cho giai cấp tự sản đang lên mộttrường hoạt động giải trí mới. Thị trường Ấn Độ và Trung Quốc, việc chiếm châu Mĩ làm thuộc địa, việcbuôn bán với những thuộc địa, việc tăng thêm một số ít phương tiện đi lại trao đổi và số lượng hàng hóanhững cái ấy nói chung đã đem lại cho thương nghiệp, hàng hải, công nghiệp một đà phát triểnchưa từng có, và do đó, đã làm cho yếu tố cách mạng tăng trưởng nhanh gọn trong lòng xã hộiphong kiến đang suy tàn. Phương thức kinh doanh thương mại phong kiến hay phường hội trước kia khôngcòn hoàn toàn có thể thỏa mãn nhu cầu được nhu yếu đang lên theo sự mở mang nhiều thị trường mới. Thời đạiphục hưng còn được ghi lại bằng một phong trào cải cách tôn giáo to lớn, sôi động, lâu nay chưa từng thấy. Kết quả trong bước đầu là nền “ độc tài niềm tin của giáo hội bị phá vỡ ”, đạibộ phận những dân tộc bản địa Giộcmanh đã bỏ thẳng giáo hội để theo đạo Tin lành, đồng thời trong cácdân tộc Latinh một thứ tư tưởng tự do phê bình linh động, hấp thu của người Ả Rập, và thấmnhuần thứ Triết học Hy Lạp vừa mới phát hiện ra, càng ngày vàng ăn sâu vào niềm tin người tavà sẵn sàng chuẩn bị cho chủ nghĩa duy vật hồi thế kỉ 18 sinh ra [ Ănghen : lời nói đầu cuốn Phép biệnchứng của vạn vật thiên nhiên. ]. Nói tóm lại, đúng như Ăngghen đã nhận định và đánh giá, thời đai Phục Hưng là “ bước ngoặt văn minh, vĩ đại nhất, từ trước đến bấy giờ loài người chưa từng thấy ”. Bướcngoặt đú đó diễn ra, làm biến hóa mọi mặt kinh tế tài chính, chớnh trị-xó hội, tôn giáo, tư tưởng và tinhthần. Chính trong toàn cảnh đó, văn học nghệ thuật và thẩm mỹ Phục Hưng đã nở hoa hiệu quả, một mùa hoaquả tốt dẹp hiếm có. II. Một số nét lớn của phong trào văn hoá Phục HưngThời hậu kỳ trung đại, ở Tây Âu đã có nhiều ý tưởng có ý nghĩa to lớn và đó là cơ sở, tiền đềquan trọng cho sự nhận thức của con người như : thuật ấn loát của Gutenberg, nghề nấu thép, đúcsúng đạn … Thời kỳ này cũng có nhiều phát kiến địa lý lớn đem lại nhiều giá trị khoa học và nólàm biến hóa sự nhận thức của con người về nhiều nghành nghề dịch vụ. Phong trào văn hoá Phục Hưng diễn ra tiên phong ở Italia vì có rất nhiều nguyên do tác động ảnh hưởng. Thứ nhất đó là bước vào thế kỷ XIV ở Italia đã có những thành thị tự do tăng trưởng can đảm và mạnh mẽ nhưnhững vương quốc riêng không liên quan gì đến nhau như : Phirenxe, Venexia, Milano … Ở những thành thị này, quan hệ tưbản chủ nghĩa chiếm địa vị thống trị. Thứ hai là Italia là quê nhà của nền văn minh La Mã cổđại, nhưng bước vào thời sơ và trung kỳ trung đại thì những giá trị văn hoá, thành tựu của nềnvăn minh này đã bị hủy hoại đi vào quá khứ. Giờ đây, khi nền kinh tế tài chính tăng trưởng, người Italia nhớlại về quá khứ của cha ông mình và họ muốn Phục hồi lại những giá trị đó. Phong trào bắtnguồn từ Ý, sau đó truyền sang Pháp qua cuộc cuộc chiến tranh Pháp – Ý. Tiếp đó, phong trào vănhoá Phục Hưng tiếp tục truyền sang những nước khác như Hà Lan, Anh, Đức và có ảnh hưởngnhiều đến những vương quốc này. Sự sinh ra và tăng trưởng của phong trào văn hoá Phục Hưng là điều tất yếu trong quy trình pháttriển và đi lên của lịch sử dân tộc trái đất. Cả Tây Âu suốt trong một thời kỳ dài bị đắm chìm trong sựlạc hậu và tăm tối, giờ đây dưới ảnh hưởng tác động của những tư tưởng tân tiến và mang sắc tố tự do thìđó chính là những động lực to lớn cho sự đổi khác của xã hội. Phong trào văn hoá Phục Hưngkhông chỉ diễn ra ở một nghành riêng không liên quan gì đến nhau mà nó được diễn ra ở hầu khắp những nghành nghề dịch vụ như : vănhọc, thẩm mỹ và nghệ thuật, khoa học … Những thành tựu trong những nghành trên trong thời kỳ này rất là tolớn. Văn học, thẩm mỹ và nghệ thuật trong thời kỳ này được coi là khuôn mẫu và tuyệt tác mà những thế hệ sauphải thán phục. Có thể coi phong trào văn hoá Phục Hưng gồm có những nét lớn sau : – Phong trào diễn ra trên một địa phận to lớn, có sự Viral nhanh gọn và có ảnh hưởngmạnh mẽ tới đời sống văn hoá, chính trị xã hội ở những nơi phong trào diễn ra, đạt những thànhtựu rất là lớn lao và có nhiều nghành là tiền đề quan trọng, không hề thiếu cho sự phát triểncủa xã hội. – Nội dung hầu hết của những thành tựu được những tác giả phản ánh qua những tác phẩm của mình, đó là sự tôn vinh giá trị con người và tự do cá thể, nó mang đầy ý nghĩa nhân văn và ý nghĩakhoa học. Đồng thời nó phê phán, bác bỏ những quan điểm lỗi thời, bảo thủ của chính sách phongkiến và giáo hội bằng những cách bộc lộ rất là phong phú, kín kẽ. – Những thành tựu trên những nghành của phong trào văn hoá Phục Hưng là điểm quy tụ sáng nhấtcủa những giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ và là nền tảng lớn nhất của khoa học thời cận đại. III. Những thành tựu của phong trào văn hoá Phục hưng1. Triết học và khoa học tự nhiêna. Tiền đề chungQuá trình ý tưởng trong khoa học dù đó là một hệ tư tưởng mới, một quan điểm mới, thì phầnlớn đều phải có sự thừa kế những gì đã có và tăng trưởng thêm những giá trị tân tiến, tương thích vớilịch sử sống sót lúc bấy giờ. Trong thời kỳ văn hoá Phục Hưng và hậu Phục Hưng cũng vậy. Trongtất cả những nghành nghề dịch vụ như Triết học, thiên văn học, Toán học … thì thời kỳ tiền Phục Hưng đều đã cóvới những nhà khoa học nổi tiếng trên nhiều nghành như Aristotle, Ptolemy, Plato … Họ đượccoi là những nhà khoa học vĩ đại của thời cổ đại và những quan điểm của họ vẫn luôn có ảnhhưởng to lớn đến mọi thời đại. Tuy nhiên, trong tiến trình tăng trưởng đi lên của lịch sử vẻ vang trái đất, rất nhiều quan điểm của họ đãkhông còn tương thích và yên cầu cần có những điều tra và nghiên cứu để chứng tỏ những quan điểm đó làsai và phải thay bằng một quan điểm mới đúng hơn. Do đó, tiền đề quan trọng nhất của nhữngphát minh khoa học tự nhiên thời kỳ văn hoá Phục Hưng đó là sự thừa kế những giá trị khoa họctiền Phục Hưng. Tiền đề thứ hai hoàn toàn có thể nói là sự tổng hợp của nhiều yếu tố về kinh tế tài chính, chính trị, văn hoá, xã hộicó sự biến hóa đã tạo ra sự nhận thức mới về quốc tế và cộng thêm vào đó là sự sống sót của giáohội với thần quyền thống trị về mặt ý thức của xã hội con người với những quan điểm sai lệchvà bảo thủ. Chính điều này đã đặt ra cho những nhà khoa học chân chính những nội dung cần giảiquyết. Khoa học thời tiền văn hoá Phục Hưng thường gắn liền với Triết học. Mà Triết học kinh viện vớisự phục tùng thần học một cách mù quáng đã làm tê liệt mọi tìm tòi, nghiên cứu và điều tra ngăn cản mọitiến bộ của khoa học. Chính thế cho nên, khoa học muốn tăng trưởng thì nó phải đấu tranh với Triết họckinh viện và đồng nghĩa tương quan với nó là cạnh tranh đối đầu với giáo hội. Những quan điểm và nội dung mà những nhà khoa học đưa ra thường trái với quan điểm của nhàthờ. Chính vì thế, giáo hội đã coi khoa học và những nhà nghiên cứu khoa học là những quân địch. Họđã nhân danh đức Chúa trời để phán xử, gán ghép những tội lội cho những ý tưởng, sáng tạo haynhững tư tưởng tân tiến để từ đó trừng trị họ. Mặc dù những nhà khoa học phải trả giá cho nhữngphát minh, những quan điểm của mình bằng chính mạng sống của bản thân. Bằng niềm đam mê của mình, trong suốt thời kỳ văn hoá Phục Hưng và một giai đoạn hậu PhụcHưng nữa thì đã có rất nhiều những ý tưởng, quan điểm mới được đưa ra bởi những nhà khoa họctrên nhiều những nghành nghề dịch vụ như : Triết học, Thiên văn học, Vật lý, Toán học, Y học … Với một độingũ những nhà khoa học phần đông và đầy nhiệt huyết trong đó tiêu biểu vượt trội nhất như : Descartes, Copernicus, Bruno, Galilei, Kepler … Những ý tưởng của họ dù ở nghành nào đi chăng nữanó cũng có những ảnh hưởng tác động to lớn đến lịch sử dân tộc tăng trưởng của quả đât. Nó là một trong nhữngnhân tố quyết định hành động nhất để phá vỡ đêm trường trung cổ đã vây hãm lấy châu Âu ngót 1000 nămbằng những tư tưởng, quan điểm rất là lỗi thời và thủ cựu. Những ý tưởng đó đã tạo ra mộtđộng lực rất là to lớn để châu Âu nói riêng và quốc tế nói chung tiến vào tiến trình phát triểnmới. Những ý tưởng, sáng tạo của những nhà khoa học trong thời kỳ này là một trong những nềntảng quyết định hành động cho sự tăng trưởng của nền khoa học cận – văn minh ngày này. b. Triết họcVào thời kỳ trung đại, với sự phá hoại của những cuộc cuộc chiến tranh chinh phục lê dài suốt mấythế kỷ, nó đã làm cho di sản văn hoá cổ xưa vốn đã bị phá hoại nhiều lần, ví dụ điển hình như hoạtđộng phá hoại mang tính huỷ diệt của người Visi Goth và người Vandal, thêm nữa là cuộc hỗnchiến của những tầng lớp thống trị Germans càng làm cho nền văn minh La Mã suy sụp tới mức khôngthể tưởng tượng. Chính Charlemagne đã thừa nhận. Ông nói : trong một thời hạn dài đã qua, dotiền nhân sơ suất nên công tác làm việc văn hoá giáo dục bị quên lãng. Giáo sĩ không biết viết, không thểnào hiểu được kinh thánh, hiểu sai là điều rất là nguy khốn. Trong điều kiện kèm theo lịch sử dân tộc như vậy, giới giáo sĩ đạo Cơ Đốc đã nắm vị thế và lũng đoạn tri thức giáodục. Cũng trong thời kỳ này ở Tây Âu giáo hội Cơ Đốc có một vị thế cực kỳ quan trọng. Nhữngquan điểm của giáo hội nó đã xâm nhập vào hàng loạt những nghành của đời sống xã hội. Nhữngngành thuộc về ý thức hệ trong đó có Triết học đều phủ lên một sắc tố thần học rất là sâuđậm. Lợi dụng vị thế của mình, giáo hội đã chi phối hàng loạt những hoạt động giải trí giáo dục trên những lĩnhvực như : khoa học, Triết học … để ship hàng cho thần học mà không ngoài tiềm năng đó là duy trìđịa vị thống trị của mình. Trong xã hội Tây Âu thời bấy giờ, những cuộc đấu tranh chống phong kiến của nhân dân liên tụcxảy ra, thêm vào đó là những kỳ tích về thánh đồ, những câu truyện mê tín dị đoan và cả những mônhọc của cha cố Open ở tiến trình sau của đế quốc La Mã đã không còn gạt gẫm người dânđược nữa và nó cũng không phân phối được nhu yếu của giai cấp thống trị đương thời. Trong bốicảnh đó, Triết học kinh viện đã kịp thời Open. Đó là Triết học Cơ đốc giáo, nó chiếm địa vịthống trị trong thời kỳ trung cổ tại châu Âu. Như vậy, cũng phải thấy rằng nó đã cung ứng đượcyêu cầu của lịch sử dân tộc lúc bấy giờ. Chủ nghĩa kinh viện [ scholasticism ] trở thành thuật ngữ để chỉ về mạng lưới hệ thống tư tưởng có ưu thếđược tiến hành bởi những giáo sư trong những trường học và giải pháp họ dùng để giảng dạy Triếthọc. Các nhà Triết học kinh viện cho rằng mọi chân lý đời sống đã được “ thánh kinh ” nói rõ tấtcả và không được hoài nghi những điều đã được ghi trong đó. Nhiệm vụ của những nhà Triết học làgiảng giải lại những chân lý mà “ thánh kinh ” đã đề cập và tìm ra những chứng cứ hài hòa và hợp lý cho tínngưỡng. Những nhà Triết học ở quá trình này gần như là những người cuồng tín. Họ tin mộtcách tôn kính vào những điều ghi trong thánh kinh. Suốt cả cuộc sống họ cứ ngày này qua thángkhác sống trong nhà thời thánh, học viện chuyên nghành của giáo hội và họ cùng với nhau đàm đạo về kinh sách, giáo lýchứ không hề chăm sóc tới việc điều tra và nghiên cứu vạn vật ngoài tự nhiên, cũng không tiếp xúc với thựctế. Họ phủ nhận tổng thể những hoạt động giải trí của cảm tính. Suốt cả cuộc sống, họ chỉ chuyên tâm vào việcđọc thánh kinh, giải thích giáo lý. Họ tìm hiểu và khám phá những nội dung trong chủ nghĩa duy tâm củaAristotle cũng như diễn giải theo logic của loại Triết học này nhằm mục đích mục tiêu là khẳng địnhnhững hoạt động giải trí của loài người chịu sự chi phối của thượng đế, họ thần thánh chính sách phong kiếnđể cho mọi người phải phục tùng sự thống trị của giáo quyền. Với những quan điểm mang màusắc thần học nên những yếu tố những nhà Triết học đưa ra để tranh luận cũng mang đậm màu sắcthần thánh, huyền bí và không có giá trị khoa học như : “ Các thiên thần ăn gì, họ có cần ngủ haykhông, hoa hồng trên thiên đường có gai hay không … những yếu tố họ đưa ra để tranh luận thậthết sức hoang đường và chẳng góp phần được gì cho văn minh của xã hội loài người. Cà một thời kỳ dài của lịch sử dân tộc Tây Âu, do sự chi phối của giáo hội Cơ đốc, Triết học đã không cósự tăng trưởng do đó mà không tạo ra được một nền tảng vững chãi cho những ngành khoa học khácphát triển. Tinh thần khoa học bị gò bó trong những quan điểm thần học mà đại diện thay mặt của nó làTriết học kinh viện. Người tiêu biểu vượt trội và nổi tiếng nhất của Triết học kinh viện đó là Thomas Aquinas [ 1225 – 1274 ]. Cha ông là Bá tước Aquino, người đã từng kỳ vọng con mình sau này có một vị thế cao tronggiáo hội. Vì vậy mà ngay từ lúc 5 tuổi ông đã được đưa vào đan viện Monte Cassino và theo học9 năm tại đan viện dòng Biển Đức. Sau đó ông chuyển vào học tại Đại học Napoli và trong thờigian theo học ở đây ông bị lôi cuốn bởi những tu sĩ dòng Đa Minh và quyết định hành động gia nhập dòng này. Người có ảnh hưởng tác động nhiều đến quan điểm của Aquinas đó chính là Albert Cả. Ông này là ngườicó kiến thức và kỹ năng sâu rộng. Ông đã đọc và biết hầu hết những tác giả cổ xưa của Kito giáo, Do Thái giáovà Ả Rập. Tuy nhiên, ông được coi là người có đầu óc bách khoa toàn thư hơn là sự phát minh sáng tạo. Albert coi Aristotle là nhà Triết học vĩ đại nhất và sở dĩ tư tưởng của Aristotle trở thành tư tưởngchủ đạo của thế kỷ XIII, phần nhiều là nhờ công của Albert. Với một ông thầy như vậy thì Thomas Aquinas cũng tìm thấy ở Aristotle nguồn trợ giúp quantrọng nhất cho khoa học thần học và Kito giáo. Những thành tựu điển hình nổi bật nhất của Aquinas đóchính là những tác phẩm lớn về thần học : Summa contra entiles [ Tổng luận cống lại Dân Ngoạiđạo ] và Summa Theologica [ Tổng luận Thần học ]. Một trong những quan điểm nổi tiếng của ông về trật tự quốc tế đó là ông cho rằng thiên hà đượcsắp xếp theo quý phái bậc thang. Bắt đầu từ phi sinh vật rồi đến thực vật, động vật hoang dã và tới conngười sau đó là thánh đồ, thiên thần và cao nhất là thượng đế. Trong mạng lưới hệ thống đó, cấp dưới lệthuộc vào cấp trên, do cấp trên quản lý. Từ đó, ông luận chứng trật tự trên mặt đất cần phải phụctùng trật tự trên trời, cuộc sống hiện tại phải phục tùng cuộc sống tương lai. Triết học phải phục tùngthần học, tri thức phải nhường chỗ cho tín ngưỡng. Ông cho rằng mối quan hệ trong xã hộiphong kiến là tự nhiên và hài hòa và hợp lý. Nếu ai muốn thay đồi sự sắp xếp của thượng đế trong xã hội thìđó chính là kẻ đã phạm trọng tội. Cùng với sự lũng đoạn của giáo hội Cơ Đốc về mọi mặt, Triết học kinh viện đã sở hữu cáctrường học Tây Âu trong suốt một thời hạn dài. Với những quan điểm mang đậm sắc tố thầnhọc nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ của giai cấp mình. Giáo hội đã không cho khoa học có con đườngthuận lợi để tăng trưởng. Cả xã hội Tây Âu trong thời kỳ này đang chìm đắm trong sự tối tăm vàmê muội, người ta chỉ biết đến những lời giảng của những nhà Triết học kinh viện, mà lời giảng củahọ chẳng khác gì mấy so với lời dạy của kinh thánh. Cả xã hội đang chìm trong sự mê tín dị đoan, lạchậu và chưa có lối thoát. Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng của những mặt trong đời sống xã hội nhất là những đổi khác vềkinh tế đã làm cho những ngành khoa học có bước tăng trưởng mới, trong đó có Triết học. Mặc dùnhững lời giảng của giáo hội cũng đã bao hàm sự ngăn đe và trừng trị nghiêm khắc những ai dámđưa ra quan điểm trái với Triết học kinh viện, tuy nhiên niềm tin khoa học chân chính, đã có rấtnhiều người dũng mãnh đưa ra những quan điểm dựa trên sự quan sát và điều tra và nghiên cứu của mình. Mặc dù so với thời đại lúc bấy giờ, những quan điểm đó cũng có những hạn chế nhất định, tuy nhiên sovới thời đại văn minh nó là những bước tân tiến vượt bậc trong sự nhận thức của con người. Nócũng là nền tảng cơ bản và rất là có ý nghĩa để cho Triết học sau này tự triển khai xong và đem lạinhững giá trị thiết thực như thời nay. Trong đó tiêu biểu vượt trội là Roger Bacon [ 1214 – 1294 ]. Ông làmột giáo sư của trường Đại học Oxford, ông đã chú trọng đến thực nghiệm và nó có tác dụngnhất định trong sự tăng trưởng của khoa học tự nhiên. Bacon còn vạch trần những hành vi xấuxa của giáo hoàng và bọn tăng lữ, chỉ trích giáo hội là nguồn gốc của sự gạt gẫm và nói dối. Chính vì thế mà ông đã bị giáo hội hãm lại và bị giam trong ngục suốt 12 năm. Trong sự ngột ngạt của Triết học nói riêng và những ngành khoa học khác nói chung, thì với nhữngyếu tố thuận tiện mà phong trào văn hoá Phục Hưng đang diễn ra thì nó đang mang lại những sứcbậc lớn cho những ngành khoa học trong đó có Triết học. Những thành tựu của Triết học trong thờikỳ này được thừa kế những giá trị Triết học trước đó với những tư tưởng tân tiến. Các nhà Triếthọc đã tinh lọc những giá trị khoa học trong những quan điểm của những nhà Triết học trước. Đồngthời với tư tưởng và sự nghiên cứu và điều tra thâm thúy của mình mà quan trọng nhất là sự quả cảm dámđương đầu với giáo hội. Các nhà Triết học thời kỳ này đã góp phần rất lớn cho sự tân tiến củakhoa học tự nhiên nói riêng và sự tăng trưởng của quốc tế nói chung. Bằng những quan điểm củamình và dựa trên sự quan sát từ đời sống thực tiễn, những nhà Triết học đã đưa ra những luận điểmkhoa học, trái với những quan điểm của giáo hội và mở đường cho sự nhận thức mới. Điều nàychính là tác nhân mở đường, tạo điều kiện kèm theo cho khoa học tự nhiên tăng trưởng đồng thời nó là cơ sởđể đánh đổ những quan điểm rơi lệch và bảo thủ của giáo hội. Một trong những nhà Triết học nổi tiếng đã dám dũng mãnh công bố những quan điểm chống lạigiáo hội đó chính là Giordano Bruno. Ông sinh năm 1548 và mất năm 1600. Ông là nhà khoahọc, nhà Triết học vĩ đại, là chiến sỹ gan góc trên mặt trận khoa học. Ông đã đấu tranh khôngthoả hiệp nhằm mục đích chống lại Triết học kinh viện và nhiệt huyết tuyên truyền thế giới quan duy vật. Bruno là người theo thuyết nhật tâm của Copernicus và ông cũng đã thừa kế những quan điểmduy vật và vô thần của những nhà duy vật cổ đại. Ông đã kiến thiết xây dựng một ý niệm duy vật mới vềvũ trụ. Phạm trù TT của Triết học mà Bruno nêu lên là cái duy nhất, đó chính là thượng đếtồn tại dưới dạng tự nhiên, “ tự nhiên là Thượng đế trong sự vật hiện tượng kỳ lạ ” như một quốc tế độclập không do một lực lượng nào phát minh sáng tạo ra cả. Ông đã đưa thượng đế lại gần với giới tự nhiênvà con người mà trong nhiều trường hợp ông đã đồnh nhất chúng. Chính sự giống hệt thượng đếvới tự nhiên, với sự vật và đã làm phát sinh chủ nghĩa đa thần của Bruno và nó trọn vẹn đối lậpvới quan điểm của Thiên chúa giáo. Một góp sức vô cùng quan trọng của Bruno đó là ông đã tăng trưởng thêm học thuyết củaCopernicus đó là quan điểm mới về ngoài hành tinh. Theo ông, thiên hà là vô tận, ngoài mạng lưới hệ thống Mặt Trờicủa tất cả chúng ta còn vô số tinh cầu khác, quả đất chỉ là hạt bụi nhỏ bé trong khoảng chừng không mênhmông vô tận của ngoài hành tinh. Vì vậy, không có một hành tinh nào thực sự là TT của ngoài hành tinh, sựsống và con người hoàn toàn có thể có trên những hành tinh khác của thiên hà bát ngát, không có chúa trời nàothống trị ngoài hành tinh cả. Đây chính là một tư tưởng vô cùng phát minh sáng tạo của Bruno cho việc khẳng địnhbản chất vật lý giống nhau của ngoài hành tinh. Điều này lúc bấy giờ những nhà khoa học vẫn đang tiếp tụcchứng thực và tìm kiếm trên cơ sở dựa trên những tư tưởng rất thâm thúy của Bruno đưa ra. Những quan điểm mới của Bruno là đòn đánh mạnh vào Triết học kinh viện thời bấy giờ. Bởi vìvới quan điểm của Triết học kinh viện thì Chúa là đấng tối cao, phát minh sáng tạo ra quốc tế và không cóai là sức mạnh hơn Thiên Chúa và với quan điểm cho rằng toàn cầu là TT của thiên hà thì giờđây tổng thể đã bị đảo ngược bởi quan điểm của Bruno. Về lý luận nhận thức, Bruno cũng đưa ra những quan điểm khác so với Triết học kinh viện. Bruno cho đối tượng người tiêu dùng nhận thức là quốc tế tự nhiên và chia quy trình nhận thức ra làm ba giaiđoạn : quy trình tiến độ bắt đầu là nhận thức cảm tính và chỉ có ý nghĩa thức tỉnh trí tuệ, tiến trình thứhai là lý trí, tiến trình thứ ba là trí tuệ. Triết học kinh viện tôn vinh việc nhận thức những nội dung chính của kinh thánh và tìm cách gòép nó cho tương thích với trong thực tiễn, do đó mà họ không chăm sóc đến nhận thức quốc tế bên ngoài. Họ cho rằng tổng thể đã được thánh kinh và Aristotle xử lý hết rồi. Nhưng giờ đây, Bruno chorằng : đối tượng người tiêu dùng nhận thức của con người không phải là kinh thánh mà là giới tự nhiên vô tận. Việc này đã khai đường cho một chiều hướng nghiên cứu và điều tra mới, chính bới đối tượng người tiêu dùng này chưa đượcnghiên cứu nhiều và loài người muốn tăng trưởng thì yếu tố không hề thiếu đó là phải nhận thứcthế giới tự nhiên. Và ngày này, dù khoa học đã rất tăng trưởng nhưng con người vẫn chưa nhậnthức hết được giới tự nhiên và vẫn đang liên tục nghiên cứu và điều tra. Điều này khẳng định chắc chắn, quan điểmcủa Bruno đưa ra trọn vẹn đúng mực. Tất cả những quan điểm của Bruno đã làm cho giáo hội tức giận. Bruno đã bị giáo hội La Mãthiêu sống. Mặc dù Bruno không còn nữa, nhưng những giá trị mà ông góp phần cho khoa họcthì không một ai hoàn toàn có thể phủ nhận được. Cho dù giáo hội có không cho như thế nào đi chăng nữathì những giá trị mà ông góp phần cho khoa học vẫn luôn toả sáng và có tác động ảnh hưởng can đảm và mạnh mẽ đếnthế hệ những nhà khoa học sau này. Bruno vẫn mãi được coi là một trong những con người vĩ đạinhất đi tiên phong trên con đường giải phóng khoa học ra khỏi chủ nghĩa kinh viện và mở ra mộtchương mới cho lịch sử dân tộc tăng trưởng đi lên của xã hội loài người. Sau sự mở đường của nhiều nhà Triết học mà đại diện thay mặt tiêu biểu vượt trội có Roger Bacon, Bruno … thìmột thời kỳ tăng trưởng những quan điểm tân tiến của ngành Triết học đã được mở ra mà đại diện thay mặt tiêubiểu có Francis Bacon [ 1561 – 1621 ]. Ông là nhà Triết học vĩ đại thời cận đại. Các Mác đã đềcao vai trò của Francis Bacon và coi ông là ông tổ của chủ nghĩa duy vật Anh và khoa học thựcnghiệm. Balcon đã mở ra một chương mới cho lịch sử dân tộc Triết học Tây Âu. Khác với thời kỳ trước, Balcon đã nhận thấy vai trò đặc biệt quan trọng quan trọng của khoa học, Triết họcvà sự thiết yếu phải tăng nhanh sự tăng trưởng của chúng như một nền tảng trong công cuộc xâydựng quốc gia. Ông coi đó là một phương tiện đi lại cơ bản nhằm mục đích xoá bỏ những bất công trong xã hộivà thiết kế xây dựng đời sống phồn vinh. Trên cơ sở nhận thức như vậy, ông đã đưa ra những tư tưởnghết sức tân tiến và được đánh giá cao đó là ông đã khẳng định chắc chắn : phải tái tạo chính xã hội hiện thựcđương thời trên cơ sở tăng trưởng khoa học và Triết học, chứ không phải bằng cách tạo ra mô hìnhlý tưởng như những nhà nhân đạo cộng sản ngoạn mục. Đây được coi như là một bước mở đầucho việc đánh giá vai trò của những thành tựu khoa học cho sự đi lên của văn minh trái đất chứkhông phải thánh kinh hoàn toàn có thể làm biến hóa quốc tế. Bacon cho rằng, mục tiêu của xã hội là nhận thức những nguyên do, những sức mạnh huyền bí của cácsự vật và lan rộng ra sự thống trị của con người so với tự nhiên trong một chừng mực con ngườicó thể làm được. Quan điểm này cũng giống với quan điểm của Bruno và nó góp thêm phần củng cốthêm về mặt lý luận để tìm hiểu và khám phá ra con đường chinh phục vạn vật thiên nhiên của loài người. Nếu nhưtrước đây, giáo hội bằng những giáo lý thần học của mình đã huấn luyện và đào tạo ra những “ loại sản phẩm ” khôngbiết thiếu tín nhiệm mà chỉ nghe và làm theo thánh kinh, thì giờ đây với quan điểm này, con người cóthể chinh phục được tự nhiên ở một mức độ nào đó. Theo Bacon, khác với những bộ môn Lịch sử và những dạng nhận thức thẩm mỹ và nghệ thuật chỉ đơn thuần dựavào năng lực trí nhớ hay hình tượng của con người thì Triết học và khoa học mang tính lý luậnvà khái quát cao. Trong đó tư duy Triết học là tư duy lý tính và mang trí tuệ cao nhất. Do đó, ôngđánh giá cao vai trò của tri thức lý luận trong việc tái tạo xã hội. Bacon chứng minh và khẳng định “ tri thức làsức mạnh ”. Và đây chính là tuyên ngôn gạt bỏ sức mạnh của Chúa, chính do từ trước đến nay ngườita luôn coi Chúa là đấng phát minh sáng tạo tối cao và có quyền uy tuyệt đối. Nhưng giờ đây, sức mạnh củacon người không phải là ở Chúa mà là ở tri thức. Cũng từ đây, ông đã đưa ra một lý luận mangtính cách mạng so với xã hội thời bấy giờ đó là coi “ hiệu suất cao và sự sáng tạo thực tiễn là ngườibảo lãnh và ghi nhận tính chân lý của Triết học ”. Muốn chinh phục tự nhiên thì con người phảinhận thức những quy luật của nó, vận dụng và tuân thủ theo chúng. Đây là sự tân tiến vượt bậc trongnhận thức của con người thời bấy giờ. Trên những bục giảng của nhà trường bị tác động ảnh hưởng của thần học, thì những nội dung về khoa học tựnhiên và nhất là sự nhận thức của con người về mặt lý tính bị hạn chế một cách khắc nghiệt. Chính vì thế mà Triết học nói riêng và những ngành khoa học khác nói chung đã không có điềukiện để tăng trưởng. Giờ đây, với sự tăng trưởng và chứng tỏ được quan điểm của mình là đúngđắn thì Bacon đã mở ra một con đường mới cho Triết học tăng trưởng và những giá trị của Triếthọc chỉ đúng đắn khi đã kiểm nghiệm được qua thực tiễn. Và chính thực tiễn sẽ kiểm nghiệmchân lý đó đúng hay sai như ngày này tất cả chúng ta vẫn sử dụng. Quan điểm này đã đánh mạnh vàochủ nghĩa Triết học kinh viện chỉ biết dựa vào triết lý và những giáo lý thần học mà không biếtđến thực tiễn là gì. Những góp phần của Balcon cho sự tăng trưởng của Triết học và sự tân tiến của trái đất là hết sứcto lớn. Ông không những chỉ ra được sự đúng đắn của thực chất và trách nhiệm của Triết học màcòn đưa ra những quan điểm của mình về quốc tế. Ông đã thừa kế những giá trị về Triết học củacác thời kỳ trước và tăng trưởng những ý niệm duy vật thời cổ đại. Bacon cho rằng : để giải thíchđược tính muôn màu của quốc tế chỉ cần vật chất là đủ. Để lý giải quan điểm của mình, ôngđã cải biến những quan điểm duy vật của Aristotle. Ông đã xoá bỏ nguyên do mục tiêu củacác sự vật và cho rằng mọi cái trên trần gian chỉ sống sót từ ba nguyên do chính : hình dạng, vậtchất và hoạt động. Bacon đã tiến một bước rất xa so với những nhà Triết học trước đó và đương thờikhi ý niệm rằng có sự thống nhất giữa vật chất và hoạt động, giữa thực chất của sự vật và vậnđộng của nó, khẳng định chắc chắn hoạt động là đặc tính của sự vật. Bacon cho rằng nhận thức sự vật lànhận thức hoạt động của chúng. Bacon đã tìm ra cách phân loại những dạng hoạt động. Theo ông có toàn bộ 19 dạng hoạt động. Tuynhiên, so với lúc bấy giờ thì cách phân loại hoạt động của Bacon thì vẫn còn một số ít hạn chế nhấtđịnh như : chưa biết phân loại cấu trúc của vật chất mà phần đông quy hàng loạt những dạng vận độngthành hình thức hoạt động cơ học, không thấy được sự tăng trưởng của thời hạn vật chất đã xuấthiện nhiều hình thức hoạt động khác nhau về chất, tương thích với trình độ cấu trúc của vật chất. Những hạn chế này là điều không hề tránh khỏi với điều kiện kèm theo lịch sử dân tộc lúc đó. Muốn làm đổi khác ý niệm hay nhận thức của người đương thời về một yếu tố nào đó thìnhận thức luận và phương pháp luận luôn là yếu tố then chốt. Khi một quan điểm của một cánhân, tổ chức triển khai nào đưa ra mà không đề ra được cơ sở cho nhận thức luận và phương pháp luận thìsẽ không tránh khỏi sự đào thải của lịch sử dân tộc. Lịch sử sẽ là nơi phán xét chiêu thức nhận thức đóđúng hay sai. Bacon đã có một tham vọng đó là muốn thiết kế xây dựng một cách nhìn mới về quốc tế thậtsự khách quan. Ông nói “ Mục đích của tôi là ở chỗ chỉ ra uy thế thực sự của khoa học mà khôngcần phải tô vẽ cường điệu và làm rõ ý nghĩa và giá trị chân chính của nó ”. Ở đây với quan điểmcủa mình Bacon đã cho rằng một khi khoa học đã xử lý được những yếu tố trong thực tiễn và đúngđắn tương thích với khách quan thì không cần những lời quảng cáo rẻ tiền. Đó chính là sức mạnhcủa khoa học chân chính và muốn nhận thức được nó thì phải có cái nhìn một cách chân thực. Việc Bacon yên cầu nhận thức sự vật phải trọn vẹn khách quan và hài hòa và hợp lý. Ông nhận xét chungrằng, con người thường hay chủ quan, duy ý chí trong nhận thức. Nhưng ông cũng còn có mặthạn chế đó là phủ nhận trọn vẹn cái chủ quan trong nhận thức. Việc yên cầu nhận thức phải “ khách quan thuần tuý ” của ông là một điều ngoạn mục. Tuy nhiên những quan điểm củaBacon nó cũng có ý nghĩa tích cực trong việc phê phán những ý niệm thần học chủ quan thời đóvà những quan điểm của ông đưa ra cũng hoàn toàn có thể coi là bậc thang để bước lên nhà thời thánh kéo chủnghĩa kinh viện đổ sập xuống. Một góp phần quan trọng của Bacon cho Triết học thời kỳ này đó chính là ông đã là người đầutiên nhận thức được sự hạn chế của tam đoạn luận và của logic hình thức – cái mà từ trước tớibây giờ vẫn được coi là giải pháp vạn năng để xử lý mọi yếu tố. Ông đã đề ra những tưtưởng logic mới, khắc phục những phương pháp luận trước đây như “ chiêu thức con ong ”, “ chiêu thức con nhện ”. Ông đã đưa ra một giải pháp mới đó chính là “ chiêu thức conong ”. Bản chất của chiêu thức này là từ những tri thức do cảm tính đem chế biến chúng thànhnhững tri thức mới dựa trên cơ sở tư duy lý tính. Theo ông, giải pháp nhận thức tối ưu nhất làphương pháp quy nạp và ông coi đó là chiếc bàn là của khoa học. Nhưng ông không thoả mãnvới những cách quy nạp hiện có – quy nạp vừa đủ và không không thiếu. Ông là người đã mày mò raphương pháp quy nạp loại trừ – có nghĩa là quy nạp mà trong đó nghiên cứu và phân tích, vô hiệu những dữ kiệnphụ đi thẳng đến thực chất của sự vật. Nhìn chung trong yếu tố phương pháp luận, Bacon là nhà duy cảm thiên về sự tăng trưởng khoahọc tự nhiên thực nghiệm. Ông là người có công trong việc khởi xướng ra tư tưởng thiết yếu phảixây dựng một mạng lưới hệ thống phương pháp luận mới tương thích với sự tăng trưởng của khoa học thời cậnđại. Những góp phần của Bacon, mặc dầu còn có những hạn chế nhưng nó đã góp phần cho lịch sửnhân loại những văn minh rất là to lớn và tạo điều kiện kèm theo cho việc đánh sập những quan điểm bảothủ và sai lầm đáng tiếc của giáo hội. Một trong những người cùng góp phần với Bacon trên nghành nghề dịch vụ Triếthọc nhằm mục đích đánh đổ những quan điểm thần học của giáo hội thời bấy giờ đó là nhà Triết họcDescartes. Ông được ca tụng là “ người cha của chủ nghĩa duy lý cận đại ”. Descartes sinhnăm 1596 ở Pháp. Trong những năm từ năm 1604 đến 1612, ông theo học dòng Tên ở La Pleche, tại đây ông học những môn logic, toán và Triết học. Decartes chăm sóc đa phần tới yếu tố sự chắc như đinh của tri thức. Như ông đã nói, ông được giáodục tại một trường nổi tiếng bậc nhất châu Âu, thế nhưng ông lại cảm thấy bồn chồn với nhiều hoàinghi và sai lầm. Ông cũng là một con người sùng đạo và cho tới chết ông cũng không phủ nhậncác chân lý như “ cần phải có sự trợ giúp khác thường từ trời chứ con người tự nhiên thì không làmgì được ”. Tuy nhiên, ông lại không tìm thấy được ở thần học một giải pháp để đạt đến cácchân lý mà chỉ dựa duy nhất vào năng lực lý trí của con người. Triết học mà Descartes học ở nhàtrường cũng không giúp ích gì được. Sự tìm kiếm chân lý xuất phát từ những nhu yếu tìm ra giải pháp nhận thức mới, chính vì vậymà Descartes đã từ bỏ sách vở để đến với “ quyển sách vĩ đại của tự nhiên ”, ở đó ông tìm được “ những người có tính khí và thực trạng khác nhau ” và từ sự thực tế đó ông đã tích lũy đượcnhững kinh nghiệm tay nghề khác nhau. Điều này trái ngược trọn vẹn với những tranh cãi, suy luận củacác tu sĩ giáo hội. Descartes đã đem đến cho Triết học một khởi đầu mới. Phương pháp của Decartes gồm việctrang bị một tập hợp những quy tắc đặc biệt quan trọng để khai thác trí khôn. Ông nhấn mạnh vấn đề sự thiết yếu củaphương pháp này, và sự tư duy có mạng lưới hệ thống và trật tự. Descartes đã tìm thấy ở Toán học là ví dụtốt nhất về tư duy phát minh sáng tạo và đúng chuẩn. Ông nói : “ Phương pháp của tôi tiềm ẩn tổng thể nhữnggì làm ra tính chắc như đinh của những quy tắc số học ”. Ông có mong ước làm cho mọi tri thức trởthành một thứ Toán học phổ quát. Vì ông tin sự chắc như đinh của Toán học là tác dụng của mộtđường lối tư duy đặc biệt quan trọng. Bản thân của Toán học, tự nó không phải là chiêu thức mà chỉ biểuhiện chiêu thức mà Descartes đang tìm kiếm. Ông cho rằng hình học và số học cũng chỉ lànhững “ ví dụ ” hay “ vỏ bọc ngoài ” chứ không phải là thành phần cấu trúc của chiêu thức mớicủa ông. Trong Toán học, Decartes tập trung chuyên sâu vào năng lực trí tuệ chớp lấy được trực tiếp và rõ ràng một sốchân lý cơ bản. Ông không chăm sóc nhiều tới việc lý giải chính sách hình thành những ý niệm từkinh nghiệm mà cho rằng việc chứng minh và khẳng định sự kiện trí khôn tất cả chúng ta có năng lực biết những ý niệmmột cách tuyệt đối sáng sử và rành mạch. Hơn nữa, suy luận Toán học cho thấy rằng hoàn toàn có thể khámphá ra những cái chưa biết, nhờ tiến dần một cách tuần tự theo một trật tự từ những cái đã biết. Descartes cho rằng, mọi khoa học khác nhau chỉ là những cách khác nhau trong đó cùng một khảnăng suy luận và cùng một chiêu thức được sử dụng. Trong mọi trường hợp, đó là việc sửdụng trực giác và diễn dịch. Descartes thiết kế xây dựng tri thức của ông trên nền tảng trực giác và diễn dịch. Ông đã nói rằng “ haiphương pháp này là những con đường chắc như đinh nhất dẫn tới tri thức ” và bất kể phương phápnào khác đều bị “ loại trừ như thể đáng ngờ có sai lầm đáng tiếc và nguy khốn ”. Tuy nhiên chiêu thức củaDescartes không chỉ có trực giác và diễn dịch mà nó còn nằm ở những quy tắc mà ông đặt ra. Điểm hầu hết của những quy tắc mà Descartes cung ứng là đưa ra một đường lối rõ ràng và có trậttự cho hoạt động giải trí của trí khôn. Ông đã tin chắc rằng : “ chiêu thức trọn vẹn là ở trật tự và sựsắp đặt những đối tượng người dùng mà trí khôn của tất cả chúng ta muốn tìm ra một chân lý nào ”. Descartes đã mấtnhiều năm điều tra và nghiên cứu để hình thành những quy tắc giúp trí khôn chọn những điểm xuất phát thíchhợp cho suy luận và để hướng dẫn trí không trong quy trình suy luận. Trong số 21 quy tắc màông đưa ra Các quy tắc hướng dẫn trí khôn, thì có những quy tắc quan trọng sau : Quy tắc III : Khichúng ta ý kiến đề nghị nghiên cứu và điều tra một chủ đề, “ việc nghiên cứu và điều tra của tất cả chúng ta không được hướng đếncác điều khác đã nghĩ, hay những điều tất cả chúng ta phỏng đoán, mà phải hướng về những gì chúng tacó thể thấy rõ ràng và rành mạch, và hoàn toàn có thể diễn dịch một cách chắc như đinh ”. Quy tắc IV : Đây làmột quy tắc yên cầu rằng, những quy tắc khác phải được tuân thủ ngặt nghèo, vì “ nếu một người quansát chúng một cách đúng mực, họ sẽ không khi nào giả thuyết một điều sai là đúng, và sẽ khôngbao giờ tiêu phí nỗ lực của tâm lý mình một cách vô mục tiêu ”. Quy tắc V : Chúng ta sẽ đáp ứngphương pháp một cách đúng mực nếu tất cả chúng ta “ giản lược những mệnh đề rắc rối và mơ hồ từngbước một về những mệnh đề đơn thuần hơn, và rồi khởi đầu với sự lĩnh hội bằng trực giác tổng thể cácmệnh đề tuyệt đối đơn thuần, cố gắng nỗ lực lên tới tri thức về mọi yếu tố khác cũng bằng những bướctương tự ”. Quy tắc VIII : “ Nếu trong những yếu tố phải xem xét tất cả chúng ta đạt tới một bước trongchuỗi suy luận mà trí khôn của tất cả chúng ta không đủ năng lực để có một sự hiểu biết bằng trựcgiác, lúc đó tất cả chúng ta phải cắt đứt ngay tại đây. ” Những quy tắc của Descartes đưa ra mang đặc thù đặt nền móng cho những khoa học tăng trưởng. Bởi những quy tắc đó về cơ bản là đả phá những quan điểm chủ quan của con người và ôngmuốn khi điều tra và nghiên cứu hay suy luận một yếu tố nào đó thì cần phải có những tâm lý cần thiếtchứ không phải là cách đặt yếu tố để xử lý như những nhà Triết học kinh viện đã đặt ra. ” Cùng với những quy tắc của mình, Descartes còn đưa ra bốn lao lý trong Luận về phươngpháp mà ông cho là đã đủ, “ Miễn là tôi có quyết định hành động vững chãi không lay chuyển rằng sẽ khôngmột phút giây nào rời bỏ việc tuân theo chúng. Thứ nhất là không khi nào gật đầu là đúngđiều gì mà tôi không thấy rõ ràng là đúng … Không đưa vào trong phán đoán của tôi điều gìnhiều hơn điều mà trí khôn tôi thấy một cách rõ ràng và rành mạch không hề có chút hoài nghi. Thứ hai, chia mỗi khó khăn vất vả đang được xem xét thành càng nhiều phần càng tốt và theo sự cầnthiết yên cầu để có giải pháp thoả đáng. Thứ ba, dẫn dắt tư tưởng của tôi theo một trật tự bắt đầubằng những đối tượng người dùng đơn thuần nhất và dễ biết nhất, nhờ đó tôi hoàn toàn có thể đi lên từ từ, từng bướcmột, tới tri thức về những đối tượng người dùng phức tạp hơn. Và sau cuối trong mọi trường hợp, làm cácviệc liệt kê thật khá đầy đủ và những việc duyệt xét thật tổng quát, để tôi hoàn toàn có thể chắc như đinh đã không bỏsót điều gì. ” Với những lao lý về chiêu thức của mình, Descartes đã đưa ra cho những nhà khoa học sauông chìa khó để mở ra tri thức của trái đất. Nếu như trước đây, mọi suy luận của con người dựatrên quan điểm thần học thì là đều do kinh sách chỉ đường và bằng suy luận chủ quan của mình. Giờ đây, Descartes đã đưa ra một câu tuyên ngôn – “ không khi nào đồng ý là đúng điều gì màtôi không thấy rõ ràng nó là đúng ”. Điều này nó đã tạo ra một sức hút can đảm và mạnh mẽ cho những khoa họcgia. Bởi vì đơn thuần rằng trong suốt thời kỳ trung đại có rất nhiều yếu tố chưa được giải quyếtmột cách hài hòa và hợp lý nhưng con người vẫn gật đầu do chưa có những sự tăng trưởng về những ngành khoahọc có tương quan để người ta hoàn toàn có thể đổi khác cách nhìn nhận yếu tố. Nhưng với những quan điểmcủa Descartes, đã có rất nhiều nội dung khiến cho giáo hội phải lo ngại và giờ đây Descartes chorằng không gật đầu những gì mà bản thân cho là không rõ ràng. Bằng những quan điểm vàphương pháp mới đưa ra, ông đã tạo ra được ý thức thiếu tín nhiệm khoa học và đây chính là yếu tốcần thiết để thôi thúc khoa học tự nhiên tăng trưởng. Con người không thoả mãn với những gì đangcó và phải luôn luôn có nhu yếu tò mò để tìm kiếm ra cái mới. Đồng thời chiêu thức củaông đưa ra cũng đã bộc lộ được sự từng bước trong quy trình nghiên cứu và điều tra khoa học chứ khôngphải là sự hấp tấp vội vàng bằng những quan điểm chủ quan của mình. Hay nói cách khác ở một chừngmực nhất định nào đó, ông cũng đã dùng “ giải pháp con ong ” của Bacon để tập hợp giảiquyết những yếu tố của mình. Những góp phần của rất nhiều nhà Triết học thời Phục Hưng trong đó tiêu biểu vượt trội có Bruno, Bacon, Descartes đã tạo ra nền tảng vững chãi về lý luận và giải pháp nghiên cứu và điều tra cho những nhà khoahọc sau này. Bằng sự góp phần của mình những ông cũng đã là những người đặt những viên gạchđầu tiên trong việc đánh đổ những giải pháp “ điều tra và nghiên cứu ” của Triết học kinh viện mà giáohội Cơ Đốc đã gò bó con người trong suốt một thời hạn dài. Từ đây, nhà thời thánh giáo hội đã bắtđầu lúng túng những giáo lý của mình không còn hoàn toàn có thể thuyết phục Fan Hâm mộ của mình. Triết học đãđóng góp một phần không nhỏ nhằm mục đích “ hạ bệ ” giáo hội và mở đường cho xã hội tăng trưởng. Giáo hội Tây Âu sẽ kết thúc sứ mạng lịch sử vẻ vang của mình khi đã không cung ứng được nhu yếu pháttriển của lịch sử dân tộc. Và để có sự kết thúc này thì phải bằng hàng loạt những ý tưởng về thiên vănhọc, vật lý, y học … trong thời kỳ Phục Hưng và hậu Phục Hưng. Không có một sự biến hóa nàotrong xã hội loài người mà không phải trả một cái giá nào đó. Sự sửa chữa thay thế Triết học kinh viện củanhà thờ Cơ Đốc bằng những tư tưởng tân tiến, những thành tựu khoa học thì cũng phải trả bằngnhững cái giá không hề nhỏ. Đó là sự cầm tù, xử tử, giam lỏng của giáo hội so với những nhà khoahọc. c. Các ý tưởng vĩ đại trên những nghành Toán học, Vật lý học và Thiên văn học và những lĩnh vựckháci. Lĩnh vực Toán họcTrong những nghành nghề dịch vụ khoa học, Toán học đóng một vai trò rất là quan trọng, đó là cơ sở để tínhtoán và đưa ra những chỉ số đúng mực cho những ngành khoa học khác như thiên văn học, Vật lý học, … Và cũng hoàn toàn có thể nói, chính từ sự tăng trưởng của những ngành khoa học nói trên mà những kiến thứcToán học đã tích lũy ví dụ như : Tychoo Brahe ở vương quốc Đan Mạch, đã tích lũy được mộtlượng lớn những tài liệu Toán học diễn đạt những vị trí của những hành tinh trên khung trời. Học trò của ôngngười Đức Johanes Kepler mở màn sử dụng những tài liệu này và ông đã thành công xuất sắc trong việc lậpcông thức Toán học cho những định luật của hoạt động hành tinh, John Napier ở Scotland, làngười tiên phong điều tra và nghiên cứu logarit tự nhiên. Và khi nói đến những thành tựu Toán học thời kì này, thì không hề không kể đến nhà bác học vĩ đại người Pháp và cũng như khi nói về lịch sử vẻ vang pháttriên của trái đất trong mấy ngàn năm thì không hề không kể đến Descartes. Ông không nhữnglà nhà Triết học vĩ đại, khai sáng cả một nền Triết học cận đại mà ông còn được ca tụng làcha đẻ của môn hình học giải tích mà theo một số ít người, hình học giải tich là nguồn gốc củaToán học văn minh. Đóng góp quan trọng nhất của Descartes với Toán học là việc hệ thống hóa hình học giải tích, hệcác trục tọa độ vuông góc được mang tên ông. Ông là nhà Toán học tiên phong phân loại cácđường cong dựa theo đặc thù của những phương của những phương trình tạo nên chúng. Ông cũng cónhững góp phần vào lí thuyết về những đẳng thức. Descartes cũng là người tiên phong dùng những chữcái cuối cũng của bảng vần âm để chỉ những ẩn số và dùng vần âm tiên phong của bảng vần âm để chỉcác giá trị đã biết. Ông cũng đã phát minh sáng tạo ra mạng lưới hệ thống kí hiệu để diễn đạt lũy thừa của những số [ chẳnghạn trong biểu thức x2 ]. Mặt khác, chính ông đã thiết lâp ra giải pháp gọi là phương phápdấu hiệu Descartes, để tìm số nghiệm âm, dương của bất kể phương trình đại số nào. Những góp phần của Descartes so với ngành Toán học nói riêng và khoa học nói chung là hếtsức to lớn. Descartes là nhà Toán học tiên phong của quả đât đưa ra chiêu thức xác lập tọa độ1 điểm bằng hệ trục vuông goác mà tất cả chúng ta đều đã quen biết với tên gọi “ Hệ tọa độ Descartes ”. Descartes đã chứng tỏ được khi một điểm hoạt động vạch nên 1 đường thì mối quan hệ giữacác tọa độ x, y của nó bộc lộ bằng f [ x, y ] = 0. Ý tưởng vĩ đại này sản sinh ra môn hình học giảitích. Triết học gọi đây là mối quan hệ biện chứng trong Toán học. Từ khi có hình học giải tích, việc nghiên cứu và điều tra hình học đã qua được một chặng đường dài pháttriển. Vinh quang mà người đời dành cho Descartes là ở phương pháp luận nghiên cưu khoa họcmà ông bộc lộ tiêu biểu vượt trội chính là hình học giải tích. Nhưng Descartes là nhà Triết học – nhà bác học. Ở bình diện này một lần nữa, thời Phục Hưnglại biểu lộ vai trò gợi mở của mình so với thời cận đại bằng cách làm sống lại hình ảnh củaEuclide và Achimedes. Vào thế kỉ XVII, nếu không có khoa học tự nhiên được Toán học hóa thìkhoa học thật khó đạt được hiệu suất cao thực tiễn, nghĩa là nó từng bước trở thành lực lượng sảnxuất. về phần mình Toán học hóa khoa học tự nhiên thật khó triển khai mà không cần đến tiến bộtrong chính ngành Toán học. Descartes là người đi tiên phong trong việc xác lập Toán học hiệnđại, với những kí hiệu x, y, z mà lúc bấy giờ tất cả chúng ta không hề lạ lẫm. Khái niệm đại lượng biếnthiên cho thấy mối quan hệ giữa số lượng và đại lượng trong Toán học mới. Descartes – một trongnhững tác giả môn hình học giải tích, với sự thống nhất những đại lượng hình học và số học. Mặc dù là một Fan Hâm mộ Thiên chúa giáo, tuy nhiên hoạt động giải trí khoa học của Descartes khiến cho nhà thờđưa những khu công trình của Descartes vào hạng mục sách cấm so với những người theo đạo Thiênchúa, sáu năm sau vua Louis XIV ra lệnh cấm giảng chủ nghĩa Descartes tại khắp những vùng lãnhthỗ nước Pháp. Đó là do giáo hội đã khiếp sơ những cơ sở Toán học của Descartes giúp chongành khoa học khác tiến công lại giáo lí của nhà thời thánh. Sự ngăn cản này, càng chứng tỏ sức mạnhkhoa học hoàn toàn có thể lật thổ là đào thải bất kỳ ai dám đi ngược lại sự tăng trưởng của quy luật. Những góp phần của nhiều thế hệ những nhà Toán học thời kì văn hóa Phục Hưng, trong đó tiêubiểu nhất là Descartes đã giúp cho Toán học có những bước tiến lớn và đạt được nhiều thành tựu. Thành tựu ấy lại quay trở lại thôi thúc những ngành khoa học khác cùng tăng trưởng để đưa lịch sửnhân loại bước sang thời kì mới. ii. Lĩnh vực Vật lýTrong quy trình tiến lên bậc thang của nền văn minh quả đât thì không hề không kể đến nhữngphát minh của ngành Vật lý học. Đây là một trong những ngành có góp phần lớn cho sự sụp đổtăm tối và lỗi thời ở châu Âu thời kì trung đại. Những góp phần đó phải kể đến công lao tạo ranền tảng to lớn của nhiều thế hệ của những nhà khoa học từ thời cổ đại như : Aristotle, Plato, Archimedes … nhưng để tạo ra một cuộc cách mạng thật sự ở thế kỉ XVI – XVII, thì phải kể đếnnhững nhà khoa học tiêu biểu vượt trội như Galileo Galilei, Torixenli … Galilei là một nhà bác học nổi tiếng quốc tế là điều không hề bàn luận. Nhưng những gì mà nhàbác học này góp phần cho sự tăng trưởng của quả đât thì không phải ai cũng biết. Galilei sinh năm 1564, ông là người Italia. Ngay từ lúc nhỏ bản thân ông đã biểu lộ những tưchất mưu trí và có nhiều câu hỏi đặt ra mà không mấy ai hoàn toàn có thể vấn đáp được. Đến năm 13 tuổi, ông được đưa tới học ở Florenxơ, nhưng với bản tính hiếu động và tìm kiếm cải mới củamình, Galilei đa không thú vị gì với những lời giảng của những giáo sư trên giảng đường. Bởi vìmột lí do đơn giảng phần nhiều Tây Âu đang đắm chìm trong chủ nghĩa kinh viện và những thầy giáodạy Galilei cũng không nằm ngoài chủ nghĩa đó. Họ muốn đạo tạo ông trở thành người ngoanđạo và Giao hàng nhà thời thánh. Mặc dù không thiết tha gì với những lời giảng đó nhưng ông vẫn ởFlorenxơ chính do ở đó có cảnh sắc đẹp và quan trọng hơn thì nơi đây có những thư viện lớn rấtnhiều tài liệu để hoàn toàn có thể khiến giải được nhiều yếu tố mà ông đang chăm sóc. Tới năm 17 tuổi, ông thi đạt hiệu quả xuất sắc và được vào học tại trường học Y khoa Pisa. Trong thời hạn học ởđây, ông là một sinh viên có năng lượng, có tâm lý với những kiến giải độc lập và biểu lộ rõ tưchất của một người làm khoa học đó là luôn luôn đi tìm kiếm châm lí và kiên trì bảo vệ chân lí. Chính vì thế mà ông luôn đặt những thầy giáo của mình vào tình thế phải xử lý những vấn đềmà ông hay đặt ngược lại. Trong xã hội có nhiều hạn chế và cũng có nhiều yếu tố chưa được xử lý một cách thảo đángnhư vậy, và với bản tính của mình thì Galilei đã phải gánh những hậu quả tiên phong trong quátrình làm khoa học. Đó là năm 1585 ông đã buộc phải rời trường Pisa mà không được cấp bằng. Tuy nhiên, trong thời kì tự học ông đã tích góp một lượng kiến thức và kỹ năng đa dạng chủng loại mà bạn hữu thườnggọi ông là “ Archimedes đương đại ”. Ông tìm thấy những tri thức Toán học và lực học phongphú. Một số thí nghiệm của Archimedes đã lôi cuốn được ông. Trong quy trình học Pisa ông pháthiện ra chu kì xê dịch con lắc. Và chính vì sự phát hiện này đã giúp ông sản xuất máy đo mạchđập. Ngày nay tất cả chúng ta hoàn toàn có thể dùng đồng hồ đeo tay đeo tay để đo đếm mạch đập của con người. Nhưngvào thời bấy giờ với phát hiện này đã được coi là một ý tưởng lớn trong việc khám bệnh conngười. Cũng chính từ việc phát hiện chu kì xê dịch con lắc mà ông liên tục có một góp phần nữa chosự tăng trưởng của quả đât, đó chính là lập ra bản vẽ, phong cách thiết kế ra đồng hồ đeo tay quả lắc và thuyết minhchi tiết cho bản vẽ đó. Sau này thì có một người Hà Lan dựa vào đó và đã sản xuất ra được chiếcđồng hồ hoàn hảo. Đó là chiếc đồng hồ đeo tay tiên phong trên quốc tế được gọi là “ đồng hồ đeo tay Galilei ”. Quá trình nghiên cứu và điều tra những thí nghiệm của Archimedes đã giúp cho Galilei trở thành Giáo sư nổitiếng và được mời quay lại trường Pisa nơi mà ông đã học ở đó. Đó chính là điều tra và nghiên cứu thínghiệm kiểm tra chiếc vương miện của Archimedes. Từ thí nghiệm này ông đã điều tra và nghiên cứu tớiviệc ứng dụng hiệu quả thí nghiệm đó trong điều tra và nghiên cứu đặc thù lực học và Vật lý của kim loại tổng hợp. Không lâu sau, Galilei trải qua xác lập khối lượng củ vật thể trong nước mà có choáng chỗ, ông ý tưởng ra loại cân tỉ trọng, hoàn toàn có thể thuận tiện biết được tỷ trọng của những kim loại tổng hợp. Ông đãviết một luận văn trình làng nguyên lí, giải pháp sử dụng loại cân đó. Rất nhiều nhà Toán họcđã ca tụng luận văn của Galilei. Nhưng vào năm thứ hai sau khi trở lại trường, với luận văn có tựa đề “ Bàn về trọng tải ”, lần đầutiên nêu ra định luật rơi tự do của vật thể. “ Vật thể bất kể to hay nhỏ, nặng hay nhẹ thế nào, trongquá trình rơi tự do, nếu không kể tới tác động ảnh hưởng của sản sinh do lực của không khí, thì vận tốc rơicủa chúng trọn vẹn như nhau ”. Điều này đã phủ định nguyên lí của Aristotle là : “ Vật thể càngnặng thì rơi càng nhanh ”. Hành động dám tuyên chiến với “ thánh nhân ” này đã gây rối loạn lớn trong trường Pisa, nhữngngười theo phe phái Aristotle đã công kích can đảm và mạnh mẽ : Hoàn toàn là nói láo, Aristotle làm saosai được ? Làm sao hoàn toàn có thể như thế được. Để hoàn toàn có thể vô hiệu được những quan điểm sai lầm đáng tiếc củatiền nhân và mở đường cho những quan điểm mới, tân tiến và đứng đắng hơn thì Galilei đã chứngminh quan điểm của mình bằng cách thực thi thí nghiệm cho tổng thể mọi người trong đó có cả tínđồ của Aristotle. Địa điểm chọn đó là ở tháp Pisa. Nhưng trong khi sẵn sàng chuẩn bị triển khai thí nghiệmthì những người ủng hộ Aristotle vẫn không ngừng lên tiếng phản đối : “ Học thuyết của Aristotletiền bối tuyệt đối đứng không hề sai ”. Nhưng khi Galilei triển khai thì nghiệm với hai quả cầumột là 10 kg hai là 1 kg. từ trên đỉnh tháp, Galilei đã cùng một lúc buông tay hai quả cầu và saugiây lát thì hai quả cầu cùng rơi xuống một lúc. Và thắng lợi đã thuộc về “ tên tiểu tốt ”. Thànhcông này đã đánh đổ Kết luận của Aristotle mà mấy ngàn năm qua không ai dám thiếu tín nhiệm, chỉluôn miệng nói đó là “ chân lí ”. Với thành công xuất sắc này đã liên tục bắn thêm một viên đạn không nhỏ vào bức tường thành của giáohội. Nhưng nó cũng làm cho Galilei gặp những rắc rối trong đời sống của mình. Đó là giáo hộiđã với thế lực chính trị của mình đã không thừa nhận thành công xuất sắc của Galilei mà cho rằng ôngdung “ ảo thuật ” để lừa bịp mọi người. Và trước sức ép của những người theo Aristotle, Galilei đãtức giận và từ bỏ chức vụ giáo sư ở Pisa. Sự rời bỏ này Galilei gặp phải rất nhiều khó khăn vất vả, mái ấm gia đình lâm vào túng quẫn. Như vậy chúng tathấy rằng những người tiên phong trong những nghành nghề dịch vụ điều tra và nghiên cứu khoa học luôn phải cạnh tranh đối đầu vớimọi khó khăn vất vả của những thế lực cản trở nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ của giai cấp mình. Tuy nhiên thìmột quy trình tiến độ sau, với những kiến thức và kỹ năng uyên bác củ mình, ông được một người bạn giới thiệusang dạy toán ở trường ĐH Padua với chức danh giáo sư. Việc ông sang Padua thao tác đó là một thời cơ tốt cho kĩ năng của ông tăng trưởng. Bởi vì ở đâycó một lượng sách báo phong phú và đa dạng hơn toàn bộ những nơi khác và điều quan trọng là nơi đây khôngchịu sự kiềm tỏa của tòa thánh La Mã. Trong một thiên nhiên và môi trường như Padua với kiến thức và kỹ năng uyên bác của mình, ông đã trở thành người nổitiếng. Những giờ giảng của ông thì sinh viên luôn ngồi chật cứng giảng đường. Trong quá trìnhsinh sống ở đây, ông vừa giảng dạy vừa điều tra và nghiên cứu khoa học và ông liên tục có những nghiêncứu về lực học. Trong quy trình nghiên cứu và điều tra của mình, ông phát hiện một hiện tượng kỳ lạ rất quantrọng trong Vật lý : Quán tính của vật thể khi hoạt động. Ông đã thực thi ở đó thí nghiệmchuyển động của vật trên mặt phẳng nghiêng. Cũng từ chính sự nghiên cứu và điều tra của mình ông làngười đưa ra khái niệm về “ tần suất ” tiên phong à trọn vẹn đúng mực. Vào năm 1593, ông phátminh ra chiếc nhiệt kế không khí tiên phong để đo thân nhiệt cho người bệnh, đây cũng được coi làbước tiến lớn trong y học thời bấy giờ và công lao thuộc về Galilei. Năm 1600, khi ông đang thao tác tại Padua thì xảy ra một sự kiện làm chấn động quốc tế lúcbấy giờ. Đó là nhà Triết học nổi tiếng của Italia là Bruno bị giáo hội La Mã xử tử trên giàn thiêuở trung tâm vui chơi quảng trường La Mã. Sự kiện này đã làm cho sự nghiệp điều tra và nghiên cứu khoa học của Galileichuyển hướng. Bởi vì ông cũng là một “ Fan Hâm mộ ” trung thành với chủ của Copernicus, nhưng lúc đó ôngvẫn chưa dám công khai minh bạch biện hộ cho Bruno chính bới đơn thuần là những kỹ năng và kiến thức của ông về thiênvăn học chưa đủ để hoàn toàn có thể bảo vệ được quan điểm của Copernius trước TANDTC giáo hội nhằm mục đích bảovệ cho Bruno. Chính thế cho nên, từ đây ông đã chuyển hướng từ nghiên cứu và điều tra lực học và Vật lý sangnhững yếu tố của thiên hà học. Ông đã thực thi điều tra và nghiên cứu để tăng trưởng hơn nữa học thuyết củaCopernius. Sống để góp sức sức mình cho khoa học. Và đến năm 1640, được sự giúp sức của một học sinhông đã triển khai xong tác phẩm cuối đời của mình “ Phép tắc của hoạt động ”. Đây là tác phẩmcuối cùng của ông và tổng kết toàn bộ những gì về Vật lý mà ông đã dày công điều tra và nghiên cứu trongmột thời hạn dài. Đến năm 1641 thì tác phẩm này được xuất bản. Cả cuộc sống của Galilei là sự góp sức không biết stress cho khoa học. Trong tổng thể cáclĩnh vực ông đều có những góp phần xuất sắc cho sự tăng trưởng của quốc tế. Trong nghành vậtlý, ông đã đưa ra những chứng tỏ hùng hồn để đả phá những quan điểm bảo thủ, lỗi thời củagiáo hội và mở đường cho ngành vật lý tăng trưởng. Còn trong nghành thiên văn học, với sự kếtục xuất sắc thuyết nhật tâm của Copernicus ông đã góp phần cho ngành thiên văn học nói riêngvà khoa học văn minh của loài người nói chung những giá trị rất là to lớn. Nó không nằm ngoàiviệc nhằm mục đích hạ bệ những quan điểm sai lầm của giáo hội mà còn mở đường cho khoa học hiện đạiphát triển theo hướng tự hoàn thành xong mình hơn. Với những tuyên cáo hùng hồn trước TANDTC LaMã, ông đã chứng tỏ được sức mạnh của khoa học và không có gì hoàn toàn có thể ngăn cản được sự pháttriển của nó. Bằng những góp phần của mình cho sự tăng trưởng của quốc tế, ngày 08 tháng 01 năm 1642, cảthế giới đã thương tiếc tiễn biệt một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất của thế kỉ XVII. [ 5 ] Sự thật đã chứng tỏ, quan điểm và những giá trị điều tra và nghiên cứu khoa học của Galilei là hoàn toànđúng đắn và chỉ có những người ngăn cản nó mới là sai lầm đáng tiếc. Tuy nhiên với thế lực trong taynhằm bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ của giai cấp mình. Tòa án giáo hội đã hoành tráng công bố những giá trịkhoa học của Galilei là sự yểm bùa, gian dối, lừa bịp và buộc ông phải từ bỏ những giá trị đó. Vàlịch sử sẽ là tòa án nhân dân công minh nhất cho mọi yếu tố, sự kiện xảy ra trong quá khứ. Cuối cùng lịchsử đã chứng tỏ cho Galilei là vô tội và ngày 10 tháng 01 năm 1979, giáo hoàng La Mã, trongmột đại hội công khai minh bạch đã chính thức thừa nhận việc xử tội Galilei hơn 300 năm về trước là khôngcông chính, là “ định tội sai lầm đáng tiếc ”. Dù ông có chuyển hướng sang nghiên cứu và điều tra nghành nghề dịch vụ nào đi chăng nữa thì những kỹ năng và kiến thức, nhữngphát minh của ông trong nghành Vật lý cũng tạo ra những bước tăng trưởng cho lịch sử vẻ vang quả đât. Ông cũng đã chứng tỏ quan điểm của Aristotle – “ hòn đá tảng ” của Triết học kinh viện là khôngphải trọn vẹn đúng. Điều này nó có ý nghĩa rất lớn so với thời bấy giờ. Thứ nhất, đó là những nhàkhoa học đã có một cách nhìn mới về con đường khoa học của mình. Nếu như Triết học kinhviện nói : Tất cả đã có Aristotle xử lý hết rồi, thì những nhà khoa học cũng không còn động lựcđể nghiên cứu và điều tra và cũng không có sự thiếu tín nhiệm – điều này giết chết công tác làm việc nghiên cứu và điều tra khoa họcchân chính. Nhưng giờ đây, với những thí nghiệm của mình, Galilei đã chứng tỏ, Aristotlekhông trọn vẹn đúng tuyệt đối. thứ hai đó là những ý tưởng của ông về Vật lý, lực học cũngđã tác động ảnh hưởng đến những ngành khoa học khác. Tiêu biểu như định lí của động học là cơ sở củađộng học cho Newton sau này. Và nhà Vật lý học nổi tiếng quốc tế Anhxtanh cũng thừa kế vàphát triển xuất sắc những nền tảng mà Galilei ý tưởng ra [ 3 ]. Điều này chứng tỏ, những phátminh của Galilei đã tạo được bước tăng trưởng rất là quan trọng cho trái đất tiến dần lên bậcthang của văn minh.iii. Lĩnh vực Thiên văn học. Đây là một ngành có lịch sử vẻ vang hình thành và tăng trưởng truyền kiếp. Nó không chỉ có ở châu Âu mà còncó ở nhiều nước của những lục địa khác. Và những nơi khác nhau thì tên gọi và công dụng củangành thiên văn học cũng có dôi chút khác nhau do quan điểm mỗi nước, mỗi khu vực về ngànhkhoa học này. Ở châu Âu, trong suốt thời kì trung đại ngành thiên văn học vẫn có một ý niệm rất là sailầm, đó là đi theo thuyết địa tâm do Plotemy khởi xướng và được giáo hội bảo vệ bằng Kinhthánh và họ cho rằng : “ Thượng đế tạo ra Mặt Trời, Mặt Trăng bắt chúng chạy quanh Trái đất ”, chính thế cho nên mà nó đã thống trị châu Âu hơn 15 thế kỉ. Điều này không có nghĩa tất cả chúng ta đòi hỏiPlotemy phải đưa ra những quan điểm một cách đúng mực trọn vẹn khi mà điều kiện kèm theo về mọimặt cho công tác làm việc điều tra và nghiên cứu chưa được cho phép. Và chính Galilei cũng đã đưa ra những nhận xét củamình về điều đó : “ Sai lầm của Aristotle, của Plotemy, của những ngài và toàn bộ những người khácbắt nguồn từ quan niêm cứng ngắc, thâm căn về tính bất động của toàn cầu và những ngài không thểnào dứt ra được và cũng không có năng lực, ngay cả khi những ngài muốn đưa ra những tư biện vềnhững hệ quả sẽ xảy ra trong trường hợp toàn cầu hoạt động ”. Như vậy, những hạn chế và sailầm ấy là tiền đề quan trọng cho những thế hệ những nhà khoa học sau này có điều kiện kèm theo để giảiquyết và lý giải một cách hợp lý hơn. Tuy nhiên điều đáng bàn là việc làm méo mó nhữngquan điểm của tiền nhân do giáo hội thực thi để làm công cụ thống trị cho mình suốt một thờigian dài. Giáo hội đã tận dụng thuyết Địa tâm của Plotemy để củng cố sức mạnh của đức Chúatrời. Bằng quyền lực tối cao của mình, giáo hội đã ngăn cấm mọi quan điểm trái ngược lại với lợi íchcủa giáo hội và đó chính là bức tường ngăn cản sự tăng trưởng của khoa học châu Âu trong suốtthời kì trung đại. Cùng với sự tăng trưởng theo khunh hướng đi lên của trái đất. Ở châu Âu bước vào những nămnửa sau của thế kỉ XIV, Cùng với sự tăng trưởng của kinh tế tài chính và khoa học kĩ thuật, ngành thiên vănhọc đã có những bước tăng trưởng với những quan điểm văn minh. Trong đó quan trọng nhất là quanđiểm của Copernicus đưa ra đã làm lật đổ những quan điểm sai lầm đáng tiếc của Plotemy mà giáo hội đãlợi dụng thống trị châu Âu trong 15 thế kỉ. Việc chống lại và lật đổ công cụ thống trị của giáohội, đã mở ra một thời đại mới cho lịch sử dân tộc quả đât. Copernius đã tiếp bước những nhà khoa học đitrước và lịch sử vẻ vang sẽ ghi nhận công lao của ông trong việc tạo ra “ mắt xích ” tiếp theo để nhân loạitiến vào kỉ nguyên của khoa học kĩ thuật. Corpernius [ 1473 – 1543 ] là nhà khoa học Ba Lan. Ông là con trong một mái ấm gia đình kinh doanh thương mại giàucó, học được học thiên văn lúc đầu ở trường ĐH Tổng hợp Cracovi, sau ở Đại học Tổng hợpBolonia [ 1486 ]. Năm 1500, ông đến Roma và tới học viện chuyên nghành Curie ở Vatican. Được sắc phong chađạo Frauenburg năm 1501, ông được phép liên tục học tập ở Ý và theo học ở Y khoa và khoaLuật của trường ĐH Padua và ông vẫn liên tục thực thi những việc làm quan sát thiên văn. Năm 1503, ông được phong tiến sỹ luật nhà thời thánh ở Đại học Ferare. Năm 1504, ông trở lại Waumicvà từ đây việc nghiên cứu và điều tra thiên văn trở thành niềm yêu dấu nhất của ông. Trên cơ sở điều tra và nghiên cứu nhiều năm về thiên văn học, quan sát những thiên thể, ông đã viết “ Thuyếtvận hành của những thiên thể ”. Trong cuốn sách này, ông nêu ra “ Thuyết Mặt Trời TT ”, phủđịnh luận điệu trong kinh thánh rằng : “ Thượng Đế đã tạo ra Mặt Trời, mặt trăng, bắt chúng chạyquanh toàn cầu ”, phủ định thuyết toàn cầu là TT, lay đổ tận gốc thiên hà quan thần học củaThiên cháu giáo. Từ đó mở màn triển khai cuộc cách mạng trong thiên văn học, biến hóa về cănbản cách nhình của loài người so với ngoài hành tinh. Tuy nhiên, thuyết Nhật tâm không phải do Copernius là người tiên phong phát hiện, mà nó đã cótrước đó hơn 2000 năm. Những dấu vết về một quy mô Nhật tâm được tìm thấy trong nhiều bảnKinh Vệ Đà bằng tiếng Phạn được viết ở Ấn Độ cổ trước thế kỉ thứ 7 TCN : những cuốn Vệ Đà, Aitareya, Brahmana và Shatapatha Brahama. Bài luận Vishnu Purana bằng tiếng Phạn ở thế kỉthứ 1 cũng viết kĩ về nhiều khái niệm Nhật tâm. Mô hình hóa sự tăng trưởng của ngành thiên văn học : Công cuộc chinh phục khoa học đó là cả mộtquá trình của nhiều thế hệ những nhà khoa học. Những hạn chế của những thế hệ đi trước thì thế hệ đisau sẽ liên tục bổ trợ và tăng trưởng. Nếu coi sự tăng trưởng của định luật vạn vật mê hoặc củaNewton là khâu cuồi của dây chuyền sản xuất những ý tưởng quan trọng và lý thú của thiên văn học. Thìkhâu thứ nhất đó là triết lý của Copernicus đề suất – toàn cầu là một hành tinh xoay quanh MặtTrời “ thuyết nhật tâm “. Tycho Brahe đưa ra khâu thứ hai, bằng cách tích góp những quan sát hếtsức đúng mực về những biểu kiến của Mặt Trời và những hành tinh trên Mặt Trời. Dựa vào những bản doTycho Brahe xây dựng, Kepler và Galilei có sự trao đổi với nhau đã phát hiện ra những định luậtquan trọng về những hoạt động của những hành tinh. Ông đã chứng tỏ rằng mỗi hành tinhchuyển động trên một quỹ đạo hình elip ; vận tốc hoạt động tăng lên khi hành tinh đến gần MặtTrời và thời hạn thiết yếu để triển khai xong một vòng xoay xung quanh Mặt Trời nhờ vào vàokhoảng cách giữa hành tinh với Mặt Trời. Và Newton là người hoàn thành xong việc làm cuối cùngcủa khâu dây truyền đó. iv. Các ý tưởng khácCùng với những ý tưởng của ngành khoa học nói trên thì ngoài những còn có 1 số ít ý tưởng ởcác ngành khoa học khác như : Y học, Sinh học Cũng đã góp sức lực lao động của mình vào việc đánhđổ những quan điểm bảo thủ, lỗi thời của giáo hội và mở đường cho lịch sử vẻ vang quả đât bước sangthời kì mới – thời kì ứng dụng khoa học vào đời sống. Một trong những ý tưởng có giá trị đólà về ngành Y học. Trong khoảng chừng 1500 năm trước khi có những ý tưởng vĩ đại của những nhà khoa học thời PhụcHưng thì những tư liệu giải phẫu sử dụng trong y học thực ra đều dựa trên cơ sở nghiên cứuđộng vật, điều đó không những thiếu tính đúng mực mà còn gây ra những lý giải sai lầm đáng tiếc, thếnhưng nó lại được coi là tầm cỡ. Và để khắc phục những sai lầm đáng tiếc trong ngành y học về lĩnhvực giải phẫu [ Do thực thi trên động vật hoang dã ] thì Andreas Vesalius là người tiên phong kiên trì dựatrên những chiêu thức khoa học giải phẫu, thí nghiệm sinh lí đúng mực và quan sát trực tiếp đểđưa ra học thuyết của mình. Tác phẩm Cấu trúc khung hình người do ông biên soạn đã lần đầu tiênđưa ra nguyên tắc về cấu trúc khung hình người và tính năng sinh lí. Tác phẩm của Andreas Vesalius đã xóa bỏ sự thống trị suốt 1500 năm của học thuyết do Galenđưa ra từ thời Hy lạp cổ, đồng thời cũng ghi lại một bước ngoặt quan trọng trong nền y họccủa trái đất. Từ đó giới y học không còn dựa vào những suy đoán chủ quan mà địa thế căn cứ vàonhững cơ sở khoa học chính xác để tìm hiểu và khám phá cấu trúc khung hình người. Andreas Vesalius sinh năm 1515 tại Brussels, cha ông là một bác sĩ trong hoàng gia đã sưu tậpđược không ít những tài liệu quý giá về y học. Ngay từ nhỏ cậu, Vesalius đã bỏ ra rất nhiều thờigian để đọc những tài liệu đó, cậu vô cùng tò mò về những loài sinh vật, còn liên tục bắt những convật nhỏ và côn trùng nhỏ sau đó tập mổ chúng ra để nghiên cứu và điều tra. Năm 18 tuổi, Vesalius đến Pari học Y học. Trong quy trình học tập môn giải phẫu người và độngvật là một môn học rất đặc biệt quan trọng. Khi bắt buộc phải thực hành thực tế giải phẫu thì giáo sư vừa giảng vừacó một người giết mổ gia súc đứng ra giải phẫu. Giao1 trình và tài liệu của sinh viên sử dụng đềuđược dịch từ tác phẩm nổi tiếng về cấu trúc khung hình người do bác sĩ người Hy lạp Galen viết ra từnăm 50 TCNKhông lâu sau, người ta phát hiện ra Vesalius có trí mưu trí hơn người nhưng rất kiêu căngvà thích tranh luận với người khác. Trong giờ học thực hành thực tế giải phẫu lần thứ hai Vesalius đã lấydao mổ trên tay người thực hành thực tế và triển khai giải phẫu một cách rất thành thạo khiến cho tất cảmọi người xuất hiện ở đó đều không khỏi kinh ngạc. Vesalius trở thành người tiên phong trong những giờ học thực hành thực tế, ông nhờ bạn hữu đi đến những lòmổ kiếm những bộ xương mang về để nghiên cứu và điều tra, đi đến những nghĩa trang đào xác để thực hành thực tế giảiphẫu. Vesalius bất chấp sự hung ác của những con chó canh cổng, mặc kệ mùi tanh thối của xácchết, ông tìm đến nghĩa trang Monfaucon ở Paris [ là nơi chôn cất những tử tù ] lấy xác những tử tùmới bị hành quyết đem về điều tra và nghiên cứu. Năm 1537, Vaselius tốt nghiệp và chuyển đến học tiếp tại trường Padua ở Italia. Tại đây ông bắtđầu hàng loạt những buổi diễn giảng, mỗi lần như vậy ông đều thực thi giải phẫu và làm thựcnghiệm để cho mọi người tận mắt quan sát những bắp thịt, động mạch, cấu trúc những tổ chức triển khai thầnkinh, tĩnh mạch và thậm chí còn những cấu trúc cụ thể bộ não người. Rất nhiều những sinh viên và giáo sưđến tham gia và họ đều cảm thấy bị mê hoặc bởi kĩ thuật cùng phát hiện mới lạ này củaVesalius. Tháng 1 năm 1540, Vesalius có buổi diễn giảng sôi sục trong một nhà hát chật kín người ởBologna của Italia. Cũng giống như bao nhiêu học viên khác, Vesalius được huấn luyện và đào tạo phải trungthành với học thuyết của Galen đưa ra, thế nhưng ông luôn vướng mắc khó hiểu chính do hiệu quả thựctế do ông giải phẫu lại khác xa với những gì mà Galen đã miêu tả. Trong lần diễn giảng này, Vesalius đã triển khai giảng giải về Kết luận của Galen so với xươngđùi cong, tâm thất cùng những đốt xương ngực của người. Kết quả thu được là Kết luận đó phù hợpvới cấu trúc của loài vượn hơn là của con người. Vesalius đưa ra hơn 200 chỗ không thống nhấtgiữa Kết luận của Galen và cấu trúc khung hình thật của con người trên thực tiễn, đây là lần tiên phong ôngcông khai chỉ ra những sai lầm đáng tiếc trong Kết luận của Galen về cấu trúc khung hình người. Vesalius cũngnhiều lần xác nhận được toàn bộ địa thế căn cứ mà những bác sĩ Châu Âu dựa vào đều không phải là cấu

Source: //tuhocmoithu.com
Category: Đánh giá

Video liên quan

Chủ Đề