Phương pháp dạy học trực tuyến hiệu quả

Các nền tảng học tập cung cấp một loạt các tính năng như chia nhóm, chia sẻ màn hình và quản lý tài liệu học tập, cũng như hỗ trợ giao tiếp. Điều quan trọng là giáo viên phải hiểu rõ những ưu điểm và hạn chế của nền tảng để lập kế hoạch bài giảng một cách hiệu quả. Để đảm bảo buổi học diễn ra tốt đẹp, giáo viên cần kiểm tra các tính năng trước khi vào bài học.

2. Áp dụng công nghệ và phương pháp giảng dạy phù hợp

Không giống như việc giảng dạy và tương tác trực tiếp với học sinh trên lớp học, các bài giảng trực tuyến dường như giới hạn giáo viên trong một chiếc màn hình nhỏ, khiến học sinh xa rời với nội dung học. Các buổi học trực tuyến kéo dài, truyền đạt một chiều có xu hướng khiến học sinh bắt đầu xao nhãng sau 10-15 phút. Do đó, giáo viên có thể cân nhắc tổ chức hoặc chia nhỏ buổi học thành các bài giảng ngắn, đi kèm với nhiều hoạt động để thu hút học sinh.

3. Theo dõi sự chủ động trong học tập và sự tiến bộ của học sinh qua từng bài học

Để theo dõi sự chủ động trong học tập và sự tiến bộ của học sinh qua thời gian, có thể thực hiện những cách sau:

  • Đánh giá việc học tập của học sinh Đưa ra các bài tập, câu đố, thăm dò ý kiến và tóm tắt các kiến thức cơ bản đã truyền đạt trong lớp học để theo dõi sự tiến bộ của học sinh.
  • Xây dựng trải nghiệm học tập cá nhân Chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ để khuyến khích học sinh trao đổi và thảo luận.
  • Khen thưởng những hành vi tích cực của học sinh Tạo huy hiệu (chứng nhận) trực tuyến và trao cho học sinh như một phần thưởng để các em có thể lưu lại vào hồ sơ. Việc ngắm nhìn và trưng bày huy hiệu có thể giúp các em có thêm động lực học tập.

4. Khuyến khích sự tham gia của cha mẹ và người chăm sóc trẻ trong việc tạo điều kiện cho việc học trực tuyến của trẻ em

Tạo ra một môi trường gia đình hỗ trợ trẻ em học tập là việc làm vô cùng quan trọng. Đối với nhiều bậc cha mẹ, việc giúp đỡ con cái học tập trực tuyến có thể là một thách thức. Liên hệ với cha mẹ trẻ và đồng thuận về cách cha mẹ có thể hỗ trợ trẻ. Cho cha mẹ trẻ biết các nhiệm vụ họ cần làm và kỳ vọng của giáo viên đối với họ. Nếu trẻ không thể theo kịp bài tập về nhà, hãy khuyên cha mẹ trẻ không nên quá lo lắng, vì đó không phải một vấn đề lớn. Khuyến khích các bậc cha mẹ cho trẻ em xây dựng những thói quen hàng ngày và làm các công việc đơn giản như đọc sách hoặc viết về một ngày của trẻ.

5. Thiết kế các hoạt động học tập tương tác

Áp dụng các hoạt động như tranh luận, làm việc nhóm, thực hiện dự án, nghiên cứu tình huống, đóng vai và thuyết trình để giúp học sinh có các kỹ năng khác ngoài kiến thức trên lớp và khiến bài giảng trở nên thú vị hơn! Có thể sử dụng nhiều công cụ cộng tác trực tuyến để hỗ trợ các hoạt động nhóm.

Năm 2021 dịch bệnh covid 19 diễn biến phức tạp, việc dạy và học online trở thành phương pháp tối ưu nhất giúp quá trình giáo dục, đào tạo không bị gián đoạn. Vậy các thầy cô cần chuẩn bị những gì để có những buổi học online chất lượng? Dưới đây META.vn xin chia sẻ cách dạy học trực tuyến hiệu quả nhất cho thầy cô. Bạn theo dõi nhé!

Thiết kế nội dung dạy trực tuyến phù hợp, hấp dẫn

Dạy học online và dạy học trực tiếp là hai hình thức dạy học khác nhau nên giáo viên không thể bê nguyên xi nội dung bài học trực tiếp trên lớp vào buổi học online. Bài giảng online cần sử dụng màu sắc, âm thanh sinh động, có thể có nhiều dạng bài trắc nghiệm hoặc các hoạt động tương tác để tạo hứng thú cho học sinh. Hiện nay có rất nhiều thầy cô chia sẻ kinh nghiệm dạy học trực tuyến trong việc thiết kế các bài giảng được mọi người đánh giá cao.

Thiết lập nội quy của lớp khi học trực tuyến

Cách dạy học trực tuyến với mỗi đối tượng khác nhau sẽ có đặc điểm khác nhau:

  • Dạy học trực tuyến lớp 1, lớp 2: Học sinh lớp 1, lớp 2 chưa sử dụng máy tính thành thạo. Hơn nữa hình thức đào tạo này cũng mới lạ với các em nên thầy cô, cha mẹ cần sát sao, hướng dẫn tỉ mỉ, bài giảng cần thiết kế sinh động, không nhàm chán.
  • Dạy học trực tuyến các lớp 3,4, 5: Ở lứa tuổi này học sinh đã có các kiến thức và kỹ năng cơ bản để sử dụng máy tính trong học tập nên thầy cô cũng sẽ dễ dàng hướng dẫn và dạy học hơn. Tuy nhiên với lứa tuổi này thầy cô cần phổ biến nội quy học online rõ ràng, bài giảng ngắn gọn, hấp dẫn để buổi dạy online hiệu quả.
  • Dạy học trực tuyến sinh viên đại học, cao đẳng: Với đối tượng sinh viên việc sử dụng các thiết bị học online không gặp quá nhiều khó khăn. Giáo viên sẽ cần thiết lập các nội quy, lộ trình học và phương pháp học rõ ràng. Đặc biệt các yếu tố về chuyên cần, thời gian phản hồi, thời gian trả bài cần được giáo viên sát sao, có quy định chặt chẽ.

Chuẩn bị tốt các thiết bị dạy học trực tuyến

Để có những tiết học online hiệu quả thầy cô cần chuẩn bị cho mình những thiết bị dạy học trực tuyến như: Máy tính, máy tính bảng, bảng vẽ điện tử, wifi, micro, webcam, các phần mềm dạy học online... Các thiết bị điện tử này cần có cấu hình cao, chạy tốt để tránh trường hợp tín hiệu bị giật, lag trong quá trình dạy học.

>> Xem thêm: Những thiết bị dạy học trực tuyến hỗ trợ thầy cô dạy online hiệu quả

Đặc biệt, dạy học online là phương pháp dạy học thông qua các thiết bị điện tử nên đòi hỏi giáo viên phải hiểu và biết cách sử dụng các thiết bị này. Trong quá trình dạy học online không thể tránh khỏi các sự cố nhỏ có thể xảy ra như ứng dụng không nhận mic, không nhận camera, không chia sẻ được màn hình... Vì vậy, giáo viên cần biết cách khắc phục các lỗi đó. Đồng thời các thầy cô nên có các phương án dự phòng, các dạng bài tập, hoạt động bổ sung nếu trường hợp sự cố xảy ra.

>> Xem thêm:

Tăng cường tương tác trong giờ học trực tuyến

Tăng cường tương tác giữa các thành viên trong lớp học, giữa giáo viên với học sinh là một trong những cách dạy học trực tuyến hiệu quả. Giáo viên cần đưa ra các chủ đề mới có liên quan đến kiến thức cần học và khuyến khích các em tương tác với nhau qua hình thức thảo luận nhóm, thuyết trình. Như vậy giáo viên không những tạo được không khí học tập sôi nổi mà còn giúp học sinh, sinh viên tăng khả năng tư duy, biện luận và giải quyết vấn đề. Đối với các học sinh có thái độ học tập bị động, giáo viên cần có sự theo dõi sát sao và liên hệ với từng học sinh nếu cần. Thông qua các hình thức tương tác như vậy, giáo viên cũng sẽ phần nào đánh giá được tình trạng học tập, sự tiến bộ của học sinh hoặc có sự điều chỉnh lại lộ trình học nếu cần thiết.

Tạo môi trường học trực tuyến thoải mái

Dạy học online hay offline giáo viên cũng cần tạo một môi trường học thoải mái tạo hứng thú trong học tập cho học sinh, sinh viên. Giáo viên có thể chia sẻ những câu chuyện thú vị ngoài lề xoay quanh cuộc sống nhưng vẫn đảm bảo tính chất giáo dục tốt cho học sinh. Giáo viên cũng nên thường xuyên đặt ra câu hỏi để khơi gợi cuộc thảo luận sôi nổi trong lớp học.

Trên đây là những chia sẻ về hướng dẫn dạy học trực tuyến hiệu quả của META.vn. Hy vọng các thầy cô và các em học sinh có thể khắc phục được những khó khăn trong dạy học online để có những giờ học bổ ích và hiệu quả.

Để cập nhật những thông tin bổ ích trong cuộc sống hay mua sắm những sản phẩm cần thiết bạn hãy thường xuyên truy cập website META.vn. META cam kết Hàng chính hãng, Uy tín lâu năm, Dịch vụ Giao hàng & Bảo hành trên toàn quốc. Mọi thông tin xin liên hệ:

56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy

Điện thoại: 024.3568.6969

716-718 Điện Biên Phủ, Phường 10, Quận 10

Điện thoại: 028.3833.6666

303 Hùng Vương, Phường 9, Quận 5

Điện thoại: 028.3833.6666

>> Xem thêm

Xem thêm 1 bình luận

Dịch Covid-19 kéo dài quá lâu, khiến các trường học đóng cửa, học sinh ở nhà phải học trực tuyến hoặc qua truyền hình. Tuy nhiên khi đánh giá về dạy học trực tuyến, các chuyên gia có chung nhận định: Hiệu quả dạy học thấp, học sinh không hoạt động tập thể, không giao tiếp trực tiếp, mất kết nối với bạn bè, thầy cô và xã hội; ảnh hưởng tâm lý, sức khỏe; tạo ra sự mệt mỏi, căng thẳng cho người dạy và người học.

Nguyên nhân cơ bản của thực trạng trên là do việc dạy học chưa biết tận dụng và khai thác triệt để thế mạnh của môi trường không gian số. Các trường chủ yếu chỉ là điều chỉnh hoặc bê nguyên cách dạy học trực tiếp áp dụng cho dạy học ở môi trường không gian số.

Chưa tận dụng môi trường không gian số

Vai trò của người thầy dạy học trong môi trường không gian số là người định hướng, dẫn dắt chứ không phải chỉ truyền thụ kiến thức một chiều thông qua các video hay bài dạy điện tử. Tuy nhiên, cách dạy học trực tuyến hiện nay nhiều trường học không biết tận dụng những đặc điểm điển hình của môi trường không gian số để dạy học trực tuyến có hiệu quả cho học sinh. Dạy học trực tuyến vẫn theo cách dạy cũ, phần đông các lớp học trực tuyến vẫn là thầy, cô “độc diễn” theo giáo án sẵn có.

Trong dạy học trực tuyến cần đơn giản hóa nội dung. Thời khóa biểu cần lập mới, không thể vẫn giữ nguyên và cách quản lý học sinh cũng phải khác. Dạy học trực tuyến có hạn chế trong việc đánh giá nhằm xếp hạng và so sánh học sinh theo chuẩn là rất khó khăn, không thể làm được. Tuy nhiên, khi đánh giá nhằm xem xét sự tiến bộ của học sinh lại đơn giản và chính xác hơn trong môi trường không gian số. Phương pháp đánh giá này là rất tiến bộ và là xu hướng hiện đại của nhiều quốc gia. Dạy học trực tuyến của chúng ta lại bỏ qua, hầu như không biết tận dụng. Dạy học trực tiếp và dạy học trực tuyến là hai phương thức dạy học khác nhau và không thể phủ nhận nhau. Tuy nhiên nếu chúng ta biết tận dụng thế mạnh của từng phương thức để cấu trúc chung trong một chiến lược học tập trong môi trường không gian số sẽ đem lại hiệu quả rất tốt cho người học và cho giáo dục.

Phương thức dạy học đảo ngược

Để dạy học trực tuyến hiệu quả có thể áp dụng phương thức dạy học “đảo ngược”. Phương pháp này chính là cụ thể hóa khái niệm “lớp học đảo ngược” được coi là chiến lược học tập mới và được hình thành tại Mỹ từ những năm 1990. Phương thức này đã mở ra cho quá trình dạy học trong môi trường không gian số đạt hiệu quả cao và tối ưu nhất. Tóm tắt cách làm đó như sau:

Vào đầu giờ giáo viên làm các thủ tục chào hỏi, kiểm diện sĩ số, tạo cảm hứng, gây tâm thế hồ hởi, hưng phấn trước khi các em bước vào buổi học (hoặc ngày học) mới. Trên cơ sở thời khóa biểu được quy định, giáo viên giao nhiệm vụ học tập của từng môn học (số môn phải ít hơn khi học trực tiếp) cho học sinh.

Sau đó, học sinh phải tự giác, tự học để hoàn thành những công việc học tập mà thầy, cô giao cho. Việc hoàn thành đầu việc được giao tùy khả năng của mỗi em mà có thời gian kết thúc khác nhau. Cuối buổi học hoặc ngày học, giáo viên quay trở lại gặp học sinh lần nữa để: Giải đáp thắc mắc, củng cố bài học và đánh giá kết quả học tập từng em. Ở phần này, học sinh được tương tác với giáo viên, được rèn luyện khả năng diễn giải, được nói lên những suy nghĩ riêng của mình. Điều này thật sự hữu ích để phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh.

Việc đánh giá học tập không nhất thiết đồng loạt bởi vì có những em khó khăn, khả năng còn hạn chế chưa hoàn thành ngay nhiệm vụ học tập, đôi khi cần sự hỗ trợ của gia đình và khi ấy giáo viên cho “nợ” và chưa đánh giá. Đánh giá học sinh là đánh giá sự tiến bộ học tập cá nhân người học mà không phải là so sánh hay xếp hạng như cuộc thi giữa các học sinh với nhau.

Nếu bài học là loại cung cấp kiến thức mới, giáo viên xây dựng các video hay và hấp dẫn rồi đưa lên môi trường mạng của trường. Học sinh có thể xem nhiều lần và vào bất cứ lúc nào để cùng tìm hiểu và học bài mới. Nếu bài học là loại luyện tập, củng cố kiến thức, học sinh làm bài và xong khi nào sẽ đăng tải ngay lên mạng của trường, giáo viên có trách nhiệm phản hồi, đánh giá ngay và sớm nhất có thể cho học sinh.

Phương thức dạy học đảo ngược là cách dạy học hiện đại và tối ưu trong môi trường dạy học không gian số và số hóa. Nó rèn luyện cho người học kỹ năng tự học và tiến tới tạo dựng phong cách học tập suốt đời cho trẻ. Người học có điều kiện thực hành kỹ năng, thảo luận tình huống, tranh luận, thuyết trình cá nhân và thảo luận nhóm.

Học tập thật sự cá thể hóa cao người học. Việc học diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi, theo quy mô lớn, nhiều lớp, nhiều học sinh. Duy trì hoạt động dạy học liên tục, đa dạng. Tận dụng giáo viên giỏi trong trường để chủ trì xây dựng các video và các bài tập mẫu cho toàn trường. Học sinh không bị áp lực bằng cách thả lỏng, thông qua các trò chơi và hoạt động nhóm.

ĐẶNG TỰ ÂN - Nguyên Vụ trưởng Giáo dục tiểu học (Bộ Giáo dục và Đào tạo)