Phương pháp diễn án hoặc đóng vai

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI
  2. 1/ Khái niệm phương pháp Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành [làm thử] một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Là phương pháp giảng dạy nhằm giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự kiện cụ thể mà các
  3. 2/ Ưu điểm của phương - Rèn luyện được phápcho học sinh thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn. - Tạo được hứng thú và chú ý cho học sinh. - Tạo điều kiện để phát triển óc sáng tạo của học sinh .
  4. 3/ Nhược điểm - Nội dung của kịch bản thường không gắn với nội dung học tập một cách có hệ thống, vì vậy việc truyền thụ tri thức mới cho người học sẽ gặp nhiều khó khăn. - Tâm lí e ngại, ngượng ngùng của học sinh có thể làm giảm hiệu quả của phương pháp. Mặt khác
  5. 4/ Phương pháp tiến hành - Bước 1: GV nêu chủ đề, chia nhóm và giao tình huống và yêu cầu đóng vai cho từng nhóm. Trong đó có quy định rõ thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai của mỗi nhóm. - Bước 2: Xác định mục tiêu. - Bước 3: Các nhóm thảo luận
  6. Ví dụ: Bài 42: Môi trường và sự phát triển bền vững [địa lí  Bước 1: Qua10] bài này chúng ta có thể xác định chủ đề đóng vai là: “Tiếng kêu cứu của rừng xanh”.  Bước 2: Xác định mục tiêu. Đóng vai trong một tình huống nhằm đạt được cái gì? Giáo viên cần phải xác định rõ mục tiêu và
  7.  Bước 3: Cho các nhóm thảo luận và chuẩn bị vai diễn: Giới thiệu tổng thể; phác thảo tình huống chuẩn bị kịch bản; phân vai; đọc kịch bản; nhiệm vụ người quan sát, nhận xét. Tạo một không khí vui vẻ, thu hút sự tham gia tích cực của mọi thành viên trong lớp. Vai diễn có thể
  8.  Bước 4: Thực hiện vai diễn. Diễn viên “Đóng vai” phải thể hiện được tính cách rõ ràng, thể hiện rõ cách giải quyết của mình đối với chủ đề. Những người không tham gia đóng vai thì quan sát và nhận xét xem cách giải quyết và diễn xuất của các vai. Khi diễn, các vai được tự do
  9.  Bước 5: Thảo luận, nhận xét đánh giá vở và vai diễn. Giáo viên hướng dẫn những người tham gia bình luận và đánh giá “Vở diễn”. . Thảo luận về cách ứng xử của các nhân vật cụ thể hoặc tình huống trong vở diễn. . Thảo luận những vấn đề khái
  10. 5/ Một số yêu cầu khi tiến hành phương pháp - Tình huống đóng vai phải phù hợp với chủ đề giáo dục học để cùng chung sống, phù hợp với lứa tuổi, trình độ học sinh và điều kiện, hoàn cảnh lớp học. - Tình huống nên để mở, không cho trước “ Kịch bản” , lời thoại. - Phải dành thời gian phù hợp cho

Page 2

YOMEDIA

Khái niệm phương pháp đóng vai, ưu, nhược điểm của phương pháp đóng vai, một số yêu cầu khi tiến hành phương pháp đóng vai,... là những nội dung chính trong bài giảng "Phương pháp đóng vai". Hy vọng nội dung bài giảng là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn.

25-11-2015 652 43

Download

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.

Thực hiện chủ trương đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo các chức danh tư pháp trong ngành Kiểm sát nhân dân, trong thời gian qua, Trường Đại học kiểm sát Hà Nội đã lựa chọn, nghiên cứu áp dụng mô hình phiên tòa giả định trong hoạt động giảng dạy nhằm tạo môi trường thực hành, rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn cho học viên đang theo học đào tạo nghiệp vụ kiểm sát; góp phần đào tạo nguồn cán bộ, kiểm sát viên“vừa hồng vừa chuyên”.

Trong phiên tòa diễn án, các học viên sẽ đóng vai các chức danh của một phiên tòa theo nghiệp vụ chuyên môn đang được đào tạo. Các vai diễn: Chủ tọa phiên tòa; Hội thẩm nhân dân; Kiểm sát viên; Thư ký phiên tòa; Nguyên đơn; Bị đơn; Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự; Người làm chứng… đều được các học viên chuẩn bị chu đáo, cẩn thận và “nhập vai” một cách xuất sắc. Những tình huống kịch tính phát sinh tại phiên tòa được Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên xử lý, giải quyết một cách chính xác theo đúng quy định.

Phiên tòa giả định kết thúc, để lại nhiều dấu ấn và những thông tin bổ ích cho cả học viên và các thành viên tham dự; việc giải quyết các tình huống phát sinh tại phiên tòa đã gián tiếp giúp các học viên hệ thống lại nội dung đã học.

Có thể nói, với phương pháp đào tạo lấy người học làm trung tâm đã phát huy được tính chủ động, tư duy độc lập, sáng tạo và năng lực giải quyết vấn đề chuyên môn. Các học viên không những được trau dồi kiến thức, được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ, được ứng dụng kiến thức đã học vào thực tế, kỹ năng nghề nghiệp; qua đó khơi dậy cho các học viên nguồn cảm hứng, lòng yêu nghề và tự hào về Ngành kiểm sát nhân dân.

Một số hình ảnh diễn án của các học viên:

Từ VLOS

Đóng vai là phương pháp tổ chức cho HS thực hành, “làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định

Bản chất[sửa]

Đóng vai là phương pháp tổ chức cho HS thực hành, “làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là phương pháp nhằm giúp HS suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự việc cụ thể mà các em vừa thực hiện hoặc quan sát được. Việc “diễn” không phải là phần chính của phương pháp này mà điều quan trọng là sự thảo luận sau phần diễn ấy.

Quy trình thực hiện[sửa]

Có thể tiến hành đóng vai theo các bước sau :

  • Giáo viên chia nhóm, giao tình huống đóng vai cho từng nhóm và quy định rõ thời gian chuẩn mực, thời gian đóng vai
  • Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai
  • Các nhóm lên đóng vai
  • Giáo viên phỏng vấn học sinh đóng vai
    • Vì sao em lại ứng xử như vậy?
    • Cảm xúc, thái độ của em khi thực hiện cách ứng xử? Khi nhận được cách ứng xử [đúng hoặc sai]
  • Lớp thảo luận, nhận xét:
    • Cách ứng xử của các vai diễn phù hợp hay chưa phù hợp?
    • Chưa phù hợp ở điểm nào?
    • Vì sao?
  • Giáo viên kết luận về cách ứng xử cần thiết trong tình huống.

Ưu điểm[sửa]

  • Học sinh được rèn luyện thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn.
  • Gây hứng thú và chú ý cho học sinh
  • Tạo điều kiện làm nảy sinh óc sáng tạo của học sinh
  • Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo chuẩn mực hành vi đạo đức và chính trị – xã hội
  • Có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vai diễn.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng[sửa]

  • Tình huống đóng vai phải phù hợp với chủ đề bài học, phù hợp với lứa tuổi, trình độ HS và điều kiện, hoàn cảnh lớp học.
  • Tình huống không nên quá dài và phức tạp, vượt quá thời gian cho phép
  • Tình huống phải có nhiều cách giải quyết
  • Tình huống cần để mở để HS tự tìm cách giải quyết, cách ứng xử phù hợp; không cho trước “ kịch bản”, lời thoại.
  • Mỗi tình huống có thể phân công một hoặc nhiều nhóm cùng đóng vai
  • Phải dành thời gian phù hợp cho HS thảo luận xây dựng kịch bản và chuẩn bị đóng vai
  • Cần quy định rõ thời gian thảo luận và đóng vai của các nhóm
  • Trong khi HS thảo luận và chuẩn bị đóng vai, GV nên đi đến từng nhóm lắng nghe và gợi ý, giúp đỡ HS khi cần thiết
  • Các vai diễn nên để HS xung phong hoặc tự phân công nhau đảm nhận
  • Nên khích lệ cả những HS nhút nhát cùng tham gia.
  • Nên có hoá trang và đạo cụ đơn giản để tăng tính hấp dẫn của tiểu phẩm đóng vai.

  • Hướng dẫn thực hành: Đóng vai như là một phương pháp giảng dạy

Video liên quan

Chủ Đề