Phương pháp so sánh số tương đối

Phương pháp so sánh :Là phương pháp cơ bản nhất và thường xuyên được sử dụng trong phân tích báo cáo tài chính.

Lí do của việc cần so sánh đó là từng con số đơn lẻ hầu như không có ý nghĩa trong việc kết luận về mức độ tốt, xấu trong tình hình tài chính của DN.

--Gốc so sánh:

  • Không gian [đơn vị này với đơn vị khác, khu vực này với khu vực khác]
  • Thời gian [hiện tại với quá khứ]

--Các dạng so sánh 

  • So sánh bằng số tuyệt đối :  ∆A = A1 – A0
  • So sánh bằng số tương đối : 

Các báo cáo so sánh dựa vào các tiêu chí:

Chúng ta có thể phân tích xu hướng của lợi nhuận gộp trong mối liên hệ với xu hướng của doanh thu thuần và giá vốn hàng bán theo sơ đồ sau:


Xu hướng biến động lợi nhuận gộp Tập đoàn FPT

Bên cạnh đánh giá xu hướng biến động của các chi tiêu tài chính , việc so sánh các chỉ tiêu tài chính giữa các DN trong cùng ngành với nhau sẽ giúp nhà phân tích đánh giá về điểm mạnh , điểm yếu của DN so với các đối thủ cạnh tranh. Nhà phân tích có thể so sánh các chỉ tiêu tài chính của DN phân tích với số liệu trung bình ngành , từ đó nhận diện vị trí của DN trong ngành.

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUI MÔ CHUNG :

Nguồn:TS.Phạm Thị Thủy và ThS.Nguyễn Thị Lan Anh. [Quantri.vn Biên tập và hệ thống hóa]

.1. Khái niệm và ý nghĩa

a] Khái niệm:

Số tương đối trong thống kê là chỉ tiêu biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai lượng tuyệt đối của hiện tượng nghiên cứu. Thường có 2 trường hợp so sánh sau:

- So sánh 2 lượng tuyệt đối của hiện tượng cùng loại nhưng khác nhau về thời gian hoặc không gian. Thí dụ: Doanh thu của Công ty sữa Hà Nội năm 2005 so với năm 2004 là 120%. Doanh thu của Công ty sữa Hà Nội năm 2005 so với kế hoạch năm 2005 là 110 %.

- So sánh 2 lượng tuyệt đối của hai hiện tượng khác loại nhưng có liên quan với nhau. Thí dụ: Mật độ dân số; GDP trung bình 1 đầu người.

Hình thức biểu hiện của số tương đối là số lần, phần trăm [%]; phần nghìn [‰], hoặc kết hợp đơn vị tính của 2 chỉ tiêu khi so sánh [kép], ví dụ người/km2, kg/người.

b] Ý nghĩa:

- Số tương đối là 1 trong những chỉ tiêu phân tích thống kê. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà nó cho ta biết rõ hơn đặc điểm của hiện tượng, hay bản chất hiện tượng một cách sâu sắc hơn.

- Dùng để giữ bí mật số tuyệt đối.

2. Các loại số tương đối

Các số tương đối trong thống kê không phải là do kết quả của điều tra và tổng hợp thống kê mà là do kết quả so sánh 2 số tuyệt đối đã có. Vì vậy mỗi số tương đối đều có gốc so sánh. Tuỳ theo mục đích so sánh mà gốc so sánh được chọn khác nhau. Do đó, khi sử dụng gốc so sánh khác nhau mà có các loại số tương đối sau:

a] Số tương đối kế hoạch:

- Dùng để lập và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch về một chỉ tiêu nào đó. Có 2 loại số tương đối kế hoạch:

* Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch: Là tỷ lệ so sánh mức độ kế hoạch với mức độ thực tế của chỉ tiêu ấy ở kì gốc.

- Công thức tính: 

Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch = ---------------------------- x 100

                                                           Số tuyệt đối kì gốc 

* Số tương đối thực hiện kế hoạch: Là tỉ lệ so sánh giữa mức độ thực tế đạt được trong kì nghiên cứu với mức độ kế hoạch đề ra cùng kì của một chỉ tiêu nào đó.

- Mục đích sử dụng: Xác định mức độ thực hiện nhiệm vụ kế hoạch trong một thời gian nhất định [tháng, quý, năm].

- Công thức tính:

                                                       Số tuyệt đối thực tế đạt được

Số tương đối thực hiện kế hoạch = ----------------------------------- x 100

                                                         Số tuyệt đối kế hoạch đề ra 

* Số tương đối thực hiện kế hoạch: Là tỉ lệ so sánh giữa mức độ thực tế đạt được trong kì nghiên cứu với mức độ kế hoạch đề ra cùng kì của một chỉ tiêu nào đó.

- Mục đích sử dụng: Xác định mức độ thực hiện nhiệm vụ kế hoạch trong một thời gian nhất định [tháng, quý, năm].

- Công thức tính:

                                                         Số tuyệt đối thực tế đạt được

Số tương đối thực hiện kế hoạch = ----------------------------------- x 100

                                                            Số tuyệt đối kế hoạch đề ra 

b] Số tương đối động thái:

Số tương đối động thái biểu hiện sự so sánh mức độ của hiện tượng ở 2 thời kì hay 2 thời điểm khác nhau nhằm phản ánh rõ hơn tình hình của hiện tượng ở thời kỳ hay thời điểm nghiên cứu.

- Công thức tính:

                                               Số tuyệt đối kì báo cáo [kì nghiên cứu]

Số tương đối động thái [%] = ----------------------------------------------- x 100

                                                           Số tuyệt đối kì gốc

+ Kì báo cáo là kì đang nghiên cứu.

+ Kì gốc là kì trước dùng làm gốc so sánh. 

Mối quan hệ giữa số tương đối động thái với số tương đối hoàn thành kế hoạch và số tương đối nhiệm vụ kế hoạch là:

Số tương đối động thái = Số tương đối hoàn thành kế hoạch  x  Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch

c] Số tương đối kết cấu:

Số tương đối kết cấu là tỷ lệ so sánh giữa số tuyệt đối của từng bộ phận cấu thành nên tổng thể với số tuyệt đối của tổng thể hiện tượng nghiên cứu nhằm nghiên cứu cấu thành của hiện tượng. Nếu kết cấu thay đổi sẽ thấy được nguyên nhân thay đổi bản chất của hiện tượng trong các điều kiện khác nhau.

- Công thức:

                                                  Số tuyệt đối từng tổ

Số tương đối kết cấu [%] = -------------------------------- x 100

                                               Số tuyệt đối của tổng thể 

d] Số tương đối so sánh [số tương đối không gian]:

Số tương đối so sánh hay còn gọi là số tương đối không gian là kết quả so sánh giữa hai số tuyệt đối của cùng hiện tượng nhưng khác nhau về không gian, hoặc so sánh giữa 2 bộ phận trong cùng một tổng thể nhằm so sánh điều kiện của hiện tượng ở 2 nơi ta nghiên cứu.

Công thức tính:

                                                Số tuyệt đối bộ phận A

Số tương đối so sánh [%] = -------------------------------- x 100

                                                 Số tuyệt đối bộ phận B 

e] Số tương đối cường độ:

Số tương đối cường độ là kết quả so sánh 2 số tuyệt đối của 2 hiện tượng khác loại nhưng có liên quan với nhau nhằm nói lên trình độ phổ biến của hiện tượng. Nó được sử dụng rộng rãi trong thực tế để biểu hiện trình độ phát triển sản xuất, trình độ bảo đảm mức sống vật chất, văn hoá của dân cư trong một nước hay địa phương. Nó còn dùng để so sánh trình độ phát triển sản xuất và đời sống giữa các quốc gia với nhau.

Công thức tính:

                                             Số tuyệt đối của hiện tượng A

Số tương đối cường độ = -------------------------------------------

                                               Số tuyệt đối của hiện tượng B

Thí dụ: Mật độ dân số; số bác sĩ trên 1000 dân...

3. Nguyên tắc sử dụng số tương đối

Số tương đối trong thống kê là kết quả so sánh giữa 2 số tuyệt đối đã có. Vì vậy, để phát huy được tác dụng của nó trong phân tích thống kê khi sử dụng phải tôn trọng các nguyên tắc sau đây.

* Số tương đối phải được tính ra từ 2 số tuyệt đối có quan hệ với nhau, so sánh có ý nghĩa hay đảm bảo nguyên tắc "có thể so sánh được". Yêu cầu của nguyên tắc này là 2 số tuyệt đối đem so sánh với nhau phải:

- Cùng một chỉ tiêu nghiên cứu [cùng một nội dung kinh tế];

- Phạm vi tính toán thống nhất;

- Phương pháp tính, đơn vị tính thống nhất.

* Kết hợp số tương đối và số tuyệt đối khi phân tích cùng hiện tượng. Trong thực tế trừ một số trường hợp mang tính chất bí mật không được phép công bố số tuyệt đối [bí mật quân sự], người ta thường kết hợp giữa số tuyệt đối và số tương đối để nhận thức bản chất của hiện tượng một cách chính xác.

Thí dụ : Theo số người nhập viện và tử vong, nếu 1 ngày chỉ có 2 ca nhập viện, trong đó 1 ca không cứu chữa được, khi đó ta công bố có 50% ca nhập viện không cứu chữa được, con số này nghe thật khủng khiếp. Song, nếu ta kết hợp với số tuyệt đối mà công bố rằng, có 50% số ca nhập viện tức là 1 ca không cứu chữa được thì sự việc đơn giản hơn. 

Nguồn: PGS. TS. Ngô Thị Thuận [Quantri.vn biên tập và hệ thống hóa]

Video liên quan

Chủ Đề