Quốc trượng quê ở đâu

Cặp đôi NSƯT Quốc Trượng - Lâm Thanh nổi tiếng là gia đình hạnh phúc trong làng chèo. Nhưng ít ai biết rằng, cuộc hôn nhân viên mãn đó lại bắt đầu từ một đêm tân hôn mà Quốc Trượng gọi là “đêm kinh hoàng”.

NSƯT Quốc Trượng sinh ra và lớn lên ở miền quan họ Bắc Ninh, nên ngay từ nhỏ anh đã có khả năng hát chèo rất ngọt. Và giọng chèo ngọt này được tỏa sáng dưới bàn tay đào tạo của “biểu tượng chèo” Mạnh Tuấn.

Quốc Trượng cùng với Xuân Hinh là cặp học trò cưng của thầy Mạnh Tuấn, cùng lớn lên trong một “nôi chèo” nên cặp đôi nghệ sĩ này có nhiều điểm chung. Nhất là trong cuộc sống hôn nhân, cả hai đều mãn nguyện với “mô hình” vợ đẹp, con xinh. Quốc Trượng bảo, cũng nhờ “duyên chèo” mà anh cưới được cô vợ cùng nghề.

Năm 1997, Lâm Thanh đang là sinh viên của trường Đại học Sân khấu Điện ảnh, còn anh đang ở Nhà hát Chèo quân đội. Khi đó, đài truyền hình mời cả hai tham gia vào vở chèo "Cá mè đè cá chép".

Lâm Thanh vào vai nữ chính còn Quốc Trượng sắm một vai hề. Cái chất hề chèo dí dỏm không ngờ khiến cho cô nữ sinh mang vẻ đẹp hao hao nghệ sĩ Thanh Thanh Hiền "mê" luôn anh hề.

Khoảng cách 13 tuổi khiến cho nhiều người lo ngại về sự hòa hợp hôn nhân, nhưng với cặp đôi này, đó lại là bí quyết để gia đình họ tìm được sự “thuận vợ, thuận chồng”.

Anh tự nhận, mình có số lấy vợ trẻ. Bởi ngay từ khi khởi nghiệp, Quốc Trượng đã đặt ra cho mình chỉ tiêu phải đạt được danh hiệu NSƯT rồi mới lấy vợ.

Thế mà thật, mãi tới năm 2001, khi Quốc Trượng được Nhà nước phong tặng NSƯT thì cuối năm đó, anh quyết định giã từ cuộc sống độc thân. Nhưng đặc biệt hơn, anh lấy chính “cô cháu” thường ngày vẫn gọi anh là “chú” khiến mọi người trong đoàn chèo ngã ngửa vì bất ngờ.

“Nhìn nhiều gia đình nghệ sĩ tan vỡ, tôi thấy xót xa lắm. Với một người nghệ sĩ thì không gì bằng được đứng trên sân khấu. Tuy nhiên, người nghệ sĩ chỉ nên “say” ở trên sân khấu thôi để biết phân biệt, lúc nào làm nghề, lúc nào là đời thực. Nhiều người làm nghề thế nào thì ra đời cũng “diễn” lại như thế, đem điều này vào hôn nhân thì rất nguy”, NSƯT Quốc Trượng tâm sự.

Anh kể lại đám cưới của mình bằng chất hài hước của một “vua hề chèo”: “Cả đời đi làm trò cho thiên hạ, mua tiếng cười thiên hạ nhưng tới chuyện lấy vợ thì chính mình lại rơi vào cảnh dở khóc dở cười. Số là, trước khi lấy vợ 2 ngày thì đùng một cái, cô dâu đi viện để mổ ruột thừa.

Đám cưới không thể hoãn vì mọi thứ đã chuẩn bị xong xuôi tất cả, giấy mời đã tới tay từng người. Tôi đành đến xin các bác sĩ cho vợ tôi về nhà chừng 15 phút. Hồi đó, chưa mổ nội soi như bây giờ nên tới ngày cưới, cô dâu được ngồi xe lăn, mặt nhăn nhó ra chào quan khách, hết một vòng, cô dâu lại được áp tải về bệnh viện. Chỉ trơ cái thân chú rể là tôi ở lại tiếp khách.

Đúng là "cười ra nước mắt"! Tôi vẫn đùa vợ là người ta lên xe hoa, còn cô ấy thì lên... xe lăn về nhà chồng”.

Tới đêm tân hôn, cô dâu thì ở viện, bà nội bà ngoại thì nhất định bắt chú rể ở nhà nghỉ ngơi. “Nhưng tôi nghĩ là có lí do khác nữa...”, anh cười hóm hỉnh. Nhưng cả đêm buồn quá, lăn qua lăn lại không ngủ được, chú rể buồn tình mới đem phong bì ra đếm để... giết thời gian.

Anh bảo: “Tuổi trẻ yêu đời, tưởng tượng đủ thứ lãng mạn về đêm hoa chúc. Vậy mà khi nó đến chỉ thiếu nước là khóc nữa thôi. Rõ ràng là mình có vợ hẳn hoi, vậy mà phải động phòng... một mình.

Đây có lẽ là đêm cô đơn nhất trong cuộc đời tôi. Vợ tôi vừa đau lại vừa thương chồng nên lặng lẽ khóc một mình tại bệnh viện. May mà chúng tôi chỉ “đóng vai” Ngưu Lang - Chức Nữ có lần đó”.

13 năm sau cái đêm “kinh hoàng” đó, “cặp đũa lệch” làng chèo đã có hai đứa con đủ nếp đủ tẻ, xinh như thiên thần.

Hỏi về bí quyết “giữ” vợ trẻ, anh bật mí: “Mãi sau này, vợ tâm sự thì tôi mới biết, cô ấy cũng tâm niệm sẽ lấy người hơn ít nhất là 10 tuổi. Hỏi tại sao, cô ấy bảo không muốn nuôi quá nhiều “con”.

Nhiều người bảo vợ tôi trẻ người mà không hề non dạ, vì rõ ràng lấy người lớn tuổi hơn thì suy nghĩ cũng chín chắn hơn. Theo logic, với người ít tuổi bao giờ người ta cũng nảy sinh tâm lý nhường nhịn và che chở chứ hiếm khi ăn thua lắm.

 Còn trong quá trình chung sống, vợ chồng nhà nào cũng không tránh khỏi những lúc bất đồng quan điểm chứ không phải chỉ chênh lệch tuổi tác mới có. Những lúc đó, vì mình nhiều tuổi hơn nên nói vợ cũng dễ “phục” hơn thì phải”.

Nếu có thứ gọi là “bí quyết” để giữ gìn hạnh phúc, thì anh bảo thứ đó đến từ những điều giản dị.

Mang danh “vua hề chèo” tiếng tăm, đêm đêm đứng trước hàng trăm khán giả nhưng anh tự nhận, đứng trước vợ là “run”. Nhất là mỗi khi đứng ra "phát biểu" tặng quà vợ ngày lễ thì anh ngượng nghịu lắm. Có khi hai đứa con phải đứng ra nói hộ: "Đây là hoa con và bố mua tặng mẹ đấy". Giản dị vậy thôi, nhưng bền lắm!

Táo Quân bắt đầu xuất hiện trên sóng truyền hình từ năm 2003 bằng tên gọi “Gặp nhau cuối năm”. Và ở năm đầu tiên này, người đảm nhận vai Ngọc Hoàng không phải là NSƯT Quốc Khánh mà là NSND Quốc Trượng. Nghệ sĩ Quốc Trượng chỉ đảm nhận vai Ngọc Hoàng và tham gia “Gặp nhau cuối năm” đúng một năm duy nhất. Từ đó đến nay, nam nghệ sĩ này không hề xuất hiện trở lại nên rất ít người còn nhớ tới anh.

Đại tá - NSND Quốc Trượng sinh năm 1965 ở miền quan họ Bắc Ninh. Ngay từ bé, anh đã là một người có giọng hát chèo rất ngọt. Lớn lên, anh cùng nghệ sĩ Xuân Hinh được NSND Mạnh Tuấn - một “cây đa cây đề” của làng chèo truyền nghề… trở thành một nghệ sĩ chèo thành danh từ rất sớm.

Nghệ sĩ Quốc Trượng đảm vai Ngọc Hoàng trong Gặp nhau cuối năm 2013.

Sau khi tốt nghiệp trường Sân khấu - Điện ảnh, Quốc Trượng về công tác ở Đoàn chèo Hà Bắc. Đến năm 1990 thì chuyển sang Đoàn chèo Tổng cục hậu cần. Và ở thời điểm hiện tại, anh đang giữ cương vị Giám đốc Nhà hát chèo Quân đội.

Tương tự người đồng môn - đồng hương Xuân Hinh, sự nghiệp diễn xuất của Quốc Trượng luôn luôn gắn bó với các vai hề. Duyên hề của nghệ sĩ Quốc Trượng trên sân khấu là nét duyên hiếm có. Anh có dáng điệu tong tẩy của một gã hề chèo, có cái vẻ bộc tuệch của một gã chân quê và sự nhẹ nhàng của một người thấm nghề… Có những câu nói rất đỗi bình thường nhưng qua cách diễn của Quốc Trượng lại khiến cho người ta cười như vỡ trận. Cách anh diễn hài rất nhẹ nhàng, dí dỏm và duyên dáng. Nhiều người bảo Quốc Trượng có lối diễn mà như không diễn, lên sân khấu không cần trang điểm cầu kỳ cũng ra màu sắc nhân vật.

“Trong hơn 10 năm, tôi đã học hỏi được rất nhiều từ tài năng và tâm huyết làm nghề của anh Trượng, đặc biệt đối với lĩnh vực chèo lính. Tôi nghĩ rằng, anh Quốc Trượng đã khẳng định được vị thế của mình đối với loại hình nghệ thuật sân khấu chèo. Có thể nói, những nghệ sĩ như nghệ sĩ Xuân Hinh, Quốc Trượng… là những đệ tử chân truyền của nghệ sĩ nổi tiếng nhất sân khấu chèo xứ Bắc Mạnh Tuấn. Anh Trượng đã kế thừa và phát huy được vốn cổ của các cụ. Điều đó được thể hiện qua các vai diễn do anh đảm nhận lẫn những vở diễn do anh dàn dựng trên sân khấu Nhà hát chèo Quân đội”, NSND Tự Long chia sẻ.

Nghệ sĩ Quốc Trượng không chỉ bộc lộ tài năng trên sân khấu chèo mà còn gây nhiều ấn tượng khi đóng các tiểu phẩm hài trong “Gặp nhau cuối tuần”. Lối diễn tưng tửng đã khiến các vai hài của anh trên truyền hình mang đến nhiều tiếng cười sảng khoái cho khán giả. Và chính sân chơi này đã đưa anh đến với vai Ngọc Hoàng đầu tiên của Táo Quân năm 2003.

Nghệ sĩ Quốc Trượng ở thời điểm hiện tại.

Thời điểm đó, NSND Quốc Trượng đảm nhận vai Ngọc Hoàng, NSƯT Xuân Bắc đóng Nam Tào và NSƯT Công Lý đóng Bắc Đẩu. Nghệ sĩ Quốc Trượng chia sẻ, thời điểm anh đóng vai Ngọc Hoàng cách nay đã 14 năm nên anh không còn nhớ rõ mọi thứ. Chỉ biết rằng, lúc đó anh được NSND Khải Hưng - “cha đẻ” của “Gặp nhau cuối tuần” mới đóng vai Ngọc Hoàng vì thấy anh hợp với vai diễn đó. Sau lần đó, NSND Khải Hưng tiếp tục mời anh đóng vai Táo Quân nhưng do bận bịu quá nên anh xin thôi.

Cách tạo hình của “Ngọc Hoàng” Quốc Trượng trong “Gặp nhau cuối năm” 2003 là mặc áo hoàng bào, đội mũ cánh chuồn, tóc để dài nhuộm bạc, tay đeo nhẫn đá quý và đồng hồ hàng hiệu… Nếu “Ngọc Hoàng” Quốc Khánh sau này mang vẻ thâm trầm, khù khờ và đôi lúc nghiêm nghị thì “Ngọc Hoàng” Quốc Trượng thời đó lại rất hoạt náo, hài hước và tếu táo. Chính điều này lại khiến cho Nam Tào - Bắc Đẩu không có nhiều đất để tung tẩy - tung hứng.

Nam nghệ sĩ cũng xác nhận, đến thời điểm này anh vẫn chưa thấy ai mời trở lại với Táo Quân 2018. Tuy nhiên, nếu có được mời anh cũng khó lòng tham gia vì công việc ở Nhà hát chèo Quân đội rất bận rộn mà lịch tập Táo Quân lại rất dày đặc.

Có một điều rất đặc biệt là nghệ sĩ Quốc Trượng được phong NSƯT vào năm 2001 và đến cuối năm đó cũng chính thức từ giã cuộc sống độc thân.

Nghệ sĩ Quốc Trượng nên duyên với Lâm Thanh cũng là một nghệ sĩ chèo. Cả hai quen biết nhau khi được đài truyền hình mời tham gia vở chèo "Cá mè đè cá chép". Lâm Thanh vào vai nữ chính còn Quốc Trượng sắm một vai hề. Cái chất hề chèo dí dỏm của đàn anh đã khiến cô nữ sinh kém 13 tuổi đem lòng yêu thương.

Gia đình hạnh phúc của nghệ sĩ Quốc Trượng.

Cho đến bây giờ, làng sân khấu truyền thống vẫn truyền tai nhau câu chuyện dở khóc dở cưới của Quốc Trượng trong đêm tân hôn. Theo đó, chỉ cách 2 ngày là đến ngày cưới thì cô dâu Lâm Thanh bị đau ruột thừa phải vào viện mổ gấp. Đám cưới không thể hoãn vì mọi thứ đã chuẩn bị xong xuôi tất cả nên Quốc Trượng đành đến “cầu cứu” bác sĩ xin cho cô dâu về nhà chừng 15 phút để ra mắt quan khách. Vì hồi đó, chưa mổ nội soi như bây giờ nên cô dâu phải ngồi xe lăn ra hôn trường, đi một vòng chào quan khách rồi lại được áp tải về bệnh viện. Đến đêm tân hôn, cô dâu nằm trên giường bệnh còn chú rể lại phải đem phòng bì ra đếm để giết thời gian.

Đến nay, cặp nghệ sĩ này đã có một trai và một gái. Dù đều hoạt động nghệ thuật và chênh nhau khá nhiều tuổi nhưng hạnh phúc luôn đong đầy trong mái ấm.

Tham khảo thêm

Hà Tùng Long

Video liên quan

Chủ Đề