Quy chế đào tạo đại học Bách khoa Hà Nội 2022

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIQUY CHẾ ĐÀO TẠO CHÍNH QUY[Ban hành kèm theo Quyết định số 66 /QĐ–ĐHBK-ĐT ngày 04 tháng 12 năm 2018 củaHiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội]MỤC LỤCI-NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG ....................................................................................3Điều 1.Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng ................................................3Điều 2.Ngành đào tạo, chương trình đào tạo .......................................................3Điều 3.Thời gian và kế hoạch học tập ..................................................................4Điều 4.Tín chỉ và học phần ..................................................................................4Điều 5.Điểm học phần..........................................................................................5Điều 6.Hoãn thi, miễn thi, phúc tra và khiếu nại điểm ........................................6Điều 7.Số tín chỉ tích lũy, điểm trung bình tích lũy .............................................7Điều 8.Chuyển cơ sở đào tạo khác .......................................................................7Điều 9.Học phí .....................................................................................................7II- ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC .................................................................................................8Điều 10. Đăng ký học tập chương trình đại học .....................................................8Điều 11. Miễn học và công nhận tín chỉ .................................................................9Điều 12. Đánh giá kết quả học tập và xếp loại theo trình độ năm học ...................9Điều 13. Thực tập tốt nghiệp và đồ án tốt nghiệp đại học ....................................10Điều 14. Đăng ký tốt nghiệp đại học.....................................................................11Điều 15. Điểm trung bình toàn khóa và hạng tốt nghiệp đại học .........................11Điều 16. Nghỉ học tạm thời và tự nguyện thôi học ...............................................11Điều 17. Chuyển ngành học, chuyển hệ đào tạo ...................................................12Điều 18. Học song ngành, song bằng ....................................................................12Điều 19. Cảnh báo học tập và buộc thôi học.........................................................13III- ĐÀO TẠO THẠC SĨ ..............................................................................................14Điều 20. Đăng ký học tập chương trình thạc sĩ .....................................................14Điều 21. Học bổ sung, miễn học và công nhận tín chỉ .........................................14Điều 22. Đăng ký đề tài luận văn thạc sĩ...............................................................15Điều 23. Điều kiện được bảo vệ luận văn thạc sĩ ..................................................15Điều 24. Điểm luận văn thạc sĩ .............................................................................15Điều 25. Bảo vệ luận văn lần thứ hai ....................................................................16Điều 26. Điều kiện tốt nghiệp thạc sĩ và xếp hạng tốt nghiệp ..............................16Điều 27. Nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả học tập ........................................16Điều 28. Gia hạn thời gian học tập, thôi học.........................................................17IV- ĐÀO TẠO TIẾN SĨ ................................................................................................18Điều 29. Lập kế hoạch và báo cáo tiến độ thực hiện ............................................18Điều 30. Học phần bổ sung và học phần tiến sĩ ....................................................18Điều 31. Tiểu luận tổng quan và chuyên đề tiến sĩ ...............................................19Điều 32. Luận án tiến sĩ ........................................................................................19Điều 33. Điều kiện được bảo vệ luận án tiến sĩ ....................................................19Điều 34. Đánh giá luận án tiến sĩ ..........................................................................20Điều 35. Đánh giá lại luận án tiến sĩ .....................................................................21Điều 36. Xét cấp bằng tiến sĩ ................................................................................21Điều 37. Những thay đổi trong quá trình đào tạo .................................................22Điều 38. Quy định chuyển tiếp .............................................................................22V-TỔ CHỨC THỰC HIỆN...........................................................................................22Điều 39. Hiệu lực thi hành ....................................................................................222I-NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNGĐiều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng1. Quy chế này quy định về đào tạo chính quy theo các khóa học tập trung toànbộ thời gian và cấp văn bằng cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ hoặc tiến sĩ của Trường Đại họcBách khoa Hà Nội [sau đây gọi tắt là Trường]. Những vấn đề không được đề cập đếntrong Quy chế này sẽ được áp dụng theo các quy chế đào tạo do Bộ Giáo dục và Đàotạo [Bộ GDĐT] ban hành và còn hiệu lực thi hành1, 2, 3 .2. Quy chế này áp dụng cho sinh viên đại học, học viên của chương trình thạc sĩvà nghiên cứu sinh [sau đây gọi chung là người học] của Trường.Điều 2. Ngành đào tạo, chương trình đào tạo1. Ngành đào tạo [sau đây gọi tắt là ngành] là một lĩnh vực chuyên môn rộng, cómã số trong Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV do Bộ GDĐT quản lý4.2. Chương trình đào tạo [sau đây gọi tắt là chương trình] là bản thiết kế cho toànbộ quá trình đào tạo của một ngành [kiểu đơn ngành] hoặc một vài ngành [kiểu songngành hoặc kiểu song bằng]. Chương trình thể hiện rõ trình độ đào tạo; đối tượng đàotạo, điều kiện nhập học và điều kiện tốt nghiệp; mục tiêu đào tạo, chuẩn kiến thức, kỹnăng của người học khi tốt nghiệp; nội dung [chương trình giảng dạy]; kế hoạch đàotạo theo thời gian thiết kế; phương pháp và hình thức đào tạo; cách thức đánh giá kếtquả học tập; các điều kiện thực hiện chương trình.3. Thời gian thiết kế và khối lượng kiến thức đối với các khóa học, không kể cácmôn học bổ sung kiến thức, nằm trong khung quy định như sau:Chương trìnhCử nhân [CN]Kỹ sư [KS]Người họcTốt nghiệp THPTTốt nghiệp THPTTốt nghiệp cao đẳng đúngCử nhân liên thôngngànhCử nhân văn bằng 2 Tốt nghiệp đại họcKỹ sư văn bằng 2Tốt nghiệp đại họcTốt nghiệp CN đúng ngànhThạc sĩ khoa họcTốt nghiệp KS đúng ngànhhoặc Thạc sĩ kỹTốt nghiệp CN ngành gầnthuậtTốt nghiệp KS ngành gầnThạc sĩ quản trịTốt nghiệp cử nhân, kỹ sưkinh doanhTốt nghiệp thạc sĩTiến sĩTốt nghiệp đại họcThời gianKhối lượng4 năm5 năm128-132 TC156-164 TC2 năm60-72 TC1,5-2,0 năm1,5-2,5 năm1,5 năm1 năm2 năm1,5 năm54-72 TC54-90 TC45-47 TC30-32 TC60-62 TC39-45 TC1,5 năm45-60 TC3 năm4 năm90 TC120 TC1Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, ban hành theo Quyết định số17/VBHN-BGDĐT ngày 15/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.2Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ, ban hành theo Thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT ngày 15/5/2014 của Bộtrưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.3Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ, ban hành theo Thông tư số 08/2017/TT-BGDĐT ngày 04/4/2017của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.4Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, ban hành theo Thông tư số 24/2017/TTBGDĐT và Thông tư số 25/2017/TT-BGDĐT ngày 10/10/ 2017.34. Chương trình đại học bao gồm: khối kiến thức giáo dục đại cương [các kiếnthức về toán và khoa học cơ bản, lý luận chính trị, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốcphòng-an ninh và ngoại ngữ cơ bản]; khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp [các kiếnthức cơ sở ngành, định hướng ngành và chuyên môn]; thực tập tốt nghiệp, đồ án/khóaluận tốt nghiệp.5. Chương trình thạc sĩ được xây dựng theo định hướng nghiên cứu và địnhhướng ứng dụng. Kết cấu của chương trình thạc sĩ gồm: phần kiến thức chung; phầnkiến thức cơ sở và chuyên ngành; luận văn thạc sĩ.6. Chương trình tiến sĩ được thực hiện chủ yếu qua quá trình tự học, tự nghiêncứu đề tài của nghiên cứu sinh dưới sự hướng dẫn của tập thể hướng dẫn khoa học.Kết cấu của chương trình tiến sĩ bao gồm: các học phần bổ sung [nếu có]; các họcphần tiến sĩ; các chuyên đề tiến sĩ; luận án tiến sĩ.7. Chương trình giảng dạy có thể được điều chỉnh và áp dụng cho từng khóatuyển sinh; sinh viên, học viên nhập học năm nào sẽ được áp dụng phiên bản chươngtrình giảng dạy của năm đó.Điều 3. Thời gian và kế hoạch học tập1. Trường tổ chức đào tạo theo năm học và học kỳ. Một năm học bao gồm haihọc kỳ chính và một học kỳ hè. Mỗi học kỳ chính có 20 tuần, trong đó các lớp họcđược xếp trong một đợt 8 tuần [đợt A hoặc đợt B] hoặc kéo dài 16 tuần [cả học kỳ với1 tuần dự trữ]; lịch thi được xếp vào 1-2 tuần giữa học kỳ và 2-3 tuần cuối học kỳ. Họckỳ hè bao gồm 5 tuần học và 1 tuần thi, được tổ chức theo yêu cầu của người học vàkhả năng bố trí giảng viên của khoa, viện phụ trách giảng dạy.2. Lịch đăng ký học tập, thời khóa biểu, lịch thi và kế hoạch xét công nhận tốtnghiệp trong năm học tuân theo Biểu đồ kế hoạch học tập của Trường, ngoại trừ cáchọc phần tiến sĩ được bố trí lịch giảng dạy và lịch thi riêng theo tiến độ học tập củanghiên cứu sinh.3. Căn cứ kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa của chương trình, người học tự xâydựng kế hoạch học tập theo từng học kỳ.a] Sinh viên đại học được phép hoàn thành chương trình và tốt nghiệp sớm hơnhoặc chậm hơn so với thời gian thiết kế, nhưng thời gian chậm tiến độ không đượcvượt quá 5 học kỳ đối với các chương trình 4-5 năm và không được vượt quá 4 học kỳđối với các chương trình khác.b] Đối với học viên của chương trình thạc sĩ, thời gian tối đa được phép học tạiTrường là 36 tháng bao gồm cả thời gian học tập được gia hạn.c] Nghiên cứu sinh phải dành ít nhất 12 tháng theo học tập trung liên tục tạiTrường trong giai đoạn 24 tháng đầu, kể từ khi có quyết định công nhận nghiên cứusinh. Nghiên cứu sinh được gia hạn thời gian đào tạo tối đa 2 lần, mỗi lần tối thiểu 6tháng; tổng thời gian gia hạn không được vượt quá 24 tháng.d] Đối với người học thuộc diện được hưởng chính sách ưu tiên trong đào tạo,thời gian tối đa được phép học tại Trường áp dụng theo quy định của Bộ GDĐT.Điều 4. Tín chỉ và học phần1. Tín chỉ [TC] là đơn vị đo khối lượng học tập. Một TC tương đương 45 giờ họctập bao gồm cả giờ lên lớp và giờ tự học. Một tín chỉ học phần thông thường gồm 15tiết giảng lý thuyết hoặc 30 tiết bài tập, thảo luận, thực hành, thí nghiệm. Một tuần làm4đồ án toàn thời gian tương đương 1 TC; một tuần thực tập toàn thời gian tương đương0,5-0,6 TC.2. Học phần là đơn vị cấu thành chương trình giảng dạy, được tổ chức giảng dạy,học tập trọn vẹn trong một học kỳ. Một học phần có khối lượng từ 1 đến 4 TC, trừ mộtsố học phần đặc biệt như thực tập, đồ án/ khóa luận tốt nghiệp đại học, luận văn thạc sĩcó thể có khối lượng lớn hơn.3. Mỗi học phần được ấn định một mã số riêng và ký hiệu theo khoa, viện phụtrách giảng dạy. Một học phần có thể được sử dụng trong nhiều chương trình đào tạovới cùng khối lượng và nội dung.4. Chương trình giảng dạy có thể bao gồm các nhóm học phần bắt buộc và họcphần tự chọn như sau:a] Nhóm học phần bắt buộc: người học phải hoàn thành tất cả học phần trongdanh mục quy định.b] Nhóm học phần tự chọn theo mô đun: người học chọn một định hướng chuyênmôn và phải hoàn thành tất cả học phần trong danh mục của nhóm học phần tự chọntheo mô đun.c] Nhóm học phần tự chọn: người học chọn lựa một số học phần trong danh mụcđể tích lũy đủ số tín chỉ quy định.5. Học phần tương đương và học phần thay thếa] Người học được tùy chọn học một học phần tương đương để lấy kết quả thaycho một học phần yêu cầu trong chương trình.b] Người học được phép học một học phần thay thế được chỉ định để lấy kết quảthay cho một học phần yêu cầu trong chương trình nhưng không còn được giảng dạy.6. Đề cương chi tiết của từng học phần thể hiện rõ khối lượng học tập, điều kiệntham dự học phần, mục tiêu và kết quả mong đợi, mức độ đáp ứng chuẩn đầu ra củachương trình, cách thức đánh giá học phần, nội dung và kế hoạch học tập, ngôn ngữgiảng dạy, giáo trình và tài liệu tham khảo.Điều 5. Điểm học phần1. Một học phần từ 2 TC trở lên được đánh giá từ hai điểm thành phần là điểmquá trình và điểm cuối kỳ, trong đó điểm cuối kỳ có trọng số từ 0,5 đến 0,8 theo quyđịnh trong đề cương chi tiết học phần. Các học phần có khối lượng dưới 2 tín chỉ cóthể đánh giá kết hợp điểm quá trình và điểm cuối kỳ, hoặc chỉ điểm cuối kỳ.2. Điểm quá trình được đánh giá qua thi giữa kỳ, kiểm tra thường kỳ, kết hợp thigiữa kỳ và kiểm tra thường kỳ hoặc kết hợp các thành phần khác [thí nghiệm, bài tậplớn, tiểu luận,…]; hình thức và trọng số đánh giá các thành phần được quy định cụ thểtrong đề cương chi tiết học phần. Đối với các giờ lên lớp, kết quả điểm danh có thểđược sử dụng để cộng/trừ vào điểm quá trình của học phần như sau:Số lần vắng mặt:01-23-4≥5Điểm quá trình được cộng/trừ:+10-1-23. Điểm cuối kỳ được đánh giá qua hình thức thi kết thúc học phần hoặc bảo vệđồ án, thực tập, thí nghiệm [gọi chung là thi cuối kỳ]. Hình thức đánh giá và trọng sốđánh giá được quy định cụ thể trong đề cương chi tiết học phần.4. Điểm quá trình và điểm cuối kỳ là điểm số được cho theo thang 10 và có thể lẻ5tới 0,5; điểm số dưới 5 đối với học phần thực tập tốt nghiệp đại học, đồ án/khóa luậntốt nghiệp đại học [gọi chung là học phần tốt nghiệp] và điểm số dưới 3 đối với cáchọc phần khác được coi là điểm liệt; trường hợp không dự thi đúng lịch thi đã ấn địnhvà không có lý do chính đáng thì điểm thi là điểm 0.5. Điểm học phần được tính từ tổng điểm thành phần với trọng số tương ứng, làmtròn tới một chữ số thập phân và quy đổi thành điểm chữ theo quy tắc dưới đây, trừtrường hợp có một điểm thành phần là điểm liệt thì điểm học phần là điểm F. Điểm đạtlà điểm học phần từ D trở lên, riêng đối với các học phần tốt nghiệp phải từ C trở lên.Để tính các điểm trung bình, điểm học phần được quy đổi thành điểm số theo thang 4.Điểm học phầntheo thang 100,0÷ 4,0÷ 5,0÷ 5,5÷ 6,5÷ 7,0÷ 8,0÷ 8,5÷ 9,5÷3,94,95,46,46,97,98,49,4 10Điểm chữ quy đổiFDD+CC+BB+AA+Điểm số quy đổi011,52,02,53,03,54,04,06. Người học có thể đăng ký học lại học phần có điểm đạt để cải thiện điểm trungbình tích lũy. Điểm lần cao nhất được công nhận là điểm học phần chính thức.7. Một số điểm chữ đặc biệt được sử dụng trong các trường hợp sau và khôngquy đổi được thành điểm số để tính điểm trung bình học tập:a] Điểm I: điểm học phần chưa hoàn thiện do được hoãn thi đúng quy định.b] Điểm X: điểm học phần chưa hoàn thiện do thiếu dữ liệu đánh giá.c] Điểm R: điểm học phần được miễn học và công nhận tín chỉ.d] Điểm W: điểm học phần đã rút đăng ký học phần trong thời gian quy định.Điều 6. Hoãn thi, miễn thi, phúc tra và khiếu nại điểm1. Người học được dự thi cuối kỳ một lần đối với mỗi học phần đã đăng ký họctrong học kỳ [kể cả trường hợp có điểm quá trình là điểm liệt] và không có lần thi lại.Riêng đối với các chương trình văn bằng 2 được tổ chức theo lớp ngoài giờ hànhchính, sinh viên có điểm học phần không đạt [ngoại trừ các học phần tốt nghiệp] đượcdự thi lại một lần học phần đó trong đợt thi cùng học kỳ.2. Người học không dự thi giữa kỳ do bị ốm, tai nạn hoặc vì lý do đặc biệt khácđược bố trí thi bù giữa kỳ hoặc thực hiện các nội dung kiểm tra khác theo quy định.3. Người học không thể dự thi cuối kỳ một học phần [đã học và đã đóng học phí]do bị ốm, tai nạn hoặc vì lý do đặc biệt khác được phép hoãn thi và được dự thi cuốikỳ học phần đó trong thời hạn 2 học kỳ chính tiếp theo để hoàn thiện điểm, nếu khôngđiểm học phần là điểm F.4. Các trường hợp sau đây được xem xét miễn thi hết học phần và cho điểm họcphần mức A hoặc A+, hoặc cộng điểm thưởng vào điểm cuối kỳ của học phần:a] Sinh viên đại học đoạt giải chính thức trong các kỳ thi Olympic sinh viên đốivới môn học liên quan trực tiếp đến học phần đã học trong học kỳ.b] Học viên thạc sĩ hoàn thành xuất sắc các nội dung kiến thức bắt buộc của họcphần, có kết quả thi giữa kỳ và kiểm tra thường kỳ đạt điểm cao. Học viên có báo cáochuyên đề cấp Trường hoặc cấp quốc gia về lĩnh vực trực tiếp liên quan tới học phần.5. Người học có thể đề nghị phúc tra hoặc khiếu nại điểm trong thời hạn 7 ngàykể từ khi điểm học phần được cập nhật vào tài khoản học tập của người học, ngoại trừcác học phần được tổ chức thi theo hình thức vấn đáp hoặc bảo vệ trước hội đồng.6Điều 7. Số tín chỉ tích lũy, điểm trung bình tích lũy1. Số tín chỉ tích lũy là tổng số tín chỉ của các học phần có điểm đạt kể từ đầukhóa kể cả các học phần được miễn học, được công nhận tín chỉ.2. Điểm trung bình học kỳ [GPA] là trung bình cộng điểm số quy đổi theo thang4 của các học phần đã học trong học kỳ với trọng số là số tín chỉ của học phần. Điểmtrung bình học kỳ được làm tròn tới 2 chữ số thập phân.3. Điểm trung bình tích lũy [CPA] là trung bình cộng điểm số quy đổi theo thang4 của các học phần đã học từ đầu khóa thuộc chương trình giảng dạy với trọng số là sốtín chỉ của học phần. Điểm trung bình tích lũy được làm tròn tới 2 chữ số thập phân.Điều 8. Chuyển cơ sở đào tạo khác1. Sinh viên đại học của Trường chuyển đến học tại một cơ sở đào tạo khác phảiđược sự đồng ý của Hiệu trưởng Trường ĐHBK Hà Nội và thủ trưởng cơ sở đào tạochuyển đến. Sinh viên năm thứ nhất và sinh viên năm cuối của khóa học không đượcchuyển cơ sở đào tạo.2. Học viên thạc sĩ không thể tiếp tục học tập tại Trường vì lý do chuyển nơi cưtrú hoặc chuyển nơi công tác sang tỉnh khác được chuyển đến học tại một cơ sở đàotạo khác [đang đào tạo đúng ngành trình độ thạc sĩ] nếu có sự đồng ý của Hiệu trưởngTrường ĐHBK Hà Nội và thủ trưởng cơ sở đào tạo chuyển đến. Học viên đang học ởhọc kỳ cuối của khóa học hoặc đang trong thời gian bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lênkhông được chuyển cơ sở đào tạo.3. Nghiên cứu sinh có thời hạn học tập tại Trường còn tối thiểu 12 tháng [theoquyết định công nhận nghiên cứu sinh] được chuyển đến một cơ sở đào tạo khác [đangđào tạo ngành tương ứng ở trình độ tiến sĩ] nếu có sự đồng ý của Hiệu trưởng TrườngĐHBK Hà Nội và thủ trưởng cơ sở đào tạo chuyển đến.Điều 9. Học phí1. Người học có nghĩa vụ nộp học phí đầy đủ và đúng thời hạn theo quy định vềmức học phí và lịch thu học phí của Trường.2. Đối với chương trình đại học và chương trình thạc sĩ, học phí của mỗi sinhviên hoặc mỗi học viên được tính theo số tín chỉ học phí của các học phần đã đăng kýhọc ở mỗi học kỳ.a] Sinh viên, học viên không hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ nộp học phí sẽ bị đìnhchỉ đăng ký học tập một học kỳ kế tiếp. Sinh viên tiếp tục bị đình chỉ lần thứ 2 dokhông hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ nộp học phí sẽ bị xem xét buộc thôi học.b] Sinh viên, học viên có đơn đề nghị thôi học, nghỉ học tạm thời hoặc chuyển cơsở đào tạo trong khoảng thời gian 7 tuần kể từ khi hết thời hạn điều chỉnh đăng ký lớpcủa học kỳ, nếu được Trường giải quyết theo nguyện vọng thì chỉ đóng một nửa [50%]học phí của học kỳ đó.3. Nghiên cứu sinh đóng mức học phí theo năm học kể cả năm được gia hạn,trong đó đã bao gồm học phí của các học phần tiến sĩ.4. Người học được miễn hoặc giảm học phí theo các quy định hiện hành về chếđộ miễn, giảm học phí của Nhà nước nhưng không được xét miễn giảm học phí học kỳhè, học phí học lại học phần, học cải thiện điểm, học ngoài chương trình và học quáthời gian thiết kế của chương trình.7II- ĐÀO TẠO ĐẠI HỌCĐiều 10. Đăng ký học tập chương trình đại học1. Đăng ký học tập là quy trình bắt buộc của sinh viên cho mỗi học kỳ, trừ cácsinh viên mới vào trường được xếp thời khóa biểu theo kế hoạch học tập chuẩn, khôngphải đăng ký học tập nhưng có thể tự điều chỉnh một số lớp. Sinh viên thực hiện quytrình đăng ký từ tài khoản cá nhân theo các mốc thời gian quy định trong Biểu đồ kếhoạch học tập. Quá trình đăng ký học tập gồm 3 giai đoạn:a] Đăng ký học phần: sinh viên chọn đăng ký những học phần dự tính sẽ họctrong học kỳ tiếp. Sinh viên có thể đăng ký theo kế hoạch học tập chuẩn hoặc theo kếhoạch cá nhân. Thời gian tổ chức đăng ký học phần cho một học kỳ diễn ra vào nhữngtuần đầu của học kỳ trước đó. Dựa trên số lượng sinh viên đăng ký, Trường đưa ra sốlượng lớp sẽ mở và thời khóa biểu cho các lớp này.b] Đăng ký lớp chính thức: sinh viên chọn lớp học cho những học phần đã đăngký. Đối với các học phần có nhiều lớp thành phần [lớp lý thuyết, bài tập, thực hành, thínghiệm,..], sinh viên phải đăng ký đủ các lớp thành phần theo yêu cầu. Thời gian đăngký lớp kết thúc chậm nhất 1 tuần trước khi bắt đầu học kỳ.c] Điều chỉnh đăng ký: sinh viên có thể chuyển lớp, hủy lớp hoặc đăng ký lớp bổsung, kể cả lớp với các học phần chưa đăng ký trước. Mỗi học kỳ chính có hai đợt điềuchỉnh đăng ký, kết thúc vào tuần đầu tiên của mỗi đợt học [A và B], trường hợp giảiquyết ngoại lệ không muộn hơn 1/4 thời gian học của học phần cần điều chỉnh. Riênghọc kỳ hè không có đợt điều chỉnh đăng ký.2. Số lượng tín chỉ đăng ký:a] Sinh viên học chương trình đào tạo chuẩn, có học lực bình thường có thể họctối đa 24 TC và tối thiểu 12 TC trong một học kỳ chính, riêng trong năm học cuối khóakhông áp dụng ngưỡng tối thiểu. Trong học kỳ hè sinh viên có thể học tối đa 8 TC.b] Sinh viên học chương trình đào tạo tiên tiến, chất lượng cao [sau đây gọichung là các chương trình ELITECH] được phép học tối đa 30 TC trong một học kỳchính. Các giới hạn còn lại tương tự như sinh viên của các chương trình đào tạo chuẩn.c] Những sinh viên bị cảnh báo học tập hoặc chưa đạt chuẩn ngoại ngữ theo trìnhđộ năm học bị giới hạn khối lượng đăng ký học tập theo quy định tại Khoản 3, Điều 19Quy chế này.3. Sau thời gian điều chỉnh đăng ký, sinh viên có thể làm đơn xin rút học phần đểkhông tính kết quả học tập nhưng vẫn phải đóng học phí cho học phần được rút. Thờihạn nộp đơn xin rút một học phần là trước 1/2 thời gian học của học phần đó.4. Đối với học phần có giờ lên lớp, số lượng sinh viên đăng ký tối thiểu để mởlớp là 40 cho học phần cơ sở chung nhiều ngành, 30 cho học phần cốt lõi của ngành và20 cho học phần có tính chuyên môn của ngành đào tạo [gọi tắt là học phần chuyênmôn]. Các trường hợp ngoại lệ được Trường giải quyết theo trình tự như sau:a] Xem xét mở lớp cho các ngành học hoặc các chương trình ELITECH có ít sinhviên để tạo điều kiện tối đa cho sinh viên học theo kế hoạch học tập chuẩn.b] Xem xét mở lớp học phần chuyên môn có từ 5 đến 19 sinh viên đăng ký họctheo đơn đề nghị của sinh viên, áp dụng hệ số học phí theo quy định.c] Xem xét mở lớp dưới 10 sinh viên đăng ký học lại lần 2 các học phần chuyênmôn dưới hình thức làm đồ án môn học, khóa luận, tiểu luận thay thế giờ lên lớp.8Điều 11. Miễn học và công nhận tín chỉ1. Kết quả học tập tích lũy ngoài trường của sinh viên được xem xét để miễn họcvà công nhận tín chỉ [cho điểm R] trong những trường hợp sau đây:a] Kết quả học tập cao đẳng của sinh viên trúng tuyển hệ liên thông.b] Kết quả học tập đại học văn bằng thứ nhất của sinh viên hệ văn bằng 2.c] Kết quả học tập của sinh viên tại các cơ sở đào tạo khác [trong hoặc ngoàinước], nay chuyển về học tại Trường.d] Kết quả học tập của sinh viên tại các cơ sở đào tạo khác theo chương trình traođổi sinh viên ký kết giữa hai bên.2. Kết quả học tập có giá trị công nhận trong thời hạn 7 năm đối với các học phầnđại cương và 5 năm đối với các học phần khác. Số tín chỉ được công nhận và miễn học[điểm R] không vượt quá 50% khối lượng chương trình toàn khóa.3. Sinh viên được phép thực hiện đồ án/khóa luận tốt nghiệp tại một cơ sở trongnước [trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp,…] hoặc tại một cơ sở đào tạo ởnước ngoài theo chương trình trao đổi sinh viên đã được ký kết nhưng phải bảo vệ tạiTrường để được đánh giá và cho điểm. Các trường hợp ngoại lệ do Hiệu trưởng quyếtđịnh theo văn bản riêng.4. Sinh viên đã có quyết định cho thôi học hoặc buộc thôi học, nếu thi lại vàtrúng tuyển vào trường thì phải học lại toàn bộ chương trình, ngoại trừ chương trìnhmôn học Giáo dục quốc phòng-an ninh đã được cấp chứng chỉ.Điều 12. Đánh giá kết quả học tập và xếp loại theo trình độ năm học1. Kết quả học tập trong một học kỳ của sinh viên được đánh giá trên cơ sở điểmcủa các học phần đã đăng ký học thuộc chương trình đào tạo nhưng không tính các họcphần có điểm R và các học phần về ngoại ngữ cơ bản, Giáo dục thể chất, Giáo dụcquốc phòng-an ninh, thể hiện bằng các chỉ số sau đây:a] Tổng số tín chỉ của các học phần có điểm đạt trong học kỳ [số tín chỉ đạt].b] Tổng số tín chỉ của các học phần có điểm không đạt trong học kỳ [số tín chỉkhông đạt].c] Điểm trung bình học kỳ [GPA].2. Kết quả tiến bộ học tập của sinh viên từ đầu khóa được đánh giá trên cơ sởđiểm của các học phần đã học thuộc chương trình đào tạo nhưng không tính các họcphần về ngoại ngữ cơ bản, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng-an ninh, thể hiệnbằng các chỉ số sau đây:a] Số tín chỉ tích lũy [số TCTL].b] Tổng số tín chỉ của các học phần đã học nhưng chưa đạt từ đầu khóa [số tínchỉ nợ tồn đọng].c] Điểm trung bình tích lũy [CPA].d] Trình độ ngoại ngữ của sinh viên đạt được theo yêu cầu của chương trình đàotạo, thể hiện qua kết quả thi nội bộ và các chứng chỉ ngoại ngữ được xét tương đương.3. Sinh viên được xếp hạng trình độ năm học căn cứ số tín chỉ tích lũy như sau:Số TCTL< 3232 - 6364 - 95Trình độ Năm thứ nhất Năm thứ hai Năm thứ ba96 -127Năm thứ tư≥ 128Năm thứ năm94. Sinh viên được xếp loại học lực theo học kỳ căn cứ điểm trung bình học kỳ vàxếp loại học lực từ đầu khóa căn cứ điểm trung bình tích lũy như sau:GPA hoặc CPAXếp loại< 1,0 1,0-1,49 1,5-1,99 2,0-2,49 2,5-3,19 3,2-3,59 3,6-4,0KémYếuTB yếu Trung bình KháGiỏi Xuất sắc5. Trong trường hợp cần thiết, điểm trung bình học kỳ và điểm trung bình tíchlũy đạt từ loại trung bình trở lên có thể được quy đổi tương đương sang thang điểm 10theo quy tắc như sau:2,0 đến cận 2,5Dải điểm thang 10tương đương5,5 đến cận 7,02,5 đến cận 3,23,2 đến cận 3,63,6 đến tròn 4,07,0 đến cận 8,08,0 đến cận 9,09,0 đến tròn 10Dải điểm thang 4Công thức quy đổiĐiểm thang 10 = Điểm thang 4 × a + ba = 3,00; b = 0,5a = 1,42; b = 3,45a = 2,50; b = 0.00a = 2,50; b = 0.00Điều 13. Thực tập tốt nghiệp và đồ án tốt nghiệp đại họcCác học phần tốt nghiệp bao gồm thực tập cuối khóa hay thực tập tốt nghiệp [gọichung là TTTN] và đồ án, khóa luận tốt nghiệp [gọi chung là ĐATN].1. Sinh viên đăng ký TTTN theo kế hoạch của viện đào tạo. Mỗi sinh viên có mộtgiảng viên hướng dẫn về mặt khoa học, ngoài ra có thể có thêm một người hướng dẫntại cơ sở thực tập. Kết quả TTTN được đánh giá như sau:a] Điểm quá trình là điểm của người hướng dẫn, đánh giá trên cơ sở nhận xét củacơ sở thực tập và kết quả quá trình thực tập.b] Điểm cuối kỳ là điểm chấm bảo vệ.c] Điểm học phần TTTN được tính từ các điểm thành phần theo trọng số 0,5 đốivới điểm quá trình và trọng số 0,5 đối với điểm cuối kỳ.d] Điểm của người hướng dẫn hoặc điểm bảo vệ cho dưới 5 đều được coi là điểmliệt, khi đó điểm học phần là điểm F.2. Sinh viên được giao đề tài ĐATN nếu có tổng số tín chỉ không đạt không vượtquá 8 TC so với yêu cầu của chương trình đào tạo [không tính số tín chỉ của các họcphần TTTN và ĐATN] và đạt chuẩn ngoại ngữ theo quy định.3. Kết quả ĐATN được đánh giá như sau:a] Điểm quá trình của ĐATN được tính bằng trung bình cộng điểm của ngườihướng dẫn và điểm của người phản biện, làm tròn tới một chữ số thập phân.b] Điểm cuối kỳ là điểm bảo vệ tại hội đồng, được tính trung bình cộng điểm củacác thành viên hội đồng, làm tròn tới một chữ số thập phân.c] Điểm ĐATN được tính từ các điểm thành phần theo trọng số 0,5 đối với điểmquá trình và trọng số 0,5 đối với điểm cuối kỳ.d] Điểm của người hướng dẫn, điểm của người phản biện hoặc điểm của mộtthành viên hội đồng cho dưới 5 đều được coi là điểm liệt, khi đó điểm học phần làđiểm F.10Điều 14. Đăng ký tốt nghiệp đại học1. Trường xét tốt nghiệp nhiều đợt trong năm, cụ thể là cuối mỗi đợt học A, Bcủa một học kỳ chính và cuối học kỳ hè. Sinh viên muốn được xét tốt nghiệp phảiđăng ký theo các mốc thời gian quy định trong Biểu đồ kế hoạch học tập.2. Sinh viên có thể đăng ký học nhiều hơn yêu cầu của chương trình đào tạo,nhưng khi đăng ký tốt nghiệp chỉ chọn đủ hoặc không nhiều hơn 3 tín chỉ theo yêu cầucủa chương trình.3. Sinh viên có đủ các điều kiện sau đây thì được xét công nhận tốt nghiệp:a] Đã hoàn thành đầy đủ các học phần theo yêu cầu của chương trình đào tạotrong thời gian quy định, bao gổm cả các học phần thuộc chương trình môn học Giáodục thể chất và Giáo dục quốc phòng-an ninh.b] Đạt chuẩn ngoại ngữ đầu ra.c] Điểm trung bình tích lũy toàn khóa [tính theo các học phần đăng ký tốtnghiệp] đạt từ 2,0 trở lên.d] Không nằm trong danh sách đang bị kỷ luật hoặc bị Hội đồng kỷ luật củaTrường xét kỷ luật ở mức đình chỉ học tập hoặc buộc thôi học.đ] Cho đến thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.4. Những sinh viên hoàn thành đủ yêu cầu của chương trình song ngành hoặcsong bằng được quyền đăng ký xét tốt nghiệp để được cấp bằng song ngành hoặc cấphai bằng tương ứng với hai ngành học.5. Sinh viên chưa hoàn thành chương trình môn học Giáo dục thể chất và/hoặcchương trình Giáo dục quốc phòng-an ninh, trong thời hạn 5 năm kể từ khi hết thờihạn học tập được phép quay trở lại đăng ký học để đáp ứng đủ điều kiện công nhận tốtnghiệp và đề nghị xét tốt nghiệp.Điều 15. Điểm trung bình toàn khóa và hạng tốt nghiệp đại học1. Điểm trung bình toàn khóa là điểm trung bình tích lũy toàn khóa tính theo cáchọc phần đăng ký tốt nghiệp.2. Hạng tốt nghiệp được xếp dựa trên điểm trung bình toàn khóa như xếp loại họclực quy định tại Khoản 4, Điều 12 Quy chế này, riêng trong các trường hợp sau đây thìhạng tốt nghiệp của những sinh viên có điểm trung bình toàn khóa xếp loại giỏi trở lênsẽ bị giảm một mức:a] Số tín chỉ không đạt phải học lại vượt quá 5% tổng số tín chỉ toàn khóa đối vớiloại xuất sắc và 10% tổng số tín chỉ toàn khóa đối với loại giỏi. Quy định này khôngxét tới số tín chỉ học cải thiện điểm.b] Sinh viên bị Hội đồng kỷ luật của Trường đề nghị áp dụng mức kỷ luật từ cảnhcáo trở lên.Điều 16. Nghỉ học tạm thời và tự nguyện thôi học1. Điều kiện nghỉ học tạm thời, thời gian nghỉ học tối đa và việc tiếp nhận trở lạihọc được quy định như sau:a] Sinh viên được nghỉ học tạm thời nếu có quyết định cho phép nghỉ học tạmthời của Hiệu trưởng.11b] Thời gian nghỉ học tạm thời do sinh viên bị ốm hoặc tai nạn buộc phải điều trịthời gian dài không tính vào thời gian chậm tiến độ nếu tổng cộng không vượt quá 4học kỳ chính; thời gian nghỉ trên 4 học kỳ phải tính vào thời gian học chậm tiến độ.c] Thời gian nghỉ học tạm thời do sinh viên được điều động vào lực lượng vũtrang [là thời gian được ghi trong quyết định của cấp có thẩm quyền] không tính vàothời gian học chậm tiến độ.d] Đối với trường hợp xin nghỉ học tạm thời vì những lý do khác với lý do tạiĐiểm b và Điểm c, Khoản 1 của Điều này, sinh viên phải học ít nhất một học kỳ tạitrường và có học lực từ trung bình trở lên mới được xem xét cho nghỉ học tạm thời.Thời gian nghỉ học tối đa là 4 học kỳ chính và tính vào thời gian học chậm tiến độ.đ] Sinh viên phải nộp đơn đề nghị trở lại học chậm nhất 1 tuần trước khi bắt đầuhọc kỳ mới. Đối với trường hợp được điều động vào lực lượng vũ trang hoặc đi làmnghĩa vụ quốc tế, sinh viên phải nộp kèm theo giấy xác nhận đã hoàn thành nhiệm vụ.2. Chế độ bảo lưu kết quả học tập khi nghỉ học tạm thời: Các học phần đăng kýhọc trong học kỳ đã đủ điểm đánh giá hoặc đủ điều kiện đánh giá sẽ được tính điểmhọc phần; kết quả sẽ được bảo lưu cùng với kết quả từ các học kỳ trước, kể cả các họcphần đạt và không đạt.3. Tự nguyện thôi học: Sinh viên thấy không có đủ điều kiện hoặc không muốntiếp tục học tại Trường có thể làm đơn đề nghị thôi học và được xem xét cho thôi học.Sinh viên đã có quyết định cho thôi học không được tiếp nhận trở lại.Điều 17. Chuyển ngành học, chuyển hệ đào tạo1. Sinh viên học hết năm thứ nhất được xem xét chuyển sang học một ngành họckhác hoặc một chương trình đào tạo khác nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:a] Có điểm xét tuyển trong kỳ tuyển sinh đại học cao hơn điểm chuẩn trúng tuyển[cùng tổ hợp môn xét tuyển] của ngành/chương trình muốn chuyển sang học.b] Có số tín chỉ tích lũy sau hai học kỳ đầu tiên của khóa học bằng hoặc vượtkhối lượng thiết kế của hai học kỳ đầu trong chương trình đào tạo.c] Điểm trung bình tích lũy bằng hoặc cao hơn 2,5.d] Không bị cảnh báo học tập hoặc bị xét thi hành kỷ luật.2. Sinh viên được xem xét chuyển sang học một chương trình đào tạo quốc tế củaTrường nếu có điểm xét tuyển trong kỳ tuyển sinh đại học cao hơn điểm chuẩn trúngtuyển vào chương trình và có trình độ ngoại ngữ đạt yêu cầu của chương trình đào tạoquốc tế đó.3. Sinh viên được xem xét chuyển sang học một chương trình thuộc hệ vừa làmvừa học của Trường nếu có nguyện vọng.4. Kết quả học tập của các học phần đã tích lũy của sinh viên chuyểnngành/chương trình hoặc chuyển hệ đào tạo sẽ được xem xét để bảo lưu và chuyểnđiểm theo các học phần trong chương trình mới.Điều 18. Học song ngành, song bằng1. Chương trình song ngành là chương trình đào tạo liên ngành, đáp ứng yêu cầukiến thức cốt lõi của hai ngành cùng khối ngành kỹ thuật-công nghệ, hoặc của haingành cùng khối ngành kinh tế-quản lý do cùng một viện quản lý. Người tốt nghiệpđược cấp một văn bằng ghi tên chung hai ngành [bằng Cử nhân kỹ thuật/Kỹ sư hoặcCử nhân khoa học tuỳ thuộc khối ngành và chương trình đào tạo].122. Chương trình song bằng là chương trình đào tạo đáp ứng đầy đủ yêu cầu kiếnthức của hai ngành học không thuộc quản lý của cùng một viện. Người tốt nghiệpđược cấp hai văn bằng cùng một lúc [hai bằng cử nhân, hai bằng kỹ sư, hoặc một bằngcử nhân và một bằng kỹ sư tùy thuộc các ngành học và chương trình đào tạo].3. Sinh viên được phép đăng ký học thêm một ngành thứ hai theo chương trìnhsong ngành hoặc song bằng khi đạt trình độ từ năm thứ hai và CPA từ 2,0 trở lên.4. Trong thời gian học ngành thứ hai, sinh viên phải luôn đảm bảo khối lượnghọc tập ngành thứ nhất theo quy định với CPA luôn từ 2,0 trở lên và không nằm trongdiện bị cảnh báo học tập. Sinh viên không duy trì được kết quả này sẽ bị tước quyềnhọc ngành thứ hai.5. Thời gian cho phép học tập tối đa ở trường của sinh viên học song ngành, songbằng tính theo giới hạn với ngành thứ nhất.Điều 19. Cảnh báo học tập và buộc thôi học1. Kết quả học tập được đánh giá vào cuối mỗi học kỳ chính để xác định mức độcảnh báo học tập với sinh viên có kết quả học tập yếu kém, được quy định như sau:a] Nâng một mức cảnh báo học tập đối với sinh viên có số tín chỉ không đạt tronghọc kỳ lớn hơn 8.b] Nâng hai mức cảnh báo học tập đối với sinh viên có số tín chỉ không đạt tronghọc kỳ lớn hơn 16 hoặc tự ý bỏ học, không đăng ký học tập.c] Áp dụng cảnh báo học tập mức 3 đối với sinh viên có số tín chỉ nợ tồn đọng từđầu khóa lớn hơn 27.d] Sinh viên đang bị cảnh báo học tập, nếu số tín chỉ không đạt trong học kỳ bằnghoặc nhỏ hơn 4 thì được hạ một mức cảnh báo học tập.đ] Không xem xét cảnh báo học tập với học kỳ hè.2. Hạn chế khối lượng học tập là hình thức buộc những sinh viên học yếu kémhoặc chưa đạt chuẩn ngoại ngữ đăng ký số tín chỉ học phần ít hơn bình thường, cụ thểnhư sau:a] Sinh viên bị cảnh báo học tập mức 1 được đăng ký tối đa 18 TC và tối thiểu 10TC cho một học kỳ chính, riêng sinh viên thuộc chương trình ELITECH áp dụng mứctối đa 24 tín chỉ.b] Sinh viên bị cảnh báo học tập mức 2 được đăng ký tối đa 14 TC và tối thiểu 8TC cho một học kỳ chính, riêng sinh viên thuộc chương trình ELITECH áp dụng mứctối đa 18 tín chỉ.c] Sinh viên không đạt chuẩn ngoại ngữ theo quy định cho từng trình độ năm họcđược đăng ký tối đa 14 TC và tối thiểu 8 TC cho một học kỳ chính.3. Buộc thôi học là hình thức áp dụng đối với những sinh viên có kết quả học tậprất kém, cụ thể trong các trường hợp như sau:a] Sinh viên bị cảnh báo học tập mức 3.b] Sinh viên học chậm tiến độ quá thời gian cho phép, hoặc không còn đủ khảnăng tốt nghiệp trong thời gian cho phép theo quy định tại Điểm a, Khoản 3, Điều 3Quy chế này.13III- ĐÀO TẠO THẠC SĨĐiều 20. Đăng ký học tập chương trình thạc sĩ1. Đăng ký học phần: Học viên thực hiện quy trình đăng ký học phần từ tài khoảnhọc tập cá nhân theo kế hoạch học tập chuẩn hoặc theo kế hoạch cá nhân. Học viên cóthể đăng ký tối đa 24 TC trong một học kỳ chính, riêng học kỳ cuối khóa không ápdụng ngưỡng tối đa.2. Đăng ký lớp chính thức: Dựa trên số lượng học viên đăng ký, Trường đưa rasố lượng lớp sẽ mở và thời khóa biểu cho các lớp này. Học viên chọn lớp học chonhững học phần đã đăng ký. Thời gian đăng ký lớp kết thúc chậm nhất 1 tuần trướckhi bắt đầu học kỳ.3. Đối với các học phần được giảng dạy trên lớp, quy mô lớp học phần tối thiểulà 20 học viên. Các trường hợp ngoại lệ được Trường giải quyết theo trình tự như sau:a] Xem xét mở lớp học phần chuyên môn có từ 5 đến 19 học viên đăng ký và ápdụng hệ số học phí theo quy định, trong đó ưu tiên các học phần thuộc chương trìnhtheo định hướng nghiên cứu.b] Xem xét mở lớp cho dưới 5 học viên đăng ký học lại học phần chuyên môndưới hình thức làm đồ án, khóa luận hoặc tiểu luận chuyên đề thay thế giờ lên lớp.Điều 21. Học bổ sung, miễn học và công nhận tín chỉ1. Học phần bổ sung:a] Học viên học tốt nghiệp đại học ngành gần, ngành phù hợp hoặc ngành khácso với ngành đăng ký ở trình độ thạc sĩ sẽ phải học bổ sung tối đa 15 TC.b] Tên các học phần bổ sung và số tín chỉ được xác định khi xét hồ sơ đăng ký dựtuyển dựa trên việc so sánh chương trình đào tạo đại học của thí sinh và chương trìnhđào tạo đại học đúng ngành của Trường ĐHBK Hà Nội.c] Thời gian hoàn thành các học phần bổ sung trong học kỳ dự bị hoặc học kỳđầu của khóa học.2. Miễn học và công nhận tín chỉ:a] Học viên được xét miễn học phần và công nhận tín chỉ [cho điểm R] nếu tốtnghiệp đại học đúng ngành với ngành đăng ký ở trình độ thạc sĩ, hoàn thành chươngtrình đào tạo đại học từ 150 TC trở lên và tương ứng với 10 học kỳ chính.b] Các học phần được miễn học được xác định khi xét hồ sơ đăng ký dự tuyểndựa trên việc đối chiếu chương trình đào tạo đại học của thí sinh và chương trình đàotạo đại học đúng ngành của Trường. Số tín chỉ tối đa được công nhận là 15 TC.c] Các học phần được miễn không được ghi vào bảng điểm toàn khoá, khôngđược sử dụng để tính điểm trung bình tích lũy toàn khóa.d] Học viên chuyển về tiếp tục học thạc sĩ tại Trường ĐHBK Hà Nội từ cơ sởđào tạo khác ở trong nước hoặc ngoài nước sẽ được xét miễn học và công nhận tín chỉhọc phần tương đương, căn cứ kết quả học tập của học viên tại cơ sở đào tạo đó.3. Kết quả học tập có giá trị công nhận trong thời hạn 5 năm. Số tín chỉ của cáchọc phần được miễn học không vượt quá 50% khối lượng chương trình toàn khóa.4. Học viên đã có quyết định cho thôi học hoặc buộc thôi học, nếu tiếp tục dựtuyển và trúng tuyển vào Trường thì phải học lại toàn bộ chương trình.14Điều 22. Đăng ký đề tài luận văn thạc sĩ1. Đăng ký đề tài luận văn thạc sĩ là yêu cầu bắt buộc đối với học viên trong họckỳ đầu của khóa học. Riêng học viên học chương trình định hướng nghiên cứu phảihoàn thành việc đăng ký đề tài trong thời hạn 90 ngày tính từ đầu khóa học.2. Học viên thực hiện đăng ký đề tài luận văn theo hai cách sau:a] Chọn lựa một đề tài và tên người hướng dẫn trong danh mục các đề tài do việnđề xuất.b] Tự đề xuất tên đề tài luận văn, đề cương nghiên cứu chi tiết và người hướngdẫn [dự kiến].3. Căn cứ thông tin đăng ký đề tài của học viên, Trường xem xét và ra quyết địnhgiao đề tài và người hướng dẫn. Các trường hợp không được thông qua phải thực hiệnđăng ký lại.4. Ngay sau khi nhận quyết định giao đề tài, học viên phải xây dựng kế hoạchthực hiện luận văn thạc sĩ dưới sự trợ giúp của người hướng dẫn.Điều 23. Điều kiện được bảo vệ luận văn thạc sĩHọc viên có đủ các điều kiện sau đây thì được bảo vệ luận văn thạc sĩ:- Đã hoàn thành đầy đủ các học phần theo yêu cầu của chương trình đào tạo trongthời gian quy định;- Đạt chuẩn ngoại ngữ đầu ra tương đương bậc 3/6 theo Khung năng lực ngoạingữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.- Điểm trung bình tích lũy [CPA] đạt từ 2,0 trở lên;- Người hướng dẫn và các phản biện xác nhận bản thảo luận văn đã đáp ứng đầyđủ các yêu cầu về chất lượng và nội dung khoa học để đưa ra bảo vệ;- Không bị tố cáo theo quy định của pháp luật về nội dung khoa học của luậnvăn;- Không trong thời gian thi hành án hình sự hoặc kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên.Điều 24. Điểm luận văn thạc sĩ1. Điểm luận văn thạc sĩ là điểm bảo vệ luận văn cộng điểm thưởng công bố khoahọc của học viên [nếu có], được quy định như sau:a] Điểm bảo vệ luận văn là trung bình cộng điểm của các thành viên Hội đồngđánh giá luận văn có mặt trong buổi bảo vệ luận văn và được làm tròn đến 2 chữ sốthập phân, trong đó mỗi thành viên chấm điểm theo thang 10, có thể lẻ đến một chữ sốthập phân. Hội đồng đánh giá luận văn cho điểm bảo vệ luận văn từ 8,5 trở lên chỉ khihọc viên có công bố khoa học hợp lệ.b] Điểm thưởng công bố khoa học đối với học viên có thành tích công bố khoahọc sau đây: có bài báo khoa học liên quan đến nội dung luận văn đã được công bố[hoặc chấp nhận đăng] trên tạp chí khoa học hoặc tuyển tập hội nghị khoa học; có báocáo tổng kết đề tài khoa học công nghệ cấp trường do học viên chủ trì và đã đượcnghiệm thu, hoặc đề tài nghiên cứu đã được nghiệm thu do người hướng dẫn chủ trì vàhọc viên là người thực hiện chính để giải quyết các vấn đề nghiên cứu của luận văn.Điểm thưởng công bố khoa học do Hội đồng đánh giá luận văn quyết định, nằm trongkhoảng từ 0,5 đến 1,5.2. Luận văn đạt yêu cầu khi điểm bảo vệ luận văn đạt từ 5,5 trở lên.15Điều 25. Bảo vệ luận văn lần thứ hai1. Trong trường hợp luận văn không đạt yêu cầu và còn được phép học tạiTrường tối thiểu 3 tháng, học viên được phép chỉnh sửa, bổ sung luận văn để bảo vệlần thứ hai trong thời hạn 3 tháng tính từ ngày bảo vệ luận văn lần thứ nhất. Trườngkhông tổ chức bảo vệ luận văn lần thứ ba.2. Trong trường hợp luận văn bảo vệ lần thứ hai vẫn không đạt yêu cầu, nếu họcviên có nguyện vọng và còn được phép học tại Trường đủ 6 tháng theo quy định vềthời gian học tập tối đa tại Điểm b, Khoản 3, Điều 3 Quy chế này thì có thể đăng ký đềtài mới cho luận văn thạc sĩ để thực hiện; Trường không tổ chức cho học viên bảo vệlần thứ hai nếu học viên bảo vệ không đạt yêu cầu.3. Học viên tự chi trả kinh phí cho việc chỉnh sửa, bổ sung luận văn và tổ chứcbảo vệ luận văn lần thứ hai; kinh phí thực hiện và bảo vệ luận văn theo đề tài mới.Điều 26. Điều kiện tốt nghiệp thạc sĩ và xếp hạng tốt nghiệp1. Học viên có đủ các điều kiện sau đây thì được xét công nhận tốt nghiệp:a] Luận văn đạt yêu cầu.b] Hoàn thành việc nộp quyển luận văn đã được chỉnh sửa theo kết luận của Hộiđồng đánh giá luận văn, công khai toàn văn quyển luận văn trên website theo quy định.c] Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; không nằm trong danh sách đang bị kỷluật từ mức cảnh cáo trở lên.2. Hạng tốt nghiệp thạc sĩ được xếp dựa trên điểm trung bình tích lũy toàn khóatính cho toàn bộ các học phần đã học trong chương trình, kể cả luận văn thạc sĩ. Riêngcác học phần được miễn học không đưa vào tính CPA để xếp hạng tốt nghiệp.CPAXếp loại2,0 - 2,792,8 - 3,493,5 - 4,0Trung bìnhKháGiỏiĐiều 27. Nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả học tập1. Đối với học viên được điều động vào lực lượng vũ trang, đi làm nghĩa vụ quốctế, thời gian nghỉ học tạm thời [là thời gian được ghi trong quyết định của cấp có thẩmquyền] không tính vào thời gian học tại Trường.2. Học viên bị ốm hoặc tai nạn buộc phải điều trị trong thời gian dài, hoặc nghỉthai sản theo quy định được phép nghỉ học tạm thời; thời gian nghỉ học tạm thời đượctính vào thời gian học tập.3. Đối với trường hợp xin nghỉ học tạm thời vì những lý do khác với lý do tạiKhoản 1 và Khoản 2 của Điều này, học viên phải học ít nhất một học kỳ tại trường vàcó học lực từ trung bình trở lên mới được xem xét cho nghỉ học tạm thời. Thời giannghỉ học tối đa là 12 tháng và được tính vào thời gian học tập.4. Học viên phải nộp đơn đề nghị trở lại học chậm nhất 1 tuần trước khi bắt đầuhọc kỳ mới. Đối với trường hợp được điều động vào lực lượng vũ trang hoặc đi làmnghĩa vụ quốc tế, học viên phải nộp kèm theo giấy xác nhận đã hoàn thành nhiệm vụ.2. Chế độ bảo lưu kết quả học tập khi nghỉ học tạm thời: Các học phần đăng kýhọc trong học kỳ đã đủ điểm đánh giá hoặc đủ điều kiện đánh giá sẽ được tính điểmhọc phần; kết quả sẽ được bảo lưu cùng với kết quả từ các học kỳ trước, kể cả các họcphần đạt và không đạt.16Điều 28. Gia hạn thời gian học tập, thôi học1. Học viên học chậm tiến độ so với thời gian thiết kế của chương trình thạc sĩphải làm thủ tục xin gia hạn thời gian học tập.2. Học viên thấy không có đủ điều kiện hoặc không muốn tiếp tục học tại Trườngcó thể làm đơn đề nghị thôi học và được xem xét cho thôi học. Học viên đã có quyếtđịnh cho thôi học không được tiếp nhận trở lại.3. Học viên bị buộc thôi học trong các trường hợp sau đây:a] Học viên học chậm tiến độ quá thời gian cho phép, hoặc không còn đủ khảnăng tốt nghiệp trong thời gian cho phép theo quy định tại Điểm b, Khoản 3, Điều 3Quy chế này.b] Học viên không đăng ký học tập trong hai học kỳ liên tiếp.c] Học viên bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc vi phạm qui chế học tập, quichế thi, hoặc bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên.17IV- ĐÀO TẠO TIẾN SĨĐiều 29. Lập kế hoạch và báo cáo tiến độ thực hiện1. Nghiên cứu sinh [NCS] được coi là thành viên chính thức của đơn vị chuyênmôn [bộ môn] ngay sau khi có quyết định công nhận nghiên cứu sinh; chịu sự giám sátvà kiểm tra việc thực hiện kế hoạch học tập, nghiên cứu khoa học của đơn vị chuyênmôn.2. Căn cứ kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa của chương trình tiến sĩ, NCS xâydựng kế hoạch chi tiết theo từng học kỳ và từng năm học, báo cáo đơn vị chuyên mônvà người hướng dẫn thông qua.3. NCS phải tham gia đầy đủ và có báo cáo chuyên đề tại các buổi sinh hoạt khoahọc định kỳ tại đơn vị chuyên môn; có trách nhiệm báo cáo về kết quả, tiến độ học tậpvà nghiên cứu khoa học theo yêu cầu của đơn vị chuyên môn và đơn vị quản lý nghiêncứu sinh [viện đào tạo hoặc viện nghiên cứu].4. Trong thời hạn đến ngày 30/6 và ngày 31/12 hàng năm, NCS phải trình bàybáo cáo tiến độ học tập đã thực hiện trong 6 tháng trước đó tại hội thảo khoa học dođơn vị chuyên môn tổ chức; báo cáo trực tuyến các kết quả nghiên cứu định kỳ theoquy định.Điều 30. Học phần bổ sung và học phần tiến sĩ1. Các học phần bổ sung nhằm hỗ trợ NCS có đủ kiến thức, trình độ chuyên mônđể thực hiện đề tài nghiên cứu.a] Đối với NCS đã có bằng thạc sĩ, khối lượng kiến thức cần phải học bổ sungđược xác định căn cứ vào các học phần đã tích lũy ở trình độ thạc sĩ, kiến thức cần cậpnhật, bổ sung và yêu cầu của lĩnh vực, đề tài nghiên cứu. Khối lượng kiến thức tốithiểu 4 TC tương ứng với 2 học phần.b] Đối với NCS chưa có bằng thạc sĩ: các học phần bổ sung bao gồm các họcphần ở trình độ thạc sĩ thuộc ngành tương ứng trừ luận văn thạc sĩ. Khối lượng kiếnthức tối thiểu 30 TC.c] NCS đăng ký các học phần bổ sung thuộc chương trình [đại học, thạc sĩ] nàothì sẽ học theo lớp học phần thuộc chương trình đó.2. Các học phần tiến sĩ nhằm nâng cao trình độ lý thuyết, cập nhật các kiến thứcmới nhất của lĩnh vực chuyên môn, phương pháp nghiên cứu và khả năng ứng dụngcác phương pháp nghiên cứu trong lĩnh vực, đề tài nghiên cứu.a] Mỗi nghiên cứu sinh phải hoàn thành tối thiểu 8 TC tương ứng 3 học phần tiếnsĩ, trong đó có ít nhất 4 TC thuộc chương trình đào tạo đúng ngành.b] NCS phải thực hiện quy trình đăng ký học phần tiến sĩ từ tài khoản học tậptrong thời hạn 4 tuần đầu của học kỳ. Học phần tiến sĩ được tổ chức giảng dạy cho lớpcó 5 NCS trở lên; trong trường hợp dưới 5 NCS, học phần được thực hiện dưới hìnhthức hướng dẫn, làm đồ án, khoá luận hoặc tiểu luận để thay thế giờ lên lớp.3. NCS phải hoàn thành tất cả các học phần bổ sung, các học phần tiến sĩ vớiđiểm đạt theo yêu cầu của chương trình trong vòng 2 năm kể từ khi có quyết định côngnhận nghiên cứu sinh. Trong trường hợp quá thời hạn 2 năm nhưng không thể hoànthành, NCS có thể đề nghị xin gia hạn thời gian thực hiện trong khoảng thời gian 6tháng kế tiếp; quá thời hạn trên vẫn không thể hoàn thành thì bị xem xét cho thôi học.18Điều 31. Tiểu luận tổng quan và chuyên đề tiến sĩ1. Tiểu luận tổng quan yêu cầu nghiên cứu sinh thể hiện khả năng phân tích, đánhgiá các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế liên quan trực tiếp đến đề tàinghiên cứu, từ đó rút ra mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án tiến sĩ.a] NCS thực hiện Tiểu luận tổng quan dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫnkhoa học. Tiểu luận tổng quan được đánh giá theo hình thức báo cáo trước bộ môn.Tiểu luận tổng quan được đánh giá đạt yêu cầu nếu được người hướng dẫn và bộ mônthông qua.b] NCS phải hoàn thành Tiểu luận tổng quan với kết quả đạt yêu cầu trong vòng12 tháng kể từ khi có quyết định công nhận nghiên cứu sinh.2. Các chuyên đề tiến sĩ yêu cầu nghiên cứu sinh nâng cao năng lực nghiên cứuvà tự nghiên cứu, cập nhật kiến thức mới, giải quyết một số nội dung liên quan trựctiếp đến đề tài nghiên cứu của luận án tiến sĩ.a] NCS phải hoàn thành 3 chuyên đề tiến sĩ tương đương với khối lượng 6 TCvới thời hạn chậm nhất là 1 tháng trước khi trình hồ sơ đăng ký đánh giá luận án ở đơnvị chuyên môn.b] NCS phải đăng ký thực hiện các chuyên đề tiến sĩ. Tên của chuyên đề do NCSđề xuất và phải được sự đồng ý của người hướng dẫn khoa học.c] Các chuyên đề tiến sĩ được đánh giá theo hình thức bảo vệ trước hội đồngchuyên môn; điểm trung bình của các thành viên hội đồng từ C trở lên là điểm đạt.Điều 32. Luận án tiến sĩ1. Luận án tiến sĩ là kết quả nghiên cứu khoa học của nghiên cứu sinh, trong đóchứa đựng những đóng góp mới về lý luận và thực tiễn ở lĩnh vực chuyên môn, có giátrị trong việc phát triển, gia tăng tri thức khoa học và giải quyết trọn vẹn vấn đề đặt racủa đề tài luận án.2. Quyển thuyết minh Luận án tiến sĩ phải đáp ứng quy định về hình thức, cáchtrình bày luận án; số trang nội dung; quy định trích dẫn và danh mục tài liệu tham khảocủa Trường, trong đó phải dành tối thiểu một nửa khối lượng thuyết minh để trình bàycác kết quả nghiên cứu và các biện luận, đánh giá khoa học riêng của NCS.3. Luận án tiến sĩ phải đảm bảo tuân thủ pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ,cụ thể:a] Trích dẫn đầy đủ và chỉ rõ nguồn tham khảo các kết quả nghiên cứu của cáctác giả khác [nếu có];b] Trong trường hợp luận án sử dụng nội dung công trình khoa học của tập thểmà nghiên cứu sinh là đồng tác giả thì phải có văn bản đồng ý của các đồng tác giảkhác cho phép nghiên cứu sinh được sử dụng kết quả của nhóm nghiên cứu;c] Tuân thủ các quy định khác của Luật sở hữu trí tuệ.Điều 33. Điều kiện được bảo vệ luận án tiến sĩ1. NCS có đủ các điều kiện sau đây được đăng ký đánh giá luận án tại đơn vịchuyên môn [bảo vệ luận án cấp cơ sở]:a] Đã hoàn thành đầy đủ các học phần, báo cáo, chuyên đề theo yêu cầu củachương trình đào tạo trong thời gian quy định;19b] Đã công bố tối thiểu 02 bài báo về kết quả nghiên cứu của luận án trong đó có01 bài đăng trên tạp chí khoa học thuộc danh mục các tạp chí ISI-Scopus hoặc đã côngbố tối thiểu 02 bài báo đăng trên tạp chí khoa học nước ngoài có phản biện;c] Luận án đã được góp ý và đánh giá qua các hội thảo chuyên môn, trong đó hộithảo lần cuối có kết luận [ghi trong biên bản] đồng ý cho NCS đưa luận án ra bảo vệtrước Hội đồng cấp cơ sở;d] Người hướng dẫn [hoặc tập thể hướng dẫn] xác nhận chất lượng của luận ánđã đáp ứng yêu cầu và đồng ý cho NCS đăng ký bảo vệ luận án cấp cơ sở;đ] Các NCS có quyết định công nhận NCS tại thời điểm từ tháng 5 năm 2017 trởvề trước phải có thêm điều kiện đạt chuẩn ngoại ngữ đầu ra tương đương bậc 4/6 theoKhung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.e] NCS không trong thời gian thi hành án hình sự hoặc bị kỷ luật từ mức cảnhcáo trở lên.2. Điều kiện để NCS được bảo vệ luận án ở Hội đồng đánh giá luận án cấptrường [bảo vệ luận án cấp trường]:a] Luận án của NCS được đơn vị chuyên môn đề nghị được đánh giá ở Hội đồngđánh giá luận án cấp trường;b] Luận án của nghiên cứu sinh được các phản biện độc lập tán thành;c] Nghiên cứu sinh không trong thời gian thi hành án hình sự, kỷ luật từ mứccảnh cáo trở lên.Điều 34. Đánh giá luận án tiến sĩ1. Đánh giá luận án tiến sĩ cấp cơ sở được quy định cụ thể như sau:a] NCS được bảo vệ luận án cấp cơ sở nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện quyđịnh tại Khoản 1, Điều 33 Quy chế này và hoàn thành Hồ sơ đăng ký bảo vệ cấp cơ sởtrong thời hạn đủ 8 tháng tính đến thời điểm kết thúc thời gian học tập chương trìnhtiến sĩ quy định tại Khoản 3, Điều 2 Quy chế này. Trong trường hợp không đủ thờigian 8 tháng, NCS phải làm thủ tục xin gia hạn thời gian học tập theo quy định.b] Hội đồng đánh giá luận án cấp cơ sở [sau đây gọi tắt là hội đồng cấp cơ sở] doHiệu trưởng ra quyết định thành lập gồm 7 thành viên gồm chủ tịch, thư ký, 2 phảnbiện và các uỷ viên. Khoảng thời gian tổ chức đánh giá luận án cấp cơ sở là sau 21ngày và trước 45 ngày so với ngày ban hành quyết định thành lập hội đồng cấp cơ sở.c] Luận án tiến sĩ được tiến hành đánh giá ở cấp cơ sở dưới hình thức sinh hoạtkhoa học được tổ chức 01 lần hoặc nhiều lần, cho đến khi luận án được đề nghị đưa rađánh giá ở Hội đồng đánh giá luận án cấp trường.d] Luận án chỉ được đề nghị đưa ra đánh giá ở Hội đồng đánh giá luận án cấptrường khi có tối thiểu 6 thành viên của hội đồng cấp cơ sở ở lần đánh giá cuối cùngtán thành [ghi trong phiếu nhận xét luận án].đ] Trong vòng 3 tuần sau khi kết thúc đánh giá luận án cấp cơ sở, NCS phải hoànthành đầy đủ việc sửa chữa và bổ sung toàn văn luận án theo đề nghị của hội đồng cấpcơ sở.2. Toàn văn luận án và tóm tắt luận án của nghiên cứu sinh được gửi lấy ý kiếncủa 2 phản biện độc lập trước khi được đưa ra đánh giá ở Hội đồng đánh giá luận áncấp trường. NCS hoàn thành bản tiếp thu ý kiến của các phản biện dưới sự trợ giúp củangười hướng dẫn trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được kết quả đánh giá củacác phản biện độc lập.203. Đánh giá luận án tiến sĩ cấp trường được quy định cụ thể như sau:a] NCS được bảo vệ luận án cấp trường nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện quyđịnh tại Khoản 2, Điều 33 Quy chế này và hoàn thành Hồ sơ đề nghị đánh giá luận ánở Hội đồng đánh giá luận án cấp trường.b] Hội đồng đánh giá luận án cấp trường [sau đây gọi tắt là hội đồng cấp trường].do Hiệu trưởng ra quyết định thành lập có 7 thành viên gồm chủ tịch, thư ký, 3 phảnbiện và các uỷ viên. Thời gian tổ chức bảo vệ luận án cấp trường trong vòng 2 thángkể từ ngày ban hành quyết định thành lập hội đồng cấp trường; không tổ chức họp hộiđồng cấp trường trong trường hợp chủ tịch hoặc thư ký hoặc có từ 2 thành viên hộiđồng trở lên vắng mặt.c] Thời gian, địa điểm tổ chức đánh giá luận án, tóm tắt và toàn văn luận án,thông tin về những điểm mới của luận án bằng Việt và tiếng Anh [hoặc tiếng nướcngoài khác] được công bố công khai trên trang thông tin điện tử của Trường chậm nhất20 ngày trước ngày bảo vệ.d] Luận án được đánh giá bằng hình thức bỏ phiếu [tán thành hoặc không tánthành], luận án không được thông qua nếu có từ 2 thành viên hội đồng cấp trường cómặt tại buổi bảo vệ trở lên bỏ phiếu không tán thành. Hội đồng cấp trường có quyếtnghị nêu rõ kết luận của Hội đồng về việc không thông qua luận án và lý do hoặc thôngqua luận án và các yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung [nếu có].Điều 35. Đánh giá lại luận án tiến sĩ1. Trong trường hợp Hội đồng đánh giá luận án cấp trường có quyết nghị khôngthông qua luận án, NCS được phép chỉnh sửa, bổ sung luận án và đề nghị bảo vệ luậnán lần thứ hai nếu còn thời gian học tại trường [tính cả thời gian tối đa được gia hạn].Thành phần Hội đồng đánh giá luận án cấp trường lần thứ hai phải có tối thiểu 05thành viên đã tham gia Hội đồng đánh giá luận án cấp trường lần thứ nhất và khôngthành viên nào vắng mặt trong buổi bảo vệ.2. NCS tự chi trả kinh phí cho việc chỉnh sửa, bổ sung luận án và tổ chức bảo vệluận án lần thứ hai.3. Trong trường hợp luận án bảo vệ lần thứ hai vẫn không đạt yêu cầu, Trườngkhông tổ chức bảo vệ luận án lần thứ ba.Điều 36. Xét cấp bằng tiến sĩ1. Điều kiện để nghiên cứu sinh được xét cấp bằng tiến sĩ:a] Luận án của nghiên cứu sinh đã được Hội đồng đánh giá luận án cấp trườngthông qua đủ 90 ngày;b] Nghiên cứu sinh đã hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung luận án theo quyết nghịcủa Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp trường và được người hướng dẫn, đơn vịquản lý NCS, chủ tịch Hội đồng xác nhận;c] Nếu là trường hợp cần thẩm định theo thông báo của Bộ GDĐT thì kết quảthẩm định phải đạt yêu cầu; hoặc chưa nhận được kết quả thẩm định của Bộ GDĐTkhi đã hết thời hạn 60 ngày làm việc từ khi Hội đồng thẩm định nhận được hồ sơ thẩmđịnh của Trường.d] Đã nộp Thư viện Quốc gia Việt Nam và Thư viện Tạ Quang Bửu của Trường[cả bản in và file pdf] toàn văn luận án và tóm tắt luận án hoàn chỉnh cuối cùng có chữký của NCS, chữ ký của người hướng dẫn và xác nhận của Hiệu trưởng sau khi đã bổ21sung, sửa chữa theo yêu cầu của Hội đồng đánh giá luận án cấp trường và Hội đồngthẩm định [nếu có].2. Căn cứ Hồ sơ xét cấp bằng tiến sĩ của NCS, Hiệu trưởng ra quyết định côngnhận học vị và cấp bằng tiến sĩ cho NCS sau khi tham vấn ý kiến của Hội đồng Khoahọc và đào tạo.Điều 37. Những thay đổi trong quá trình đào tạo1. Việc thay đổi đề tài luận án theo đề xuất của NCS và người hướng dẫn chỉđược phép trong khoảng nửa thời gian đầu của chương trình tiến sĩ [bao gồm cả thờigian tối đa được gia hạn].2. Việc bổ sung hoặc thay đổi người hướng dẫn được thực hiện chậm nhất trước12 tháng tính đến ngày kết thúc khoá đào tạo tiến sĩ theo quyết định công nhận NCS[bao gồm cả thời gian gia hạn nếu có], trừ trường hợp bất khả kháng.3. Việc chuyển cơ sở đào tạo khác theo Khoản 3, Điều 8 Quy chế này.4. Hiệu trưởng xem xét, quyết định cho phép NCS được rút ngắn thời gian họctập nếu NCS hoàn thành đầy đủ chương trình đào tạo trước thời hạn.5. Trong trường hợp NCS không có khả năng hoàn thành chương trình đào tạođúng hạn, trước khi hết hạn 3 tháng, nghiên cứu sinh phải làm thủ tục xin gia hạn.6. Hết thời gian gia hạn, nếu luận án của nghiên cứu sinh không được Hội đồngđánh giá luận án cấp trường thông qua [bao gồm cả trường hợp cho phép đánh giá lạitheo quy định tại Điều 35 của Quy chế này] thì Hiệu trưởng quyết định cho nghiên cứusinh thôi học. Kết quả học tập của chương trình tiến sĩ không được bảo lưu.7. NCS thấy không có đủ điều kiện hoặc không muốn tiếp tục học tại Trường cóthể làm đơn đề nghị thôi học và được xem xét cho thôi học. NCS đã có quyết định chothôi học không được tiếp nhận trở lại.Điều 38. Quy định chuyển tiếpĐối với các khoá tuyển sinh đã có quyết định công nhận nghiên cứu sinh trướcngày 18 tháng 5 năm 2017, Trường thực hiện theo quy định của Quy chế đào tạo trìnhđộ tiến sĩ ban hành kèm theo Thông tư số 10/2009/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 5 năm2009 và được sửa đổi, bổ sung môt số điều theo Thông tư số 05/2012/TT-BGDĐTngày 15 tháng 02 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quy định số3341/QĐ-ĐHBK-SĐH ngày 21 tháng 8 năm 2014 của Hiệu trưởng Trường Đại họcBách khoa Hà Nội.V-TỔ CHỨC THỰC HIỆNĐiều 39. Hiệu lực thi hànhQuy chế này được áp dụng từ năm học 2018-2019. Các quy định về đào tạo trướcđây trái với các điều, khoản của Quy chế này đều bị bãi bỏ.KT. HIỆU TRƯỞNGPGS. Trần Văn Tớp[đã ký]22

Video liên quan

Chủ Đề