Quy chế phối hợp giữa nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh trường mầm non

  • Ngày ban hành: [24/11/2020]

  • Ngày ban hành: [24/11/2020]

  • Ngày ban hành: [24/11/2020]

  • Ngày ban hành: [24/11/2020]

  • Ngày ban hành: [24/11/2020]

  • Ngày ban hành: [24/11/2020]

  • Ngày ban hành: [24/11/2020]

  • Ngày ban hành: [04/11/2020]

  • Ngày ban hành: [03/11/2020]

  • Ngày ban hành: [03/11/2020]

  • Ngày ban hành: [03/11/2020]

  • Ngày ban hành: [03/11/2020]

  • Ngày ban hành: [30/10/2020]

  • Ngày ban hành: [30/10/2020]

  • Ngày ban hành: [30/10/2020]

  • Ngày ban hành: [30/10/2020]

  • Ngày ban hành: [30/10/2020]

  • Ngày ban hành: [30/10/2020]

  • Ngày ban hành: [30/10/2020]

  • Ngày ban hành: [30/10/2020]

--- Chọn liên kết --- Chọn liên kết Sở Giáo dục và Đào tạo Phòng Giáo dục và Đào tạo

PHÒNG GD&ĐT VIỆT YÊN

TRƯỜNG MN THƯỢNG LAN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 

Thượng Lan , ngày    tháng    năm 2020

QUY CHẾ

Phối hợp Nhà trường - Gia đình - Xã hội trong giáo dục chăm sóc trẻ

Năm học 2020 -2021

Căn cứ vào Quyết định số 420/2015/QĐ- UBND ngày 16 tháng 9 năm 2015 về Ban hành Quy chế phối hợp nhà trường- gia đình- xã hội trong giáo dục học sinh trên địa bàn tỉnh Bắc Giang;

Căn cứ Thông tư số 55/2011/TT-BGD-ĐT về Ban hành Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh. Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh của Bộ GD-ĐT được áp dụng đối với Ban đại diện cha mẹ học sinh của các trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;

Căn cứ công văn số 626/PGD&ĐT-  ngày 2/10/2020 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2020 -2021;

Căn cứ vào tình hình thực tế  trường mầm non Thượng Lan xây dựng quy chế phối kết hợp Nhà trường - Gia đình - Xã  hội năm học 2020 - 2021 cụ thể như sau:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quy định đối tượng thực hiện: Trường mầm non Thượng Lan, gia đình phụ huynh học sinh đang học tập trong nhà trường, các đoàn thể chính trị xã hội trong xã Thượng Lan.

2. Quy chế được áp dụng: Trường mầm non Thượng Lan, Ban đại diện cha mẹ học sinh, Ban chấp hành MTTQ xã, các đoàn thể chính trị xã hội trong xã Thượng Lan và 8 thôn trong địa bàn xã Thượng Lan.

Điều 2. Nguyên tắc phối hợp

1. Đảm bảo sự thống nhất về quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường năm học 2020- 2021.

2. Tổ chức các hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong công tác giáo dục học sinh trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mỗi bên theo quy định của pháp luật hiện hành.

3. Các hoạt động phối kết hợp bảo đảm tính kỷ luật, kỷ cương và hiệu quả trong các hoạt động phối hợp; nâng cao trách nhiệm của mỗi bên tham gia.

Điều 3. Nội dung phối hợp

1. Phối hợp trong xây dựng chương trình, kế hoạch giáo dục hàng năm theo năm học.

2. Nội dung giáo dục: Giáo dục đạo đức, thể chất, nếp sống, giáo dục văn hoá, ATGT, vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường cho học sinh,...

Phòng chống tội phạm, tai nạn thương tích, bạo lực trong nhà trường.

3. Quản lí việc học tập của học sinh ở trường cũng như ở gia đình.

4. Phối hợp trong xây dựng cơ sở vật chất, cung cấp các trang thiết bị phục vụ cho dạy và học của nhà trường.

5. Phối hợp trong công tác đảm bảo an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội trong và ngoài nhà trường.

6. Xác định từ trách nhiệm của  từng đối tượng.

Điều 4. Chủ thể đại diện

Đại diện nhà trường là Hiệu trưởng: Phạm Thị Thanh Huệ

Đại diện cha mẹ học sinh là Ban đại diện phụ huynh học sinh các lớp bầu ra.hội trưởng ,hội phó hội phụ huynh.

Đại diện các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội là ban chấp hành mặt trận Tổ quốc xã.

Chương II

TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA NHÀ TRƯỜNG -

 GIA ĐÌNH - XÃ HỘI

Điều 5. Trách nhiệm  và quyền hạn của nhà trường

1. Trách nhiệm

a. Quản lý, tổ chức giảng dạy và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu chương trình giáo dục, thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khoá: Tổ chức cho học sinh đi thăm quan một số di tích lịch sử ở Hà Nội và một số nơi khác, thi văn nghệ,.... Kết hợp rèn cho học sinh kỹ năng sống, kỹ năng thực hành, nếp sống, ý thức tổ chức kỷ luật.

b. Đánh giá xếp loại trẻ đảm bảo đúng thực chất chất  đảm bảo chất lượng.

c. Nâng cao vai trò trách nhiệm của người mẹ thứ hai của trẻ, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng giáo dục đại trà. Trách nhiệm phối kết hợp với phụ huynh học sinh, các tổ chức XH cùng giáo dục học sinh theo mục tiêu giáo dục của nhà trường.

d. Công đoàn: Động viên và quản lý tốt tư tưởng đội ngũ, xây dựng được khối đoàn kết và đại đoàn kết vững mạnh trong nhà trường.

e.Thực hiện tốt công tác tham mưu xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật theo yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá đáp ứng các điều kiện kiểm tra công nhận  trường chuẩn quốc gia mức độ II.

g.Tuyên truyền và tổ chức cho cán bộ giáo viên, nhân viên thực hiện nghiêm túc quy định an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ, phòng chống tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường.

h.Tuyên truyền vận động cùng nhân dân thực hiện tốt các chủ trương chính sách phổ cập giáo dục, thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục trẻ mầm non năm tuổi ra tuổi.

i. Phối kết hợp chặt chẽ với gia đình, nắm bắt kịp thời tâm sinh lý của trẻ để có biện pháp chăm sóc, giáo dục phù hợp với từng trẻ.

k. Thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chỉ tiêu năm học, ngành giáo dục Việt Yên, Đảng Uỷ, Uỷ Ban nhân dân xã Bích Sơn giao cho. [ Nhiệm vụ năm học và Chương trình phát triển GD của Đảng Uỷ, UBND xã ].

l. Nhà trường thường xuyên đánh giá kiểm điểm thực hiện quy chế phối kết hợp này [1lần/tháng].

m.  Tham mưu với UBND xã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, các điều kiện phục vụ cho hoạt động dạy và học; xây dựng, tu sửa cơ sở vật chất đón đoàn kiểm tra  trường chuẩn quốc gia mức độ 2 vào tháng 12 năm 2018.

n.  Phối hợp cùng Ban đại diện học sinh vận động cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội khác tham gia ủng hộ kinh phí xây dựng cơ sở vật chất trường học theo quy định.

          2. Quyền hạn

a. Thực hiện các quyền hạn theo quy định của Điều lệ nhà trường và quy định của pháp luật.

b. Kiến nghị với chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng đảm bảo điều kiện về an ninh trật tự, không để các hiện tượng tiêu cực nảy sinh trong cơ quan.

Điều 6. Trách nhiệm và quyền hạn của gia đình

1. Trách nhiệm

a. Nuôi dưỡng, giáo dục và chăm sóc, tạo điều kiện cho trẻ được ăn bán trú tại nhóm lớp .

b.  Xây dựng gia đình văn hoá, tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ; cha mẹ, ông bà có trách nhiệm gương mẫu cho con em mình noi theo.

c.  Bầu ban đại diện cha mẹ học sinh, xây dựng điều lệ hoạt động của hội cha mẹ học sinh.

d.  Chủ động, tích cực phối hợp cùng nhà trường và các tổ chức đoàn thể giáo dục trẻ.

Đ. Tham gia đầy đủ các cuộc họp do nhà trường và ban đại diện phụ huynh tổ chức. Đóng góp đầy đủ tiền học phí, tiền ăn bán trú theo quy định của pháp luật và điều lệ hội phụ huynh học sinh thống nhất.

2. Quyền hạn

a.  Cha mẹ có các quyền quy định tại Luật Giáo dục và trong điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh.

b. Tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến về nội dung, chương trình phối hợp và phương pháp giáo dục trẻ tại trường.

c. Nhà trường thường xuyên thông báo kết quả học tập  và rèn luyện của con em mình.

d. Kiến nghị với các cấp có thẩm quyền xử lý những vi phạm của các cá nhân hoặc tổ chức  về quyền của trẻ em được pháp luật nhà nước Việt Nam quy định.

Điều 7. Trách nhiệm  và quyền hạn của xã hội

1. Trách nhiệm

a. Quan tâm chỉ đạo và tham gia quản lý sự nghiệp giáo dục, theo chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

b.Tuyên truyền và tham gia tích cực công tác xã hội hoá giáo dục

c. Các tổ chức chính trị- xã hội, cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế ... theo khả năng giúp nhà trường tổ chức các hoạt động dạy và học, hoạt động ngoài giờ, ngoại khoá góp phần xây dựng phong trào học tập, giảng dạy của thầy và trò.

d. Các lực lượng xã hội tham gia xây dựng nếp sống văn hoá cơ sở cộng đồng dân cư, tạo môi trường lành mạnh, an toàn, ngăn chặn những tác động có tác động xấu đến môi trường giáo dục.

đ. Tạo điều kiện để tham mưu xây dựng về cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị đảm bảo đủ điều kiện đạt chuẩn mức độ 2 theo quy định.

e. Đầu tư về tài chính, nhân lực cho sự phát triển giáo dục. Sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu đề nghị của nhà trường, nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục nâng cao chất lượng thực chất cho học sinh. Khen thưởng động viên kịp thời, thích đáng cho giáo viên, học sinh có thành tích trong công tác dạy và học.

2. Quyền hạn

a. Yêu cầu nhà trương trên địa bàn thông báo định kỳ, hoặc đột xuất về kết quả thực hiện nhiệm vụ giáo dục của đơn vị mình.

b. Yêu cầu nhà trường trên địa bàn phối hợp để triển khai, thực hiện những chủ trương, nhiệm vụ có nội dung liên quan tới chăm sóc giáo dục trẻ.

Điều 8. Ban đại diện cha mẹ học sinh

 Ban thường trực hội cha mẹ học sinh của nhà trường [Gồm 3 thành viên ; 1 Trưởng ban, 1 Phó ban, 1 Ủy viên]:

Xây dựng điều lệ, quy chế hoạt động của tổ chức mình.

 Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ quy định trong Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh, chủ động phối hợp chặt chẽ với nhà trường và các tổ chức xã hội tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương tổ chức thực hiện Quy chế này.

Hội phụ huynh chịu trách nhiệm trước các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền và nhân dân về các khoản thu ngoài quy định.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 Điều 9. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc

 Đề nghị Uỷ Ban Mặt trận Tổ quốc xã, Ban đại diện cha mẹ học sinh và nhà trường tổ chức thực hiện Quy chế này.

Điều 10. Hội đồng giáo dục, Hội khuyến học, Hội cựu giáo chức

Hội đồng giáo dục, Hội khuyến học, Hội cựu giáo chức căn cứ vào Điều lệ của Hội, phổ biến, triển khai nội dung Quy chế này tới các thành viên trong tổ chức và hội của mình.

ĐẠI DIỆN MTTQXÃ

CHỦ TỊCH

TM. NHÀ TRƯỜNG   HIỆU TRƯỞNG

ĐẠI DIỆN HỘI CHA MẸ

TRƯỞNG BAN

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề