Quy định về chi phúc lợi tập thể trong cơ quan Nhà nước

Theo ông Châu tham khảo Thông tư số 72/2017/TT-BTC ngày 17/7/2017 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động QLDA của các chủ đầu tư, ban QLDA sử dụng vốn ngân sách Nhà nước thì trường hợp đơn vị ông là ban QLDA nhóm 2.

Ông Châu hỏi, đối với quỹ phúc lợi [Khoản 4, Điều 20 Thông tư số 72/2017/TT-BTC], ban QLDA nhóm 2 có được phép vận dụng các nội dung chi tại Điều 13 Thông tư số 72/2017/TT-BTC không? Nếu được phép chi thì thủ tục thanh toán cần có những gì?

Về vấn đề này, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:  

Theo Thông tư số 72/2017/TT-BTC ngày 17/7/2017 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động QLDA của các chủ đầu tư, ban QLDA sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, quy định cụ thể:

- Tại Mục 1 quy định quản lý, sử dụng các khoản thu của các chủ đầu tư và ban QLDA thuộc nhóm I.

- Tại Mục 2 quy định quản lý, sử dụng các khoản thu của các ban QLDA nhóm II.

Đối với quỹ phúc lợi tập thể, tại Khoản 4, Điều 20 Thông tư số 72/2017/TT-BTC quy định: “Giám đốc ban QLDA quyết định việc sử dụng quỹ theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị”. Do đó, nội dung và mức chi hoạt động phúc lợi tập thể thực hiện theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

Trên cơ sở khả năng tài chính của quỹ phúc lợi, Giám đốc ban QLDA được phép quyết định nội dung chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể nhiều hoặc ít hơn so với các nội dung chi các hoạt động phúc lợi tập thể của ban QLDA nhóm I quy định tại Điểm c, Khoản 2, Điều 13 Thông tư số 72/2017/TT-BTC ngày 17/7/2017 của Bộ Tài chính.

Bộ Tài chính trả lời ông Nguyễn Thế Ngọc Châu biết và thực hiện theo đúng quy định.

Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Ảnh minh họa [Nguồn Internet]

So với quy định hiện hành, Thông tư 06/2019 quy định rõ việc chi hoạt động phúc lợi tập thể của NLĐ trong BQLDA, bao gồm:

- Hỗ trợ các hoạt động đoàn thể;

- Hỗ trợ các ngày lễ, tết, các ngày kỷ niệm;

- Ăn trưa, hiếu, hỷ, thăm hỏi, ốm đau;    

- Hỗ trợ chi trang phục cho cán bộ và người lao động;

- Các nội dung hỗ trợ khác.

Bên cạnh đó, bổ sung quy định về tạm trích Quỹ để chi đối với Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi. Cụ thể:

- Căn cứ dự toán thu, chi của năm, BQLDA tạm tính chi khen thưởng và các hoạt động phúc lợi tập thể trong năm được thực hiện theo điều kiện cụ thể của từng chủ đầu tư, BQLDA và Quy chế chi tiêu nội bộ.

- Mức tạm tính không quá 02 tháng tiền lương, tiền công bình quân theo bảng tính lương dự toán trong năm.

Thông tư 06/2019 còn sửa đổi, bổ sung các biểu mẫu báo cáo sau đây: Mẫu số 02/DT-QLDA; Mẫu số 05/DT-QLDA; Mẫu số 02/QĐ-QLDA; Mẫu số 02/QT-QLDA; Mẫu số 02.QĐ/QT-QLDA.

Châu Thanh

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Ngày 30/5/2014, Liên tịch Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch số 71/2014/TTLT-BTC-BNV Quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước. Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 18/7/2014 và được áp dụng kể từ năm ngân sách 2014, đồng thời bãi bỏ các quy định về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước tại Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTC-BNV ngày 17/01/2006 và số 71/2007/TTLT-BTC-BNV ngày 26/6/2007 của Liên tịch Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ.

TTLT này có một số nội dung quy định chi tiết hơn, cần lưu ý như sau:

1. Xác định kinh phí để giao thực hiện chế độ tự chủ

 - Kinh phí giao thực hiện chế độ tự chủ gồm: NSNN cấp; phần thu phí, lệ phí được để lại trang trải chi phí thu và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

   + Về kinh phí NSNN: giao khoán quỹ tiền lương và khoán chi hoạt động thường xuyên; giao kinh phí chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định; riêng kinh phí chi hoạt động nghiệp vụ đặc thù thường xuyên thì chỉ giao đối với những hoạt động nghiệp vụ đặc thù thường xuyên mà tại thời điểm phân bổ, giao dự toán NSNN hàng năm theo quy định đã có dự toán chi tiết theo khối lượng công việc và tiêu chuẩn, chế độ, định mức quy định, được cơ quan chủ quản thẩm tra tổng hợp trong phương án phân bổ  giao dự toán.

   + Về mức phí, lệ phí được trích để lại đảm bảo hoạt động phục vụ thu và các khoản thu khác thì căn cứ vào các văn bản do cơ quan có thẩm quyền quy định.

 - Xác định kinh phí để giao thực hiện chế độ tự chủ đối với cấp xã, phường: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ cách thức xác định kinh phí để giao thực hiện chế độ tự chủ; căn cứ chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã do Chính phủ quy định, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định cụ thể về phương thức xác định kinh phí giao để thực hiện chế độ tự chủ; tổng mức khoán quỹ phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, phường và ở thôn, tổ dân phố và mức khoán kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã, phường và ở thôn, tổ dân phố đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

2. Nội dung chi kinh phí giao thực hiện tự chủ

Đối với các khoản chi đặc thù phát sinh thường xuyên hàng năm theo chức năng, nhiệm vụ đã được cơ quan có thẩm quyền phân bổ giao dự toán thực hiện thì cũng được giao thực hiện tự chủ.

3. Sử dụng kinh phí được giao để thực hiện chế độ tự chủ

Thủ trưởng cơ quan có thêm một số quyền hạn và trách nhiệm như sau:

- Trường hợp các hoạt động đặc thù chưa được quy định tại các văn bản pháp luật thì được vận dụng quyết định mức chi tương ứng với các công việc của các lĩnh vực tương tự đã quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật, nhưng không được vượt quá định mức chi đã quy định và phải được quy định tại Quy chế chi tiêu nội bộ.  Trường hợp chưa được quy định trong Quy chế chi tiêu nội bộ thì phải có quyết định bằng văn bản.

 - Một số khoản chi thực hiện khoán không cần hóa đơn theo quy định của Bộ Tài chính, như: Chi công tác phí thì thanh toán theo mức khoán tiền phụ cấp lưu trú, tiền thuê phòng nghỉ, phương tiện đi lại; Chi tiền điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động đối với các chức danh lãnh đạo thì thực hiện thanh toán cho các chức danh lãnh đạo theo mức khoán...;[Mức khoán không được vượt quá mức chi do cơ quan có thẩm quyền quy định].

- Được chuyển kinh phí giao tự chủ cuối năm chưa sử dụng hết sang năm sau tiếp tục sử dụng [đối với các trường hợp được cấp có thẩm quyền cho phép chuyển sang năm sau tiếp tục thực hiện] và phải chi tiết theo từng nhiệm vụ tiếp tục thực hiện vào năm sau.

- Việc sử dụng các khoản phí, lệ phí được để lại phải theo đúng nội dung chi, không được vượt quá mức chi do cơ quan có thẩm quyền quy định tại văn bản hướng dẫn sử dụng phí, lệ phí được để lại. Đối với những mức chi chưa có quy định nhưng cần thiết để phục vụ công việc thì được vận dụng các mức chi tương ứng với các công việc tương tự đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và quy định trong Quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan.

- Đối với các khoản thu khác: Phải sử dụng các khoản thu khác theo đúng nội dung chi, mức chi không vượt quá mức chi do cơ quan có thẩm quyền quy định tại văn bản hướng dẫn sử dụng nguồn thu đó. Trường hợp mức chi chưa có quy định nhưng cần thiết để phục vụ công việc thì được vận dụng các mức chi tương ứng với các công việc tương tự đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật và phải được quy định trong Quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, trường hợp chưa được quy định trong Quy chế chi tiêu nội bộ thì phải được quyết định bằng văn bản.

4. Xác định kinh phí tiết kiệm được

 Đối với kinh phí chi các hoạt động nghiệp vụ đặc thù; kinh phí mua sắm, sửa chữa thường xuyên giao thực hiện chế độ tự chủ:

- Nếu đã thực hiện xong đầy đủ nhiệm vụ, khối lượng theo dự toán được duyệt, đảm bảo chất lượng thì kinh phí chưa sử dụng hết là khoản kinh phí tiết kiệm;

- Nếu không thực hiện nhiệm vụ đã giao, không thực hiện đầy đủ số lượng, khối lượng công việc, hoặc thực hiện không đảm bảo chất lượng thì không được xác định là kinh phí tiết kiệm và phải nộp trả ngân sách nhà nước phần kinh phí không thực hiện; trường hợp nếu được cấp có thẩm quyền cho phép chuyển sang năm sau tiếp tục thực hiện [bao gồm cả trường hợp công việc đang thực hiện dở dang] thì được chuyển số dư kinh phí sang năm sau để tiếp tục thực hiện công việc đó và được phân bổ vào kinh phí giao tự chủ của năm sau; đối với công việc đã thực hiện một phần thì được quyết toán phần kinh phí đã triển khai theo quy định.

5. Sử dụng kinh phí QLHC tiết kiệm được

- Đối với nội dung chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể: TTLT quy định rất cụ thể: Hỗ trợ các hoạt động đoàn thể; hỗ trợ các ngày lễ, tết, các ngày kỷ niệm [kỷ niệm ngày phụ nữ Việt Nam, ngày thương binh liệt sỹ, ngày quân đội nhân dân... ], trợ cấp khó khăn thường xuyên, đột xuất; trợ cấp ăn trưa, chi đồng phục cho cán bộ, công chức và người lao động của cơ quan; trợ cấp hiếu, hỷ, thăm hỏi ốm đau; trợ cấp nghỉ hưu, nghỉ mất sức; hỗ trợ cho cán bộ, công chức và người lao động trong biên chế khi thực hiện tinh giản biên chế; chi khám sức khỏe định kỳ, thuốc y tế trong cơ quan; chi xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi;

  - Đối với số kinh phí tiết kiệm được, cuối năm chưa sử dụng hết được chuyển vào quỹ dự phòng ổn định thu nhập cho cán bộ, công chức.

6. Chi trả thu nhập tăng thêm cho CBCC và người lao động

  - Cách xác định Quỹ tiền lương để trả thu nhập tăng thêm tối đa trong một năm: Bỏ hệ số phụ cấp lương bình quân của cơ quan [K3] trong công thức tính.

- Cách tính trả thu nhập tăng thêm có quy định rõ: không thực hiện việc chia thu nhập tăng thêm cào bằng bình quân hoặc chia theo hệ số lương.

7. Về tạm chi thu nhập tăng thêm, chi phúc lợi và chi khen thưởng

Tạm chi thu nhập tăng thêm: Mức tạm chi hàng quý tối đa không quá 60% quỹ tiền lương trong một quý của cơ quan;

Tạm chi trước đối với hoạt động phúc lợi, chi khen thưởng: Thủ trưởng cơ quan căn cứ vào số kinh phí có khả năng tiết kiệm được để quyết định. 

Khi quyết toán của cơ quan được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trường hợp số kinh phí thực tiết kiệm cao hơn, cơ quan được tiếp tục chi trả thu nhập tăng thêm hoặc chi các hoạt động phúc lợi, chi khen thưởng theo chế độ quy định. Trường hợp số kinh phí tiết kiệm thấp hơn số cơ quan thực hiện chế độ tự chủ xác định, căn cứ vào quyết định của cơ quan có thẩm quyền và đề nghị của cơ quan thực hiện chế độ tự chủ, thì Kho bạc Nhà nước làm thủ tục thu hồi bằng cách trừ vào kinh phí tiết kiệm năm tiếp theo của cơ quan.

8. Hạch toán MLNS đối với các khoản chi từ nguồn kinh phí tiết kiệm

 - Khoản chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, hạch toán vào mục 6400 [các khoản thanh toán khác cho cá nhân], tiểu mục 6404 [chi chênh lệch thu nhập thực tế so với lương ngạch bậc, chức vụ];

- Khoản chi khen thưởng, hạch toán vào mục 6200 [tiền thưởng], tiểu mục 6249 [khác];

- Khoản chi phúc lợi và trợ cấp thêm ngoài những chính sách chung cho những người tự nguyện về nghỉ việc trong quá trình tổ chức sắp xếp lại lao động, hạch toán vào mục 6250 [phúc lợi tập thể], tiểu mục 6299 [khác]./.

Hồ Văn Vĩnh

Video liên quan

Chủ Đề