Xây dựng tình bạn đẹp - nói không với học đường

     Nhằm giúp các bạn đoàn viên, thanh niên trau dồi kỹ năng sống; giáo dục ý thức đạo đức, lối sống văn hóa, định hướng cho đoàn viên, thanh niên hướng tới các giá trị cao đẹp, sống có lý tưởng chính trị vững vàng, có hoài bão và khát vọng vươn lên, sống có ích cho bản thân, gia đình và xã hội, giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường. Đoàn trường THPT chuyên Lê Quý Đôn đã triển khai diễn đàn “Xây dựng tình bạn đẹp - Nói không với bạo lực học đường” đến từng Chi đoàn trong nhà trường. Diễn đàn được tổ chức theo hình thức trực tuyến vào sáng ngày 11/10/2021 theo từng Chi đoàn trong không khí hào hứng, sôi nổi, thu hút sự quan tâm của đoàn viên, thanh niên.

     Đây là hoạt động nhằm tuyên truyền cho đoàn viên thanh niên trong nhà trường nêu cao ý thức xây dựng tình bạn đẹp, nói không với bạo lực học đường; góp phần xây dựng xã hội, môi trường học tập lành mạnh, học sinh thân thiện, giúp nhau cùng tiến; nêu cao tinh thần đoàn kết cho học sinh và xây dựng thuần phong mỹ tục, truyền thông tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về tinh thần đoàn và góp phần xây dựng văn hóa học đường lành mạnh trong nhà trường và tham gia tích cực vào hoạt động đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo.

     Nội dung diễn đàn gồm những chia sẻ câu chuyện đẹp về tình bạn trong môi trường học đường, trong cuộc sống, định hướng việc xây dựng tình bạn đẹp trong học sinh. Ngoài ra, diễn đàn còn chia sẻ, trao đổi, cổ vũ những thói quen tốt, hành động đẹp trong việc phòng chống bạo lực học đường. Chia sẻ kiến thức pháp luật có liên quan đến hậu quả do bạo lực học đường gây ra, kỹ năng xử lý tình huống để ngăn chặn bạo lực học đường, tham gia giải quyết, đấu tranh với các hành vi bạo lực học đường.

     Sau đây là một số hình ảnh của diễn đàn:

     Thông qua diễn đàn đã giúp cho Đoàn viên, thanh niên nhận thức rõ hơn về giá trị của tình bạn, xác định rõ trách nhiệm của bản thân trong quan hệ bạn bè. Đồng thời, cũng giúp các bạn trau dồi kỹ năng xử lý tình huống, xây dựng tình bạn đẹp, ngăn chặn và đấu tranh với các hành vi bạo lực học đường.

Bước vào năm học 2021-2022, Ban Chấp hành Thành đoàn Kon Tum đã ban hành văn bản đề nghị các đơn vị cơ sở chỉ đạo tổ chức diễn đàn “Xây dựng tình bạn đẹp – nói không với bạo lực học đường” trong các trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên [THPT, TTGDNN-GDTX].

Theo đó, nội dung diễn đàn hướng tới chia sẻ những câu chuyện đẹp về văn minh học đường, gương người tốt, việc tốt, tình bạn đẹp trong môi trường học đường; chia sẻ kiến thức pháp luật, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng phòng vệ để ngăn chặn bạo lực học đường

Nhằm giáo dục ý thức đạo đức, lối sống văn hóa, ngăn chặn nạn bạo lực học đường, định hướng xây dựng tình bạn đẹp cho học sinh, hiện tượng kì thị, vi phạm giới, bạo lực học đường. Đoàn trường phối hợp cùng Ban tư vấn tâm lý học đường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành lập kế hoạch tổ chức chương trình Diễn đàn “Xây dựng tình bạn đẹp – nói không với bạo lực học đường”.

Mặc dù được tổ chức trong tình hình thời tiết khô và nắng nóng, nhưng với hình thức sinh động, hấp dẫn, diễn đàn đã thu hút đông đảo học sinh tham gia; tạo môi trường, không khí để học sinh chủ động chia sẻ, trao đổi những vấn đề liên quan về phòng, chống bạo lực học đường.

Nội dung diễn đàn gồm những chia sẻ câu chuyện đẹp về tình bạn trong môi trường học đường, trong cuộc sống, định hướng việc xây dựng tình bạn đẹp trong học sinh. Ngoài ra, diễn đàn còn chia sẻ, trao đổi, cổ vũ những thói quen tốt, hành động đẹp trong việc phòng chống bạo lực học đường. Chia sẻ kiến thức pháp luật có liên quan đến hậu quả do bạo lực học đường gây ra, kỹ năng xử lý tình huống để ngăn chặn bạo lực học đường hoặc tham gia giải quyết, đấu tranh với các hành vi bạo lực học đường.

Trưởng Ban tư vấn tâm lý học đường cô Nguyễn Thị Hoa Mai cho biết: “Diễn đàn là dịp để các em học sinh nhận thức rõ hơn về giá trị của tình bạn, góp phần xây dựng văn hóa học đường lành mạnh. Đồng thời, có thêm kỹ năng để xử lý tình huống nếu bản thân hoặc bạn bè gặp phải”.

Đây là một trong những hoạt động có ý nghĩa thiết thực tạo môi trường để các em học sinh được rèn luyện, trưởng thành và trau dồi kỹ năng sống, giáo dục các em những giá trị đạo đức tốt đẹp trong việc xây dựng tình bạn đẹp của tuổi học trò, tuyên truyền phòng chống tình trạng bạo lực học đường để góp phần xây dựng môi trường học tập an toàn, thân thiện, lành mạnh.

BCH Đoàn trường

CHƯƠNG TRÌNH SINH HOẠT CHỦ ĐỀ“ XÂY DỰNG TÌNH BẠN ĐẸP – NÓI KHÔNG VỚI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG”1. Ổn định tổ chứcMCtấn: Chào mừng quý thầy cô,và toàn thể các bạn học sinh đến với chương trình sinh hoạtchủ đề “ Xây dựng tình bạn đẹp – Nói không với bạo lực học đường” ngày hôm nay.2. Văn nghê chào mừngMCduyên: Để mở đầu chương trình sinh hoạt chủ đề “Xây dựng tình bạn đẹp – Nói khôngvới bạo lực học đường” ngày hôm nay, xin trân trọng kính mời quý thầy cô, và các bạn cùngthưởng thức chương trình văn nghệ do các bạn học sinh trong đội Văn nghệ nhà trường thểhiện.-Tấn: Tiếp theo chương trình, là tiết mục múa: Giấc mơ trưa của chi đoàn 11a1 Kính mời thầycô và các bạn cùng thưởng thức.3. Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểuMc Tấn:! Kính thưa các thầy cô giáo!- Thưa toàn thể các bạn!Diễn đàn "Xây dựng tình bạn đẹp, nói không với bạo lực học đường" trong các chi đoàn nhằmtuyên truyền, định hướng cho các bạn học sinh những giá trị, đạo đức tốt đẹp, nêu tấm gươngngười tốt, việc tốt để các bạn noi theo, đẩy lùi bạo lực học đường. Đây là giải pháp thiết thực,hiệu quả của tổ chức Đoàn chung tay cùng ngành giáo dục và toàn xã hội xây dựng văn hóa họcđường và giải quyết vấn nạn bạo lực học đường trong trường học hiện nay, thể hiện rõ vai trò,trách nhiệm của tổ chức Đoàn trường đối với công tác phòng chống bạo lực học đường trongĐoàn viên- thanh niên.Mc Duyên: Bạo lực học đường luôn được toàn xã hội quan tâm bởi người gây ra lại là chínhlà học sinh. Một bộ phận học sinh chưa có nhận thức đúng đắn, thích thể hiện bản thân tháiquá, thiếu khả năng kiềm chế và cách ứng xử không đúng với những mâu thuẫn nhỏ trongcuộc sống nên đã gây ra những va chạm đáng tiếc. Hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau lắngnghe ý kiến của các bạn học sinh trong diễn đàn để xem các bạn ấy suy nghĩ thế nào về vấn đềbạo lực học đường và xây dựng tình bạn đẹp.Mc Tấn: Đến dự với Diễn đàn “Xây dựng tình bạn đẹp, nói không với bạo lực học đường” hômnay, xin nhiệt liệt chào mừng và trân trọng giới thiệu sự có mặt của quý vị đại biểu:Thầy Lê Thế Hiển-Hiệu trưởng nhà trường.Cô Phạm Thị Hồng- Bí thư chi bộ- Phó hiệu trưởng nhà trườngThầy Nguyễn Tin- phó hiệu trưởng nhà trườngĐặc biệt là sự có mặt các thầy cô giáo, cùng toàn thể các bạn Đoàn viên- thanh niên trong nhàtrường.4. Giới thiệu chủ tọa, thư kí, chuyên gia tư vấn diễn đàn và mời lên vị trí điều hànhMc Duyên: Để buổi diễn đàn “Xây dựng tình bạn đẹp, nói không với bạo lực học đường” đượcdiễn ra sôi nổi, chất lượng, em xin trân trọng giới thiệu Ban tư vấn:-Thầy Trương Văn Hưởng- Đại diện tổ tư vấn Tâm lý- phó bí thư Đoàn trường-Thầy Đỗ Anh Cường – Đại diện Ban nề nếp của nhà trường-Cô Phùng Thị Mai –Phó bí thư Đoàn trường-Cô Nguyễn Thu Thủy- tổ trưởng Tổ Ngữ VănMc Tấn: Chúng ta hãy nổ một tràng pháo tay để chào đón ban tư vấn.Xin kính mời các thầy cô trong Ban tư vấn lên sân khấu.Mc Duyên: Để mở đầu cho chủ đề Xây dựng tình bạn đep, sau đây, kình mời quí thầy cô vàcác bạn lắng chia sẻ về tình bạn đẹp đến từ bạn Nguyễn Anh Thư- đại diện đến từ chi đoàn12A2. Xin mời bạn bước lên sân khấu.Kính thưa quí thầy cô giáo và các bạn học sinh thân mến!Từ xa xưa, tình bạn đã trở thành đề tài hấp dẫn của nhiều sáng tác thơ ca. Nhân dân ta đã cónhiều câu hát cảm động về tình cảm cao đẹp ấy:Bạn về có nhớ ta chăngTa về nhớ bạn như trăng nhớ trời.Hay là :Bạn bè là nghĩa tương thânKhó khăn thuận lợi ân cần có nhauBạn bè là nghĩa trước sauTuổi thơ cho đến bạc đầu không phai.Tình bạn là mạch chảy đồng hành suốt cuộc đời của mỗi con người. Đó là tình cảm gắn bógiữa hai hoặc nhiều người trên cơ sở tự nguyện, có chung sở thích, lí tưởng sống hoặc sự phùhợp về tính tình, quan điểm… Đáng trân quý nhất là những tình bạn trong sáng, lành mạnh,biết giúp nhau cùng tiến bộ. Để tình bạn trở nên cao đẹp như thế, yếu tố cần thiết nhất là bạnbè phải biết tôn trọng lẫn nhau, biết cảm thông, chia sẻ, phải thực sự chân thành và có tráchnhiệm với nhau.Tình bạn trong sáng, lành mạnh có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống con người. Cótình bạn ấy con người sẽ cảm thấy ấm áp, tự tin hơn, mối quan hệ giữa con người với conngười sẽ tốt đẹp hơn. nhờ đó mỗi cá nhân luôn biết cách để tự hoàn thiện mình. Lịch sử từngcó những tình bạn cao cả, vĩ đại luôn khiến người đời ngưỡng mộ. Đó là tình cảm của LưuBình – Dương Lễ, tình bạn của Mác – Ăng ghen, Nguyễn Khuyến – Dương Khuê…Tình bạn trong sáng, lành mạnh có khả năng khẳng định vị trí của mỗi người trong mắt bạnmình. Cổ nhân có câu “Học thầy không tày học bạn”. Câu nói này khẳng định vai trò quantrọng của người bạn tốt – là người thầy của ta trong cuộc sống. Bạn tốt là gương sáng cho tanoi theo, bạn tốt biết chia sẻ, tương trợ, giúp đỡ ta khi ta gặp khó khăn, họ là người thầy dẫndắt ta đến xứ sở của điều hay, lẽ phải, xứ sở của cái đẹp. Đường đời vạn nẻo không ít giannan, thử thách. Trên con đường dằng dặc ấy, nếu có được vài người bạn tốt, cùng kề vai sátcánh thì còn gì bằng. Những người bạn ấy sẽ tiếp thêm cho ta niềm tin, nghị lực để vượt quathử thách, giúp đỡ lẫn nhau, cùng hướng đến những điều tốt đẹp. Tình bạn giữa Mác và Ăngghen là tình bạn vĩ đại như thế.Tình bạn trong sáng, lành mạnh không chấp nhận những toan tính nhỏ nhen, vụ lợi và sự đố kịhơn thua. Hiểu biết, thông cảm và sẵn sàng chia sẻ vui buồn sướng khổ với nhau, đó mới thựcsự là bạn tốt. Những kẻ “Khi vui thì vỗ tay vào/ Đến khi hoạn nạn thì nào thấy ai” không xứngđáng được coi là bạn.Đã là bạn – nhất là bạn thân, thường dễ dàng bỏ qua những thói hư tật xấu của nhau. Đó làmột sai lầm nên tránh. Nể nang, bao che cho thói hư tật xấu của bạn là làm hư bạn, khiến bạndấn sâu vào sai lầm. Nghiêm khắc, thẳng thắn góp ý khi bạn đi lầm đường; đồng thời cần baodung, rộng lượng khi bạn mắc lỗi. Có như thế bạn mới có cơ hội sửa chữa sai lầm, trở thànhngười hữu ích. Đó cũng là cơ sở làm nảy sinh sự tin tưởng giữa bạn bè, giúp bạn thêm tự tintrong cuộc sống, giúp tình bạn thêm khăng khít, bền chặt.Tình bạn trong sáng, lành mạnh cao đẹp như thế nhưng đáng tiếc trong cuộc sống vẫn còn cóhiện tượng lợi dụng bạn, hãm hại bạn, coi tình bạn là trò đùa. Đó là những hiện tượng đángphê phán.Tình bạn cao đẹp không phải tự nhiên mà có, mà đó là kết quả của một quá trình gắn bó lâudài giữa những người biết tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau. Tình bạn đẹp là món quà tinh thần vôgiá dành cho những ai biết tôn trọng, nâng niu nó. Hãy biết vun đắp tình bạn hằng ngày, từnhững việc nhỏ nhất. Biết tôn trọng bạn, biết cảm thông chia sẻ với bạn những khó khăn tronghọc tập, cuộc sống… đều là việc làm hữu ích vun đắp tình bạn trong sáng, lành mạnh. Vườnhoa ngát hương sẽ trở nên hấp dẫn hơn rất nhiều khi có sự góp mặt của nhiều loài hoa, cuộcsống sẽ tuyệt vời hơn biết bao khi chúng ta nổ lực, cố gắng toả hương góp phần vào vườn hoachung của cộng đồng. Để những loài hoa bé nhỏ cũng được mọi người ghi nhớ, mến yêu rấtcần sự tương hỗ của đồng loại. Tình bạn đẹp, trong sáng, lành mạnh sẽ giúp mỗi cá nhân biếtcách tự toả hương. Đó là giá trị tuyệt vời nhất của tình bạn lành mạnh, trong sáng.MC Duyên: cảm ơn bạn Anh Thư đã trãi lòng mình về tình bạn đẹp nhất của mỗi chúng ta.Để tiếp nối chương trình chúng ta hãy lắng nghe một câu chuyện như là một thông điệp vềtình bạn ấy giữa đời thường.[ sau khi Hoài Linh kể xong + câu hỏi tương tác]Câu hỏi: Bạn có bao nhiêu người bạn? trong đó có bao nhiêu người bạn thân? Theo bạn,để xây dựng tình bạn đẹp chúng ta cần làm gì?Trả lời:Để có được tình bạn đẹp và người bạn đích thực không phải dễ dàng.Bạn cần rất nhiều nỗ lực để cùng xây dựng một tình bạn đẹp và bền vữngqua thời gian.1. Biết lắng ngheNếu bạn chỉ nói mà không biết lắng nghe, bạn sẽ có rất ít bạn bè. Bạn nên lắng nghe tâm tưtình cảm của người bạn mà bạn yêu quý. Lắng nghe cũng thể hiện bạn là một người bạn đíchthực.2. Chọn bạn bè một cách khôn ngoanHãy tìm bạn, đừng tìm bè. Đừng chọn những bạn bè sẽ làm bạn xấu đi, hoặc đó chỉ là nhữngngười có thể đi ăn chơi nhậu nhẹt cùng bạn, rồi đến khi gặp khó khăn thì tắt máy và khôngquan tâm. Hãy làm bạn với người bạn thực sự có thể gắn bó.3. Tin tưởng vào linh cảmBạn phải tin vào linh cảm của bản thân khi làm bạn với một người. Đừng để những lời nói vàsuy nghĩ của người khác làm ảnh hưởng đến tình bạn của hai người hoặc khiến bạn hiểu lầmngười bạn của mình.4. Dành thời gian cho bạn bèChúng ta đều bận rộn suốt cả ngày, và bạn không thể dành nhiều thời gian để hỏi thăm bạnbè. Vì vậy hãy dành nhiều thời gian hơn để có những tình bạn đẹp.5. Tôn trọng bạn bè và bí mật của họĐôi khi cách duy nhất để tôn trọng bạn bè của bạn là tôn trọng quyết định của họ, ngay cả khibạn không đồng ý. Ví dụ, bạn không hề thích cô bạn thân của mình hẹn hò với anh chàng đó,nhưng bạn nên tôn trọng sự lựa chọn của cô ấy bởi vì đó là chàng trai làm cho bạn thân củabạn hạnh phúc. Và chắc chắn bạn có thể hiểu, không phải ai cũng có thể là điều mà anh/cô ấychia sẻ những bí mật thầm kín của mình, nếu bạn là người ấy, hãy tôn trọng và giữ bí mật.6. Luôn luôn trung thựcBạn phải luôn luôn trung thực với bạn bè, ngay cả khi bạn không đồng tình với họ. Ví dụ, bạnkhông thích thói quen hút thuốc, hoặc sự lười biếng trong việc học,... của một người bạn thân,hãy góp ý thẳng thắn, cho dù cậu ấy có phật ý như thế nào. Người bạn thực sự như chiếcgương, họ thường nói với bạn những gì bạn biết nhưng không muốn tin.7. Tha thứBạn bè cũng phải đối mặt với những công việc và khó khăn trong cuộc sống thường ngày màkhông thể đến bên bạn thường xuyên. Đôi khi, họ có thể bỏ lỡ những sự kiện quan trọng củacuộc đời bạn, nhưng đừng bao giờ nghĩ rằng họ đã lờ bạn đi và giữ trong lòng một mối áccảm.8. Xin lỗiBạn có thể mắc sai lầm trong tình bạn, giống như bạn phạm sai lầm trong mối quan hệ khác.Tìm hiểu để nói lời xin lỗi khi cần thiết. Hãy xin lỗi và sửa sai một cách chân thành, chắc chắnnhững người bạn thân của bạn sẽ không nỡ giận bạn quá lâu.9. Không ghen tỵGhen tỵ là kẻ thù tồi tệ nhất của bất kỳ một mối quan hệ nào dù là tình yêu hay tình bạn. Dùmối quan hệ của hai bạn như thế nào, bạn không bao giờ nên để cái tôi của bạn đi theo hướngnày. Tình bạn là mối quan hệ bình đẳng và hãy trân trọng thay vì ghen tỵ và nghĩ những điềukhông hay về bạn ấy.10. Giúp bạn bè của bạn mà không cần trả ơnLuôn luôn giúp đỡ bạn bè khi anh/cô ấy cần. Tuy nhiên, đừng làm điều này với hy vọng mìnhsẽ được giúp lại, hoặc được đền đáp xứng đáng. Đó không phải là tình bạn. Tình bạn không cóchỗ cho vụ lợi, toan tính và những suy nghĩ ích kỷ.MC Duyên: kính thưa quí thầy cô giáo và các bạn thân mến!Qua câu chuyện của bạn Hoài Linh, chúng ta có thể thấy bạo lực học đường có thể gâynên những hậu quả không thể lường trước, có thể là sinh mạng, là tương lai của một conngười.Những năm gần đây, BLHĐ trong học sinh ở Việt Nam thu hút được nhiều sự quan tâmcủa ngành giáo dục nói riêng, và toàn xã hội nói chung bởi sự gia tăng về số vụ, sự phức tạphơn về các hình thức biểu hiện. Tại Việt Nam, số liệu được Bộ Giáo dục và đào tạo [GD-ĐT]đưa ra gần đây nhất, trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánhnhau ở trong và ngoài trường học [khoảng 5 vụ/ngày]. Cũng theo thống kê của Bộ GD-ĐT, cứkhoảng trên 5.200 học sinh [HS] thì có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 HS thì có một em bịbuộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường thì có một trường có học sinh đánh nhau... Bạo lựchọc đường đã trở thành mối lo ngại của rất nhiều gia đình, các nhà trường và là nỗi trăn trởcủa toàn xã hội bởi hậu quả nghiêm trọng mà nó gây ra.Ngay sau đây, để có thể hiểu rõ hơn về tình trạng bạo lực học đường, nó là gì?nguyênnhân, hậu quả và những biện pháp có thể khắc phục ngay trong thực tế nhà trường chúng ta.Xin kính mời quí thầy cô và các bạn học sinh đến với phần tiếp theo của chương trình:DIỄN ĐÀN NÓI KHÔNG VỚI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG.thông qua một số câu hỏi sau đây.Mc Tấn: Diễn đàn của chúng ta sẽ tập trung thảo luận vào các câu hỏi do chủ tọa đưa ra. Cácbạn học sinh giơ tay phát biểu và chia sẻ những suy nghĩ của mình về xây dựng tình bạn đẹpvà phòng chống bạo lực học đường.Mc Duyên: Chúng tôi rất mong muốn các bạn hãy mạnh dạn, nhiệt tình đóng góp ý kiến đểdiễn đàn của chúng ta sôi nổi và hiệu quả. Các bạn đã sẵn sàng chưa? Chúng ta hãy đến vớicâu hỏi đầu tiên:Câu 1: Bạn hãy cho biết: Bạo lực học đường là gì? Bạn suy nghĩ già về tình trạng bao lực họcđường nói chung và ở trường chúng ta nói riêng?Trả lời:Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúcphạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạmvi trường học.Bạo lực học đường bao gồm các hành vi bạo lực về thể chất, gồm đánh nhau giữa các học sinhhoặc các hình phạt thể chất của nhà trường; bạo lực tinh thần, bao gồm cả việc tấn công bằnglời nói; bạo lực tình dục, bao gồm hiếp dâm và quấy rối tình dục; các dạng bắt nạt bạn học; vàmang vũ khí đến trường.MC Duyên :Câu 2: Bạn hãy cho biết những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng bạo lực họcđường?Nguyên nhân tâm lý – Xã hội đẫn đến hành vi BLHĐBLHĐ trong học sinh xuất phát từ những nguyên nhân rất đa dạng, bao gồm cả những nguyênnhân mang tính sinh học và xã hội4.1. Do quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đìnhGia đình là nơi nuôi dưỡng tâm hồn, nhân cách học sinh. Trong gia đình có 3 kiểu quan hệgiữa cha mẹ và con cái: Quan hệ tin tưởng – bình đẳng; Quan hệ bàng quang – xa cách, Quanhệ nghiêm khắc – cứng nhắc. Trong 3 quan hệ này quan hệ kiểu [2] bàng quang xa cách dẫnđến tình trạng bạo lực nhiều vì cha mẹ không có cơ hội chia sẻ tâm sự, uốn nắn các em, cácem thiếu sự quan tâm giáo dục, thương yêu đùm bọc [do cha mẹ lo làm ăn, cha mẹ hay gâylộn với nhau… ] vì thế các em đẽ nhập bạn với các nhóm bạn xấu trong nhà trường dẫn đếntình trạng bạo lực.4.2. Sự khát khao khẳng định cái “Tôi ”Tâm lý muốn khẳng định cái Tôi mạnh mẽ, muốn thể hiện suy nghĩ, quan điểm và cáchhành xử riêng của mình không phụ thuộc vào người lớn.Nếu cha mẹ đối xử kiểu bàng quan – xa cách hoặc nghiêm khắc cứng nhắc thì học sinhcảm thấy bị cô độc ngay trong ngôi nhà của mình. Ở trường có thể do kết quả học tập khôngtốt, do cha mẹ trách mắng, Thầy cô phê bình... học sinh sẽ tiếp nhận chuẩn mực khác đi ngượcvới nội quy, quy tắc của xã hội. Thay vì khẳng định bản thân bằng kết quả học tập tốt, tudưỡng phấn đấu tốt học sinh lại phản ứng bằng cách lập các “Chiến tích” như: bắt nạt, đe doạ,trấn lột, đánh bạn vì thích làm đại ca.4.3. Tâm lý gặp khó khăn trong việc kết bạn vì: Lịch học tập, làm việc kín cả tuần ,không có thời gian cho việc kết bạn, giao lưu, chia sẻ, đối với bạn bè trở thành người dửngdưng xa cách .Lớp trẻ ngày càng trở nên ích kỷ, ai cũng muốn trở thành người hàng đầu, kẻ chiến thắng,ít quan tâm đến kẻ yếu, người thất bại.4.4. Ảnh hưởng của văn hoá và các phương tiện truyền thông.Hiện nay, từ rất nhỏ trẻ em cũng chơi trò chơi bạo lực [Ở nhà trẻ, mẫu giáo nhiều trò chơibạo lực [Kiếm, súng, siêu nhân …], lớn lên có xu hướng hành xử bạo lực.Học sinh đắm mình trong các nhân vật, các trò chơi Game online trực tuyến đầy tính bạolực.Các bộ truyện tranh bạo lực, phim ảnh, truyền hình tràn lan... đã tác động đến nhận thức,tình cảm làm cho những nhân vật trong phim… mặc dù sai nhưng các em vẫn ngộ nhận làđúng và học theo, làm theo.Đôi khi, bạo lực cũng xuất phát từ nguyên nhân do bị bắt nạt, bị nói xấu hoặc bị gây hấnrồi phản ứng lại bằng các hình thức bạo lực khác nhau. Bên cạnh đó, đáng lưu ý là nhữngnguyên nhân xuất phát từ sự rủ rê, lôi kéo từ bạn bè, và không ít trường hợp đã dẫn đếnnhững vụ học sinh đánh hội đồng trong và ngoài nhà trường.MC Tấn:Câu 3: Theo bạn,để hạn chế hành vi bạo lực học đường, học sinh, phụ huynh, nhà trườngvà xã hội cần làm gì? Em có đề xuất gì để giảm tình trạng BLHĐ ngay tại trường ta haykhông?Trả lời: Một số biện pháp hạn chế BLHĐ5.1. Biện pháp tận gốc là gia đình, nhà trường và xhội cần tuyên truyền giáo dục để các emphải tự nhận ra sai lầm và từ bỏ hành vi bạo lực một cách tự nguyện .5.2. Về phía xã hội: các cơ quan chức năng cần có những biện pháp, các chế tài hạn chế sựảnh hưởng của văn hoá độc hại ảnh hưởng đến nhân cách của học sinh. Thực hiện nghiêm túcNghị định 80/2017/NĐCP [Nghị định của Chính phủ ] và Quyết định 5886 của Bộ Giaó dụcvà Đào tạo về phòng chống BLHĐ5.3. Đối với nhà trường- Quan tâm tới học sinh cả trong và ngoài môi trường nhà trường.- Không cho phép thái độ định kiến thù địch và phân biệt đối xử diễn ra giữa học sinh vàcác nhóm học sinh trong lớp, phải thiết lập quy tắc này ngay từ khi bắt đầu vào học.- Luôn lắng nghe học sinh của mình xem điều gì đang diễn ra ở các em.- Sớm nhận biết những dấu hiệu bạo lực ở học sinh. Các dấu hiệu cho thấy bạo lực sắp xảyra bao gồm: Học sinh giảm hứng thú học tập, thích chơi hoặc xem các trò game bạo lực; tâmtrạng chán nản; nói về nỗi tuyệt vọng, thất vọng và cô lập với các học sinh khác, thiếu kỹ năngkiểm soát giận dữ, hoặc mang vũ khí vào lớp.- Tổ chức hội thảo, thảo luận về các biện pháp ngăn chặn bạo lực học đường.- Tổ chức các nhóm bạn phát hiện và khuyến khích những học sinh thông báo các biểuhiện và bạo lực cho Giáo viên.- Dạy học sinh kỹ năng kiểm soát sự giận dữ và giải quyết xung đột.- Giữ mối liên hệ thường xuyên với cha mẹ học sinh và Công an địa phương nơi trườngđứng chân để xử lý nhanh kịp thời các vụ việc xảy ra.MC Duyên:Câu 4: Thông qua các phương tiện truyền thông, có nhiều vụ việc các bạn học sinh bị bắt nạt,đánh đập. Trong một số video clip thậm chí khi có đánh nhau, các bạn học sinh khác khôngcan ngăn mà còn đứng xung quanh cổ vũ rồi chụp ảnh, quay phim. Những điều này cho thấycác bạn đã không ý thức được hành vi sai trái của mình, làm xấu đi hình ảnh của môi trườnghọc đường. Chắc chắn sau mỗi vụ việc như vậy đều để lại những hậu quả nặng nề. Người bạnbị bạo hành sẽ mang theo trong mình những tổn thương về tinh thần, sức khỏe, ảnh hưởng lớnđến học tập và sinh hoạt hàng ngày. Theo bạn nếu gặp phải trường hợp đó trên đường đihọc về bạn sẽ làm gì?Trả lời: [Để các bạn trả lời tự do]Hỏi ý kiến từ ban cố vấnXử lý hành vi bạo lực học đường:Theo Điều 12 Bộ luật Hình sự 1999 [văn bản mới nhất: bộ luật hình sự năm 2015] thì:“Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Người từ đủ 14tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêmtrọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”.Hành vi này có thể cấu thành tội cố ý gây thương tích theo Điều 104 Bộ luật này:"Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệthương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây,thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:a] Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;c] Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;i] Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;”Ngoài ra, cũng có thể thuộc tội làm nhục người khác:"Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnhcáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm” [Điều 121].Theo Điều 8 Bộ luật này, đây đều là tội phạm ít nghiêm trọng nên những bạn học sinh nàykhông thuộc đối tượng phải chịu trách nhiệm hình sự theo Khoản 2 Điều 12 kể trên. Khôngthể truy cứu trách nhiệm hình sự với những em này được.Tuy nhiên, những em này có thể bị áp dụng biện pháp xử phạt hành chính:"Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chínhdo cố ý” [Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012] với hình thức Cảnh cáo "Cảnh cáođược áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiếtgiảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vivi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện” [Điều22 Luật này].Bên cạnh đó, hành vi này cũng xâm phạm tới sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm nên có thểphải bồi thường thiệt hại dân sự do xâm phạm sức khoẻ. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạmbao gồm:- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bịgiảm sút của người bị thiệt hại;- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế củangười bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trungbình của lao động cùng loại;- Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trongthời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thườngxuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;- Thiệt hại khác do luật quy định.Việc đánh đập này cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của con chịnên chúng có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm. Thiệt hạiđược xác định như sau:- Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;- Thiệt hại khác do luật quy định.Ngoài ra, chúng còn phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thầnnhư:"Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toànbộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gâythiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quyđịnh tại Điều 599 của Bộ luật nàyNgười từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằngtài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần cònthiếu bằng tài sản của mình” [Điều 586 Bộ luật dân sự 2015].MC Tấn: Câu 5: Khi các bạn học sinh có những hành vi như tẩy chay một bạn trong lớp haythường xuyên có những lời lẽ xúc phạm, chê bai những bạn có hoàn cảnh gia đình khó khănhay các bạn có những khiếm khuyết về hình thức. Bạn có suy nghĩ gì về vấn đề này?Trả lời: [Để các bạn trả lời tự do]Hỏi ý kiến từ ban cố vấnCâu 6:Qua thực tế hoặc tin tức trên các phương tiện thông tin đại chúng, có thể thấy BLHĐgây ra những hậu quả vô cùng to lớn. Vậy có phải chỉ học sinh bị bạo lực học đường mới làchủ thể duy nhất bị ảnh hưởng bởi hành vi bạo lực học đường? Nếu không, bạn hãy cho biếtnhững chủ thể nào thường bị ảnh hưởng bởi bạo lực học đường?Trả lời :Những chủ thể sau đây bị ảnh hưởng :1duyên. Ảnh hưởng đến bản thân học sinh- Đối với nạn nhân: Những vụ bạo lực học đường thương gây ra những hậu quả về mặt thểxác. Đó là những vết bầm tím, trầy xước, tổn thương vùng ngoài da, gãy xương thậm chíkhông ít vụ bạo lực đã cướp đi sinh mạng của những đứa trẻ. Về mặt tinh thần, những đứa trẻbị bạo lực thường cảm thấy bị tổn thương, lo âu, chán nản, cô đơn, mệt mỏi. Ngoài ra, các emrất dễ bị trầm cảm, sợ hãi, ám ảnh, tự cô lập mình với thế giới bên ngoài gây khó khăn trongcuộc sống thường ngày và ngay cả lúc các em trưởng thành. Thậm chí nhiều em sẽ có phảnứng tiêu cực như tự tử hoặc nổi loạn để trả thù.- Đối với các bạn học sinh chứng kiến bạo lực: Với trường hợp này, khi chứng kiến nhữnghành vi bạo lực, sẽ thấy sợ hãi hoặc có thể hùa theo số đông, ủng hộ hành vi này, thậm chí cónhiều khả năng trở thành người có hành vi bạo lực trong tương lai.2Tấn. Ảnh hưởng đến gia đình- Bạo lực học đường ảnh hưởng đến hạnh phúc, tương lai của mỗi gia đình. Những gia đình cócon em là nạn nhân thường phải chịu đựng những nỗi đau về mặt tinh thần không thể nào bùđắp được. Không chỉ vậy, nó khiến các bậc phụ huynh luôn trong trạng thái lo lắng về sự antoàn, tương lai và cả tính mạng của con em mình.- Đối với gia đình có con em gây ra hành vi bạo lực sẽ dẫn đến mâu thuẫn gia đình trong việcnuôi dạy và quản lý con cái. Không chỉ vậy, cuộc sống gia đình cũng bị ảnh hưởng, xáo trộndo phản ứng của dư luận và mọi người xung quanh.3duyên. Ảnh hưởng đến nhà trường- Bạo lực học đường gây ra những ảnh hưởng xấu đến môi trường học tập chung vì các emhọc sinh không còn cảm thấy an toàn trong chính ngôi trường của mình. Nhiều học sinh tỏ rasợ hãi, ngại đến trường, vắng học thường xuyên.- Ngoài ra, những hành vi bạo lực sẽ ảnh hưởng đến danh tiếng của trường và thành tích thiđua của lớp. Không chỉ vậy, bản thân chính các thầy cô và phụ huynh đều tỏ ra lo lắng,căng thẳng và không an tâm về sự an toàn của học sinh bởi bạo lực học đường luôn rình rậpvà có thể xuất hiện bất cứ lúc nào.4tấn. Ảnh hưởng đến xã hội- Bạo lực học đường thể hiện sự suy đồi về mặt đạo dức và sự sai lệch về mặt hành vi đángbáo động của một bộ phận trong xã hội hiện nay. Những vụ bạo lực học đường đã góp phầnlàm mất trật tự xã hội, để lại gánh nặng cho xã hội, ảnh hưởng đến thế hệ tương lai của đấtnước cũng như sự phát triển của quốc gia Việt Nam chúng ta.=> Chính vì vậy, ngay từ bây giờ toàn xã hội, gia đình , nhà trường, chính bản thân chúng tacần chung tay góp sức ngăn chặn sự phát triển của bạo lực học đường để môi trường xã hội trởnên lành mạnh và phát triển hơnVâng, rất cảm ơn sự tham gia nhiệt tình của các bạn. Lúc này, nếu các bạn vẫn còn bấtkì thắc mắc, hoặc ý tưởng đóng góp cho việc xây dựng tình bạn đẹp- nói không với bạolực học đường vui lòng giơ tay phát biểu. Các thầy cô trong ban cố vấn sẽ là người bạnđồng hành giúp các bạn có thể giải quyết một số vấn đề các bạn còn băn khoăn.[ mời đặt câu hỏi và mời đại diện ban cố vấn đưa ra câu trả lời]Kính thưa quí thầy cô giáo và các bạn học sinh thân mến! Sau gần một giờ đồng hồ,Chương trình sinh hoạt chủ đề “Xây dựng tình ban đẹp – Nói không với bạo lực” tại Đoàntrường THPT Phạm Văn Đồng đã thành công tốt đẹp. Chương trình ngày hôm nay đề cập đếnnhững nội dung đã thu hút nhiều bạn học sinh trong nhà trường tham gia nhiệt tình, đề caotrách nhiệm trong công tác phòng chống bạo lực học đường, xây dựng văn hóa học đường vàxây dựng tình bạn đẹp, lành mạnh tại Đoàn trường mình. Một lần nữa, xin cảm ơn quý thầy côvà các bạn học sinh đã nhiệt tình tham gia buổi sinh hoạt ngày hôm nay. Buổi sinh hoạt chủđề “Xây dựng tình ban đẹp – Nói không với bạo lực” đến đây kết thúc.5. chương trình NỐI VÒNG TAY YEU THƯƠNG [ cô Hà]

Video liên quan

Chủ Đề