Ra dịch nhầy như lòng trắng trứng khi mang thai

Dịch nhầy khi mới mang thai có đáng lo ngại, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi, khi nào thì cần đi thăm khám bác sĩ... Tất cả những băn khoăn trên sẽ được giải đáp ngay dưới đây.

Hiện tượng ra dịch nhầy khi mới mang thai là một phản ứng sinh lý bình thường mà đa số các mẹ gặp phải. Tuy nhiên, nếu ra dịch nhầy quá nhiều, có mùi, gây ngứa thì các mẹ cần phải lưu ý theo dõi và đi thăm khám kịp thời.

Việc âm đạo của người phụ nữ tiết chất nhầy cổ tử cung khi mang thai là cơ chế tự động bảo vệ của cơ thể, giảm nguy cơ nhiễm trùng. Nguyên nhân gây nên tình trạng này đó là do hoocmon estrogen tăng lên, máu được lưu thông đến bộ phận sinh dục nhiều hơn.

Đồng thời, lúc này khung xương chậu, thành âm đạo mềm nên lượng khí hư phải tăng lên để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào tử cung. Chất nhầy khi mang thai sẽ có màu trắng đục như sữa, không mùi hay mùi tự nhiên.

Ra dịch nhầy như lòng trắng trứng khi mang thai
Hầu hết phụ nữ sẽ xuất hiện dịch nhầy khi mới mang thai

Vào những tháng cuối thai kỳ, tử cung bắt đầu mỏng và giãn ra để có thể mở hoàn toàn cho đầu bé chui ra. Sự kéo giãn này có thể làm rách các mạch máu nhỏ ở cổ tử cung khiến chất nhầy bị nhuốm chút máu. Do đó, một chút máu lẫn trong dịch nhầy hoàn toàn bình thường và không đáng lo ngại.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu bị táo bón nên ăn gì vừa an toàn và hiệu quả?

Việc dịch nhầy ra nhiều là dấu hiệu khẳng định bạn đã mang thai?

Nhiều người xuất hiện dấu hiệu dịch nhầy khi mang thai tuần đầu nhưng nếu chỉ dựa trên dấu hiệu này thì chưa thể khẳng định là trứng đã được thụ tinh, làm ổ trong tử cung. Để xác định được ra dịch trắng có phải là dấu hiệu mang thai hay không thì chị em cần phải theo dõi thêm các triệu chứng sau:

  • Trễ kinh: Đây là dấu hiệu đầu tiên và quan trọng nhất xác định xem bạn có mang thai hay chưa.
  • Vùng ngực căng và bị đau: Khi mang thai tuần đầu một số chị em sẽ bị sưng, ngứa và đau vùng ngực, thậm chí cả nhũ hoa.
  • Ra kinh: Đừng nghĩ khi có bầu thì bạn sẽ không bị hành kinh. Một số trường hợp trong giai đoạn đầu thai kỳ cơ thể người mẹ vẫn ra máu kinh (khoảng từ – 12 ngày sau khi trứng thụ tinh). Và hiện tượng này chỉ kéo dài 1 – 2 ngày.
  • Co thắt tử cung: Việc gia tăng hoocmon đột biến làm tử cung to lên và bị co thắt.
  • Thường xuyên đi tiểu: Lí do là bởi thể tích của tử cung tăng lên chèn ép bàng quang, cũng như thận phải hoạt động nhiều hơn.
Ra dịch nhầy như lòng trắng trứng khi mang thai
Tiết dịch nhầy là một trong những dấu hiệu khi mang thai

Ngoài ra còn có các biểu hiện khác như buồn nôn, mệt mỏi, nóng bức… Kết hợp theo dõi kỹ càng những dấu hiệu trên thì bạn sẽ xác định được rằng việc ra dịch trắng có phải do mang thai hay không.

Đặc biệt, nếu huyết trắng có màu bất thường, mùi hôi, dính từng mảng, có máu… thì phải nghĩ đến nguyên nhân do viêm nhiễm vùng kín, viêm lộ tuyến tử cung hay u xơ tử cung…

>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu bị tiểu đường nên ăn hoa quả gì thì tốt cho em bé?

Mới mang thai xuất hiện dịch nhầy liệu có đáng ngại?

Như đã nói ở trên đây, ra dịch nhầy khi mới mang thai như lòng trắng trứng là hiện tượng bình thường, không ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Ra dịch nhầy như lòng trắng trứng khi mang thai
Nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi dịch nhầy có màu hoặc mùi khác lạ

Nhưng một số trường hợp mẹ bầu có thể bị nấm do sự thay đổi độ pH, hệ khuẩn trong màng âm đạo. Nên nếu chất nhầy có đi kèm với các biểu hiện sau thì cần phải đi khám ngay:

  • Hầu hết các trường hợp có vài giọt máu xuất hiện trong thời kỳ đầu là điều không đáng lo ngại. Nhưng nếu máu ra nhiều kèm dịch nhầy thì mẹ bầu phải cẩn trọng.
  • Ra quá nhiều dịch nhầy khiến quần lót luôn ẩm ướt.
  • Dịch nhầy có mùi hôi, tanh, màu lạ như xanh, vàng… do viêm nhiễm.
  • Xuất hiện huyết trắng bất thường kèm triệu chứng đau lưng, đau bụng.
  • Nếu dịch màu trắng như bột và ngứa vùng âm đạo thì có thể bạn đã bị nhiễm nấm hay trùng roi.
  • Dịch nhầy màu xanh hơi vàng, mùi hôi và bụng dưới bị đau là biểu hiện của tình trạng nhiễm khuẩn cấp tử cung, 2 vòi trứng và các vùng mô xung quanh…
  • Để không gặp phải tình trạng viêm nhiễm âm đạo trong thời kỳ mang thai thì mẹ bầu cần lưu ý:
  • Giữ cho vùng kín sạch sẽ bằng cách rửa bằng nước, sau đó thấm khô vài lần mỗi ngày.
  • Thay quần lót 2 lần/ ngày
  • Chọn loại quần lót có chất liệu thấm hút cao, thông thoáng, không quá chật.

Như vậy việc xuất hiện dịch nhầy khi mới mang thai là một điều tích cực giúp ngăn ngừa các tác động từ bên ngoài đến thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý vệ sinh âm đạo sạch sẽ để tránh tình trạng viêm nhiễm.

Nhật Lãm

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Lý Thị Thanh Nhã - Khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác sĩ Nhã có thế mạnh và kinh nghiệm trong siêu âm tầm soát dị tật thai nhi, siêu âm thai 3D, 4D.

Khí hư ra nhiều trong thời kỳ mang thai gây ra sự lo lắng cho nhiều thai phụ, đặc biệt là những người lần đầu mang thai. Việc vùng kín tiết ra khí hư là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, ở một số trường hợp khi khí hư ra nhiều, thường xuyên và có màu lạ thì thai phụ cần chú ý hơn và cần đến bác sĩ chuyên khoa để khám và điều trị ổn định, đảm bảo an toàn cho sức khỏe bà bầu và em bé.

Phụ nữ mang thai sẽ có nhiều thay đổi, các thay đổi này là nguyên nhân dẫn đến việc khí hư ra nhiều trong thời kỳ này. Theo đó, các nguyên nhân dẫn đến ra nhiều khí hư khi mang thai là:

  • Nội tiết tố thay đổi, các hormone thay đổi, khiến cơ thể chưa kịp tiếp nhận và thích nghi, điều này khiến khí hư ra nhiều hơn bình thường là điều hoàn toàn bình thường và các mẹ bầu không cần quá lo lắng
  • Thời gian mang bầu, thai nhi hình thành và phát triển, kích thước thai nhi thay đổi theo thời gian, đồng nghĩa với tử cung, cổ tử cung, các bộ phận khu vực vùng kín cũng có những thay đổi nhất định để thích ứng với sự phát triển của thai nhi, khiến khí hư tiết nhiều hơn để thích hợp điều hòa sự giãn nở của vùng kín và điều hòa âm đạo.
  • Phụ nữ mang thai có nồng độ hormone thay đổi, dẫn đến nhu cầu sinh lý vì thế mà tăng lên, khí hư tiết ra nhiều giúp cơ thể điều hòa, giải quyết các vấn đề sinh lý trở nên dễ dàng hơn.
  • Về cuối thai kỳ, phần đầu của bé sẽ bị chèn vào vùng xương chậu nhiều hơn, gây ra hiện tượng khí hư ra càng nhiều hơn. Ở những tuần cuối thai kỳ, khí hư bắt đầu có gồm cả các vết dịch nhầy có lẫn máu. Đây chính là dấu hiệu mẹ bầu cần chú ý vì đó là dấu hiệu cho thấy mẹ bầu sắp chuyển dạ sinh.

Việc khí hư ra nhiều ở thời kỳ mang thai là điều hết sức bình thường vì những lý do được đề cập ở trên. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp khí hư có sự bất thường về màu sắc, mùi thì các mẹ bầu không thể chủ quan vì các bệnh viêm nhiễm phụ khoa xảy ra trong thai kỳ. Khi khí hư có các biểu hiện đặc biệt sau đây, mẹ bầu cần đi khám phụ khoa ngay:

  • Khí hư có mùi hôi, màu sắc khác thường, kèm theo các cảm giác đau rát, sưng đỏ vùng kín là dấu hiệu của viêm nhiễm âm đạo, cần được đi khám sớm nhất có thể.
  • Khí hư có mùi chua, sủi bọt, chuyển màu lạ như màu vàng, màu xanh, xám thì rất có thể chị em đang bị viêm nhiễm hoặc mắc các bệnh lây qua đường tình dục. Kể cả khi chỉ có dấu hiệu về màu mùi khác mà không kèm cảm giác đau, sưng vùng kín thì việc đi khám phụ khoa cũng rất cần thiết.
  • Khí hư ra kèm máu rải rác hoặc thường xuyên là tình trạng báo hiệu mang thai ngoài tử cung, hoặc có nguy cơ sảy thai cao. Tuy nhiên ở những tuần cuối thai kỳ, khí hư ra kèm vệt máu hồng hoặc đỏ sẫm là báo hiệu của sự chuẩn bị chuyển dạ sinh.

Ra dịch nhầy như lòng trắng trứng khi mang thai

Mẹ bầu cần đi khám khi khí hư ra nhiều nhưng có màu mùi bất thường.

Trong suốt quá trình mang thai, bà bầu cần biết cách chăm sóc sức khỏe bản thân khi khí hư ra nhiều, để tránh được các bệnh viêm nhiễm tại vùng kín bằng cách:

  • Khí hư ra nhiều khiến môi trường âm đạo ẩm ướt là điều kiện cho nhiều vi khuẩn sinh sôi gây viêm nhiễm, bởi vậy bà bầu cần vệ sinh vùng kín đúng cách thường xuyên, nên thay quần lót ngày 2 lần, sử dụng quần thoáng và thoải mái.
  • Không nên thụt rửa âm đạo quá sâu, khiến thay đổi môi trường âm đạo, cũng là nguyên nhân gây ra các viêm nhiễm nguy hiểm.
  • Không nên mặc quần quá chật, bức bối, khó chịu tạo môi trường cho vi khuẩn có hại phát triển.
  • Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn.
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, không nên ăn thức ăn nhiều dầu mỡ hoặc có tính kích thích như quá cay,...
  • Vệ sinh sạch sẽ sau giao hợp.
  • Khám phụ khoa định kỳ để phát hiện bệnh phụ khoa nếu có một cách sớm nhất.

Khí hư ra nhiều khi mang thai là hiện tượng bình thường, bà bầu không cần quá lo lắng. Nhưng khi phát hiện khí hư bất thường ở thời gian thai kỳ, bà bầu cần nhanh chóng đến các cơ ở y tế chuyên khoa sản phụ khoa để được các bác sĩ thăm khám, phát hiện và có định hướng điều trị đúng đắn, kịp thời.

Với chương trình chăm sóc thai sản trọn gói tại Vinmec được thiết kế khoa học với đầy đủ các lần thăm khám định kỳ dưới sự theo dõi của bác sĩ, các bà mẹ sẽ được kiểm tra sức khỏe phát hiện những dấu hiệu bất thường trong thai kỳ trong đó có những biểu hiện khí hư ra nhiều khi mang thai để có phác đồ điều trị kịp thời, tránh nguy cơ gây hại cho mẹ và bé.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 15% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 17/10 - 31/12/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Thông tin về một số bệnh lý phổ biến trong thai kỳ và cách phòng ngừa

XEM THÊM: