Rác thải sinh hoạt được phân thành bao nhiêu loại

Ngoài ra theo Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về phân loại, lưu giữ, chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt như sau:

Phân loại, lưu giữ, chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt
1. Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được phân loại theo nguyên tắc như sau:
a] Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế;
b] Chất thải thực phẩm;
c] Chất thải rắn sinh hoạt khác.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc phân loại cụ thể chất thải rắn sinh hoạt quy định tại điểm c khoản 1 Điều này trên địa bàn theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường; có chính sách khuyến khích việc phân loại riêng chất thải nguy hại trong chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân.
....

Thông qua quy định trên, chất thải rắn sinh hoạt chính là rác thải sinh hoạt. Do đó, quy định phân loại rác thải sinh hoạt được thực hiện như sau:

[1] Rác thải sinh hoạt được phân loại như sau:

- Rác thải sinh hoạt có khả năng tái sử dụng, tái chế.

- Rác thải thực phẩm.

- Rác thải sinh hoạt khác. Việc phân loại cụ thể rác thải sinh hoạt khác sẽ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trên địa bàn quyết định theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Mặt khác, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có chính sách khuyến khích việc phân loại riêng rác thải nguy hại trong rác thải sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân.

[2] Đối với hộ gia đình, cá nhân ở đô thị phải chứa, đựng rác thải sinh hoạt sau khi thực hiện phân loại vào các bao bì để chuyển giao như sau:

- Rác thải sinh hoạt có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng, tái chế hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.

- Rác thải thực phẩm và rác thải sinh hoạt khácphải được chứa, đựng trong bao bì theo quy định và chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.

- Rác thải thực phẩm có thể được sử dụng làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi.

[3] Đối với hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn phát sinh rác thải sinh hoạt sau khi phân loại thực hiện quản lý như sau:

- Khuyến khích tận dụng tối đa rác thải thực phẩm để làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi;

- Rác thải sinh hoạt có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng, tái chế hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt.

- Rác thải thực phẩm không được để làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi mà phải được chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt.

- Rác thải sinh hoạt khác phải được chứa, đựng trong bao bì theo quy định và chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt.

Mặt khác, khuyến khích hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn phát sinh rác thải sinh hoạt thực hiện phân loại, lưu giữ và chuyển giao rác thải sinh hoạt theo như hộ gia đình, cá nhân ở đô thị

[4] Việc phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải cồng kềnh được thực hiện theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Quy định phân loại rác thải sinh hoạt như thế nào? [Hình từ Internet]

Quản lý rác thải sinh hoạt phải đáp ứng yêu cầu chung nào?

Căn cứ theo Điều 72 Luật Bảo vệ môi trường 2020, quản lý rác thải sinh hoạt phải đáp ứng yêu cầu chung sau đây:

- Rác thải phải được quản lý trong toàn bộ quá trình phát sinh, giảm thiểu, phân loại, thu gom, lưu giữ, trung chuyển, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy.

- Rác thải đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa được quản lý như sản phẩm, hàng hóa và được phép sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu cho hoạt động sản xuất;

- Tổ chức, cá nhân vận chuyển rác thải sinh hoạt phải xử lý có trách nhiệm vận chuyển rác thải đến cơ sở có chức năng, giấy phép môi trường phù hợp hoặc chuyển giao cho tổ chức, cá nhân vận chuyển khác để vận chuyển đến cơ sở có chức năng, giấy phép môi trường phù hợp.

Cơ sở xử lý rác thải sinh hoạt có trách nhiệm gì?

Theo quy định tại Điều 62 Nghị định 08/2022/NĐ-CP, cơ sở xử lý rác thải sinh hoạt có trách nhiệm như sau:

- Thực hiện đầy đủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo quy định đối với chất thải nguy hại từ rác thải sinh hoạt hoặc phát sinh từ cơ sở xử lý rác thải sinh hoạt, phải thực hiện trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo quy định.

- Vận hành cơ sở xử lý rác thải sinh hoạt đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường, bảo đảm xử lý hết lượng rác thải sinh hoạt tiếp nhận theo hợp đồng đã ký kết.

Rác thải sinh hoạt được phân thành bao nhiêu loại chính?

Rác thải sinh hoạt hiện được chia làm 3 loại chính, đó là: rác thải hữu cơ, rác thải vô cơ và rác thải tái chế.

Tại sao phải phân loại rác sinh hoạt?

Việc phân loại rác nhằm mục đích có thể dễ dàng vận chuyển, tái chế, qua đó góp phần giảm lượng rác thải ra môi trường, góp phần nâng cao ý thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường, tăng lượng rác thải có thể tái chế.

Có bao nhiêu loại rác sinh hoạt cho ví dụ?

Rác thải sinh hoạt là những chất thải rắn được tạo ra từ hoạt động sinh hoạt của con người tại các khu dân cư, bao gồm các loại chất thải như thức ăn thừa, giấy báo, bao bì, chai lọ, vỏ hộp, vải thải, đồ chơi, vật dụng gia đình, rác thải điện tử, vv.

Phân loại rác thải là gì?

Phân loại rác thải là quy trình chia chất thải thành nhiều phần khác nhau và được thực hiện thủ tục tại nhà hoặc tiến hành các phương pháp thu gom tự động bằng máy. Nhằm giảm thiểu tối đa lượng rác xả ra môi trường, người dân nên tự ý thức phân loại rác tại nguồn.

Chủ Đề