Rau của Quan Vũ dài bao nhiêu?

Trong Tam quốc diễn nghĩa, hình tượng Quan Vũ mặt đỏ, râu dài, tay cầm Thanh long yển nguyệt đao, cưỡi ngựa Xích Thố, đã giết không ít võ tướng, do đó người đời sau đã gọi Thanh long yển nguyệt đao là Quan đao. Sau khi Quan Vũ chết, Thanh long yển nguyệt đao đã bị Phan Chương, tướng lĩnh của Đông Ngô chiếm đoạt. Cuối cùng Quan Hưng, con của Quan Vân Trường đã giết Phan Chương để trả thù cho cha và lấy lại cây Thanh long yển nguyệt đao này. Do đó Thanh long yển nguyệt đao và Quan Vũ đã trở thành một biểu tượng không thể tách rời.

Quan Vũ mặt đỏ, râu dài, tay cầm Thanh long yển nguyệt đao, cưỡi ngựa Xích Thố.

Theo mô tả trong Tam quốc diễn nghĩa, Thanh long yển nguyệt đao do Quan Vũ đặt rèn khi chuẩn bị đánh quân Khăn Vàng từ hồi một trong tiểu thuyết. Tương truyền thanh long đao của Quan Vũ nặng 82 cân [khoảng 49 kg ngày nay].

Thanh long yển nguyệt là loại binh khí có mũi nhọn, cán dài, lưỡi có hình tựa bán nguyệt, trên đao có khắc hình con rồng. Yển nguyệt có nghĩa là cong như nửa đường cung của mặt trăng. Khi Quan Vũ xuất trận, người ta vẫn hay gọi nó là Thanh long đao do màu xanh của sắc đao mỗi khi chém vào kẻ địch.

Nhưng trong thực tế lịch sử, Quan Vũ không hề sử dụng Thanh long yển nguyệt đao mà lại sử dụng một loại binh khí khác. Khắp trong chính sử, thời Tam quốc chưa từng có ai đã sử dụng Thanh long yển nguyệt đao. Thực tế, thì loại vũ khí Thanh long yển nguyệt đao này mãi đến cuối thời Đường – đầu Tống [những năm 900] mới bắt đầu xuất hiện. Tức hơn 700 năm sau khi Quan Vũ bị quân Đông Ngô bắt sống và hành quyết năm 220.

Các sử gia Trung Quốc đều thống nhất với nhau rằng, vào thời đại Tam quốc, công nghệ chế tạo binh khí chưa đạt tới độ tinh xảo để có thể làm ra loại đại đao lưỡi lớn như Thanh long yển nguyệt đao mà La Quán Trung mô tả.

Thời Tam quốc chưa làm ra loại đại đao lưỡi lớn như Thanh long yển nguyệt đao.

Thời Tam quốc, đúng là đã có một số loại đao đã được chế tạo thành công và sử dụng trong các trận chiến. Trong sách Vũ kinh tổng yếu thời Tống có tranh vẽ mô tả loại đao này. Đao thời Tam quốc có dạng lưỡi thẳng, dài trên dưới một mét, đao của nhà Đông Ngô có độ dài khoảng 60cm, đao của nhà Thục dài chừng 1,2 mét trở lên, sống đao dày và cứng cáp, lưỡi mài sắc một cạnh bên, đầu mũi đao không sắc nhọn mà lại có một đầu tròn được buộc một dải vải để quấn chắc vào cổ tay để phòng cây đao có thể bị rớt khỏi tay khi tả xung, hữu đột.

Tuy rằng thời Tam quốc chưa xuất hiện Thanh long yển nguyệt đao, nhưng loại đao dài [trường đao] cán gỗ có khả năng đã được sử dụng. Song binh khí mà các tướng lĩnh thời Tam quốc như Lã Bố, Triệu Vân, Trương Phi, Mã Siêu… sử dụng chủ yếu là kích, thương, mâu gây sát thương bằng đâm.

Quan Vũ thực chất không dùng Thanh long yển nguyệt đao, mà là một binh khí khác.

Trong các tư liệu lịch sử cũng không ghi Quan Vũ dùng loại vũ khí gì. Cuốn sách cổ xưa nhất nói về vũ khí của Quan Vũ là Cổ kim đao kiếm lục được viết vào thế kỷ thứ 5, ghi rằng Quan Vũ lấy sắt từ núi Võ Đô rèn nên 2 thanh kiếm. Những ghi chép trong Tam quốc chí về sự kiện Vũ giết Nhan Lương ghi lại như thế này: “Vũ trông thấy cờ chỉ huy chữ Lương, giục ngựa đâm Lương trong vạn người, chém đầu hắn”. Tuy nhiên, không rõ ông dùng vũ khí gì để đâm.

Từ tình tiết này nhiều người nhận định, trong lúc này có hai động tác, một là đâm, hai là chém, rất nhiều người chỉ nhớ rõ phần trước là “đâm” mà không để ý đến phần “chém” sau đó. Còn có người trông mặt mà bắt hình dong, cho rằng Quan Vũ đâm chết Nhan Lương rồi xuống ngựa dùng đao cắt đầu ông ta.

Đây là cách nói không hợp lý, khi hai quân đối chọi mà chủ tướng bị thương hoặc thất thế cung tiễn thủ sẽ bắn tên, còn binh sĩ ở đầu trận tuyến sẽ liều chết cứu viện, há lại cho bạn xuống ngựa rút đao chặt đầu hắn?

Vì vậy, phân tích từ một đâm hai chém thì lợi khí trong tay Quan Vũ nếu không phải kích, thương hay mâu thì không có cách nào thực hiện được việc trên.

Và nhiều nhà nghiên cứu đồng tình, có thể Quan Vũ đã từng rèn kiếm để sử dụng, nhưng khi xông pha trên chiến trường vị tướng này thực chất dùng mâu, kích… mỗi khi ra trận chứ không phải kiếm hay Thanh long yển nguyệt đao.

Tuy nhiên, câu hỏi liệu có phải Quan Vũ sử dụng binh khí đến từ... tương lai hay không vẫn là đề tài còn nhiều tranh luận. Dẫu sao hình ảnh Quan Vũ gắn với Thanh long yển nguyệt đao vẫn được đông đảo mọi người chấp nhận và nó vẫn có ảnh hưởng lớn tới văn hóa, thể thao ngày nay.

Quan Vân Trường được miêu tả có khuôn mặt đỏ như gấc, mắt phượng mày tằm, râu dài hai thước, tay cầm Thanh Long Yển Nguyệt đao cưỡi trên ngựa Xích Thố, dáng vẻ oai phong lẫm liệt đó đã đi sâu vào trái tim của biết bao người.

Quan Vũ cùng thanh đao này đã giết không ít võ tướng, do đó người đời sau đã gọi Thanh Long Yển Nguyệt đao là Quan Đao. Sau khi Quan Vũ chết, Thanh Long Yển Nguyệt đao đã bị Phan Chương, tướng lĩnh của Đông Ngô chiếm đoạt. Cuối cùng Quan Hưng, con của Quan Vân Trường đã giết Phan Chương để trả thù cho cha và lấy lại cây Thanh Long Yển Nguyệt đao này. Do đó Thanh Long Yển Nguyệt đao và Quan Vũ đã trở thành một biểu tượng không thể tách rời.

Trong Tam quốc diễn nghĩa Thanh Long Yển Nguyệt đao đã được mô tả: Thanh Long Yển Nguyệt đao là loại binh khí có mũi nhọn, cán dài, lưỡi có hình tựa bán nguyệt, trên đao có khắc hình con rồng. Yển Nguyệt có nghĩa là cong như nửa đường cung của mặt trăng. Khi Quan Vũ xuất trận, người ta vẫn hay gọi nó là Thanh Long đao do màu xanh của sắc đao mỗi khi chém vào kẻ địch.

Nói về cân nặng, thanh đao này tương truyền nặng tới 82 cân [mức đo lường thời Hán] tương đương khoảng 49,2kg thời nay. Cây đao trong các môn võ ngày nay không có quá nhiều khác biệt so với đại đao của các “huyền thoại” ngày xưa, tuy nhiên thường nhỏ và nhẹ hơn.

Thông thường, các cây đại đao này có chiều dài khoảng 1.8 đến 1.9m, lưỡi rộng khoảng 16cm, trọng lượng trung bình từ khoảng 1 đến 1,5kg [một số đại đao có khối lượng lớn hơn tuy nhiên không quá nhiều]. Điều này cho thấy, các anh hùng thời xưa cầm 1 chiếc đao lớn như vậy, quả là có một sức khoẻ phi thường và trông vô cùng uy vũ.

Lưỡi đao sắc đến nỗi có thể soi trăng để uống rượu. Để thể hiện được sự dũng mãnh và biến hóa đó, người tập phải có một sức khỏe tốt, một tinh thần tỉnh táo, vững vàng, điềm tĩnh.

Yêu cầu rèn đao của Quan Vũ

Tương truyền, Quan Vũ muốn làm cho mình một vũ khí thật vừa ý, đã tìm rất nhiều bậc thầy về rèn để thảo luận. Các vị sư phụ đó đều thống nhất rằng dùng đại đao là uy nghiêm hơn cả. Đại đao lại chia làm 5 cấp bậc là: Thiết đao, Cương Đao, Nhu Cương Đao, Thanh Cương Đao, Bảo Đao.

Trong đó bảo đao là loại trong truyền thuyết, vì ngay cả thợ rèn giỏi nhất luyện cả ngàn cây đao may mắn mới có được một Thanh Cương Đao chứ đừng đừng nghĩ đến Bảo Đao.

Quan Vũ dũng mãnh trên chiến trường.

Nhưng Quan Vũ thì nhất quyết rằng, dù tốn kém bao nhiêu cũng trả, nhưng nhất định phải có một Bảo Đao. Quan Vũ không chỉ đãi ngộ rất hậu, ngày đêm tha thiết hầu hạ, tự mình đi tìm mọi vật liệu họ yêu cầu dù khó tới đâu. Vì vậy hơn chục vị đại tông sư về luyện khí cảm kích, thêm vào sự háo hức luyện thành võ khí truyền thuyết, nên dốc hết tâm lực làm.

Sau hơn 1 tháng, những người thợ rèn được hơn chục chiếc nhu cương đao, nhưng không chiếc nào khiến Quan Vũ vừa ý. Một tháng tiếp theo, thì luyện được một thanh Cương đao, nhưng Quan Vũ vẫn chưa vừa ý, yêu cầu luyện tiếp.

Thần tích xuất hiện

Vào một đêm trăng sáng, một vài sư phụ đang tập trung luyện khí, Quan Vũ ngồi đàm đạo với một vài vị khác, bỗng nhiên chén rượu tình cờ đổ vào miếng ngọc bội ông đeo trên người từ bé.

Miếng ngọc bội bỗng phát sáng và tỏa ra ánh sáng mờ mát lạnh, đồng thời lửa trong lò rèn bên cạnh đột nhiên sáng rực.

Một vị sư phụ nghi hoặc: “Dấu hiệu cảm ứng lạ thường, ta đã từng đọc trong sách xưa rằng, dị tượng xuất hiện cùng với lửa trong lò rèn là dấu hiệu thần vật xuất thế, mảnh ngọc bội đó ngài đã mang theo người từ bé phải không?”.

Quan Vũ gật đầu, vị sư phụ bèn bảo Quan Vũ gắn mảnh ngọc vào lưỡi đao khi vừa ra khỏi lò rèn. Lúc tôi vào nước, mảnh ngọc đột nhiên phát sáng, một luồng bạch khí lao vút lên không trung, bất ngờ chém trúng một con rồng xanh đang ẩn hiện trên trời.

1780 giọt mưa máu rơi xuống lưỡi đao, bỗng bật ra âm vang rung động không gian nghe như tiếng sấm. Mọi người sợ hãi bỏ chạy, chỉ mình Quan Vũ đứng ngây người nhìn thanh bảo đao sáng loáng.

Các Nho sĩ ở đó đã phân tích rằng, đó chính là máu của Thanh Long [con rồng màu xanh], vì lý do đó mà nó đã được gọi với cái tên Thanh Long Yển Nguyệt đao. Quan Vũ thấy trước mặt mình là cây Bảo Đao với vầng hào quang sáng chói, lưỡi hình cong bán nguyệt, vì dùng máu rồng xanh tôi tuyện, liền gọi là: Thanh Long Yển Nguyệt đao.

Sau này khi nghe chuyện trong gia tộc, ông mới biết mảnh ngọc bội đó vốn là Long Lân [vảy rồng] của một con thanh long, được tổ tiên yểm vào trong miếng ngọc bội. Có lẽ vì cảm ứng được ý chí kiên định, cứng cỏi của Quan Vũ mà nó tự phát ra tín hiệu muốn ông dùng nó làm vũ khí của mình.

Quan Vũ cùng Thanh Long Yển Nguyệt đao nam chinh bắc chiến.

Theo truyền thuyết, Thanh Long Yển Nguyệt đao là thần binh được Quan Vũ nam chinh bắc chiến, trở thành tướng lĩnh vĩ đại bậc nhất trong lịch sử Trung Hoa, được muôn đời sau ca tụng. Sau này có một sự thật vô cùng trùng khớp, đó là trong suốt cuộc đời chinh chiến của mình, cùng với thanh long yển nguyệt đao, ông đã giết đúng 1780 người bằng chính cây đao này.

Theo một số tài liệu tại Trung Quốc, Yển Nguyệt đao là loại binh khí ra đời từ thời nhà Tống [nghĩa là khoảng 9 thế kỷ sau thời kỳ Tam Quốc], thường dùng trong luyện tập và thể hiện sự trang nghiêm hùng tráng chứ không phải dùng trong chiến đấu.

Và Quan Vũ thực chất dùng mâu, kích và bội đao mỗi khi ra trận. Tuy nhiên câu hỏi liệu có phải Quan Công sử dụng binh khí đến từ... tương lai hay không vẫn là đề tài còn nhiều tranh luận.

Dẫu sao hình ảnh Quan Vũ gắn với Thanh Long Yển Nguyệt đao vẫn được đông đảo mọi người chấp nhận và nó vẫn có ảnh hưởng lớn tới văn hóa, thể thao ngày nay.

Chủ Đề