Rượu rắn hổ mang giá bao nhiêu

Cùng chúng tôi hành động ngăn chặn sự tuyệt chủng của
các loài động vật hoang dã

ENV nỗ lực hoạt động để chấm dứt nạn buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp tại Việt Nam đang hủy hoại các hệ sinh thái trên toàn thế giới.
Với sự giúp đỡ của bạn, chúng tôi có thể tạo ra các tác động lớn hơn để ngăn chặn sự tuyệt chủng của các loài ĐVHD.

Vĩnh Sơn, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc được mệnh danh là thủ phủ nuôi rắn của Việt Nam với sản lượng hàng năm khoảng 250 tấn rắn thịt thương phẩm và khoảng 3 – 4 triệu quả trứng giống. Khoảng 90% sản phẩm của làng nghề rắn được xuất khẩu sang Trung Quốc, đem về doanh thu khoảng 400 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Văn Hùng bên những bình rượu rắn hổ mang.

Trong khi nhiều làng rắn khác chịu ảnh hưởng bởi sức mua giảm thì người dân ở Vĩnh Sơn đã có nhiều cách “biến hóa”, tạo ra nhiều sản phẩm từ rắn. Cụ thể, người trong làng không chỉ bán thương phẩm từ rắn, rắn giống, trứng rắn mà còn làm cao, ngâm rượu…. Mỗi bình rượu có giá từ 1,5 triệu đến 3 triệu đồng. Cao rắn cũng có giá lên tới 1 triệu đồng/hộp, theo thông tin trên VTC 16.

Hộp cao rắn.

Ông Nguyễn Văn Hùng ở Vĩnh Sơn là người rất giỏi về nuôi rắn hổ mang. Ông cũng là người ngâm rượu rắn, làm cao rắn và có thu nhập tốt từ nghề này.

Mỗi năm ông Hùng bán hàng trăm bình rượu rắn. Mỗi bình có giá từ 1,5 triệu đồng đến 3 triệu đồng. Rượu rắn mang lại doanh thu có năm lên đến một tỷ đồng.

Ngoài ra, ông Hùng còn nấu cao rắn. Mỗi lạng cao rắn cũng có giá gần 1 triệu đồng/lạng.

Ông Hùng cho biết, cao rắn và rượu rắn chủ yếu tiêu thụ ở thị trường nội địa. Cao rắn có tác dụng chữa bệnh thấp khớp. Có người dùng có thể bị dị ứng vì rượu nhưng cao thì không và cao cũng có tác dụng chữa bệnh như rượu.

Những bình rượu rắn nhà ông Hùng.

Nghề nuôi rắn đã mang lại thu nhập tốt cho người dân ở Vĩnh Sơn và giúp nhiều người dân trở thành tỷ phú.

Dù nghề này rất nguy hiểm và đã cướp đi sinh mạng của hơn chục người dân ở Vĩnh Sơn nhưng người dân ở đây vẫn nối tiếp nghề truyền thống. Những năm gần đây, người trong làng cũng đã trang bị thuốc chữa trong trường hợp không may bị rắn cắn. Người dân trong làng cũng trồng các loại cây như rau răm, đu đủ… để sơ cứu khi bị rắn cắn nên mấy năm gần đây, không còn trường hợp tử vong đáng tiếc xảy ra vì rắn.

Rắn hổ mang ở làng Vĩnh Sơn.

Covid-19 ảnh hưởng đến hầu hết các ngành nghề kinh tế, trong đó có làng rắn Vĩnh Sơn. Covid-19 đã lắng xuống, người trong làng lại tiếp tục nỗ lực với nghề truyền thống của cha ông, làm giàu từ loài rắn hổ mang.

Cuộc sống kinh tế ngày càng khá giả nên vào dịp Tết nhiều đại gia đã chuẩn bị đặt hàng với những hũ rắn thật to để ăn mừng Người ta cho rằng rượu rắng uống vào sẽ làm mạnh đốt sống [giống như rắn bò] và mạnh gân cơ [do rắn uống éo nhiều]. Để phát huy tác dụng độc đáo của rắn, còn cần nhiều khéo léo trong pha chế biến. Chúng ta cùng tìm hiểu . . .

RƯỢU RẮN LÀ GÌ?

Rượu rắn là một thức uống có cồn truyền thống của Việt Nam. Nó bao gồm rượu gạo và cả một con rắn độc ở trong đó.
Ở Việt Nam, tục uống rượu với máu rắn xảy ra thường ở miền Nam vì rắn miền Bắc hiếm hơn. Sách Thoái thực ký văn của Trương Quốc Dụng [từng làm tri phủ ở Tân Bình [Gia Định] đời Minh Mạng chép rằng: “Tục Nam kỳ lấy rắn hổ mang làm món ăn quý, thường dùng đi lễ quan trên và đãi khách. Lấy máu nó hòa với rượu uống bảo là trị phong thấp”.

TÁC DỤNG RƯỢU RẮN LÀ GÌ?
Rượu rắn có nhiều công dụng nhưng chủ yếu để chữa chứng đau xương khớp thuộc phong tê thấp. Có tác dụng khử phong thấp và là loại thuốc bổ chữa bệnh thần kinh, đau nhức, tê liệt, bán thân bất toại, các cơn co giật . . .

TẠI SAO LẠI NGÂM RƯỢU
Theo Đông y thì rượu có tác dụng dẫn thuốc. Còn Tây y thì xem rượu hay cồn [tức là rượu cao độ, tính theo hàm lượng ethanol nguyên chất trong một thể tích rượu nhất định] chỉ là một chất sát trùng hoặc dùng như một dung môi giúp hòa tan các dược chất khi ngâm chung với rượu. Nhiều dược chất không tan trong nước nên không thể dùng nước để ly trích [như chúng ta sắc thuốc], nhưng nếu ngâm với rượu thì có thể hòa tan dễ dàng hơn. Rượu ngoài tác dụng làm dung môi hòa tan các vị thuốc còn giúp chữa bệnh, lại vừa phòng bệnh, và thuốc phụ trợ cho những người bệnh sau ốm, sức khỏe chưa hồi phục. Chẳng hạn, rượu nhung hươu, rượu hải mã phòng chữa liệt dương hay chứng tiểu nhiều lần ở người cao tuổi. Rượu kỷ tử, rượu nhân sâm, rượu long nhãn. . . được dùng để chống lão suy sớm. . .

TẠI SAO LẠI CHỌN RẮN ĐỂ NGÂM RƯỢU TRỊ BỆNH KHỚP?
Rắn di chuyển được nhờ vào cột sống, dựa theo nguyên lý Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu . . . người ta cho rằng nếu ăn hoặc uống rượu rắn, sẽ làm mạnh cột sống của con người, làm khỏe các khớp xương . . .

Theo sách Bản Thảo cương mục, rắn thuộc hướng Đông nam nên ứng vào phong, tác dụng vào can và thận. Do đo, ăn rắn và uống rượu rắn dân Á Đông tin là trị phong thấp, đau xương và rút gân. Mật rắn quý vì thuộc về hành Mộc, khí Phong, ứng với tạng Can phủ Đảm, nên bao nhiêu tinh chất của rắn cô đọng trong túi mật. Đó là luận thuyết theo Y lý khí hóa của Đông phương; tron gcon mắt của người bình dân thì sự lý luận bắt nguồn vào sự quan sát thực tại gọi là Theorie des Signatures – Thuyết Thực danh – nghĩa là bản chất sự vật thế nào thì hình hài của nó hiện ra thế ấy: Người ta thấy rắn bò sở dĩ thoăn thoắt uyển chuyển chính là nhờ khớp xương lưng nó mềm mại và dẻo dai. Hiện nay, người ra đã thực nghiệm chế những thuốc trị đau khớp với thuốc Chondroitin và Glucosanmine lấy từ sụn xương lưng của cá mập, cá nhám [Kình ngư] là dựa theo ý trên.

Chủ Đề