Sài thành ở đâu

Bởi Phạm Gia Trang

Giới thiệu về cuốn sách này

Page 2

Bởi Phạm Gia Trang

Giới thiệu về cuốn sách này

Sài Gòn [TP Hồ Chí Minh] là một thành phố có lịch sử hình thành và phát triển với hơn 300 năm tuổi. Trải qua nhiều biến cố, thăng trầm của lịch sử, Sài Gòn xưa và nay là thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành một thành phố hiện đại, năng động, niềm tự hào của người dân miền Nam nói riêng và cả nước Việt Nam nói chung. Yêu Sài Gòn là thế, thương Sài Gòn là thế nhưng hẳn sẽ có rất nhiều người trong chúng ta không biết nguồn gốc của cái tên Sài Gòn bắt đầu từ đâu và nó có ý nghĩa như thế nào? 
Vậy hãy cùng Smartland đi tìm câu trả lời cho vấn đề này trong bài viết ngay sau đây.

Từ đầu thế kỷ XX người Pháp đã nỗ lực tìm hiểu nguồn gốc của địa danh Sài Gòn – thành phố mà họ muốn biến thành “Hòn Ngọc Viễn Đông”. Nhưng cái tên dung dị, thân quen ấy kể cả người Việt cũng đều không rõ nghĩa.

Sau hơn 300 năm hình thành, phát triển, nhiều thế hệ học giả vẫn chưa thống nhất về nguồn gốc tên gọi này. Trong rất nhiều công trình nghiên cứu, các học giả đưa ra rất nhiểu cách lý giải cho nguồn gốc hình thành và ý  nghĩa của tên gọi Sài Gòn. Trong đó ba cách lý giải phổ biến nhất là: thị trấn giữa rừng; Vùng đất ăn nên làm ra; Cống phẩm của phía Tây.

Đường xe lửa Sài Gòn – Gò Vấp năm 1910

Theo quyển Ðại Nam Quốc Âm Tự Vị của ông Huỳnh Tịnh Của thì tên Sài Gòn có nghĩa là củi gòn. Nhà học giả Trương Vĩnh Ký đã theo thuyết này và ông dựa vào bộ Gia Ðịnh Thông Chí của ông Trịnh Hoài Ðức để chứng minh giả thuyết của mình. Trong tập Souvenirs historiques, ông Trương Vĩnh Ký lại kể lại rằng người Khmer xưa có trồng cây gòn chung quanh đồn Cây Mai và chính ông còn thấy vài gốc cổ thụ này tại vùng ấy năm 1885.
Sau ông Trương Vĩnh Ký, còn có ông đốc phủ Lê Văn Phát đi xa hơn trong thuyết kể trên đây. Theo ông Lê Văn Phát thì trước đây, vùng Sài Gòn Chợ Lớn hãy còn bị rừng bao phủ và tên Sài Gòn có lẽ phát xuất từ tên Khmer Prei Kor tức là Rừng Gòn [Forêt des Kapokiers]. Prei Kor là tên mà người Khmer dùng để gọi một địa phương mà trọng tâm là Chùa Cây Mai ở Phú Lâm ngày nay.

“Prei” theo tiếng Khmer nghĩa là “rừng”, còn “Nokor” là “thị trấn”. Như vậy “Prei Nokor” nghĩa là một “thị trấn ở trong rừng”. Nghĩa rộng hơn theo Phạn tự là “lâm quốc”. Vùng này trước đây là đại bản doanh của một Phó vương nước Chân Lạp cũ. Dần dần, người dân đọc trại từ “Prei” thành “Rai” rồi thành “Sài”. Từ “Nokor” đọc lướt thành “Kor” và từ “Kor” thành ra “Gòn”.

Mặt khác, ông Lê Văn Phát cũng cho biết rằng người Lào [mà ngôn ngữ gần như ngôn ngữ Thái] đã gọi vùng này là Cai Ngon, mà Cai Ngon theo tiếng Thái cũng có nghĩa là Rừng Chỗi Cây Gòn [Brousse des kapokiers].

Tuy nhiên giả thuyết này bị cho là không có căn cứ, vì qua thời gian, không ai tìm ra được dấu tích của một “khu rừng có nhiều cây gòn” tại Prei Nokor cả, mà đó chỉ là suy đoán.

Trung tâm của Sài Gòn xưa. Ảnh: Flickr

Theo học giả – nhà văn Vương Hồng Sển, khi người Hoa rời Cù lao Phố [Biên Hòa] vào năm 1773, đã tụ về vùng đất mới Chợ Lớn ngày nay. Họ nhận ra đây là nơi “ăn nên làm ra” cần được củng cố cho thật bền vững. Người Hoa cho đắp thêm bờ kinh cao ráo và kiên cố hơn, và gọi vùng đất này là “Tai-Ngon” hay “Tin-Gan” mà theo Hán Việt là Đề Ngạn.

Đề Ngạn phát âm theo giọng Quảng Đông nghe ra là “Thầy Ngồn” hay “Thì Ngòn”. Và đó chính là âm để gọi vùng đất Chợ Lớn thời ấy. Theo thuyết này của cụ Vương thì âm “Sài Gòn” là từ “Thầy Ngồn”, “Thì Ngòn” mà ra.

Tuy nhiên theo Phủ Biên Tạp Lục của Lê Qúy Đôn viết năm 1776 có dữ kiện “năm 1674 Thống suất Nguyễn Dương Lâm vâng lệnh chúa Nguyễn đánh Cao Miên và phá vỡ lũy Sài Gòn”… Đây cũng là lần đầu tiên hai từ “Sài Gòn” xuất hiện trong tài liệu Việt Nam. Điều này chứng tỏ từ “Sài Gòn” có trước thời điểm người Hoa đến Chợ Lớn nên cách lý giải của Vương Hồng Sến không thuyết phục.

Sài Gòn hiện đại sau 300 năm phát triển

Học giả người Pháp Louis Malleret khi nêu ra tài liệu về Prei Nokor đã dựa vào ý nghĩa của tiếng Khmer này theo linh mục Tandart để bác bỏ thuyết của các học giả Việt Nam trước đó cho rằng Sài Gòn có nghĩa là Củi Gòn. Ông đã theo ý kiến của một người Pháp khác là Maurice Verdeille theo đó cái tên Sài Gòn có lẽ phát xuất từ tiếng Tây ngòn có nghĩa là cống phẩm của phía tây [tribut de l’ouest]. Tiếng Hán Việt có nghĩa là cống phẩm của phía tây nếu đọc theo Việt Nam là Tây Cống và Tây Ngòn hẳn là Tây Cống, nhưng phát âm theo giọng Trung Hoa. Sở dĩ ông Malleret theo thuyết này là vì ông đã dựa vào một dữ kiện lịch sử do ông Trịnh Hoài Ðức chép lại, là khi Cam Pu Chia bị phân ra cho hai vua thì cả hai vua nầy đều nạp cống phẩm cho chúa Nguyễn ở Prei Nokor, vốn là thủ đô của vua thứ nhì từ năm 1674 [trong khi vua thứ nhất đóng đô ở Oudong ở phía bắc Nam Vang].

Về lý giải này của học giả người Pháp, ông Vương Hồng Sển lại cho rằng “Tây Cống” chỉ được người Hoa dùng sau này. Ngày trước vùng Chợ Lớn được gọi là Sài Gòn nhưng khi người Pháp chiếm các tỉnh Đông Nam bộ đã gọi vùng Bến Nghé là Sài Gòn vì tên Bến Nghé quá khó đọc với họ.

Cho tới tận ngày nay, nguồn gốc tên gọi Sài Gòn vẫn còn nhiều tranh luận nhưng nhiều học giả nhận xét, việc không rõ thực hư như vậy càng khiến Sài Gòn hơn 300 năm càng thêm huyền bí, hấp dẫn, khơi gợi sự tò mò khi muốn tìm hiểu.

Tuy nhiên, dù tên gọi Sài Gòn có nguồn gốc ra sao thì tính cách con người nơi đây bao đời nay vẫn không đổi khác, vẫn “năng động – nghĩa hiệp – hào sảng”, đi trước đón đầu trong nhiều lĩnh vực. Sài Gòn – TP HCM ngày nay đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ, vươn lên trở thành một thành phố cực kỳ năng động, hiện đại, xứng danh là “Hòn ngọc viễn đông”.

                                                                                                                            Theo vnexpress.net

Bên cạnh các siêu thị và trung tâm thương mại hiện đại mọc lên hàng loạt, chợ truyền thống vẫn tồn tại cả trăm năm nay nhờ những thế hệ “kẻ chợ” tiếp nối giữ chợ.

Sài Gòn - TP.HCM xưa nay có nhiều chợ lớn nhỏ nhưng người Sài thành sành ăn thường truyền tai nhau một kiểu chợ chỉ dành cho “người giàu”, vì sao?

“Nói mắc thì có mắc nhưng hàng ở đây là đồ lựa tay, những món như cá thịt tươi loại 1, sạch sẽ, mua về chỉ rửa sơ rồi bỏ vào nấu. Ăn vừa ngon vừa an tâm”, chị Chung Ngọc [46 tuổi, cư dân chung cư Lão Tử, Q.5, TP.HCM] cho biết.

Vì sao là chợ nhà giàu?

Chợ Phùng Hưng nằm ở góc chung cư Phùng Hưng - Lão Tử - Nguyễn Trãi, cách không xa rạp Thủ Đô [trên đường Tổng Đốc Phương cũ, nay là đường Châu Văn Liêm]. Vì vậy, chợ này còn được gọi là chợ Thủ Đô. Chợ Phùng Hưng cách chợ Kim Biên khoảng 2 - 3 khu phố.

Chợ dù nhìn từ trên ban công chung cư cũ, kế bên là toà nhà ba cây Thuận Kiều

Ông Trần Bạch Hỷ [95 tuổi], một người dân đã sống ở chợ này từ lúc lọt lòng, cho hay: “Chợ ban đầu chỉ là họp nhóm, đó là vào khoảng những năm 1930 vì nằm kế bên Chợ Lớn mới [Chợ Bình Tây ngày nay], chợ vải Soái Kình Lâm nên hàng hóa như thực phẩm, vải vóc… thường theo xe thổ mộ [xe ngựa] kéo về đậu làm bãi đáp. Từ đó mới có nhóm chợ bán thực phẩm, đồ ăn thức uống cho người mua kẻ bán quanh các chợ lớn”.

Vợ chồng ông Ba Lù khi còn bán cà phê ở chợ Thủ Đô

Ông Lâm Văn Hoàng [83 tuổi], một người thuộc thế hệ sau ông Hỷ, 6 tuổi đã chuyển đến khu phố Phùng Hưng này sống, cũng góp chuyện: “Từ khoảng những năm 1960, khi các chung cư xung quanh như Lão Tử, Phùng Hưng, Nguyễn Trãi mọc lên, chợ này bắt đầu thành chợ, dù không có nhà lồng. Người mua kẻ bán tấp nập sáng đêm. Có người gọi chợ Thủ Đô, người lại kêu chợ Phùng Hưng, chợ chung cư, chợ nhà giàu, chợ Đèn Năm Ngọn vì nằm ngay chân cây đèn Năm Ngọn từ thời Pháp…”. Còn những người mê chụp ảnh ở thế kỷ 21 này như chúng tôi lại thích gọi nơi đây là “chợ dù”. Vì nhìn từ ban công các khu chung cư cổ xưa kế bên “tòa nhà 3 cây” Thuận Kiều thì ngôi chợ có lịch sử lâu đời lúp xúp ken đặc những cây dù đủ màu theo hình chữ T, dọc theo 3 con đường: Phùng Hưng, Nguyễn Trãi ra tới tận Châu Văn Liêm.

Quán cà phê Ba Lù trăm năm tuổi ở phố chợ Thủ Đô

Chợ họp từ 4 giờ sáng tới 10 giờ tối, chia 2 phiên. Sáng bán thực phẩm tươi sống, chiều bán các món nấu sẵn gốc Hoa như: hủ tíu xào, khổ qua chà ớt, há cảo, xíu mại, cà phê kho… Chợ chỉ nghỉ từ 10 giờ tối tới 3 - 4 giờ sáng hôm sau là tiểu thương lại rộn rịp dựng dù chuẩn bị cho phiên sáng.

Cà phê kho cho giới chủ

Tiệm bánh mì Tăng giữa chợ dù gần trăm tuổi

\n

Một món thức uống đặc biệt ở chợ Phùng Hưng là cà phê vợt pha theo lối “kho cà phê” tên Ba Lù có từ những năm 1930, khi chợ còn họp nhóm. Ông Ba Lù tên thật là Lâm Thiệu Điện từ đảo Hải Nam, Trung Quốc, di cư sang khu người Hoa ở Chợ Lớn này để khởi nghiệp. Ban đầu, ông chỉ phụ quán cà phê cho một ông chủ người Hoa. Nhà ông chủ của ông Ba Lù thời ấy không thiếu con, nhưng người Hoa nhìn người bằng ý chí. Thấy anh Ba Lù thời đó chăm chỉ, sáng dạ, ông chủ người Hoa đã để lại cái nghề gia truyền cho người làm thuê mà ông thấy vừa chăm chỉ vừa có say mê thật sự với người “kẻ chợ”.

Sài Gòn là chợ từ thuở sơ khai

“Ngay từ khi ta mở nước, Sài Gòn đã là chợ, là cảng biển giao lưu với vùng nội địa phía đồng bằng sông Cửu Long và với vài nước miền Nam châu Á. Thời xưa, nói đến chợ, ta nghĩ đến một mặt bằng tương đối rộng, với một kiểu lều bạt che nắng, che mưa, bán thức ăn, rau cải, cá, thịt, gạo, họp vào buổi sáng. Nhưng vùng Sài Gòn là đắc địa, quy tụ lần hồi quá đông dân, vì vậy phải có nhiều chợ nhỏ, vì ngoài cái ăn, con người còn cái mặc, thêm nhà cửa, phương tiện giải trí, vận chuyển”.

[Sơn Nam - lời tựa sách Đời chợ, của tác giả Lương Minh - Các Ngọc]

Từ ấy, ông Ba Lù giữ lửa nghề như giữ cái lò quý rang xay cà phê đã gần trăm năm của gia đình người chủ cũ. “Quán của ba xưa bán cho giới chủ cả buôn vải, buôn hàng lớn từ chợ Lớn cũ về đây. Họ ngồi xe ngựa kiếng, hút thuốc, bận đồ dài bước xuống kêu ly cà phê rồi đợi người làm bốc xếp hàng vô chợ. Mãi về sau cỡ năm 1954 khi người Pháp đi thì mới có khách lao động, xe kéo”, cô Chung Hoàng, con gái thứ của ông Ba Lù, kể.

Bà Giang Tiêu vẫn bán gánh hủ tíu được truyền lại từ thời bà ngoại ở góc cầu thang

Quán cà phê Ba Lù buổi chiều được bày thêm vài chiếc bàn ra giữa chợ

Buổi chiều, chợ Thủ Đô nổi tiếng với các món ăn xế đặc trưng của người Hoa xưa nay

Tiệm cà phê ông Ba Lù được truyền lại cho cô Chung Hoàng. Tiệm Ba Lù bây giờ nổi tiếng hơn vì được giới trẻ chia sẻ trên mạng xã hội. Cô Chung Hoàng và người em trai là Chung Hùng cùng bán buôn. Anh Chung Hùng chia sẻ, người tiếp nối quán sau này có lẽ không phải một người họ Chung nữa. “Quán giờ có một “đệ tử” trẻ mới hơn 20 tuổi đang phụ tôi. Nhà không có con cháu thích làm cà phê mà từ đâu có thằng nhỏ này tìm tới, nằng nặc xin học nghề làm tụi tui nghĩ tới ba mình hồi xưa nên nhận luôn”. Cà phê Sài Gòn xưa theo chân người Pháp mà có. Rồi được người Hoa nấu bán theo kiểu cà phê vợt, cà phê kho, chủ yếu cho giới khá giả uống như một thú ẩm thực thượng lưu. Có lẽ cũng nhờ tiếng tăm ông Ba Lù với hàng cà phê trăm tuổi nên chợ Thủ Đô mới thêm lần nữa khẳng định cái tên “chợ nhà giàu”.

[còn tiếp]

Trăm năm 'kẻ chợ' Sài thành

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề