Sáng kiến kinh nghiệm cách làm bài văn nghị luận xã hội

pdf

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi trong việc hình thành các biể...

16 0 25
docx

Sáng kiến kinh nghiệm Trung học cơ sở: Rèn luyện kỹ năng giải phương trình cho học sinh lớp 8A1 trường THCS Thiện Ngôn b...

42 0 15
pdf

Luận án tiến sĩ Báo chí học: Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương tại Việt Nam

254 0 2
doc

Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp sử dụng phiếu học tập trong giảng dạy bài 10 và 11 - Sinh học 10

18 0 4
doc

Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp giúp học sinh học tốt và nâng cao chất lượng ở phân môn thường thức Mỹ thuật lớp 6-9

20 0 1
MỤC LỤC I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.... 1 II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 3 1. Cơ sở lí luận: .... 3 1. Cơ sở thực tiễn: ... 4 III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ CÁC GIẢI PHÁP 8 1. Tổ chức thực hiện:................... 8 2. Các giải pháp:.............. 9 IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI................. 16 V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ, KHẢ NĂNG ÁP DỤNG ......... 19 1. Kết luận........... 19 2 Kiến nghị......... 20 3. Khả năng áp dụng.......... 20 V. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......... 21 1 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Văn nghị luận nói chung và nghị luận xã hội nói riêng là loại văn trong đó người viết [người nói] trình bày ý kiến của mình bằng cách dùng lí luận bao gồm cả lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ một vấn đề thuộc về chân lí nhằm làm cho người đọc người nghe hiểu, tin đồng tình với những ý kiến của mình, và hành động theo những điều mà mình đã đề xuất. Trong những năm gần đây, trong các kỳ thi Tốt nghiệp THPT và Đại học, Cao đẳng và kể cả thi chọn học sinh giỏi, phần câu hỏi nghị luận xã hội có một vị trí hết sức quan trọng. Câu hỏi nghị luận xã hội vừa là cơ sở để đánh giá chất lượng của đề thi, vừa là câu hỏi chiếm tỉ lệ điểm tương đối cao [từ 3 đến 4 điểm trong thang điểm 10] góp phần làm nên thành công của bài thi. Câu hỏi nghị luận xã hội là phần mà thí sinh thích nhất, bởi nó không bị gò bó, luôn đem đến sự mới mẻ, sáng tạo cho thí sinh. Tuy nhiên, hiện nay nhiều học sinh rất ngại và lười viết văn nói chung và càng lười hơn khi viết phần mở bài, nên khi làm bài văn nghị luận xã hội, thường lúng túng và mắc nhiều lỗi, thậm chí không biết viết. Điều này tất yếu dẫn đến kết quả các bài làm chất lượng không cao, điểm thấp. Vấn đề đặt ra là, làm thế nào để viết được một bài văn nghị luận xã hội thành công? Thật ra, để làm được một bài văn nghị luận xã hội thành công cần rất nhiều yếu tố như: kinh nghiệm tìm hiểu đề, lập dàn ý, vốn sống, kinh nghiệm sống và khả năng diễn đạt. Trong đó, mở bài vừa đúng, vừa hay là yêu cầu đầu tiên và cũng có ý nghĩa nhất. Bởi vì, mở bài có một vị trí quan trọng trong cả bài viết, nó góp phần tạo ấn tượng, sự hứng thú cho người đọc. Vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà Macxim Gorki đã từng kết luận: Khó hơn cả là phần mở đầu, cụ thể là câu đầu, cũng như trong âm nhạc, nó chi phối giọng điệu của tác phẩm và người ta thường tìm nó rất lâu. Thực ra, hiện nay có nhiều bài viết, sách mẫu, sách hướng dẫn về cách làm bài văn nghị luận xã hội, tuy nhiên không có một tài liệu nào tập trung tháo gỡ khó khăn, giúp học sinh viết mở bài hiệu quả. Học sinh khi viết mở bài cho 2 bài văn nghị luận xã hội luôn mất nhiều thời gian, mắc phải nhiều lỗi về diễn dạt và trình bày. Trong thời gian dạy học sinh làm văn nghị luận xã hội, tôi nhận thấy giáo viên cần phải hình thành kỹ năng viết mở bài cho học sinh. Khi học sinh thành thạo kỹ năng chắc chắn các em sẽ viết được mở bài tốt hơn, hay hơn, hấp dẫn hơn, giúp học sinh có hứng thú học hơn. Với kinh nghiệm giảng dạy và sự học hỏi từ nhiều nguồn khác nhau nhằm nâng cao hiệu quả dạy học phần nghị luận xã hội nói riêng và dạy học Ngữ Văn nói chung khiến tôi trăn trở, suy ngẫm, tìm tòi để đưa ra một hướng dạy học giúp học sinh nâng cao hiệu quả khi làm văn nghị luận xã hội. Đó cũng chính là những lý do để tôi lựa chọn đề tài Hướng dẫn học sinh cách viết mở bài cho đề văn nghị luận xã hội II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN: 1. Cơ sở lí luận: Mục tiêu dạy học không chỉ giúp học sinh nắm được nội dung kiến thức mà phải hình thành cho học sinh kỹ năng vận dụng vào thực tiễn với những dạng bài tập cụ thể. Việc vận dụng đòi hỏi phù hợp với yêu cầu của từng dạng đề, phù hợp với tính chất của từng kỳ thi. Nếu trong kỳ thi tốt nghiệp trước đây chỉ yêu cầu học sinh với những kiến thức và kỹ năng cơ bản thì kỳ thi tốt nghiệp tới đây đòi hỏi học sinh phải vận dụng thành thục những kỹ năng đó để có thể viết được một bài văn nghị luận xã hội không chỉ đầy đủ luận điểm, dẫn chứng, lí lẽ mà còn hay, hấp dẫn, lôi cuốn người đọc. Nghị luận xã hội thực chất là đưa ra những dẫn chứng, lí lẽ để bàn luận, đánh giá về một vấn đề xã hội thông qua hệ thống luận điểm. Những câu hỏi nghị luận xã hội trong đề thi giúp học sinh có cơ hội thể hiện đầy đủ quan niệm, suy nghĩ, nhận thức của học sinh về một vấn đề xã hội. Trong những kỳ thi gần đây, dạng đề văn nghị luận xã hội ngày càng khó hơn, đa dạng hơn. Đề thi mang tính tổng hợp chứ không còn tách biệt giữa nghị luận về một hiện tượng đời sống và nghị luận về một tư tưởng đạo lý. Câu hỏi nghị luận xã hội hết sức đa dạng. Khi làm bài phải phụ thuộc vào cách nhìn nhận của học sinh về những vấn 3 đề xã hội. Trước một vấn đề, mỗi học sinh có thể có cách tiếp cận không giống nhau. Vì thế, việc dẫn dắt của học sinh vào vấn đề cũng khác nhau. Trong bài làm văn nghị luận xã hội, phần mở bài có vai trò hết sức quan trọng góp phần làm nên thành công cho cả bài văn. Phần mở bài vừa làm cơ sở cho phần thân bài, vừa tạo tâm thế, gợi cảm hứng cho người đọc. Phần mở bài phải đạt những yêu cầu, nêu được vấn đề một cách ngắn gọn, định hướng cách giải quyết vấn đề đặt ra của đề bài. Tuy nhiên, trong thang điểm, phần mở bài thường chiếm số điểm không nhiều nhưng trong quá trình chấm, mở bài đảm bảo yêu cầu đúng, đủ, hay có tầm quan trọng nhất định. Để một mở bài hay, hấp dẫn người đọc, đòi hỏi mở bài phải có tính sáng tạo. Mỗi dạng đề văn nghị luận xã hội thường có những cách mở bài phù hợp. Từ yêu cầu, tính chất của từng kỳ thi sẽ đòi hỏi học sinh cách mở bài tương ứng. 2. Cơ sở thực tiễn: a. Thực trạng về thời lượng Trong phân phối chương trình Ngữ văn hiện nay, phần làm văn nghị luận xã hội chỉ được sắp xếp với một thời lượng tương đối ít [chỉ từ 2 đến 3 tiết học]. Chỉ trong vài tiết học, giáo viên không đủ thời gian để hướng dẫn cho nhiều đối tượng học sinh một cách đầy đủ, chi tiết. Học sinh cũng không có nhiều thời gian để rèn luyện kỹ năng làm bài qua việc vận dụng vào những bài tập cụ thể. Hiện nay, khi dạy học, phần lớn giáo viên ít chú ý đến việc rèn luyện kỹ năng viết mở bài của học sinh. Chính vì thế, khi viết mở bài học sinh thường lúng túng, thiếu kỹ năng cho nên những bài làm văn nghị luận xã hội ít khi đem đến sự mới mẻ, sáng tạo thậm chí trở nên nhàm chắn cho người đọc. Trong các kỳ thi, khi làm bài nghị luận xã hội học sinh thường lúng túng chọn cách mở bài dẫn đến mất nhiều thời gian để viết mở bài [thực tế nhiều học sinh phải mất từ 15 đến 20 phút mới có thể viết được phẩn mở bài]. Điều này cho thấy, học sinh vừa thiếu kỹ năng phân tích đề, tìm hiểu đề vừa không có kỹ năng diễn đạt, trình bày bài viết, trước hết là kỹ năng viết phần mở bài. Để một mở bài hay, học sinh cần được trang bị kiến thức và kỹ năng viết được nhiều cách mở bàif khác nhau 4 Đề văn nghị luận xã hội có nhiều hình thức khác nhau. Chính vì thế, các kiểu mở bài cũng hết sức đa dạng. Tuy nhiên, trong thực tế, mở bài của đề văn xã hội đều theo những yêu cầu nhất định. Hiện nay, đa số học sinh lựa chọn cách mở bài trực tiếp. Cách mở bài này đơn giản, dễ vận dụng nhưng học sinh mắc nhiều lỗi cơ bản. Thực ra, với đề văn nghị luận xã hội có thể mở bài theo nhiều cách khác nhau. Mỗi cách sẽ đáp ứng yêu cầu nhất định về tính chất của từng kỳ thi, đồng thời mỗi học sinh sẽ có những khả năng riêng khi lựa chọn mở bài. b. Thực trạng khả năng viết mở bài văn nghị luận xã hội của học sinh Đề văn nghị luận xã hội đem đến một sự thay đổi lớn trong cách nhìn nhận, trong quá trình đổi mới dạy học Ngữ văn. Những bài làm văn nghị luận xã hội hay của học sinh đã góp phần tạo nên những làn sống dư luận tích cực về đổi mới dạy học Ngữ văn trong đời sống. Nhiều bài văn nghị luận xã hội cho ta thấy được cách nhìn, cách nghĩ mở mẻ với nhiều sáng tạo trong phần mở bài. Trên các phương tiện thông tin đại chúng, những bài viết hay với cách mở bài sáng tạo đã kích thích hứng thú cho học sinh. Trái lại, thực tế của nhiều năm đi chấm thi và trực tiếp dạy học, ôn luyện cho học sinh thi học sinh giỏi, thi Đại học - Cao đẳng, tôi nhận thấy, phần mở bài trong bài làm văn nghị luận xã hội của học sinh còn tồn tại rất nhiều hạn chế. Nhiều học sinh không biết mở bài. Thực ra, trong quá trình học, học sinh phần lớn chưa chú ý mở bài sao cho đúng, cho hay. Một số lỗi thường gặp của học sinh khi viết mở bài cho đề văn nghị luận xã hội: - Nhiều học sinh làm bài không có không có mở bài, không giới thiệu yêu cầu đề. Hay nói chính xác hơn, học sinh không xác định được bố cục bài viết nên làm bài không phân biệt được mở bài hay thân bài. Vì vậy, học sinh làm bài là trực tiếp giải quyết vấn đề mà thiếu phần đặt vấn đề. Nhiều học sinh chép lại y nguyên yêu cầu đề để thay cho phần mở bài... 5 - Mở bài không nêu đúng vấn đề đặt ra trong đề bài. Khi thiếu kỹ năng làm bài văn nghị luận xã hội, học sinh sẽ không biết phân tích đề, xác định trọng tâm yêu cầu đề. Chính vì vậy, mở bài không giới thiệu được yêu cầu đề. Nếu mở bài không giới thiệu được yêu cầu sẽ không đảm bảo yêu cầu của phần mở bài đồng thời khi viết bài sẽ diễn đạt lan man, thiếu luận điểm để làm rõ vấn đề đặt ra. - Mở bài dài dòng, không nêu được giới hạn, phạm vi vấn đề cần nghị luận. Viết mở bài dài dòng sẽ khiến mất thời gian, cạn kiệt ý tưởng cho phần thân bài. Mở bài dài dòng sẽ gây nhàm chán cho người đọc đồng thời có thể dẫn đến xa đề, lạc đề ở phần thân bài. - Mở bài bằng việc dẫn dắt ngôn từ sáo rỗng, gượng ép. Khi học sinh không hiểu yêu cầu của đề bài, không phân tích đề ra thường bịa ra mở bài để dẫn dắt vấn đề. Điều này sẽ gây cho người đọc cảm giác mơ hồ, khó chịu về sự giả tạo. c. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế khi viết mở bài văn nghị luận xã hội. Những hạn chế của học sinh khi viết mở bài cho bài văn nghị luận xã hội xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau: - Nguyên nhân xuất phát từ đặc điểm, yêu cầu của phần mở bài: Mở bài là phần khó nhất trong bài văn nghị luận xã hội. Học sinh viết được một mở bài đạt yêu cầu không chỉ giới thiệu được vấn đề mà còn phải làm tiền đề cho phần thân bài, tạo tâm thế tiếp nhận cho người đọc đồng thời phải có tính sáng tạo, mới mẻ để hấp dẫn, lôi cuốn người đọc. Viết được mở bài đồng nghĩa với học sinh nhận thức được yêu cầu đề, biết cách phân tích đề ra và có định hướng viết thân bài và kết bài. Vì vậy, mở bài là phần đầu của bài làm văn nghị luận xã hội nhưng mở bài cũng chi phối đến các yếu tố khác trong quá trình làm bài văn nghị luận xã hội. - Nguyên nhân xuất phát từ học sinh: Đây là nguyên nhân chủ yếu và căn bản nhất dẫn đến những hạn chế của học sinh khi viết phần mở bài: 6 + Học sinh không nắm vững lý thuyết làm bài văn nghị luận xã hội. Trước hết là lý thuyết viết mở bài. Trong quá trình học, kiến thức viết mở bài cho bài văn nghị luận xã hội không tách riêng trong một bài học cụ thể. Trong chương trình Ngữ văn THCS, học lý thuyết Viết mở bài và kết bài cho bài văn nghị luận. Trong chương trình Ngữ văn THPT học bài thực hành: Rèn luyện viết mở bài, kết bài trong văn nghị luận [trong chương trình Ngữ văn lớp 12]. Chính vì thế, đa số học sinh không nắm vững kiến thức lý thuyết. Khi vào phòng thi, học sinh cứ đặt bút viết theo cảm tính, nghĩ gì viết nấy, không chịu để ý đề yêu cầu nghị luận cái gì, cứ viết chung chung, tràn lan, linh tinh, không có chọn lọc. Cho nên mở bài rồi chuyển xuống thân bài chưa nêu ra được vấn đề đề yêu cầu nghị luận. Những mở bài như vậy sẽ trở nên mơ hồ, dễ lạc đề, lệch đề, xa trọng tâm yêu cầu đề, thậm chí là lan man, lạc đề. - Khi làm bài thi, học sinh có thói quen không thực hiện thao tác phân tích đề. Không phân tích đề, dẫn đến nhiều mở bài không xác định đúng yêu cầu của đề, không xác định được phạm vi đề đặt ra. Việc không phân tích đề làm cho bài viết của học sinh vừa hệ thống luận điểm không rõ ràng, không chặt chẽ vừa làm cho mở bài lan man. Phân tích đề là bước đầu tiên của việc làm bài văn nghị luận nhưng đồng thời đó cũng là bước hết sức quan trọng để có thể viết được một mở bài hay. Không tiến hành thao tác phân tích đề, dẫn đến học sinh trong quá trình làm bài nghĩ đến đâu, viết đến đó. Đây là nguyên nhân đa số học sinh gặp phải kể cả với những học sinh học khối để ôn thi ĐH & CĐ, cả học sinh ôn thi chọn học sinh giỏi. + Bên cạnh đó còn có nguyên nhân: học sinh không chịu khó rèn luyện trong quá trình học. Chính điều này làm cho học sinh không thành thạo khi viết mở bài. Ngay cả với học sinh giỏi, việc tự viết bài để rèn luyện và hoàn thiện kỹ năng cũng rất ít. Học sinh phần lớn chỉ chờ giáo viên đọc chép, không có ý thức tự mày mò, tìm kiếm. Chính vì vậy, để ôn thi học sinh phải học thuộc cách viết của giáo viên hoặc viết theo các bài văn mẫu của sách tham khảo. - Nguyên nhân xuất phát từ giáo viên: 7 Hạn chế trong viết mở bài cho đề văn Nghị luận xã hội còn xuất phát từ phương pháp dạy học của giáo viên: Trong quá trình dạy học, giáo viên tập trung hướng dẫn học sinh phân tích đề, lập dàn ý, xây dựng hệ thống luận điểm. Giáo viên không dành thời gian hình thành kỹ năng viết mở bài cho học sinh. Bên cạnh đó, một số giáo viên hiện nay lại chủ yếu tập trung vào việc cung cấp kiến thức về mặt lý thuyết, ít chú ý rèn luyện kỹ năng thực hành. Vì vậy, một tiết học trên lớp, học sinh ít có cơ hội rèn luyện kỹ năng viết mở bài của mình III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ CÁC GIẢI PHÁP 1. Tổ chức thực hiện Thực hành là bước quan trọng nhất của việc làm văn nói chung và làm văn nghị luận xã hội nói riêng. Thông qua thực hành giúp học sinh rèn luyện các kĩ năng tư duy cách tìm hiểu đề, lập dàn ý...trong quá trình thành lập văn bản Một bài văn nghị luận xã hội hay cần nhiều kỹ năng song mở bài là một kỹ năng quan trọng cho thấy người viết đã xác định đúng và trúng vấn đề, tạo tâm thế cho người đọc tiếp nhận bài viết. Mục đích của phần mở bài là giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề nghị luận đồng thời gây hứng thú cho người đọc, lôi cuốn sự chú ý của người đọc đối với vấn đề cần nghị luận. Đó cũng là hai bước không thể thiếu ở phần mở bài. a. Tìm hiểu đề Muốn viết một mở bài tốt, trước bất cứ đề nào giáo viên cũng cần hướng dẫn và yêu cầu học sinh đọc kĩ đề, gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đề và tự đặt ra câu hỏi: - Vấn đề được đặt ra là gì? - Vấn đề nghị luận về một tư tưởng đạo lí hay một hiện tượng đời sống - Cần sử dụng các thao tác nào để nghị luận b. Viết mở bài Mở bài cho đề văn nghị luận có rất nhiều cách khác nhau, văn nghị luận xã hội việc lựa chọn cách viết mở bài càng đa dạng. Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã từng khẳng định: Các cách mở bài khác nhau chủ yếu ở phần dẫn dắt. 8 Phần nêu vấn đề và phần giới hạn vấn đề thường không thay đổi, viết mở bài theo kiểu gì thì ai cũng phải nêu được phần này. Nói gọn lại, cứ thay đổi phần dẫn dắt ta sẽ có một mở bài mới. Trong đề tài này, xuất phát từ kinh nghiệm và kết quả dạy học, tôi lựa chọn 3 cách mở bài cơ bản, dễ dàng vận dụng vào dạy học với nhiều đối tượng học sinh khác nhau. Đó là: Mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp và mở bài theo hướng phản đề. Mỗi cách mở bài đều có những ưu điểm và hạn chế tùy thuộc vào khả năng vận dụng và yêu cầu đề để vận dụng. Có hai cách mở bài chủ yếu sau đây: 2. Các giải pháp a. Mở bài trực tiếp: Mở bài trực tiếp là cách mở bài đi thẳng vào vấn đề mà yêu cầu của đề đặt ra. Cách mở bài này không yêu cầu cao đối với học sinh. Đây là dạng mở bài tương đối dễ. Học sinh cũng dễ vận dụng vào quá trình làm bài của mình. Ngay cả đối tượng là những học sinh trung bình cũng dễ dàng vận dụng hướng mở bài trực tiếp. Mở bài trực tiếp là cách mở bài được học sinh lựa chọn nhiều. Mở bài theo hướng trực tiếp thường ngắn gọn, dễ dẫn dắt vào yêu cầu đề. Học sinh có thể trực tiếp giới thiệu vấn đề nghị luận. Cách mở bài này sẽ không bị xa đề, lạc đề. Mặt khác, mở bài trực tiếp sẽ không bị mất nhiều thời gian. Mở bài trực tiếp có thể hạn chế tính sáng tạo, không tạo được hứng thú mới mẻ cho người đọc. Tuy nhiên, trước khi hướng dẫn học sinh viết bài theo những cách khác, giáo viên cần rèn luyện học sinh thành thạo cách viết mở bài theo hướng trực tiếp. Cách viết mở bài theo hướng trực tiếp là tiền đề cho những cách viết mở bài khác với những yêu cầu cao hơn, khó hơn. Hướng dẫn học sinh cách viết mở bài trực tiếp: - Xác định trọng tâm yêu cầu đề. Đây là thao tác quan trong nhất trong việc phân tích đề. Yêu cầu đề thường nằm ở phần giới hạn của đề. Trọng tâm đề có vai trò then chốt đối với cách mở bài trực tiếp. 9 - Từ yêu cầu trọng tâm của đề, học sinh phải đưa ra được những hiểu biết, đánh giá của mình về những ảnh hưởng, tầm quan trọng của vấn đề đặt ra. - Cuối cùng, dẫn dắt vào yêu cầu đề. Với cách mở bài trực tiếp, khi có thể đưa ra nhận định của mình về vấn đề ngay từ phần mở bài. Tuy nhiên, dẫn dăt phải ngắn gọn. Bài tập vận dụng: Ví dụ 1: Đề 1: Bình luận câu tục ngữ: Trăm hay không bằng tay quen Các bước tiến hành viết mở bài: - Xác định trọng tâm yêu cầu đề: khẳng định tầm quan trọng của thực hành trong thực tế cuộc sống - Ảnh hưởng, tầm quan trọng của vấn đề: trong thời đại ngày nay đang cần rất nhiều người giỏi nghề, thực hành hơn lí thuyết - Đưa ra nhận định về vấn đề để dẫn dắt vào yêu cầu đề Viết mở bài : Học sinh có thể viết đơn giản như sau: Bàn về mối quan hệ giữa tri và hành, giữa lí thuyết và thực hành, tục ngữ có câu: Trăm hay không bằng tay quen Nhận định ấy của câu tục ngữ có đúng hoàn toàn hay không ? Ví dụ 2: Đề 2: Khi bàn về lối sống thực dụng, có ý kiến cho rằng: sống thực dụng sẽ làm cho con người ta ngày càng trở nên toan tính, ti tiện, coi trọng giá trị vật chất hơn mọi giá trị khác trong cuộc sống. Ý kiến khác lại khẳng định:Không phải lối sống thực dụng lúc nào cũng xấu. Nếu sống trong môi trường toàn những người thực dụng mà bản thân không như thế thì cuối cùng cũng sẽ bị đào thải thôi. Anh chị hãy viết bài văn ngắn [khoảng 600 từ] trình bày suy nghĩ của mình về hai ý kiến trên. Các bước tiến hành viết mở bài: 10

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề