Sáng kiến kinh nghiệm trong quản lý bảo vệ rừng

Nhiệt tình, trách nhiệm là những ấn tượng đầu tiên khi chúng tối tiếp xúc với chị Sa Thị Thanh Thủy (trong ảnh), Phó trưởng phòng Sử dụng đất và Phát triển rừng, Chi cục Kiểm lâm tỉnh. Hơn 5 năm qua, với nhiệm vụ được giao, chị luôn cùng với tập thể phòng làm tốt công tác tham mưu giúp lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Kiểm lâm chỉ đạo đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

             

Sáng kiến kinh nghiệm trong quản lý bảo vệ rừng

Là người dân tộc Tày, sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Đà Bắc (Hòa Bình), năm 1993, học xong THCS, Sa Thị Thanh Thủy theo học THPT dân tộc nội trú tại Trường Đại học Lâm nghiệp (Hà Nội) và tiếp tục học đại học tại Trường Đại học lâm nghiệp. Năm 2001, ra trường về Sơn La công tác, trải qua nhiều đơn vị khác nhau, năm 2016, chị về nhận nhiệm vụ tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh và được giao phụ trách công tác xây dựng cơ bản lâm sinh. Được thực hiện nhiệm vụ theo đúng chuyên ngành đã học, chị đã phát huy năng lực, tiếp thu ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Sở và Chi cục, bám sát định hướng chỉ đạo của các cấp chính quyền, cùng với tập thể phòng tích cực tham mưu công tác thẩm định, phê duyệt các hạng mục công trình lâm sinh; đôn đốc các đơn vị triển khai trồng rừng theo các chương trình dự án, chăm sóc, bảo vệ rừng  trồng, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên, thẩm định hồ sơ trồng bù rừng của các công trình thủy điện... Đồng thời, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng; lập hồ sơ thuyết minh thiết kế kỹ thuật và dự toán trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Bên cạnh đó, chị đã cùng tập thể phòng lập Đề án hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc tiểu số trồng, chăm sóc bảo vệ rừng tại 5 huyện nghèo; xây dựng Đề án phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025; Dự án trồng và phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn lưu vực sông Đà, sông Mã thuộc Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh. Triển khai thực hiện mô hình hỗ trợ trồng cây sa nhân tím dưới tán rừng trồng trong thời gian đầu tư xây dựng cơ bản tại xã Bản Lầm, Tông Lạnh và Chiềng Bôm (Thuận Châu).

Đặc biệt, hơn 5 năm công tác tại Chi cục Kiểm lâm, chị đã có nhiều sáng kiến được áp dụng vào thực tiễn mang lại hiệu quả trong công tác quản lý, phát triển rừng. Trong đó, năm 2015 thành lập nhóm sáng kiến “Xây dựng sổ tay hướng dẫn cơ bản lâm sinh”, đã giúp Chi cục thống nhất trong công tác quản lý xây dựng cơ bản lâm sinh, từ thiết kế, lập hồ sơ, thẩm định, phê duyệt đến khi bàn giao, quyết toán công trình hoàn thành và thanh lý rừng trồng, khoanh nuôi tái sinh không thành rừng; tăng cường việc trao đổi thông tin, cập nhật văn bản chỉ đạo điều hành giữa các đơn vị, dự án cơ sở với các cơ quản lý nhà nước về lâm nghiệp và các đơn vị, dự án, tổ chức, cá nhân chủ động trong việc tổ chức thực hiện. Từ đó rút ngắn được thời gian xử lý các thủ tục hành chính, không gây lãng phí thời gian và chi phí cho các tổ chức, công dân. Năm 2016, thành lập nhóm sáng kiến “Hướng dẫn trồng, chăm sóc, quản lý bảo vệ cây trồng phân tán trên địa bàn tỉnh Sơn La”, được áp dụng từ tháng 12/2016. Sáng kiến được triển khai trong năm 2017, toàn tỉnh đã trồng được trên 133.000 cây phân tán các loại và được chăm sóc, quản lý bảo vệ tốt, góp phần nâng cao độ che phủ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường. Năm 2017, tiếp tục thành lập nhóm sáng kiến “Hướng dẫn trình tự nội dung lập thẩm định và phê duyệt hồ sơ thiết kế nuôi dưỡng rừng trồng trên địa bàn tỉnh Sơn La”. Sáng kiến đã áp dụng biện pháp tỉa thưa 20 ha rừng trồng tại bản Ít Cang, Nà Cang, xã Chiềng Bôm; 10 ha tại bản Nong Cốc A, xã Long Hẹ (Thuận Châu); 154 ha tại 6 bản xã Mường Và; 89 ha tại 3 bản của xã Mường Lạn (Sốp Cộp). Biện pháp tỉa thưa mật độ có ý nghĩa quan trọng trong việc nuôi dưỡng rừng trồng, góp phần nâng cao sản lượng, cải thiện được chất lượng rừng trồng, tận thu lâm sản trung gian, đem lại hiệu quả kinh tế cho các chủ rừng, được người dân ủng hộ cao. Năm 2018, thành lập nhóm sáng kiến “Xây dựng hướng dẫn hỗ trợ trồng rừng sản xuất theo phương thức hỗ trợ sau đầu tư trên địa bàn tỉnh Sơn La”, giúp người trồng rừng có thể chủ động được nguồn giống, đất đai và phương thức trồng. Rừng sau khi trồng được Ban quản lý dự án tiến hành nghiệm thu và thanh toán 60% tiền nhân công và cây giống nếu đảm bảo tỷ lệ sống theo quy định. Năm 2019, thành lập nhóm sáng kiến “Xây dựng hướng dẫn trình tự các bước nghiệm thu rừng trồng thành rừng và bàn giao công trình trồng rừng hết thời gian xây dựng cơ bản lâm sinh thuộc các chương trình dự án trên địa bàn tỉnh”, sáng kiến đã giúp cho các chủ đầu tư, đơn vị, dự án, các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình nắm được trình tự thủ tục nghiệm thu rừng trồng thành rừng và bàn giao công trình trồng rừng theo đúng quy định của pháp luật; giúp chính quyền các huyện, thành phố và các cơ quan chức năng quản lý, giám sát được diện tích rừng trồng đã được bàn giao.

Chị Thủy chia sẻ: Để có những sáng kiến được áp dụng vào thực tế, cán bộ trong phòng phải thường xuyên đến các xã vùng sâu, vùng cao, như Ngọc Chiến, Nậm Giôn (Mường La); Co Mạ, Long Hẹ, Mường Bám (Thuận Châu); Mường Lèo, Mường Lạn (Sốp Cộp)... để khảo sát, kiểm tra công tác phát triển rừng, quản lý chất lượng cây giống và tham mưu cho đơn vị những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý, phát triển rừng.

Với những nỗ lực, cố gắng, từ năm 2015-2019 chị luôn hoàn thành tốt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, 5 năm liền là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, được UBND tỉnh tặng Bằng khen và các cấp, các ngành khen thưởng. 

Nhằm mục đích huy động toàn xã hội cùng chung tay vào công tác quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển rừng, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và nhân dân về giá trị, vai trò của rừng đối với xã hội, kinh tế, môi trường, quốc phòng, an ninh; qua đó, tìm ra giải pháp, sáng kiến có tính sáng tạo, đột phá, mang tính khả thi, phù hợp với tình hình, điều kiện thực tiễn tại tỉnh nhà để triển khai áp dụng, nhân rộng vào hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Ngày 17/8/2021, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông đã thôn ban hành văn bản số 2546/SNN-TCCB về việc hưởng ứng Cuộc thi tìm kiếm giải pháp, sáng kiến trong công tác quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển rừng. Theo đó, Thể lệ của Cuộc thi có một số nội dung chính như sau:

Xem chi tiết thể lệ cuộc thi tại đây

Sáng kiến kinh nghiệm trong quản lý bảo vệ rừng

1. Đối tượng: các tầng lớp nhân dân và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, nhà nghiên cứu, nhà khoa học, đoàn viên, hội viên, học sinh, sinh viên… trên địa bàn tỉnh.

2. Nội dung: đề xuất, đề nghị, kiến nghị giải pháp, sáng kiến phải mang tính đổi mới, sáng tạo, có tính đột phá, khả thi và phù hợp với tình hình, điều kiện thực tiễn tại địa phương. Trong đó, tập trung vào một số nội dung chính sau:

– Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và nhân dân về giá trị, vai trò của rừng đối với xã hội, kinh tế, môi trường, quốc phòng, an ninh.

 – Cơ chế, chính sách về lĩnh vực lâm nghiệp.

– Quy hoạch rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.

 – Công tác bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học các hệ sinh thái rừng; phục hồi và phát triển rừng; sử dụng bền vững tài nguyên rừng.

– Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về lâm nghiệp; kiện toàn tổ chức, bộ máy quản lý nhà nước, tổ chức sản xuất ngành lâm nghiệp theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, chuyên nghiệp.

– Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong hoạt động quản lý, bảo vệ rừng, sử dụng và phát triển rừng.

– Các nội dung khác có liên quan đến lĩnh vực lâm nghiệp.

3. Hình thức: hình thức dự thi dưới dạng bài viết (viết tay hoặc đánh máy) của cá nhân hay nhóm tác giả về giải pháp, sáng kiến trong công tác quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển rừng. Đối với các bài dự thi về ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ thì ngoài bài viết thì cần gửi kèm đĩa CD lưu trữ phần mềm ứng dụng, video hướng dẫn (yêu cầu chi tiết về bài dự thi tại Mục II của Thể lệ cuộc thi đính kèm).

 4. Thời gian, địa chỉ nhận bài dự thi: thời gian nhận bài dự thi: từ ngày 01/9/2021 đến ngày 01/02/2022 (đối với những bài dự thi gửi theo đường bưu điện thì thời hạn được tính theo dấu bưu điện). Thời gian dự kiến trao giải thưởng: khoảng Quý I/2022. Địa chỉ nhận bài dự thi: Bài dự thi gửi về Chi cục Kiểm lâm Đắk Lắk, thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT – Số 49, đường Hùng Vương, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

 5. Cơ cấu Giải thưởng: cá nhân hay nhóm tác giả được Ban tổ chức cuộc thi cấp Giấy chứng nhận kèm theo hiện vật (nếu có) và tiền thưởng, cụ thể như sau:

– 01 giải Nhất: 20.000.000 đồng/giải

– 02 giải Nhì: 10.000.000 đồng/giải – 03 giải Ba: 5.000.000 đồng/giải

 – 10 giải Khuyến khích: 1.000.000 đồng/giải

Phòng Truyền thông