Sáng kiến tổ chức trò chơi học tập trong giờ học Toán lớp 1

Tóm tắt nội dung tài liệu

             PHẦN I . ĐẶT VẤN ĐỀ 
      Như chúng ta đã biết học sinh tiểu học luôn hiếu động, tò mò, muốn tìm hiểu, 
khám phá. Do vậy, việc tổ chức cho học sinh học tập, tự chiếm lĩnh tri thức thông 
qua các hoạt động vui chơi hay trò chơi là phù hợp với học sinh tiểu học. Trò chơi  
toán học giúp học sinh luyện tập, củng cố kiến thức, phát hiện kiến thức mới của  
bài học, làm cho giờ học bớt căng thẳng, tạo cảm giác thoải mái, dễ  chịu, có thể 
tiếp thu kiến thức dễ  dàng hơn và gây hứng thú cho học sinh học tập, đồng thời 
kích thích sự tìm tòi, khám phá, ham hiểu biết, tạo cơ hội để các em thể hiện mình.  
Bên cạnh đó trong giờ học Toán, thông qua trò chơi, học sinh vận dụng kiến thức  
linh hoạt và kích thích trí tưởng tượng, trí nhớ của mình. từ đó học sinh phát triển 
tư duy, học tập cách xử lý nhanh trong những tình huống phức tạp, tăng cường khả 
năng vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống. Mặt khác, trò chơi học tập 
còn giúp các em phát triển được nhiều phẩm chất đạo đức như tình đoàn kết, thân 
ái, lòng trung thực, tinh thần cộng đồng, trách nhiệm. trẻ em sẽ hình thành và phát  
triển năng lực, phẩm chất, nhân cách thông qua hoạt động. Vì vậy, đến khi bắt đầu 
học Tiểu học, các em bắt đầu công việc học tập qua các môn học gắn liền với các 
hoạt động. Nhờ  thế, các em sẽ  được lĩnh hội những tri thức trong thế  giới xung  
quanh mình, đồng thời phát triển nhân cách. Trong quá trình học tập  ở trường, các  
em còn được tham gia vào các trò chơi nhằm tạo hứng thú và và khơi gợi sử dụng 
những kiến thức đã học hoặc dẫn dắt tới những kiến thức mới. Các hoạt đông vui 
chơi trong quá trình dạy học đã tạo điều kiện để  học sinh được phát triển trí tuệ, 
làm cho tâm hồn các em phong phú hơn, cuộc sống vui tươi lành mạnh hơn và đồng 
thời giúp các em tự tin hơn trong học tập và cuộc sống. Đặc biệt, thông qua các trò 
chơi, học sinh không bị ức chế, không khí lớp học sôi nổi, học sinh học tập với khí 
thế hào hứng, ham muốn học tập. 
       Trò chơi trong toán học luôn làm cho học sinh thích thú và chú ý nhất. Để các  
trò chơi góp phần mang lại hiệu quả cao trong giờ học, khi tổ chức và thiết kế trò 
chơi phải đảm bảo các nguyên tắc“chơi mà học, học mà chơi". Trò chơi học tập  
loại hình hoạt động vui chơi có nhiều tác dụng trong giờ học đối với học sinh tiểu  
học. Trò chơi tạo không khí vui tươi hồn nhiên, sinh động trong giờ  học. Không 
một ai có thể phủ nhận được những mặt tích cực mà việc tổ chức trò chơi học tập  
đã mang lại sau mỗi tiết học. Nhưng tổ chức trò chơi như thế nào? Làm thế nào để 
học sinh của mình năng động sáng tạo hơn, tạo được hứng thú trong học tập, giờ 
học diễn ra một cách " Nhẹ  nhàng, tự  nhiên, hiệu quả" Theo thông tư  22 ra ngày 
22­9 ­2016 và có hiệu lực từ  ngày 6 ­ 11­ 2016 thực chất là nhằm làm bớt căng 
thẳng, mong muốn đưa các em với tâm lý thoải mái hứng khởi, không vì điểm số 
gây áp lực cho học sinh mà Bộ giáo dục hướng tới.
        Đối với học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng các em có tính  
hiếu động, ít chịu ngồi yên. Nếu các em tham gia các trò chơi bổ ích và lý thú thì đó  
là điều kì diệu đối với các em. Như  chúng ta đã biết trò chơi luôn là khâu kết nối 
1
quan trọng trong quá trình tổ chức giờ học. Nếu sử dụng trò chơi học tập một cách 
đúng mục đích thì sẽ  mang lại hiệu quả tích cực. Vậy giáo viên phải sử  dụng trò 
chơi như thế nào và tổ chức ra sao để mang lại hiệu quả trong giờ học toán. Thì đó 
là vấn đề mà tôi băn khoăn trăn trở nên tôi đã mạnh dạn đưa ra nghiên cứu đề  tài: 
"Một số  biện pháp tổ  chức trò chơi toán học lớp 1 nhằm gây hứng thú học 
tập cho học sinh" 
PHẦN II:  NỘI DUNG 
A.THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN :
1 .Thực trạng 
     a. Thuận lợi:
     Trong năm học 2016 ­ 2017, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 1D với tổng số 
là 32 em. Các em ngoan ngoãn, đoàn kết yêu thương nhau, biết vâng lời thầy cô  
giáo.Đồ  dùng học tập, sách, vở  được bố  mẹ  mua đầy đủ. Bên cạnh được sự  chỉ 
đạo kịp thời của Bộ Giáo dục & Đào tạo về đánh giá học sinh Tiểu học ban hành  
kèm theo TT số 22/ 2016/ TT – BGD­ĐT sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban giám  
hiệu nhà trường, sự kết hợp của phụ huynh học sinh, sự nhiệt tình giảng dạy của  
giáo viên.
b.Khó khăn: 
     Học sinh lớp 1D đều là con em trên địa bàn nông thôn, một số học sinh gia đình  
còn gặp nhiều khó khăn về  kinh tế  nên chưa thực sự  quan tâm đến việc học của 
con cái.Trình độ tiếp thu của học sinh không đồng đều và mức độ giao tiếp của các 
em còn hạn chế, học sinh còn rụt rè, nhút nhát, chưa mạnh dạn trong cách" Học mà 
chơi, chơi mà học". Bởi vậy, trong các giờ  học toán học sinh thường tiếp thu thụ 
động, nhất là những học sinh trầm, ít nói, ít phát biểu, tiếp thu chậm như em Cao  
Thị  Thanh Hà, Nguyễn Sĩ Anh, Nguyễn Tuấn Tú,...Mặt khác, gần cuối tiết học,  
học sinh thường uể  oải, ít tập trung chú ý nghe giảng, vì đặc điểm của học sinh  
Tiểu học là dễ nhớ nhưng cũng mau quên, chóng chán như: Trần Đình Công, Tăng  
Tiến Tấn, Phạm Thục An,Trần Đình Hưng...Bên cạnh đó còn có một số  em thiếu  
mạnh dạn trước tập thể, ít gần gũi bạn bè, cô giáo.
        Trước hết, để nắm được chất lượng học tập cũng như sự yêu thích môn học.  
Sau khi tiến hành dạy học 5 tuần, tôi tiến hành kiểm tra chất lượng của lớp và cho 
kết quả như sau:
Học   sinh  Học   sinh   Về khả năng tiếp thu kiến thức 
Tổn hứng   thú  chưa   tự   giác                      
g  học bài học bài Tiếp   thu    Tiếp   thu  Tiếp      Tiếp 
Số   tốt tương đối  thu  thu 
tốt  bình  chậm
thường

2
  SL %  SL %  SL % SL % SL % SL %
   32  20  12   7  7 13 5

       2. Nguyên nhân của hạn chế trên:
 Với kinh nghiệm sau thời gian giảng dạy lớp 1, cùng với tìm hiểu thực tế  điều 
kiện của học sinh trong lớp tôi đã xác định được các nguyên nhân của những hạn  
chế nêu trên đó là:   
       a.Về phía giáo viên :
­  Giáo viên tổ chức trò chơi với hình thức chưa hấp dẫn học sinh dẫn đến chưa  
thực sự duy trì được sự chú ý của học sinh đến bài học .
 ­ Giáo viên tổ  chức trò chơi học tập nhưng chưa thay đổi được bản chất của 
hình thức học tập phải là hình thức học tập vừa chơi vừa học mới giảm được 
tính chất căng thẳng của giờ  học, nhất là các giờ học lý thuyết, kiến thức mới .
­ Giáo viên tổ chức trò chơi còn để  học sinh vui chơi quá đà dẫn đến học sinh 
chưa chú ý tính chất học tập của trò chơi .
  b. Về phía học sinh :
     ­ Trình độ  tiếp thu của học sinh không đồng đều và mức độ  giao tiếp của các 
em còn hạn chế .
      ­ Một số học sinh còn rụt rè, nhút nhát chưa mạnh dạn, tích cực trong tiết học  
toán .     ­  Một số học sinh học còn trầm, ít nói, ít phát biểu, tiếp thu chậm, thiếu  
mạnh dạn trước tập thể, ít gần gũi bạn bè và cô giáo .
         B. MỘT SỐ  BIỆN PHÁP ĐỂ  TỔ  CHỨC TRÒ CHƠI GIÚP CHO HỌC 
SINH LỚP 1 HỌC TỐT MÔN TOÁN.
    1.Một số yêu cầu khi tổ chức trò chơi toán học cho học sinh: 
        ­ Đảm bảo yêu cầu giáo dục mang tính vừa sức, tức là trò chơi có mức độ khó  
vừa phải để tất cả các em học sinh có thể tham gia được.
         ­Gắn với việc học tập, xác định rõ mục đích hình thành kiến thức mới hay 
củng cố kiến thức đã học, hoặc rèn kĩ năng gì liên quan đến bài học.
       ­Sử dụng các đồ dùng, phương tiện dạy học sáng tạo, không rập khuôn.
       ­ Đảm bảo phát huy tính tích cực, độc lập sáng tạo của học sinh.
       ­ Có luật chơi và luật chơi phải được giới thiệu rõ ràng trước khi chơi. Luật  
chơi cần ghi rõ nội dung trò chơi, cách chơi cách đánh giá người chơi một cách  
công bằng chính xác.
         ­ Giáo viên nghiên cứu, chuẩn bị chu đáo, lôgic để dẫn dắt học sinh theo đúng 
trình tự nội dung mà mình hướng đến.
          ­ Giáo viên áp dụng các trò chơi một cách linh hoạt để học sinh có thể  tiếp  
thu đạt hiệu quả cao nhất. 
         2. Tác dụng khi sử dụng trò chơi toán  học cho học sinh.


3
       ­ Làm cho không khí học tập trong giờ  học sôi nổi, bớt căng thẳng; tạo cảm 
giác thoải mái, dễ  chịu gây hứng thú học tập kích thích sự  tìm tòi, khám phá cho  
học sinh; tạo niềm tin và các cơ hội để các em thể hiện mình.
  ­ Giúp học sinh củng cố và biết vận dụng các kiến thức đã học.
    ­ Góp phần phát triển trí tuệ, rèn luyện trí thông minh, hình thành tác phong  
nhanh nhẹn, vận dụng kiến thức linh hoạt, kích thích trí tưởng tượng, rèn trí  
nhớ, phát triển tư  duy mềm dẻo, tăng khả  năng mềm dẻo, tăng khả  năng  ứng 
xử thông minh trong các tình huống khác nhau để  các em thích nghi với sự phát 
triển của xã hội.
   ­ Giúp học sinh hình thành, phát triển được nhiều năng lực và phẩm chất như: 
mạnh dạn, tự tin, đoàn kết, tương thân, tương ái, tính trung thực, tinh thần trách 
nhiệm,...
         3 .Những nguyên tắc khi tổ chức trò chơi .
     Giáo viên cần lựa chọn nội dung bài dạy phù hợp với nội dung trò chơi .
­Trò chơi mang ý nghiã giáo dục , phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội  
dung bài học . Trò chơi phải phù hợp với tâm lý học sinh lớp 1, phù hợp với  
người hướng dẫn và cơ sở vật chất của nhà trường .
Biện pháp 2 : Cách tổ chức trò chơi : 
Bước 1 : Nêu tên trò chơi : giải thích qua ý nghĩa trò chơi 
Bước 2 : Chuẩn bị chia nhóm : đặt tên cho nhóm và ấn định số lượng thành viên 
cho mỗi nhóm .
Bước 3 : Phổ  biến luật chơi ; nêu rõ cách chơi ; hiệu lệnh chơi ; phân việc và 
cách thức làm việc. Hướng dẫn cách đánh giá .Trọng tài có thể giáo viên và các 
bạn học sinh còn lại trong lớp .  
Bước 4 : Tiến hành chơi ­ khi chơi giáo viên hô hiệu lệnh dứt khoát rõ ràng các 
nhóm đồng loạt tiến hành . Nên tổ chức trò chơi dưới dạng tiếp sức .
Bước 5 : Kết thúc .
­ Trọng tài kiểm tra kết quả để đánh giá .  
­ Có thể rút ra câu hỏi phụ để rút ra kết luận nào đó từ .
­ Tuyên dương học sinh, đặc biệt khuyến khích nhóm thua cuộc để các em cố 
gắng trong lần khác . (Không nên chê học sinh trong lúc tiến hành chơi )
­ Trao phần thưởng ( nếu có ) 
4.  Một số trò chơi được áp dụng trong quá trình dạy học môn toán lớp  
1.
          Trò chơi thứ nhất: 
           Trò chơi : “Tên em là gì ” (Khi dạy bài Luyện tập tiết 9 ­ SGK toán1 trang  
16)
    a , Mục đích : Củng cố về nhận biết số lượng các nhóm có không quá 5 đồ vật 
đồng thời bước đầu rèn luyện trí nhớ và khả năng suy luận cho học sinh.

4
    b, Chuẩn bị : 5 băng giấy có in 1,2,3,4,5 chú thỏ. 
    c , Cách chơi :Chọn 2 đội chơi , mỗi đội 5 em, các em trong đội xếp thành một 
hàng dọc. Khi bắt đầu trò chơi cô giáo đội  lên đầu mỗi em một băng giấy.Trong 
thời gian ngắn nhất các em phải đếm số thỏ trên băng giấy của 4 bạn kia và nhanh 
chóng đoán ra trên băng giấy của mình có mấy chú thỏ.
Chẳng hạn: Trên mũ có 3 chú thỏ em nói "Tôi là chú thỏ thứ 3" 
Tính điểm: + Người đoán đầu tiên được 3 bông hoa màu đỏ.
                   +Người đoán đầu tiên được 2 bông hoa màu đỏ.
                   +Người đoán đầu tiên được 1 bông hoa màu đỏ.
                   +Hai người còn lại không được điểm nào
     d, Luật chơi : Chơi trong 5 phút . Đội nói nhanh, nói đúng được nhiều thì đội 
đó thắng cuộc .
 Như vậy qua trò chơi này tôi đã kiểm tra được kết quả học tập của học sinh ở tiết  
học trước để có kế  hoạch cho tiết sắp tới và học sinh lại được củng cố  một lần 
nữa kiến thức đã học.  




     Trò ch
  ơi thứ hai:   
Trò chơi : “Tiếp sức ”(Khi dạy bài Luyện tập tiết 78 ­ SGK toán 1 Trang 109)
5
a , Mục đích : Củng cố kĩ năng tính cộng nhẩm phép tính có dạng 14 + 3  
b, Chuẩn bị : Giáo viên viết các phép tính vào bảng phụ

+8  13 + 5  11 + 8                12 + 3                13 + 4         
                  
                              19                   18                19                  15                         


c , Cách chơi :Chọn 2 đội chơi , mỗi đội 5 em, các em trong đội xếp thành một 
hàng dọc. Khi nghe giáo viên hô “bắt đầu ” thì bạn đầu tiên lên nối một phép tính  
với số  thích hợp, sau đó nhanh chóng chạy về  đưa bút cho bạn kế  tiếp lên nối và  
về đứng cuối hàng . Cứ như vậy cho đến hết . 
 d, Luật chơi : Chơi trong 3 phút . Đội nào nối nhanh, nối đúng được nhiều phép  
tính thì đội đó thắng cuộc .
 Như vậy qua trò chơi này tôi đã kiểm tra được kết quả học tập của học sinh ở tiết  
học trước để có kế  hoạch cho tiết sắp tới và học sinh lại được củng cố  một lần 
nữa kiến thức đã học. 
      Trò chơi thứ ba
    Trò chơi" Tìm nhà"(Khi dạy bài Luyện tập tiết 93 ­ SGK trang 128)
    a , Mục đích : Rèn luyện cho học sinh trí nhớ về cách đọc các số tròn chục . 
    b, Chuẩn bị : Giáo viên chuẩn bi 18 tờ miếng bìa  trong đó 9 miếng bìa ghi các 
số  

            10            20            30        40         50         60         70        80      90
9 miếng còn lại ghi các đọc các số tròn chục
Mười                  hai mươi         ba mươi          bốn mươi       năm mươi 

sáu mươi                bảy mươi           tám mươi          chín mươi           

    c , Cách chơi : Chọn ra 18 em, 9 em đeo vào trước ngực cách đọc số và cho đứng 
ở các vị trí khác nhau trong lớp để làm nhà . 9 em còn lại đeo vào sau lưng mỗ em  
một tờ bìa có ghi các số tròn chục (Các em này chỉ nhìn được các số mà bạn mình  
đeo, không nhìn được số của mình ). Cho các em đeo số quan sát nhau nhìn số của  
bạn để đoán được số đeo của mình .
     d, Luật chơi : Chơi trong 3 phút . Giáo viên hô “ Về nhà ” các em đeo số phải 
tìm được về đúng nhà có ghi cách đọc số của mình đeo.
    Tổng kết : Ba em về nhà đầu tiên là người đoạt giải nhất, nhì,ba.
    Trò chơi thứ tư:

6
    Trò chơi : “Tìm nhanh số liền trước ,số liền sau của một số ”" (Khi dạy bài  
Luyện tập tiết 106 – SGK toán 1 trang146)
     a,  Mục đích : Củng cố về tìm  số liền trước, liền sau của của một số . 
     b, Chuẩn bị : Giáo viên chuẩn bị bảng số từ 1 đến 100 ở bảng phụ 
                          
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
1 12 13 14 15 16 17 18 19 20
1
2 22 23 24 25 26 27 28 29 30
1
3 32 33 34 35 36 37 38 39 40
1
4 42 43 44 45 46 47 48 49 50
1
5 52 53 54 55 56 57 58 59 60
1
6 62 63 64 65 66 67 68 69 70
1
7 72 73 74 75 76 77 78 79 80
1
8 82 83 84 85 86 87 88 89 90
1
9 92 93 94 95 96 97 98 99 100
1

    c, Cách chơi : Chọn 2 đội chơi, mỗi đội 5 em sau đó cử từng đôi học sinh, mỗi 
tổ  một học sinh, học sinh tổ này nêu yêu cầu tìm số  liền trước hoặc liền sau của  
một số thì học sinh của tổ kia phải chỉ thật nhanh và ngược lại. 
    d ,Luật chơi : Chơi trong 5 phút . Mỗi đội được đưa ra yêu cầu chỉ 5 lần, trong  
một đội, bạn nào nhanh và đúng nhiều hơn đội đó được cộng thêm “Rất tốt ” . Kết  
quả đội nào có tổng số  điểm nhiều  hơn là đội thắng cuộc.
 Sau khi chơi xong củng cố một lần nữa các kiến thức đã học các em sẽ  khắc sâu  
hơn khi gặp dạng bài :
      Số liền trước             Số đã biết           Số liền sau 




7
   Trò chơi thứ sáu : 
Trò chơi“ Tìm đội vô địch’’(Khi dạy bài  luyện tập  tiết 110 SGK toán 1 trang  
151) 
     a , Mục đích : Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng giải toán có lời văn .  
     b, Chuẩn bị : Giáo viên viết sẵn tóm tắt lên tờ giấy kẻ ô li 3 bài toán có lời văn,  
phô tô làm hai bản hai đội, đặt úp xuống theo hàng ngang (để học sinh không nhìn 
thấy được khi tính giờ )
     Ví dụ :
1,                Có  :  16 búp bê 
            Đã bán  : 4 búp bê 
            Còn lại  : … búp bê?
2,       Tổ Hai có: 10 bạn 

8
        Số bạn nam: 4 bạn 
           Số bạn nữ: ... bạn?
 3,                   Có: 15 quả cam 
                Biếu bà: 5 quả cam
                Còn lại : …quả cam? 
      c , Cách chơi : Chọn 2 đội chơi, mỗi đội 3 em, học sinh còn lại làm cổ  động  
viên  các em trong đội xếp thành một hàng ngang theo các bài đã xếp thú tự . 
     d, Luật chơi :  Khi giáo viên hô “ Bắt đầu ” thì 3 học sinh của mỗi đội lật tờ 
giấy lên, đọc kỹ và giải nhanh chóng theo yêu câù đặt ra . Học sinh xong,  nộp bài 
giáo viên rôi về  chỗ  ngồi, giáo viên đánh dấu những bài nộp trước thời gian quy  
định . Hết giờ nếu học sinh của đội nào còn viết tiếp là phạm quy không được tính  
điểm . Mỗi bài giải đúng được điểm tốt Mỗi bài nộp trước thời gian cho phép và 
đúng thì được cộng thêm “Rất tốt ”   Chơi trong 5 phút . Đội nào có tổng điểm  
nhiều hơn là đội vô địch .
    Trò chơi thứ bảy:
  Trò chơi " Tìm bạn"(Khi dạy bài: phép trừ  trong phạm vi 100  tiết 116   trang  
159)
    a , Mục đích : Giúp học sinh luyện tập về tính nhẩm , tính nhanh phép trừ không  
nhớ trong phạm vi 100 kết hợp luyện tinh mắt. 
    b, Chuẩn bị : Giáo viên chuẩn bị 9 chiếc thẻ hình chữ nhật, kích thước 10 x 15  
(cm ) có đeo dây . Trên thẻ có ghi các phép tính chia làm 3 nhóm, các phép tính cùng  
nhóm là các phép tính có kết quả như nhau . Chẳng hạn : trong đó 9 miếng bìa ghi  
các số như nhau :
Chẳng hạn : 
 
             89  ­   45                       62  ­ 42                      47 ­ 26       
                                            
 
              36 – 15                           40 ­ 20                      28  ­7            


              76  ­ 32                        57 ­ 13                       88  ­ 68          


        c, Cách chơi : Giáo viên gọi 9 học sinh lên bảng theo tinh thần xung phong.  
Phát cho mỗi học sinh một thẻ  . Học sinh đeo thẻ  của mình trước ngực, mặt có 
phép tính quay ra ngoài . Mỗi em tính nhẩm các phép tính trên thẻ của mình để tìm 
ra kết quả  , rồi tìm người nào có kết quả  giống mình rủ  nhau đứng thành một  

9
nhóm . Nhóm nào tập hợp nhanh và đúng được khen.Cá nhân nào tính sai và đứng 
sai nhóm thì phải hát tặng lớp một bài .
        Trò chơi thứ tám : 
         Khi dạy bài : Luyện tập ­ bài tập 2 tiết 123 SGK toán 1 trang 167) có thể tổ 
chức trò chơi “Quay giờ đúng’’ 
        a , Mục đích  : Giúp học sinh củng cố về xác định vị trí của các kim ứng với  
giờ đúng trên mặt đồng hồ.  
        b, Chuẩn bị : 3 đồng hồ có sẵn ở bộ đồ dùng .
        c , Cách chơi : Giáo viên chọn 3 đội chơi, mỗi đội 3 học sinh. 
các em trong đội xếp thành một hàng dọc. Khi nghe giáo viên hô quay mấy giờ ( ví  
dụ: 7 giờ) “bắt đầu ” thì bạn đầu tiên lên quay, sau đó nhanh chóng chạy về  đưa  
đồng hồ cho bạn  kế tiếp lên quay và về đứng cuối hàng . Cứ như vậy cho đến hết 

       d, Luật chơi : Sau thời gian 5 phút. Đội nào quay nhanh hơn thì đội đó thăng 
cuộc. cả lớp thưởng cho mộ tràng vỗ tay thật to.




Trò chơi thứ chín :
         Trò chơi: "Ai cộng giỏi hơn" Khi dạy bài: Ôn tập các số  đến 10 tiết 127  
SGK toán 1 trang 172)
        a , Mục đích : Giúp học sinh rèn kĩ năng cộng nhanh , chính xác .


10
         b, Chuẩn bị : Giáo viên có thể  vẽ  trên bảng phụ  hoặc trên giấy các dãy ô 
vuông như sau :

  2 5 5

5 3 3

  7  2  1   2

      c, Cách chơi  :Chia  lớp thành 3 đội chơi . Mỗi đội 5 em, thảo luận với nhau để 
tìm ra cách điền số  vào các ô vuông trong các dãy số  mà đội mình nhận được  sao  
cho tổng các số trong 3 ô liền nhau bằng 10 .
     d, Luật chơi : Khi giáo viên hô “ Bắt đầu ” thì học sinh của mỗi đội lật tờ giấy 
lên, đọc kỹ  đề  toán và giải nhanh chóng theo yêu câù đặt ra. Sau 5 phút đội nào 
xong trước là đội thắng cuộc.
     Trò chơi thứ mười : 
     Trò chơi “Vòng quay kì diệu”(Áp dụng cho những tiết toán ôn tập cuối năm )
     Mục đích : Rèn các kĩ năng tính nhẩm cộng, trừ, kĩ năng giải toán .
     Chuẩn bị : Vòng quay kì diệu ( có sẵn ở nhà trường ). Giáo viên chuẩn bị các 
thăm được cắt bằng băng giấy màu xanh trong đó có các đề toán . 
Chẳng hạn :
 ­ Em hãy đọc bảng cộng trong phạm vi 6? 
 ­ Em hãy đọc bảng trừ trong phạm vi 8? 
 ­ Tính xem tổ em có bao nhiêu bạn biết rằng có 4 bạn nữ và 6 bạn nam?
 ­ Kim ngắn chỉ số 9, kim dài chỉ số 12. Hỏi là mấy giờ?
 ­ Một tuần lễ có mấy ngày? Đó là những ngày nào?
Câu đố : Vừa trống vừa mái.
                Đếm đi đếm lại 
                Tất cả là mười
                Mái hơn tám con
                Còn là gà trống
                Đố em tính được 
               Trống, mái bao nhiêu?
­
       Cách chơi :
Cho các em chơi trong lớp. Lấy 9 em đại diện cho 3 tổ  lên quay.Cứ  mỗi lần giáo 
viên hô "bắt đầu" thì học sinh quay vòng tròn(ngược chiều kim đồng hồ) kim dừng  
lại  thăm  nào thì học sinh trả lời thăm đó . Nhưng trước hết em nào hái được thăm 

11
nào thì đọc to cho cả lớp cùng nghe. Sau đó suy nghĩ 30 giây rồi trình bày câu trả lời 
trước lớp. 
Luật chơi:  Sau thời gian 5 phút.    Tổ  nào trả  lời đúng và   thì được thưởng một 
bông hoa .Nếu cả  ba em trong một tổ trả lời đúng cả  thì tổ  đó được thưởng một  
tràng pháo tay.




12
      ­ Qua trò chơi (thứ 10) Vòng quay kì diệu giáo viên có thể thâu tóm lại kiến 
thức từ đầu năm học đến nay bằng cách cho học sinh chơi trò chơi( thông qua 
các tiết học ôn tập cuối năm) giáo viên có thể  đưa ra nhiều bài toán khác nhau  
để học sinh tư duy, chẳng hạn: 
          ­Bài toán: Một đàn gà mà bươi trong bếp, ông bắt được 3 con.Hỏi còn lại  
mấy con?
         ­Giáo viên yêu cầu học sinh phát hiện cách nói lái số lượng đàn gà" mà bươi"  
là" mười ba". Có nghĩa là đàn gà có 13 con.
          ­ Có một sợi dây cỉ  dài 8 cm. Không cần dùng thước hãy nghĩ cách để  cắt 
được các đoạn chỉ dài 4cm, 2 cm, 1cm.
        ­ Hoặc khi học bài ôn tập các số đén 100( tiết 133)có thể mở rộng:
        ­ Hãy nêu các số có một chữ số? 
   ­ Hãy nêu các số tròn chục? 
   ­ Hãy nêu các số có hai chữ số giống nhau?
   ­ Số bé nhất có một chữ số là số nào? 
         ­Số bé nhất có hai chữ số là số nào? 
         ­ Số lớn nhất  có một chữ số là số nào? 
         ­ Số lớn nhất có hai chữ số là số nào?
  
PHẦN III: KẾT LUẬN 
 A. Kết quả sau khi áp dụng:
 Trong quá trình thử  nghiệm tại lớp 1D của mình tôi đã áp dụng trò chơi học tập 
vào các tiết dạy học toán tôi nhận thấy rất phù hợp. Qua thời gian áp dụng và thực 
hiện.Tôi thấy các em hào hứng, tích cực hơn trong việc tiếp thu kiến thức và kết  
quả tăng lên rõ rệt. Các giờ học Toán của lớp tôi diễn ra nhẹ nhàng, tất cả các em 
đều" học được và được học". Các em mong đến giờ  toán để  được chơi, được thi  
tài, học hỏi lẫn nhau. Không chỉ  có kiến thức mà các kĩ năng sống cũng từ  các trò 
chơi đến với các em tự nhiên và có hiệu quả giáo dục hơn. Thông qua các trò chơi  
hầu như  tất cả  học sinh trong lớp đều phát triển được các mặt  ưu của từng em. 
Đặc biệt học sinh khá giỏi được phát triển một cách toàn diện cả về kiến thức, kỹ 
năng và năng khiếu. Còn học sinh trung bình đã dần khắc phục những điểm yếu, 
học sinh yếu đã có nhiều tiến bộ và đã có kết quả khả quan. Tôi nghĩ khi dạy toán  
giáo viên có thể lồng ghép một số  trò chơi vào giảng dạy. Không những giáo dục  
cho học sinh những kiến thức về môn toán mà còn giúp các em phát triển về các kĩ  
năng sống nhiều hơn như học sinh phát triển được trí thông minh, nhanh tay, nhanh  
mắt, nhanh trí. Tròchơi tạo được tình cảm bạn bè,cô trò gần gũi gắn bó hơn. Đặc  
biệt   giúp  cho  học  sinh  yếu,  học  sinh   cá  biệt  dễ  hòa   đồng  vào  cuộc  sống  tập 
thể.trong các tiết học toán nếu sử  dụng trò chơi tôi không cho điểm giữa các tổ 
bằng điểm số mà tôi động viên các em bằng các bông hoa màu đỏ, xanh, vàng ( mà  

13
giáo viên đã chuẩn bị sẵn). Tôi không chê bai học sinh, không gây áp lực mà đánh 
giá vì sự tiến bộ của học sinh giúp học sinh yêu thích môn Toán, giờ  học toán trở 
nên nhẹ  nhàng hiệu quả, học sinh dễ tiếp thu. Chính điều đó đã làm cho học sinh 
lớp tôi có sự tiến bộ vượt bậc về môn Toán so với đầu năm. Cụ thể: Kết quả học  
tập môn Toán của học sinh lớp 1D mà tôi phụ trách ở tuần 31 như sau:



Học sinh  Học sinh  Về khả năng tiếp thu kiến thức
Tổn hứng thú  chưa tự giác 
g học bài học bài Tiếp thu  Tiếp thu  Tiếp  Tiếp thu 
Số tố t tương đối  thu  chậm
tố t bình 
thường
  SL %  SL %  SL % SL % SL % SL %
   32  20  12   12  9 9 2

B.Một số bài học  kinh nghiệm :
           Qua nghiên cứu bản thân tôi nhận thấy khi giảng dạy lồng ghép một số trò 
chơi trong một số tiết học toán cho học sinh là rất hiệu quả. Để đạt được kết quả 
cao hơn chúng ta cần thực hiện tốt các vấn đề sau:
 ­ Giáo viên nghiên cứu kĩ tài liệu ,chuẩn bị kĩ nội dung bài dạy, kế hoạch dạy học  
trước khi lên lớp, sao cho tất cả học sinh đều được làm việc, thiết kế các đồ dùng 
dạy học cho học sinh tham gia trò chơi phải khoa học và sáng tạo. Cố  gắng tìm  
hiểu và nghiên cứu các tài liệu để tìm ra những trò chơi học tập phù hợp với từng  
bài học .
̉ ́ ̣
    ­Phai xac đinh tô ch ̉ ưc tro ch
́ ̀ ơi Toán cho hoc sinh ḷ ơp 1 la vô cung cân thiêt. Song
́ ̀ ̀ ̀ ́  
giao viên cung không nên qua lam dung nh
́ ̃ ́ ̣ ̣ ững trò chơi. Ở môi gi ̃ ờ hoc ta chi nên tô
̣ ̉ ̉ 
chưc cho cac em ch
́ ́ ơi từ 1 ­ 2 tro ch ̀ ơi trong khoang 5 ­7  phut. Do vây, ng
̉ ́ ̣ ười giao
́ 
viên cân co ki năng tô ch
̀ ́ ̃ ̉ ức, hương dân cac em th
́ ̃ ́ ực hiên tro ch
̣ ̀ ơi thât h ̣ ợp ly va
́ ̀ 
̣ ̀ ̣ ̣
đông bô, phat huy tôi đa vai tro hoc tâp cua hoc sinh.
̀ ́ ́ ̉ ̣
       ­ Khi tô ch ̉ ưc tro ch
́ ̀ ơi hoc tâp noi chung va tro ch
̣ ̣ ́ ̀ ̀ ơi môn Toán lớp 1 noi riêng, ́  
giao viên cân phai d
́ ̀ ̉ ựa va nôi dung bai hoc, điêu kiên c
̀ ̣ ̀ ̣ ̀ ̣ ơ sở vât chât cua nha tr
̣ ́ ̉ ̀ ương,̀  
dựa vao th̀ ơi gian trong t
̀ ưng tiêt hoc ma l
̀ ́ ̣ ̀ ựa chon hoăc thiêt kê cac tro ch
̣ ̣ ́ ́ ́ ̀ ơi cho phù 
hợp. Giao viên cân chuân bi kê hoach tô ch
́ ̀ ̉ ̣ ́ ̣ ̉ ức tro ch ̀ ơi môt cach chu đao đê đat hiêu
̣ ́ ́ ̉ ̣ ̣  
̉
qua cao.
     ­ Bên canh ṣ ự nô l
̃ ực cua giao viên, phai co s
̉ ́ ̉ ́ ự chỉ đạo sâu sát cua Ban giam hiêu ̉ ́ ̣  
nha tr ̀ ương tranh thu s
̀ ̉ ự  hô tr ̃ ợ  cân thiêt cua cac l
̀ ́ ̉ ́ ực lượng giao duc trong va ngoai
́ ̣ ̀ ̀ 
nha tr ̀ ương nhăm phuc vu t
̀ ̀ ̣ ̣ ốt nhât cho công tac giang day cua minh. 
́ ́ ̉ ̣ ̉ ̀ Thường xuyên 
14
thăm lớp, dự  giờ  học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp để  có thể  xây dựng kế 
hoạch bài học cho mình một cách khoa học và đạt hiệu quả cao.
    C. Đề xuất 
Năm học 2016 – 2017 là năm mà cả ngành giáo dục thực hiện theo thông tư 22 của 
BGD & ĐT. Tổ  chức trò chơi học tập là thiết thực giáo viên đánh giá học sinh 
thường xuyên không bằng điểm số  mà luôn biểu dương khích lệ, giúp học sinh  
vươn lên trong học tập. Vì vậy tôi mong muốn Ban giám hiệu nhà trường, phòng 
giáo dục thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo chuyên môn, đúc rút kinh nghiệm  
qua mỗi tiết dạy đưa ra một bộ  sưu tập trò chơi toán học phong phú đa dạng cho 
học sinh Tiểu học nói chung, lớp Một nói riêng để  giáo viên có thể  áp dụng giúp 
học sinh hứng thú trong học tập và đem lại hiệu quả cao hơn trong giảng dạy.    
           Trên đây là một số kinh nghiệm tổ chức và một số trò chơi nhỏ đã được tôi  
sử  dụng hàng ngày trong các tiết dạy học toán. Nó đã mang lại những hiệu quả 
nhất định trong việc góp phần nâng cao chất lượng dạy học toán  ở  trường chúng 
tôi, lớp tôi chủ  nhiệm. Mặc dù chưa phong phú song đã góp phần mang lại niềm 
vui trong học tập và nâng cao chất  lượng môn toán cho học sinh thật có hiệu quả. 
Do điều kiện và thời gian có hạn, đề  tài không tránh những khiếm khuyết và hạn 
chế. Tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp bổ sung của Hội đồng khoa học  
nhà trường và Hội đồng chuyên môn Phòng, Huyện để đề tài kinh nghiệm tổ chức 
trò chơi trong môn học toán lớp 1 của tôi ngày càng phong phú và áp dụng rộng rãi 
trong toàn huyện Yên Thành nói riêng và Tỉnh Nghệ An nói chung. 
                                                                       Tôi xin chân thành cảm ơn! 
                                                                            Ngày 10 tháng 01 năm 2017


Trò chơi thứ 1. Trò chơi “Tô hình đúng, màu đẹp”:
Để  dạy bài “luyện tập” (bài 5 trang 10 – SGK toán 1) về: nhận dạng tam giác, 
hình vuông, hình tròn giáo viên cho học sinh chơi trò chơi sau:
  *. Muc đích:
+ Củng cố khả năng nhận dạng tam giác, hình vuông, hình tròn, rèn luyện sự khéo 
tay, óc thẩm mĩ.
 *. Chuẩn bị:
+ GV chuẩn bị sẵn lên giấy khổ lớn 2 nhóm hình như sau:

  




15
 *. Cách chơi:
Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử  3 bạn đại diện lên chơi. GV phát cho mỗi đội 3  
bút màu (xanh, đỏ,vàng). Yêu cầu quan sát kĩ các hình vẽ. Khi GV hô: ‘Tô màu đỏ 
vào hình tam giác, tô màu xanh vào hình vuông, tô màu vàng vào hình tròn”. 
 *. Luật chơi: Trong 3 phút đội nào tô đúng, đẹp (không bị nhoè màu ra ngoài hình,  
không tô màu nọ chồng lên màu kia  hoặc do nhầm hình) thì đội đó thắng cuộc.
   Trò chơi thứ 2. Trò chơi “Xếp hình theo mẫu”:
Để  dạy bài “luyện tập” (bài 5 trang 10 – SGK toán 1) về: nhận dạng tam giác, 
hình vuông, hình tròn giáo viên cũng có thể cho học sinh chơi trò chơi sau:
*Mục đích :
+ Củng cố về nhận dạng hình tam giác, hình tròn.
+ Rèn khả năng quan sát, nhận xét quy luật của dãy hình.
* Chuẩn bị:
+ Mỗi HS lấy sẵn các hình tròn, hình tam giác (trong bộ  đồ  dùng học toán 1) đặt 
trên bàn.
+ GV chuẩn bị dãy hình mẫu sau (có thể vẽ hoặc đính sẵn trên bảng phụ):




*. Cách chơi: Cả lớp cùng chơi.
+ GV đưa dãy hình mẫu ra cho cả  lớp quan sát trong một thời gian ngắn ( có thể 
đếm từ 1 đến 10), sau đo cất đi.
+ Khi GV ra hiệu lệnh, HS dùng các hình đã chuẩn bị sẵn của mình để  xếp thành  
dãy hình theo đúng mẫu của GV đưa ra.
*. Luật chơi:  Trong khoảng thời gian định trước là 2 phút, những HS nào xếp 
đúng, đẹp sẽ được thưởng.
16
Trò chơi tiếp theo ( trang 4 hằng).
Trò chơi thứ 3. Trò chơi: “ Tiếp sức ”. 
Dạy bài: “Luyện tập chung­ toán 1­ trang 63”
*. Mục đích
Rèn kĩ năng làm tính cộng, trừ trong phạm vi 5.
*. Chuẩn bị
Giáo viên chuẩn bị sẵn hai hình như sau:

+ 2 ­ 1 + 0 + 1 ­ 3
3


*. Cách chơi
Hai đội chơi, mỗi đội 5 bạn. Khi giáo viên ra hiệu lệnh bắt đầu chơi thì bạn đầu 
tiên của mỗi đội lên điền kết quả phép tính đầu tiên vào hình tam giác rồi nhanh 
chóng trao lại bút viết cho bạn thứ hai. Cứ tiếp tục như vậy, bạn thứ năm lên điền 
kết quả phép tính cuối cùng vào ngôi sao.
* Luật chơi: Đội nào làm đúng và nhanh hơn sẽ thắng cuộc.
Trò chơi thứ 4. Trò chơi: Tam giác kỳ lạ.
Dạy bài: “ phép cộng trong phạm vi 6, toán 1 trang 65” 
*. Mục đích
Luyện tập làm tính cộng trong phạm vi 6.
*. Chuẩn bị
Giáo viên vẽ sẵn hình vẽ như sau:




Và 6 tấm bìa ghi các số: 0; 1; 2; 3; 4; 5.
Bao nhiêu bạn (nhóm) chơi thì cần bấy nhiêu tranh vẽ và bộ số nêu trên.
*. Cách chơi
Có thể chơi theo cá nhân hoặc theo nhóm.
Mỗi bạn (nhóm) phải dùng 6 tấm bìa ghi số đặt vào các hình tròn trong hình vẽ nêu 
trên sao cho khi cộng 3 số trên mỗi cạnh đều được kết quả là 6. 
*. Luật chơi: GV quy định thời gian 2­ 3 phút. Bạn (hoặc nhóm) nào làm xong 
trước sẽ thắng cuộc.
Chẳng hạn: 
1

3 5
17
2 4 0
Trò chơi thứ 5. Trò chơi nêu đúng kết quả
*. Mục đích
­ Củng cố ý nghĩa của phép cộng, phép trừ.
­ Rèn kĩ năng cộng, trừ trong phạm vi 6.
*. Chuẩn bị
Mỗi học sinh bày sẵn 7 tấm bìa ghi các số từ 0 đến 6 trên bàn.


0 1 2 3 4 5 6
*. Cách chơi
Cả lớp cùng chơi. Giáo viên nói, chẳng hạn: “1 cộng 5”, “3 thêm 2”, “6 trừ 4”, “5 
bớt 2”,…. Học sinh thi đua giơ các tấm bìa ghi kết quả tương ứng (6, 5, 2, 3,…).
*. Luật chơi: Học sinh nào làm sai sẽ bị phạt (nhảy lò cò, hát,…)
Trò chơi thứ 6.Trò chơi  “Ong đi tìm nhụy”: 
Trò chơi có thể áp dụng các bảng cộng , trừ trong phạm vi 10. Các tiết: “ Luyện 
tập chung toán 1 – trang 91, 92”
*. Mục đích :
+ Rèn tính tập thể.
+ Giúp cho học sinh thuộc các bảng cộng, trừ trong phaïm vi 10
*. Chuẩn bị:
+ 2 bông hoa 5 cánh, mỗi bông một màu, trên mỗi cánh hoa ghi các số như sau, mặt 
sau gắn nam châm.
5
7
8
9
4

+ 10 chú Ong trên mình ghi các phép tính, mặt sau có gắn nam châm.

2 + 3  10 – 3  10 – 1 
18
8 – 2  4 + 4 
+ Phấn màu
*. Cách chơi :
+ Chọn 2 đội, mỗi đội 4 em.
+ Giáo viên chia bảng làm 2, gắn mỗi bên bảng một bông hoa và 5 chú Ong, ở bên  
dưới không theo trật tự, đồng thời giới thiệu trò chơi.
Cô có 2 bông hoa trên những cánh hoa là các kết quả của phép tính, còn những chú 
Ong thì chở các phép tính đi tìm kết quả của mình. Nhưng các chú Ong không biết  
phải tìm như thế nào, các chú muốn nhờ các con giúp, các con có giúp được không?
Hai đội xếp thành hàng. Khi nghe hiệu lệnh "bắt đầu" thì lần lượt từng bạn lên nối  
các phép tính với các số thích hợp. Bạn thứ nhất nối xong phép tính đầu tiên, trao 
phấn cho bạn thứ 2 lên nối, cứ như vậy cho đến khi nối hết các phép tính. 
*. Luật chơi: Trong vòng 1 phút, đội nào nối đúng và nhanh hơn là đội chiến  
thắng.
* Lưu ý : Sau khi học sinh chơi xong, giáo viên chấm và hỏi thêm một số  câu hỏi  
sau để khắc sâu bài học
+ Tại sao chú Ong  8 – 2  không tìm được đường về nhà ?
+ Phép tính " 8 – 2 " có kết quả bằng bao nhiêu ?
+ Muốn chú Ong này tìm được về thì phải thay đổi số trên cánh hoa như thế nào ?




19


Page 2

YOMEDIA

Mục đích của đề tài là Củng cố về nhận biết số lượng các nhóm có không quá 5 đồ vật đồng thời bước đầu rèn luyện trí nhớ và khả năng suy luận cho học sinh.

08-12-2017 280 34

Download

Sáng kiến tổ chức trò chơi học tập trong giờ học Toán lớp 1

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.