Sau tiêm phòng lao bao lâu thì tắm

Liên quan đến việc phòng ngừa bằng vắc-xin, rất nhiều cha mẹ quan tâm đến việc chăm sóc trẻ sau tiêm phòng, đặc biệt là vấn đề có nên tắm cho trẻ sau khi tiêm phòng hay không. Cha mẹ hãy cùng tham khảo thông tin dưới đây để biết được câu trả lời nhé!

Tiêm phòng là một trong những phương pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất. Trẻ nhỏ có sức đề kháng kém, việc tiêm phòng vắc - xin giúp trẻ giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm như sởi, quai bị, rubella, viêm não Nhật Bản, ho gà, uốn ván, lao....Đồng thời, giúp trẻ tạo nên một hệ thống miễn dịch, giúp bảo vệ cơ thể trước những bệnh truyền nhiễm.

Có nên tắm cho trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng - Lưu ý chăm sóc đúng cách 

Liên quan đến việc chăm sóc trẻ đúng cách sau tiêm phòng, có nên tắm cho trẻ sau khi tiêm phòng hay không là câu hỏi được rất nhiều mẹ quan tâm. Các mẹ hay truyền tai nhau rằng: “Không nên cho trẻ sau tiêm” vì lúc này cơ thể trẻ bị yếu, nếu cho trẻ tắm dễ khiến trẻ bị ốm. Tuy nhiên, trên thực tế, trước băn khoăn có nên tắm cho trẻ sau khi tiêm phòng, nhiều chuyên ra đã khẳng định rằng: Cha mẹ vẫn có thể tắm cho trẻ sau khi tiêm. Không có bất kỳ cơ sở khoa học nào chứng minh, việc có nên tắm cho trẻ sau khi tiêm phòng hay sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, hay công dụng của vắc – xin như nhiều mẹ vẫn nghĩ. Do vậy, thay vì băn khoăn có nên tắm cho trẻ sau khi tiêm phòng hay không, cha mẹ hãy chú ý đến việc chăm sóc trẻ đúng cách sau tiêm phòng bằng cách:

  • Theo dõi tình trạng của trẻ tối thiểu 30 phút ngay sau khi tiêm tại chính cơ sở tiêm chủng. Nếu có bất kỳ biểu hiện nào bất thường như: Trẻ quấy khóc liên tục, thở nhanh, khò khè, nôn trớ, mẩn đỏ hoặc tinh thần không tỉnh táo....Cha mẹ cần báo ngay cho nhân viên y tế để có cách xử trí, cấp cứu kịp thời
  • Theo dõi sau tiêm tại nhà: Sau khi từ trung tâm tiêm chủng về nhà, các cha mẹ cần tiếp tục theo dõi trẻ [Tối thiểu là theo dõi trong vòng 24 – 48h]. Các vấn đề cha mẹ cần theo dõi bao gồm: Nhiệt độ cơ thể, tình trạng ăn ngủ, có phát ban ở đâu không, có sưng viêm tại chỗ không....
  • Chú ý đến bữa ăn của trẻ: Cho trẻ bú/ăn đủ bữa, số lượng. Đối với các bữa ăn dặm, mẹ có thể nấu loãng hơn một chút để trẻ dễ tiêu hóa. Nếu trẻ có biểu hiện sốt nhẹ, mẹ nên cho trẻ bú nhiều hơn
  • Không dùng đá chườm hay bất cứ thứ gì khác để đắp lên vết tiêm

Trẻ vẫn có thể tắm sau tiêm phòng

Tiêm phòng vắc – xin có ý nghĩa thế nào?

Chủ tiêm phòng vắc – xin cho bản thân, các thành viên trong gia đình, nhất là trẻ nhỏ là việc làm được hầu hết rất nhiều người thực hiện, bởi nó mang lại nhiều ý nghĩa, bao gồm:

  • Giúp làm giảm các nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm như: Ho gà, bại liệt, viêm gan B, viêm màng não mủ, sợi, quai bị, rubella, thương hàn...
  • Trong trường hợp mắc bệnh, những người đã tiêm phòng, ít gặp biến chứng, tử vong hơn so với nhóm không tiêm phòng
  • Tránh được những bệnh truyền nhiễm, cơ thể sẽ được phát triển một cách khỏe mạnh, toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ
  • Bảo vệ sức khỏe chung cho cộng đồng, xã hội
  • Giúp giảm gánh nặng về kinh tế, sức lực cho các gia đình, khi trẻ được khỏe mạnh hơn, ít ốm và mắc bệnh hơn....do đã được tiêm phòng

Tiêm phòng vắc – xin giúp trẻ phòng tránh được nhiều bệnh nguy hiểm

Theo dõi và xử trí tại nhà đúng cách sau tiêm phòng cho trẻ

Tất cả những nội dung liên quan đến tiêm phòng như: Trẻ sau khi tiêm phòng có cần kiêng ăn gì không? Có nên tắm cho trẻ sau khi tiêm phòng? Sau tiêm có được cho trẻ bú không? Trẻ có bị sốt sau khi tiêm không....là những điều được các mẹ đặc biệt quan tâm. Nhiều mẹ tỏ ra lo lắng trước một số biểu hiện bất thường sau tiêm của trẻ.

Theo nghiên cứu và khảo sát, sau khi tiêm phòng, trẻ có thể có một số hiểu hiện sau:

  • Trẻ bị sốt: Đa số các trẻ sẽ thường sốt nhẹ sau tiêm nhưng hiện tượng này không kéo dài quá 2 ngày
  • Có nốt đỏ hoặc bị sưng/cứng tại vị trí tiêm
  • Trẻ bị phát ban hoặc ban mụn nước trên da: Thường có thể xảy ra khi tiêm phòng sởi – quai bị - rubella hoặc tiêm phòng thủy đậu. Những số lượng ban phát ra thường ít, và tự mất sau 1 – 2 ngày
  • Có thể xảy ra một số biểu hiện của rối loạn tiêu hóa như đi ngoài nhiều, phân loãng...: Thường xảy ra sau khi trẻ sử dụng vắc – xin phòng tiêu chảy do rotavirus

Tất cả những biểu hiện này, đều là những biểu hiện nhẹ có thể xảy ra sau tiêm, do vậy các mẹ không nên lo lắng. Và đặc biệt không tự ý dùng bất cứ loại thuốc nào để giảm các biểu hiện này, chúng sẽ tự khỏi và mất đi chỉ sau một vài ngày.

Bên cạnh đó, cha mẹ cần theo dõi và đưa trẻ đến các cơ sở y tế kịp thời trong những trường hợp trẻ có một số phản ứng nặng sau sau tiêm như:

  • Trẻ có dấu hiệu phản ứng phản vệ như: chân tay lạnh, mạch nhanh, bị khó thở, co rút cơ thành bụng, tiêu chảy, da xanh...
  • Dị ứng, phù nề toàn thân hoặc ở mặt, chân tay,...
  • Trẻ sốt cao trên 38,5 độ: Lúc này mẹ cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt, uống thêm nhiều nước. Trường hợp sốt cao liên tục trong nhiều ngày, cần cho trẻ thăm khám ngay
  • Trẻ có dấu hiệu co giật
  • Tại chỗ tiêm có dịch chảy ra hoặc kém cục cứng: Lúc này có thể trẻ đang bị áp xe

Sau tiêm phòng trẻ thường có biểu hiện sốt nhẹ

Trên đây là những nội dung chính về những vấn đề liên quan đến trẻ sau khi tiêm phòng, trong đó, đã có lời giải đáp cho câu hỏi có nên tắm cho trẻ sau khi tiêm phòng hay không. Hi vọng rằng, bài viết sẽ giúp các mẹ biết được cách chăm sóc và theo dõi trẻ sau tiêm chủng đúng cách, để có thể đảm bảo được sức khỏe cho trẻ.

Nhiều gia đình băn khoăn về chăm sóc và theo dõi phản ứng sau tiêm với các em bé ngay sau sinh. Các bác sĩ sản – nhi và chuyên gia của Chương trình TCMR Quốc gia sẽ chia sẻ tới các cha mẹ về lịch tiêm và chăm các bé sơ sinh sau tiêm chủng

Thắc mắc thường gặp

“Khi bé mới ra đời mà đã tiêm vắc xin tại bệnh viện thì có nguy cơ phả ứng không vì em cảm thấy bé còn quá non nớt. Nếu có phản ứng, làm sao nhận biết được vì bé mới ra đời, hầu như chỉ ngủ suốt thôi”, đó là một trong những băn khoăn của không ít cha mẹ với em bé. Chia sẻ về băn khoăn này, chuyên gia cho biết, trước sinh các bà mẹ được tư vấn về vắc xin cần tiêm cho cho bé 24 giờ đầu sau sinh [viêm gan B sơ sinh, vắc xin phòng lao].

Để chuẩn bị cho mũi vắc xin tiêm chủng “đầu đời”, tất cả các trẻ sơ sinh đều được khám sàng lọc trước tiêm. Khám sàng lọc giúp phát hiện các trường hợp cần trì hoãn tiêm, đó là trẻ có nguy cơ nhiễm khuẩn [mẹ bị sốt trước, sau sinh]; trẻ bị suy hô hấp khi sinh; những trẻ đẻ non, cân nặng thấp, trẻ bị đẻ khó; trẻ có mẹ bị nước ối bẩn; thai già tháng; bé dị tật bẩm sinh. Ngoài ra, bác sĩ cũng lưu ý cần cân nhắc khi chỉ định tiêm với các bé có nguy cơ hạ đường huyết [đặc biệt lưu ý với các trẻ sinh to, có cân nặng lúc chào đời từ 4 kg trở lên].

Các chuyên gia cũng lưu ý với trẻ sinh thường, khỏe mạnh cũng cần có thời gian thích nghi với môi trường bên ngoài. Do đó trong 2 giờ đầu sau sinh, trẻ sẽ được theo dõi về ổn định nhịp thở, da hồng và chỉ tiêm vắc xin khi bú tốt. Trước tiêm các mẹ nên cho bé bú đủ, tránh cho bé bị hạ đường huyết do đói. Sau tiêm bé tiếp tục được theo dõi: nhịp thở đều, môi hồng…Nếu các bà mẹ và gia đinh thấy bất cứ vấn đề gì không yên tâm cần báo cho bác sĩ.

Tiêm mũi vắc xin viêm gan B sơ sinh tại Bệnh viện

Nhận biết phản ứng bất thường

Ngoài ra, với trẻ nhỏ khi sau tiêm chủng  tại trạm y tế cần được ở lại điểm tiêm chủng 30 phút để cán bộ y tế theo dõi và kịp thời xử trí nếu có những phản ứng bất thường xảy ra.

Tiếp tục theo dõi trẻ thường xuyên tại nhà trong vòng 1- 2 ngày sau tiêm chủng về các dấu hiệu: tinh thần; bú mẹ; ăn; ngủ; thở; nhiệt độ; phát ban; phản ứng tại chỗ tiêm… để có thể phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường về sức khỏe. 

Nếu trẻ sốt, cần cặp nhiệt độ và theo dõi, dùng thuốc hạ sốt cho trẻ theo sự chỉ dẫn của cán bộ y tế. Các bà mẹ cần lưu ý không đắp bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm.

Đưa NGAY trẻ tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế gần nhất nếu trẻ có các dấu hiệu như:  sốt cao [ ≥ 39°C], co giật, phát ban, khóc thét, tím tái, khó thở, li bì, mệt lả, bú kém, bỏ bú, ….hoặc khi phản ứng thông thường kéo dài trên 1 ngày.

Lịch tiêm chủng  các vắc xin miễn phí cho trẻ nhỏ trong TCMR:

-          Sơ sinh : tiêm vắc xin phòng Lao và vắc xinViêm gan B trong 24 giờ đầu sau sinh

-          Trẻ 2,3,4 tháng tuổi: tiêm vắc xin phối hợp  Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Viêm gan B - Hib mũi 1 và uống vắc xin Bại liệt lần 1

-          Trẻ 5 tháng tuổi: tiêm 1 mũi vắc xin bại liệt [IPV]

-          Trẻ 9 tháng: tiêm Sởi mũi 1

-          Trẻ 18 tháng: tiêm nhắc  Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván mũi 4 và tiêm vắc xin Sởi – Rubella.

-          Trẻ từ 1- 5 tuổi: tiêm 3 mũi vắc xin  Viêm não Nhật Bản 

CTV LC - Dự án TCMR

Video liên quan

Chủ Đề