Sct pha để đc bao lâu

Sữa công thức để ngoài được bao lâu sau khi pha xong là câu hỏi mà mẹ bỉm sữa thắc mắc. Hãy cùng đi tìm câu trả lời thông qua những giải đáp từ bài viết dưới đây nhé.

1. Sữa công thức để ngoài được bao lâu?

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, có thể vì nhiều lý do khác nhau, các bà mẹ có thể sử dụng thêm sữa bột công thức cho trẻ. Trẻ có thể vừa bú sữa mẹ vừa bú sữa công thức hoặc dùng sữa công thức hoàn toàn. 

Trước tiên các mẹ cần nắm rõ sữa công thức là gì? Tương tự như các sản phẩm sữa bột, tất cả các loại sữa công thức dành cho trẻ em đều có một tỷ lệ được ấn định. Điều này phụ thuộc vào hộp đựng sữa công thức được bảo quản cũng như dạng sữa [lỏng, bột].

Sữa công thức cho trẻ sơ sinh

Đây là loại sữa bột trẻ em được sản xuất dành riêng cho trẻ từ 0 – 12 tháng tuổi. Những người có xu hướng sử dụng sữa này cho con là những bà mẹ vì một lý do nào đó không thể cho con bú sữa mẹ hoàn toàn.

Sữa bột công thức số

Cũng là một loại sữa bột cho trẻ em nhưng được thiết kế dành riêng cho từng giai đoạn phát triển của trẻ. Ví dụ sữa bột công thức số 2 cho trẻ từ 12 – 24 tháng tuổi, sữa công thức số 3 cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi.

Không giống như nguồn sữa mẹ tự nhiên, sữa công thức đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn trọng của mẹ ngay từ việc lựa chọn sữa, chọn bình tới cách pha đúng hướng dẫn và cả việc sữa công thức pha để được bao lâu. Tất tần tật những lưu ý nhỏ đó đều đòi hỏi mẹ phải ghi nhớ kỹ để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng cân nặng của bé.

2. Sữa công thức để ngoài được bao lâu sau khi bóc vỏ?

Bạn chỉ nên sử dụng sữa đã mở nắp trong vòng từ 20 – 30 ngày kể từ lúc bắt đầu mở hộp sữa ra sử dụng. Tránh ánh sáng mặt trời, không để gần tủ đông hay những nơi có nhiệt độ cao, nếu để lâu quá sữa bột sẽ hút ẩm gây mất chất, thậm chí sẽ bị nấm mốc gây ngộ độc cho bé.

Ngoài ra, sau mỗi lần lấy sữa, bạn cần phải đậy kín nắp hộp, bảo quản sữa ở nhiệt độ phòng, nơi khô thoáng và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hoặc để ở nơi có nhiệt độ cao. 

3. Sữa công thức để ngoài được bao lâu sau khi pha?

Sữa công thức pha sẵn để ngoài tối đa 2 giờ.

Để vị sữa ngon và giữ được thành phần dinh dưỡng, mẹ cần lưu ý thêm vấn đề nước pha sữa bao nhiêu độ là tốt nhất. Khi pha sữa, bạn nên pha 1⁄2 nước sôi và 1⁄2 nước sôi để nguội. Sau khi pha xong nên cho bé bú ngay, khi sữa còn ấm, cách pha sữa đã có trên hướng dẫn ở vỏ hộp.

Sữa mẹ sau khi pha xong cần cho bé sử dụng ngay lập tức. Khi bé bú sữa mẹ ở nhiệt độ bao nhiêu tốt nhất sữa công thức cũng nên để ở nhiệt độ bấy nhiêu. Tốt nhất nên sử dụng hết lượng sữa công thức được pha. Tránh để quá lâu và hâm lại.

Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng thì chỉ nên lưu giữ sữa tối đa trong 2 giờ tránh việc sữa lưu giữ lâu gây nhiễm khuẩn cho trẻ. Đối với sữa trẻ đã uống dở, không nên tiếp tục lưu giữ mà nên để người lớn uống hoặc đổ bỏ. Bởi sữa uống dở đã có nước bọt của trẻ, rất dễ nhiễm khuẩn, không còn sạch cho lần uống sau.

Nếu cần bảo quản nên để ngăn mát tủ lạnh, giữ được 24h. Lượng sữa còn dư thừa thì nên đổ bỏ hoặc mẹ uống hết, không nên để trẻ tiếp tục uống cữ sau vì trong sữa đã có nước bọt của trẻ, sữa không còn sạch nữa.

4. Gợi ý một số cách bảo quản sữa công thức

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì tốt nhất mẹ nên pha sữa công thức ở nhiệt độ thích hợp rồi cho bé uống hết luôn một lần. Tùy theo cữ bú và nhu cầu của bé mà mẹ chỉ nên pha đúng liều lượng sữa rồi cho bé uống hết luôn.

Tránh việc pha một bình sữa lớn rồi cho bé uống dần và quá phụ thuộc vào các hình thức bảo quản như tủ lạnh, túi giữ nhiệt, máy hâm sữa,… để hạn chế tình trạng sữa công thức pha sẵn bị nhiễm khuẩn.
Ngoài ra, bạn có thể bảo quản sữa trong tủ lạnh theo một số nguyên tắc như sau:

  • Với sữa bột đã pha chưa qua miệng bé mà để trong ngăn mát tủ lạnh thì chỉ để được tối đa 24 giờ.
  • Còn với sữa bột đã pha và đã qua miệng bé có dính nước bọt thì chỉ nên để từ 4 – 6 giờ rồi bỏ đi tránh để qua đêm để đảm bảo chất lượng sữa.
  • Không cho trẻ uống sữa đã để ở nhiệt độ phòng trong vòng 1 giờ hoặc hơn.
    Bạn có thể pha sữa sẵn và cho vào ngăn mát tủ lạnh bảo quản trong vòng 24 giờ.
  • Để đảm bảo sữa không bị hư hỏng, bạn nên kiểm tra sữa trước khi cho bé bú dù chưa bảo quản tới 24 giờ.
  • Không hâm nóng sữa đã được bảo quản bằng lò vi sóng. Vì điều này sẽ làm mất chất dinh dưỡng, có thể khiến bé bị bỏng miệng khi bú. 
  • Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cho thấy sữa bột khi pha với nước nóng ở nhiệt độ cao 60 – 80 độ C sẽ làm hao hụt thành phần dinh dưỡng từ sữa.

Một số loại sữa hòa tan ở 70 độ C, nhưng cũng có loại chỉ cần nước ở 50 độ C là đã hòa tan hoàn toàn. Do đó các mẹ nên chú ý khi lựa chọn sữa cũng như nhiệt độ nước khi pha sữa, xem kỹ hướng dẫn trên bao bì.

Trên đây là một số thông tin tổng hợp về việc sử dụng sữa công thức cho bé. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về việc sử dụng sữa. Trên đây là bài viết giải đáp giúp các mẹ về chủ đề sữa công thức để ngoài được bao lâu.

Không giống như sữa mẹ hoàn toàn tự nhiên, việc cho con sử dụng sữa công thức đòi hỏi sự tỉ mỉ của mẹ từ việc lựa chọn loại sữa tốt, lựa chọn bình sữa an toàn cũng như phải tìm hiểu mọi thông tin liên quan tới việc sử dụng và bảo quản sữa đảm bảo dinh dưỡng và an toàn cho bé.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển an toàn và toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, do nhiều lý do mà mẹ không thể đáp ứng được đầy đủ những nhu cầu về dinh dưỡng cho bé. Khi đó các mẹ sẽ tìm đến sữa công thức. Đây chính là giải pháp hoàn hảo nhất đảm bảo dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ.

Dù mẹ cho trẻ sử dụng sữa công thức trong bất kỳ thời điểm nào, mẹ cần nắm được những kiến thức về loại sữa nào tốt, chọn bình sữa nào đảm bảo, kiến thức về cách pha sữa, công thức pha sữa, cách bảo quản sữa, lượng sữa mỗi cữ bú, lượng sữa cần cho trẻ trong một ngày…Đầu tiên, Blog xin giới thiệu đến các mẹ khái niệm sữa công thức là gì?

Sữa công thức là gì?

Sữa công thức hay còn gọi là sữa bột trẻ em là các sản phẩm sữa được sản xuất dành riêng cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 12 tháng tuổi trong đó thành phần mô phỏng công thức hóa học của sữa mẹ. Sữa công thức được sử dụng cho trẻ để thay thế hoàn toàn hay thay thế một phần cho sữa mẹ.

– Về thành phần dinh dưỡng có trong sữa công thức là những thành phần mô phỏng giống như thành phần dinh dưỡng có trong sữa mẹ. Sữa công thức bổ sung ngoài đạm, đường, chất béo và các vitamin, khoáng chất thiết yếu, còn cần có một số dưỡng chất bổ sung đặc biệt [choline, DHA, ARA, beta-glucan, prebiotic…]..Sữa công thức có công thức gần giống như sữa mẹ đảm bảo cho sự phát triển an toàn và toàn diện của trẻ nhỏ.

Hiện trên thị trường có rất nhiều những loại sữa công thức, dù có nhiều nhãn hiệu sữa khác nhau thì đa phần sữa công thức có thành phần giống nhau bởi sữa công thức luôn phải tuân thủ theo những nguyên tắc, quy định của các cơ quan quản lý thực phẩm như Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm [FDA]…

– Về vai trò của sữa công thức: sữa cung cấp nguồn dưỡng chất tối đa cho trẻ giúp trẻ có một cơ thể khỏe mạnh, phát triển chiều cao và cân nặng, phát triển trí não, thị lực, kỹ năng giao tiếp, đảm bảo quá trình hoạt động của hệ miễn dịch, hệ tiêu hóa.

Sữa công thức pha sẵn để được bao lâu?

Trẻ bú mẹ hoàn toàn hay sử dụng sữa công thức đều cần được bú ngay sau khi pha. Chỉ trong những trường hợp hữu hạn thì mẹ mới ủ sữa cho con bằng bình ủ sữa.

Về việc sữa công thức để được bao lâu, câu trả lời của các chuyên gia dinh dưỡng là thời gian sử dụng sữa công thức pha sẵn tối đa là 2 giờ. Lượng sữa dư còn lại mẹ cần đổ đi, tránh giữ lại cho cữ sữa sau. Bởi sữa mà trẻ đã ăn có dính nước bọt của trẻ, sữa có thể đã bị nhiễm vi khuẩn và không còn sạch nữa, bảo quản sữa có thể bị hư. Không cho trẻ sử dụng lại sữa thừa của cữ trước quá 2 giờ để tránh việc bị nhiễm khuẩn, nhất là vi khuẩn Crono có thể gây ra bệnh rất nguy hiểm như viêm màng não hay nhiễm trùng máu…

Qua đây, các mẹ cần chú ý tới lượng sữa mỗi cữ cho bé để tránh việc pha sữa dư. Hầu hết trên bao bì các loại sữa công thức đều có bảng nhu cầu sữa cần cho trẻ sơ sinh theo tháng tuổi. Chẳng hạn như đối với sữa Glico, Morinaga hay sữa Meiji, trên nắp của lon sữa đều có chi tiết về công thức pha sữa cũng như lượng sữa cần cho bé theo từng tháng tuổi mà mẹ không phải mất quá nhiều thời gian tìm hiểu.

Hướng dẫn cách pha sữa công thức đúng cách

Để đảm bảo trẻ sử dụng sữa công thức được an toàn, ngoài việc tìm hiểu loại sữa, bảo quản sữa hay việc lựa chọn một loại bình sữa tốt cho bé thì vấn đề về cách pha sữa cũng rất quan trọng. Việc pha sữa đúng công thức, đúng quy định đảm bảo trẻ được cung cấp một nguồn dinh dưỡng dồi dào, an toàn.

1. Cách pha sữa công thức cho trẻ

– Bước 1: Mẹ cần vệ sinh tay, tiệt trùng dụng cụ pha sữa cho bé.

– Bước 2: Đun nước sôi và đề nguội tới khoảng 40 – 50 độ C. Đây là nhiệt độ tiêu chuẩn của đa số những loại sữa công thức. Tuy nhiên, mỗi loại sữa sẽ có nhiệt độ pha sữa tiêu chuẩn là khác nhau. Chẳng hạn, đối với sữa Glico số 0 thì nhiệt độ pha sữa tiêu chuẩn là 70 độ C trong khi sữa Glico số 1 thì nhiệt độ pha sữa tiêu chuẩn lại là 50 độ C. Do đó, các mẹ cần tìm hiểu đúng nhiệt độ pha sữa để đảm bảo dinh dưỡng và an toàn vệ sinh.

– Bước 3: Rót từ từ nước tiêu chuẩn pha sữa vào bình sữa đã được tiệt trùng rồi múc sữa bột vào bình sữa [thao tác này cũng có thể được làm ngược lại như là cho sữa bột vào trước rồi mới cho nước pha sữa vào. Điều này cũng tùy vào từng loại sữa các mẹ nhé.

– Bước 4: Đậy nắp bình sữa và lắc đều tới khi sữa được hòa tan hoàn toàn.

– Bước 5: Làm nguội sữa tới nhiệt độ tiêu chuẩn trước khi cho bé sử dụng. Mẹ có thể kiểm tra nhiệt độ của sữa bằng cách nhỏ vài giọt sữa vào cổ tay để kiếm tra, thấy ấm ấm là có thể cho bé sử dụng.

Đây chỉ là hướng dẫn các bước pha sữa cơ bản nhất, tùy vào từng loại sữa sẽ có những điểm pha sữa khác. Như sữa Glico thì cho sữa bột vào trước rồi cho 2/3 lượng nước cần pha vào bình, tiếp đến mới cho 1/3 lượng nước còn lại vào bình. Tại sao lại phải vậy? Để tìm hiểu chi tiết về cách pha sữa Glico, một loại sữa công thức hàng đầu tại Nhật Bản, mẹ có thể tìm hiểu tại đây

Sữa Glico số 0 800G

Giảm ngay 10% tại Shopee. Nhanh tay các mẹ nhé!

2. Công thức pha sữa tiêu chuẩn cho trẻ

– Công thức pha sữa

Mỗi loại sữa công thức sẽ có công thức pha sữa [công thức ở đây là tỷ lệ sữa/nước] và lượng sữa mỗi cữ cần cho bé là khác nhau.. Việc pha sữa không đúng công thức có thể khiến sữa quá loãng hay quá đặc, ảnh hưởng trực tiếp tới dinh dưỡng và hệ tiêu hóa của trẻ. Vì vậy mà tùy từng loại sữa mà mẹ tìm hiểu chính xác công thức pha sữa cho loại sữa đó

– Lượng sữa mỗi cữ cho bé

Mỗi loại sữa sẽ có bảng chi tiết về nhu cầu sữa mỗi cữ và ngày là khác nhau. Chẳng hạn đối với sữa Glico thì:

Tháng tuổi Cân nặng
[kg]
Số thìa gạt
ngang
Lượng nước [ml] Số lần uống
trong 24h
0 ~ 1/2 3.0 4 ~ 5 80 ~ 100 7 ~ 8
1/2 ~ 1 3.7 6 120 7
1 ~ 2 4.6 7 ~ 8 140 ~ 160 6
2 ~ 3 5.6 8 ~ 9 160 ~ 180 6
3 ~ 4 6.4 10 ~ 11 200 ~ 220 5
4 ~ 5 7.0 11 220 5
5 ~ 6 7.4 11 ~ 12 220 ~ 240 4 + [1]
6 ~ 9 7.7 ~ 8.2 10 ~ 12 200 ~ 240 3 + [2]
9 ~ 12 8.4 ~ 8.8 10 ~ 12 200 ~ 240 2 + [3]

Những thông tin này mẹ có thể dễ dàng nhìn thấy trên bao bì sản phẩm.

Hướng dẫn cách bảo quản sữa công thức đã pha được lâu nhất

Có nhiều mẹ, vì bận bịu với công việc sau khi sinh mà không có thời gian cho con bú. Mẹ muốn pha sữa công thức cho cữ sữa sau của bé. Khi đó, mẹ cần bảo quản ngay trong tủ lạnh chứ không phải là khi mà bé đã sử dụng. Việc bảo quản sữa ở nhiệt độ thấp sẽ được lâu hơn.

– Việc bảo quản sữa công thức trong môi trường nhiệt độ thấp sẽ hạn chế được sự phát triển của vi khuẩn so với nhiệt độ môi trường bình thường. Bảo quản sữa công thức trong tủ lạnh có thể để được tối đa 24 giờ, bảo quản sữa . Sau 24 giờ thì mẹ nên bỏ cữ sữa đó đi.

– Ngoài ra, với những trường hợp đi xa, mẹ có thể pha sẵn sữa và bảo quản trong túi giữ lạnh đã có sẵn đá trong đó. Khi đó, sữa công thức có thể để được 24 giờ.

Một lưu ý cho các mẹ đó là: để tránh việc quên mất túi, bình sữa pha sẵn đó được pha khi nào, các mẹ có thể sử dụng giấy nhớ, bút và ghi thời gian pha sữa trên đó.

– Sữa bảo quản trong tủ lạnh không nhất thiết phải làm nóng thì mới có thể cho bé sử dụng được. Tuy nhiên, đa số các mẹ đều muốn con mình được uống sữa ở nhiệt độ gần với nhiệt độ phòng. Khi đó, mẹ có thể để bình sữa ra ngoài hay ngâm trong chậu nước ấm hay cho vào máy hâm sữa và có thể cho bé sử dụng.

– Kiểm tra nhiệt độ sữa đã hâm trước khi cho bé uống để tránh trường hợp bị bỏng.

– Không sử dụng lò vi sóng để hâm sữa cho bé.

Tóm lại:

Sữa công thức để được bao lâu sau khi pha?

  • Sữa công thức pha sẵn để ngoài được bao lâu? câu trả lời là tối đa 2 giờ.
  • Sữa công thức pha sẵn để trong tủ lạnh được bao lâu? câu trả lời là tối đa 24 giờ.
  • Sữa công thức bảo quản trong túi lạnh có đá tối đa được 4 giờ.

Sữa công thức rất tốt cho bé. Tuy nhiên, nếu không biết cách sử dụng và bảo quản có thể gây tác dụng ngược với sức khỏe của bé mẹ hãy chú ý nhé.

Ngoài ra, để giúp các mẹ có thêm những lựa chọn sữa tốt cho bé. Blogmeyeucon gợi ý tới các mẹ top 4 loại sữa Nhật tốt nhất cho trẻ sinh. Đây đều là những nhãn sữa tốt nhất, nổi tiêng tại Nhật mà mẹ có thể tin tưởng sử dụng mẹ nhé.

Video liên quan

Chủ Đề