Tại sao bạn không có tay

Tê bàn tay gặp phải ở nhiều người và gây ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt, lao động, học tập. Để “thoát khỏi” tình trạng này, độc giả có thể tham khảo cách điều trị tê bàn tay đơn giản, dễ thực hiện mà vẫn đem lại hiệu quả ngay sau đây.

Tê bàn tay gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt hàng ngày. Nếu đây chỉ là một biểu hiện thoáng qua thì có thể tự khỏi mà không cần chữa trị. Tuy nhiên có những trường hợp cần phải có sự can thiệp của các phương pháp điều trị, trong đó có cách chữa trị tê bàn tay tại nhà với các ưu điểm sau:

  • Thuận lợi cho người bệnh: có thể thực hiện ngay tại nhà mà không cần di chuyển tốn công sức.
  • Chi phí thấp: nguyên liệu dễ tìm, dễ mua, rẻ.
  • Dễ thực hiện: người bệnh có thể tự làm.
  • Lành tính: nguyên liệu có nguồn gốc thiên nhiên, không gây tác dụng phụ.
  • Hiệu quả: bệnh có thể thuyên giảm sau một thời gian áp dụng.

>> Xem thêm:

Tê buồn chân tay là bệnh gì? Nguyên nhân – Triệu chứng – Điều trị

Đau lưng, mỏi gối, tê tay – Bệnh gì, liệu ai có hay?

Sử dụng các loại tinh dầu như dầu ô liu, dầu dừa rồi masage nhẹ nhàng lên khu vực bị tê theo vòng tròn cho đến khi vùng bị tê nóng lên. Phương pháp điều trị tê bàn tay tại chỗ này giúp đẩy nhanh lưu thông máu, “đánh bay” triệu chứng tê bàn tay ngay tại thời điểm thực hiện.

Massage giúp đẩy nhanh quá trình lưu thông máu

Nhúng miếng vải vào nước nóng rồi chườm vào vùng bị tê trong 5 – 10 phút. Lặp lại cho đến khi hết tê. Người bệnh cũng có thể sử dụng vòi nước ấm, miếng dán hoặc dùng túi chườm nóng.

Bạn có thẻ sử dụng túi chườm nóng

Bạn có thể đeo nẹp để bảo vệ bàn tay, giữ cho cổ tay thẳng, giúp giảm áp lực lên các dây thần kinh. Tùy vào điều kiện, bạn có thể đeo nẹp vào ban ngày hoặc buổi tối. Phương pháp điều trị tê bàn tay này thường được áp dụng với trường hợp tê bàn tay do hội chứng ống cổ tay.

Nẹp giữ cho cổ tay thẳng

Với các loại dược liệu dễ tìm, những bài thuốc dân gian trị tê bàn tay sau cũng là một lựa chọn đáng cân nhắc.

Lá lốt có tác dụng hoạt huyết, hóa ứ, thông kinh lạc, giúp cải thiện triệu chứng tê bì

Dùng 15 – 20 lá lốt tươi, rửa sạch, cho vào ấm đun sôi trên lửa nhỏ cho đến khi gần cạn. Gạn ra uống lúc còn ấm. Uống mỗi ngày 1 lần sau ăn tối, liên tục trong 10 ngày.

Dùng một nắm ngải cứu tươi và muối hạt hòa vào chậu nước sôi để ngải cứu mềm ra. Sau đó, lấy ngải cứu ra vắt ráo nước rồi đắp lên bàn tay. Phương pháp này sẽ giúp mạch máu giãn nở, tăng khả năng lưu thông máu, khắc phục tình trạng tê bàn tay.

Sắc khoảng 20 – 30g rễ cây xấu hổ lấy nước.  Uống trước bữa ăn, liên tục trong 10 ngày.

Bài thuốc dân gian điều trị tê bàn tay tại nhà này rất đơn giản. Bạn chỉ cần dùng muối và gừng hòa tan với nước khoảng 50 – 60 độ để ngâm chân. Cách làm này vừa giúp tăng lưu thông máu vừa đem tới cho người bệnh một giấc ngủ ngon.

Nghệ có chứa chất curcumin giúp kháng viêm làm giảm khó chịu tại vùng bị tê. Người bệnh cần đun nóng sữa cùng một thìa cà phê bột nghệ trên lửa nhỏ. Cho thêm một ít mật ong. Uống mỗi ngày.

Mangan, kali, các vitamin nhóm B trong quế giúp cải thiện lưu lượng máu đến tay. Bài thuốc đơn giản từ quế là hòa tan 1 thìa cà phê bột quế vào 1 cốc nước ấm. Uống mỗi ngày một cốc.

Uống bột quế là một trong những cách chữa tê bàn tay tại nhà đơn giản

Người bệnh có thể tự tập các bài tập tại nhà để cải thiện triệu chứng tê bàn tay.

  • Xoay khớp tay: Đứng 2 chân bằng vai, xoay cánh tay từ ngoài vào trong rồi xoay ngược lại. Bài tập này giúp lưu thông máu, giảm tình trạng tê tay.
  • Xoay cổ tay: Nhẹ nhàng xoay tròn cổ tay theo 2 chiều, mỗi bên 10 vòng.
  • Xát mu bàn tay: Lấy bàn tay trái xát mạnh và mu bàn tay phải 10 lần. Sau đó đổi bên.
  • Xòe bàn tay: Nằm ngửa, để 2 tay sang ngang rồi xòe hết cỡ. Giữ nguyên tư thế 3 – 5 giây rồi từ từ nắm lại. Tập trong vòng 10 – 15 phút.
  • Xoa bóp tay: Dùng tay trái bóp tay phải từ cổ tay lên đến vai 3 lần sau đó đổi bên.
  • Các phương pháp trên chỉ áp dụng cho trường hợp nhẹ, tê bàn tay do nguyên nhân sinh lý hoặc hỗ trợ trong quá trình điều trị bệnh dưới sự chỉ dẫn của bác sỹ.
  • Nếu áp dụng cách điều trị tê bàn tay tại nhà không mang lại hiệu quả thì nên tới các cơ sở y tế để được bác sĩ xây dựng phác đồ điều trị.
  • Người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi, vitamin D, K, magie. Đồng thời hạn chế đồ ăn nhanh, nội tạng động vật, chất kích thích.
  • Tránh giữ nguyên một tư thế tay trong thời gian dài.
  • Nếu tê bàn tay xảy ra thường xuyên đi kèm với các triệu chứng như khó thở, chóng mặt, đau đầu dữ dội, mất cảm giác, người bệnh nên đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Tê bàn tay tuy không phải là căn bệnh đe dọa tới tính mạng nhưng nó gây cảm giác khó chịu dai dẳng. Việc kết hợp các cách điều trị tê bàn tay tại nhà một cách kiên trì sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ tới số 0865 344 349 để được chuyên gia tư vấn nhé!

XEM THÊM:

Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

Luôn tâm niệm “Y học cổ truyền là niềm đam mê của tôi”, TTƯT Nguyễn Thị Hằng hiện là cố vấn y khoa tại Dược Phẩm Tâm Bình. Bà là tác giả của nhiều đề tài nghiên cứu có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh lý về xương khớp [thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa,...] và các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa [viêm đại tràng, tiêu chảy, táo bón,…]

Mỗi người chúng ta đều có thể đã từng trải qua cơn đau nhức cơ bắp tay ít nhất một lần trong đời. Tùy theo mức độ nghiêm trọng, bạn có thể đến bệnh viện để điều trị hoặc điều trị tại nhà. Vậy, bạn biết gì về tình trạng đau nhức bắp tay? Nguyên nhân nào gây ra nó? Làm thế nào để điều trị hiệu quả? Hãy chuyên gia Hapacol cùng tìm hiểu nhé.

1. Đau nhức cơ bắp tay là gì?

Cơn đau xuất hiện ở khu vực nằm giữa vai và khuỷu tay được gọi là đau cơ bắp tay. Đôi khi sự khó chịu này còn lan đến vùng lưng gần đó, đồng thời gây khó khăn cho việc gấp khuỷu tay lại hoặc sử dụng cơ bắp tay để làm việc.

bắp tay không chỉ là bộ phận cơ thuộc phần trước của cánh tay trên mà còn là một trong những cơ bắp hoạt động nhiều nhất trong cơ thể.

Do đó, mặc dù không phải là vấn đề cần lưu ý nhiều, nhưng đau cơ bắp tay có khả năng khiến cuộc sống của bạn đình trệ bằng cách gây hạn chế những sinh hoạt thường ngày, chẳng hạn như:

  • Tập thể dục
  • Làm việc nhà
  • Hoàn thành trách nhiệm công việc

2. Các triệu chứng đau nhức cơ bắp tay phổ biến

Thông thường, người bị đau bắp tay thường dễ dàng cảm nhận được:

  • Cơn đau nhói phát sinh ở cánh tay trên làm đau nhức hai cánh tay hoặc đau nhức một bên cánh tay
  • Có âm thanh phát ra mỗi khi bạn cử động cánh tay
  • Chuột rút cơ bắp
  • Bầm tím
  • Đau nhức ở khuỷu tay
  • Vai và khuỷu tay trở nên yếu hơn bình thường

3. Nguyên nhân gây đau nhức bắp tay

Phần lớn trường hợp, đau cơ bắp tay phát sinh từ việc chấn thương do rèn luyện thể chất. Tuy nhiên, trong vài tình huống, đau cơ bắp tay còn có thể là hệ lụy của một số yếu tố khác. 3 tình trạng dưới đây là tác nhân đứng đằng sau các triệu chứng thường thấy nhất, bao gồm: 

Chấn thương vật lý

Các cơ bắp tay có thể bị rách do chấn thương vai hoặc khuỷu tay.

Trong trường hợp này, chấn thương liên quan đến thể thao rất phổ biến, đặc biệt nếu bạn phải lặp đi lặp lại một động tác cụ thể nhiều lần, ví dụ như ném bóng.

Dùng bắp tay quá nhiều trong khi luyện tập thể lực cũng có thể dẫn đến cơn đau.

Ngoài ra, cơn đau cơ bắp tay còn có khả năng xuất hiện bởi:

  • Sử dụng cánh tay quá mức, chẳng hạn như cố sức nâng một hộp sách nặng lên cao.
  • Té ngã gây rách gân.

Tình trạng sức khỏe

Đôi khi tình trạng đau khớp cũng có nguy cơ chuyển biến sang đau cơ bắp tay.

Theo nhiều nhà nghiên cứu, đau bắp tay có thể đại diện cho một số vấn đề liên quan đến tim.

Mặt khác, người bị rối loạn lo âu cũng có xu hướng đau cơ bắp tay, trong trường hợp các cơ này căng cứng. 

Những nguyên nhân khác

Theo các chuyên gia, việc sử dụng steroid cũng có thể được xem là yếu tố dẫn đến đau cơ bắp tay.

Bên cạnh đó, một nguyên nhân khác là dùng chung kim tiêm.

Nếu đầu kim đã bị nhiễm trùng, vi sinh vật sẽ theo đường tiêm xâm nhập vào cơ thể và bắt đầu tấn công các tế bào, bao gồm cả cơ bắp tay.

Trường hợp này tuy hiếm nhưng vẫn có khả năng xảy ra. 

4. Một số vấn đề sức khỏe có thể liên quan đến đau nhức bắp tay

Chấn thương tùng thần kinh cánh tay

Tùng thần kinh cánh tay là một mạng lưới các dây thần kinh nằm giữa cổ và vai, kết nối các dây thần kinh tủy sống với cánh tay. Mỗi bên cổ sẽ có một “mạng lưới” dây thần kinh như vậy.

Do đó, bất kỳ chấn thương nào khiến cơ cổ và vai kéo căng về hai hướng ngược nhau đều có khả năng tổn thương đến tùng thần kinh cánh tay, dẫn đến cơn đau cơ bắp tay xuất hiện. 

Trong số đó, chấn thương thể thao cùng tai nạn xe cộ thường là tác nhân phổ biến nhất cho sự thương tổn ở tùng thần kinh cánh tay.

Ngoài ra, sự viêm nhiễm, hiện diện của khối u hoặc xạ trị cũng góp phần tác động đến “mạng lưới” thần kinh này. 

Khi tùng thần kinh chịu tổn thương, bạn có thể bắt gặp nhiều triệu chứng từ nhẹ đến nặng, ví dụ như:

  • Cánh tay hơi tê
  • Mất sức ở cánh tay
  • Cảm giác đau nhói hoặc nóng rát phát sinh trên cánh tay, gây ra hiện tượng đau nhức cánh tay phải hoặc đau nhức cánh tay trái hoặc đau nhức 2 cánh tay.
  • Tê liệt cánh tay cũng như một số bộ phận xung quanh, bao gồm bàn tay và vai

Nếu các dấu hiệu trên bộc lộ, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để được chẩn đoán và tiếp nhận điều trị kịp thời.

Trong trường hợp các thương tổn kéo dài hay không được chữa trị hiệu quả, chấn thương vĩnh viễn hoàn toàn có khả năng diễn ra. 

Liệu pháp điều trị vấn đề sức khỏe trên chủ yếu là nghỉ ngơi nhiều và vật lý trị liệu.

Độ phổ biến của tình trạng sức khỏe: không thường phát sinh

Triệu chứng kinh điển: đau nhức cánh tay, suy yếu ở cánh tay hoặc vai

Dấu hiệu không bao giờ xảy ra ở tình trạng chấn thương tùng thần kinh cánh tay: đau ở khu vực phía trước và giữa cổ

Mức độ nghiêm trọng: chủ yếu cần bác sĩ điều trị và chăm sóc

Bầm tím bắp tay

Vết bầm tím đại diện cho tình trạng tổn thương của các mao mạch [tĩnh mạch], gây nên sự tích tụ máu.

Điều này giải thích cho sự hiện diện của màu xanh tím ở hầu hết các vết bầm tím. 

Thông thường, vết bầm tím ở bắp tay là hệ quả của việc bạn bị chấn thương nhẹ.

Độ phổ biến của tình trạng sức khỏe: không thường phát sinh

Triệu chứng kinh điển: đau nhức liên tục ở phần cánh tay trên, sưng và bầm tím bắp tay

Dấu hiệu luôn xảy ra với tình trạng bầm tím bắp tay: chấn thương bắp tay gần đây

Mức độ nghiêm trọng: có thể tự điều trị tại nhà hoặc để vết bầm tự biến mất

Viêm tủy xương cánh tay trên

Viêm tủy xương của cánh tay trên là một dạng nhiễm trùng xương do vi khuẩn.

Khoảng 40 – 50% trường hợp xuất phát từ Staph Aureus, còn gọi là tụ cầu vàng.

Tình trạng này tương đối khó chẩn đoán vì nhiễm trùng có thể phát sinh từ bất kỳ miệng vết thương hở ngoài da nào. 

Độ phổ biến của tình trạng sức khỏe: hiếm gặp

Triệu chứng kinh điển: sốt không quá cao, vết thương phẫu thuật phát đau

Dấu hiệu luôn xảy ra với tình trạng viêm tủy xương cánh tay trên: cánh tay trên đau nhức và sưng đỏ

Mức độ nghiêm trọng: cần được cấp cứu càng sớm càng tốt

Căng cơ cánh tay trên tái phát liên tục

Tình trạng căng cơ ở cánh tay trên lặp đi lặp lại liên tục do hoạt động quá độ cũng có mối liên hệ mật thiết với cơn đau cơ bắp tay.

Độ phổ biến của tình trạng sức khỏe: không thường phát sinh

Triệu chứng kinh điển: cánh tay trên đau nhức, tê và suy yếu

Dấu hiệu không bao giờ xảy ra ở tình trạng tái phát căng cơ cánh tay trên liên tục: chấn thương cánh tay trên, cường độ đau dữ dội

Mức độ nghiêm trọng: có thể tự điều trị tại nhà

5. Các mẹo giảm đau nhức cơ bắp tay

Cơn đau cơ bắp tay sẽ làm chậm nhịp điệu cuộc sống của bạn lại bằng cách cản trở các hoạt động thường ngày. Tuy vậy, bạn có thể kiểm soát sự khó chịu này bằng một số biện pháp dưới đây, chẳng hạn như:

Không nên lạm dụng cơ hay vận động quá sức

Một người khỏe mạnh có thể bị đau cơ bắp tay sau khi thực hiện các động tác bình thường như:

  • Cử tạ
  • Chơi golf
  • Ném bóng
  • Nâng vật nặng lên cao
  • Đưa đón trẻ đến trường

Vì loại chấn thương này thường phát triển chậm theo thời gian, nên nó rất khó để ngăn chặn. Đồng thời, việc phục hồi cũng sẽ trì trệ nếu bạn tiếp tục cố gắng sử dụng cơ bắp tay để vận động.

Do đó, lúc này, điều bạn cần làm là tạm thời để các cơ nghỉ ngơi nhiều, đặc biệt hạn chế những hoạt động cần nhiều sức lực. 

Điều trị tại nhà giúp phục hồi nhanh chóng

Chấn thương bắp tay có thể khiến bạn đau đớn, nhưng không quá nghiêm trọng để bạn phải đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Tương tự với đau khớp, đối với đau cơ bắp tay, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau nhanh thuộc nhóm thuốc chống viêm không chứa steroid như ibuprofen hay naproxen để xoa dịu tình hình hiện tại. Ngoài ra, 3 mẹo nhỏ sau đây cũng sẽ giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi cơn đau cơ bắp tay:

  • Chườm lạnh: nhiệt độ thấp sẽ giúp bạn xoa dịu khu vực sưng tấy. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng biện pháp này. Hãy chỉ áp túi chườm lạnh [hoặc vải sạch bọc đá viên] lên vùng sưng trong 20 phút.
  • Uống paracetamol: ngoài ibuprofen và naproxen, paracetamol cũng có tác dụng tương tự trong việc giảm đau cơ bắp tay. Tuy vậy, thuốc giảm đau có thể ảnh hưởng đến dạ dày, vì thế bạn không nên quá phụ thuộc vào nó. 
  • Thả lỏng cánh tay: một trong những cách tốt nhất để giảm đau bắp tay là thả lỏng cánh tay đang đau nhức càng nhiều càng tốt.

Các cách làm giảm đau nhức cơ bắp hiệu quả tại nhà

Bạn bị đau cơ sau khi tập các bài tập ở phòng gym, tham gia các hoạt động như đi bộ, leo núi, đạp xe… Đừng mặc kệ các cơn đau nhức này! Có những cách giảm đau cơ hiệu quả mà bạn có thể thực hiện tại nhà. Hãy…

Đến gặp bác sĩ

Bên cạnh những biện pháp được đề cập bên trên, bạn sẽ cần đến bệnh viện để được điều trị ngay lập tức nếu như bạn:

  • Cảm thấy tức ngực và khó thở: đặc biệt khi đi kèm với 2 dấu hiệu này là cơn đau nhói tại bắp tay, buồn nôn, nôn và đổ nhiều mồ hôi
  • Không thể cử động cánh tay
  • Cường độ đau trở nên nghiêm trọng
  • Suy yếu sức lực ở cánh tay
  • Nhiệt độ cơ thể tăng cao hoặc bất kỳ triệu chứng nhiễm trùng nào khác

Đau cơ bắp tay hiếm khi gây ra bất kỳ thương tổn lâu dài nào.

Do đó, thông thường, phẫu thuật không phải là liệu pháp cần thiết. Thay vào đó, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn tập vật lý trị liệu. 

Công việc khó khăn nhất không phải là điều trị mà là phục hồi sau chấn thương.

Lúc này, việc nghỉ ngơi đóng vai trò rất quan trọng. Nếu bạn vẫn quá chú tâm vào các hoạt động hàng ngày, quá trình hồi phục có thể kéo dài, đồng thời gia tăng tỷ lệ tái phát chấn thương. 

Có thể bạn chưa biết:

Tiết lộ 6 nguyên nhân khiến bạn bị đau cơ hàm dai dẳng

Đau cơ liên sườn và những điều bạn cần biết

Đau cơ ngực: Hiểu rõ để phòng ngừa

Nguồn tham khảo:

Bicep Pain Symptoms, Causes & Common Questions. //www.buoyhealth.com/symptoms-a-z/bicep-pain/

3 Tips for Treating Your Bicep Pain at Home. //health.clevelandclinic.org/have-bicep-pain-its-probably-in-your-shoulder/

What Causes Bicep Pain? //www.livestrong.com/article/350820-causes-bicep-pain/.

Video liên quan

Chủ Đề