Sinh đôi cùng trứng thì có bao nhiêu túi ối năm 2024

Bạn đang tìm kiếm câu trả lời về cách xác định số buồng ối và bánh nhau trong siêu âm song thai 3 tháng đầu thai kỳ? Đừng lo lắng! Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về quy trình siêu âm song thai và cách nhận biết những chỉ số quan trọng. Với thông tin chi tiết và hướng dẫn cụ thể, hy vọng bạn sẽ tự tin hơn trong việc theo dõi sự phát triển và bảo vệ sức khỏe thai kỳ của mình.

Sinh đôi cùng trứng thì có bao nhiêu túi ối năm 2024

Tầm quan trọng của đa thai

Đa thai nói chung và song thai nói riêng có ảnh hưởng quan trọng trong việc quản lý thai kỳ. Thống kê cho thấy trong đa thai có 14 – 25% thai chậm tăng trưởng, 25% trẻ sinh ra phải nhập đơn vị chăm sóc đặc biệt sau sinh, có nguy cơ bị bại não gấp 4 lần, tỷ lệ tử vong chu sinh gấp 4 và tỷ lệ tử vong trong năm đầu đời gấp 7 lần.

Nguyên nhân làm gia tăng các tỷ lệ này ở đa thai chủ yếu do sinh non, thai chậm tăng trưởng, tăng nguy cơ bất thường cấu trúc và bất thường nhiễm sắc thể. Ngoài ra, đa thai còn làm tăng nguy cơ các biến chứng thai kỳ cho mẹ bao gồm tiền sản giật và đái tháo đường thai kỳ.

  • Song thai dị hợp tử (khác trứng) về mặt lý thuyết đa số sẽ phát triển thành 2 bánh nhau 2 buồng ối.
  • Song thai đồng hợp tử (cùng trứng) số lượng bánh nhau và buồng ối phụ thuộc vào thời điểm phân chia của phôi (2 bánh nhau 2 buồng ối, 1 bánh nhau 2 buồng ối, 1 bánh nhau 1 buồng ối).

Giá trị của siêu âm trong đánh giá số bánh nhau, số buồng ối

Việc xác định chính xác số bánh nhau, buồng ối trong song thai là vấn đề cực kỳ quan trọng trong siêu âm trước tuần thai thứ 14, việc này sẽ ảnh hưởng tới kế hoạch quản lý thai kỳ song thai. Trong khi song thai hai bánh nhau được khuyến cáo theo dõi mỗi 4 tuần để phát hiện sự phát triển bất thường, siêu âm song thai một bánh nhau cần được thực hiện mỗi 2 tuần bắt đầu sớm lúc 16 tuần kéo dài đến lúc sinh. Và những song thai một bánh nhau, một buồng ối được khuyến cáo nên được chuyển lên các chuyên gia tuyến trên để quản lý.

Cách xác định số bánh nhau, buồng ối trong siêu âm song thai 3 tháng đầu

  • Thai trước 10 tuần tuổi: Số phôi= số thaiSố túi thai= số nhauSố buồng ối = số buồng ốiSố yolksac (túi noãn hoàng)

Sinh đôi cùng trứng thì có bao nhiêu túi ối năm 2024

2 túi thai = 2 bánh nhau

Sinh đôi cùng trứng thì có bao nhiêu túi ối năm 2024

2 buồng ối (2 yolksac) (1 bánh nhau 2 buồng ối)

  • Thai từ 10 – 14 tuần

Dựa vào các dấu hiệu sau để xác định số bánh nhau:

Dấu hiệu siêu âmHai bánh nhauMột bánh nhauDấu “Lamda”+Dấu chữ “T”+Màng ối ngăn giữa 2 thai> 2 mmcó 4 lớp (yêu cầu sử dụng đầu dò siêu âm có độ phân giải cao)< 2 mmcó 2 lớpGiới tính thaiGiống/ khác Giống

Dấu Lamda trong song thai 2 bánh nhau và dấu chữ T trong song thai 1 bánh nhau.

Dấu hiệu màng ối dày 3 mm, có nhiều lớp trong song thai hai bánh nhau và màng ối mỏng 1.4 mm, không thấy rõ các lớp trong song thai 1 bánh nhau

  • Sau 14 tuần: Số buồng ối vẫn còn dễ dàng xác định, nhưng số bánh nhau xác định khó khăn.

Tại Bệnh viện Quốc tế Vinh, việc theo dõi tiến trình phát triển của thai nhi nói chung và xác định số buồng ối, bánh nhau trong siêu âm 3 tháng đầu nói riêng, luôn được các Bác sĩ chú trọng. Khoa Chẩn đoán hình ảnh sử dụng dòng máy siêu âm Samsung màu 4D, Volusion S6, P8 cho chất lượng hình ảnh vượt trội, hỗ trợ hiệu quả trong siêu âm thai nhi.

Thạc sĩ Bác sĩ Trần Nhật Quỳnh – Khoa Chẩn đoán hình ảnh

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.

Mang trong mình không phải một thai mà hẳn hai thai, chắc có lẽ bạn vừa mừng vừa lo lắng. Muôn vàn câu hỏi đặt ra như tôi phải làm gì để đủ chất dinh dưỡng nuôi hai em bé, ăn uống, sinh hoạt ra sao, hai em bé có thể gặp những nguy cơ gì, tôi sẽ sinh thường hay sinh mổ, sinh xong làm thế nào để đủ sữa nuôi cả hai con, vv. Mình hy vọng bài viết này có thể giúp bạn giải đáp phần nào những thắc mắc đó và giúp bạn có thêm niềm tin rằng mình sẽ làm được. Mang thai là một hành trình kỳ diệu và bạn đang đi trên một con đường còn hơn cả diệu kỳ!

Trong khuôn khổ bài viết này mình chỉ đề cập đến song thai. Các trường hợp tam thai hoặc hơn nữa do rất hiếm gặp, các nghiên cứu còn hạn chế nên tốt nhất bạn nên đến khám tại các trung tâm y tế lớn để được bác sĩ tư vấn từng trường hợp cụ thể bạn nhé!

Vì sao tôi lại mang song thai?

Hiện nay không phải khó khăn gì để có thể bắt gặp một trường hợp song thai. Theo thống kê tại Mỹ, tỷ lệ song thai tăng 76% từ 1,9% năm 1980 lên 3,3% năm 2009 (ACOG). Có hai lý do chính. Một là khuynh hướng mang thai càng ngày càng trễ. Khi mẹ càng lớn tuổi thì khả năng mang song thai càng tăng. Hai là nếu mẹ có sử dụng các phương pháp hỗ trợ sinh sản thì rất nhiều khả năng bác sĩ sẽ sử dụng thuốc kích thích làm nhiều trứng rụng trong một chu kỳ hoặc bác sĩ cũng có thể chuyển nhiều hơn một phôi vào buồng tử cung để tăng khả năng đậu thai.

Song thai được phân thành song thai cùng trứng và song thai khác trứng:

  • Song thai khác trứng: có hai rụng trong một chu kỳ và mỗi trứng như vậy kết hợp với một tinh trùng sẽ tạo ra 2 hợp tử và phát triển thành 2 phôi trong buồng tử cung. Những đứa trẻ này lớn lên sẽ như anh chị em trong nhà chứ không giống nhau hoàn toàn, giới tính cũng có thể khác biệt. Song thai khác trứng sẽ có hai bánh nhau và hai buồng ối riêng biệt
  • Song thai cùng trứng: khi chỉ có một trứng rụng, kết hợp với một tinh trùng tạo thành một hợp tử. Hợp tử này phân chia tạo thành 2 phôi trong buồng tử cung. Những đứa trẻ song thai cùng trứng có cùng bộ gen di truyền như nhau nên sẽ rất giống nhau (mặc dù không hoàn toàn).

Siêu âm sẽ chẳng thể nào biết được song thai là cùng trứng hay khác trứng, hai em bé có giống nhau hay không. Do đó người ta sẽ phân chia song thai trên siêu âm ra thành:

  • Song thai hai nhau – hai ối: mỗi thai có một bánh nhau và buồng ối riêng biêt. Song thai này có thể cùng trứng hoặc khác trứng.
  • Song thai một nhau – hai ối: mỗi thai có một buồng ối riêng nhưng lại sử dụng chung một bánh nhau. Đây là song thai cùng trứng
  • Song thai một nhau một ối: hai thai nằm chung một buồng ối và có chung một bánh nhau. Đây cũng là song thai cùng trứng. Một số trường hợp hiếm gặp song thai có thể dính với nhau và có chung một số cơ quan gọi là song thai dính. Những trường hợp song thai dính phải phẫu thuật tách rời mà bạn hay đọc thấy trên báo là dạng này.

Nguyên tắc là đồ gì xài riêng thì không sao chứ xài chung sẽ “sinh chuyện”. Chuyện là hai em bé nếu có riêng ối riêng nhau thì bác sĩ đỡ lo nhưng nếu có chung bánh nhau chung ối thì rất “mệt”. Mệt vì quá trình theo dõi sẽ rất gắt gao do hai thai có thể phát sinh nhiều biến chứng. Mình sẽ nói thêm ở phần sau nhé!

Sinh đôi cùng trứng thì có bao nhiêu túi ối năm 2024

Tôi phải ăn uống và tăng cân như thế nào khi mang song thai?

Khi bạn mang hai thai thì dĩ nhiên khẩu phần ăn của bạn phải tăng lên đáng kể và cân nặng cũng phải tăng nhiều hơn.

Theo khuyến cáo của The National Academy of Medicine, mức tăng cân toàn thai kỳ dành cho sản phụ mang song thai:

Thể tạng BMI (kg/m2) Mức tăng cân (kg) Thiếu cân < 18,5 Không có khuyến cáo do thiếu dữ liệu Trung bình 18,5 – 24,9 16,8 đến 24,5 Thừa cân 25 – 29,9 14,1 đến 22,7 Béo phì ≥30 11,4 đến 19,1

Lưu ý mức tăng cân này sẽ tùy thuộc vào thể tạng ban đầu trước khi mang thai của bạn. Để biết bạn thuộc tạng người nào thì bạn cần tình chỉ số BMI của mình bằng cách:

BMI = CHIỀU CAO / (CÂN NẶNG) (CÂN NẶNG)

Ví dụ trước khi mang thai bạn cao 1m6, nặng 55 kg thì BMI của bạn là:

BMI = 55/ (1,6)(1,6) = 21,4

Vậy là bạn thuộc tạng người trung bình mà bạn có thể tăng từ 16,8 đến 24,5 kg trong toàn thai kỳ bạn nhé! Mình cũng giải thích kỹ trong bài “Tăng cân trong thai kỳ” dành cho đơn thai, bạn có thể tham khảo thêm!

Bạn cũng có thể tham khảo biểu đồ sau để theo dõi mức tăng cân qua theo từng tháng để kịp thời điều chỉnh.

Sinh đôi cùng trứng thì có bao nhiêu túi ối năm 2024

Để đạt được mức tăng cân này, Hiệp hội sản phụ khoa Hoa Kỳ khuyên bạn nên ăn thêm mỗi ngày khoảng 300 calo cho mỗi bé. Như vậy đối với song thai thì mỗi ngày bạn cần thêm khoảng 600 calo. Cố gắng duy trì bữa ăn đầy đủ thành phần dinh dưỡng tinh bột, đạm, chất béo, rau xanh và trái cây. Chia nhỏ cữ ăn thành 3 cữ chính và 3 cữ phụ sẽ giúp bạn hấp thu dinh dưỡng được dễ dàng hơn, tránh các khó chịu cho dạ dày! Chú ý một ly sữa bầu 200ml có năng lượng khoảng 80-100 calo.

Bạn cũng cần chú ý bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt và canxi trong khẩu phần ăn để đảm bảo đủ nhu cầu cho cơ thể và cho bé. Lưu ý khi mang song thai bạn sẽ có nguy cơ thiếu máu thiếu sắt nhiều hơn người mang đơn thai nên ngoài việc bổ sung sắt đầy đủ thì bạn cũng cần xét nghiệm đầu thai kỳ để xem mình có thiếu máu hay không để điều chỉnh liều sắt và có thể lặp lại để kiểm tra vào khoảng giữa thai kỳ 24-28 tuần.

Bạn cũng có thể có thể tham khảo bảng sau đây về khuyến cáo dinh dưỡng dành cho người mang song thai của SMFM:

3 tháng đầu 3 tháng giữa 3 tháng cuối Năng lượng cần mỗi ngày trên 1kg cân nặng (kcal/kg) Thiếu cân 42- 50 Thay đổi nếu cần thiết để đạt mục tiêu tăng cân Thay đổi nếu cần thiết để đạt mục tiêu tăng cân Trung bình 40-45 Thừa cân 30-35 Bổ sung vi chất (tổng lượng trong ngày) Viên đa sinh tố có chứa sắt (30mg nguyên tố) 1 2 2 Can xi (mg) 1500 2500 2500 Vitamin D (UI) 1000 1000 1000 DHA/EPA (mg) 300 – 500 300 – 500 300 – 500 Acid folic (mg) 1 1 1

Cũng ví dụ ở trên nếu bạn thuộc tạng người trung bình, nặng 55kg thì năng lượng bạn cần nạp vào một ngày là vào khoảng 2200 kcal (55 x 40) đến 2475 kcal (55 x 45). Mức năng lượng hằng ngày này sẽ được tùy chỉnh trong trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối sao cho đạt mục tiêu tăng cân như khuyến cáo.

Ngoài chế độ ăn uống đa dạng, đủ các nhóm thực phẩm thì uống bổ sung thêm viên đa sinh tố cũng là lựa chọn hợp lý. Bạn nên chọn những loại có ít nhất 30mg sắt nguyên tố để đảm bảo cung cấp đủ chất sắt cho cơ thể hoặc bổ sung riêng viên sắt kèm acid folic. Nên chọn viên đa sinh tố có hàm lượng đạt 100% RDA (nhu cầu hằng ngày). Liều lượng viên có thể tăng từ 1 viên/ngày lên 2 viên/ngày vào 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ.

Bạn cũng nên cố gắng bổ sung thêm canxi và vitamin D để đảm bảo nhu cầu tăng trưởng của hai thai. Tăng cường các chế phẩm từ sữa và viên uống có chứa canxi và vitamin D là những lựa chọn hợp lý. Nhu cầu acid folic và omega 3 (DHA/EPA) cũng cao hơn so với đơn thai (bảng).

Những nguy cơ thường gặp khi mang song thai là gì?

Đối với mẹ

Việc mang hai thai đặt một trọng trách rất lớn lên cơ thể của người mẹ. Tim của bạn phải làm việc hơn khoảng 20% so với người mang đơn thai. Thể tích máu trong cơ thể so với đơn thai cũng tăng hơn khoảng 10 – 20%. Tỷ lệ thiếu máu do tăng nhu cầu cũng thường gặp hơn. Do nồng độ bhCG là một hormone do bánh nhau tiết ra sẽ nhiều hơn nên bạn có thể bị nghén nhiều hơn và kéo dài hơn so với người mang song thai. Việc mang hai thai với thể tích tử cung lớn có thể làm cho bạn mắc các chứng đau lưng, phù chân, trĩ, dãn tĩnh mạch chi dưới và khó khăn trong đi lại, sinh hoạt, đặc biệt là 3 tháng cuối thai kỳ. Tình trạng rạn da cũng có thể xuất hiện sớm hơn và nặng nề hơn.

Nguy cơ mắc tiền sản giật cũng tăng gấp đôi khi mang đa thai và diễn tiến có khuynh hướng sớm hơn và nặng hơn so với người mang đơn thai. Tiền sản giật là một dạng rối loạn huyết áp thường xảy ra sau tuần 20 của thai kỳ. Đây là một bệnh lý toàn thân mà khi diễn tiến nặng nó có thể gây nhiều biến chứng như suy gan, suy thận, phù não, rối loạn đông máu và co giật hay còn gọi là sản giật. Sản giật là một trong năm tai biến sản khoa nguy hiểm nhất và để bảo vệ tính mạng của bạn, bác sĩ có thể sẽ phải cho bạn sinh sớm ngay cả khi em bé của bạn còn rất non tháng.

Bạn cũng có nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ cao hơn người mang đơn thai. Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng đái tháo đường xảy ra khi mang thai. Nó cũng làm tăng nguy cơ mắc tiền sản giật, nhiễm trùng và nguy cơ bạn bị đái tháo đường thực sự sau này. Thai của bạn cũng có nguy cơ bị suy hô hấp và hạ đường huyết sau sinh. Để hiểu rõ hơn về đái tháo đường thai kỳ, mời bạn đọc thêm bài viết “Đái tháo đường thai kỳ” trong sách này nhé.

Đối với thai

Nguy cơ thường gặp nhất là sinh non tức là sinh trước 37 tuần. Theo một thống kê tại Mỹ với hơn 137 nghìn trường hợp song thai thì hơn một nửa trường hợp song thai sẽ bị sinh non, tăng gấp 6 lần so với đơn thai. Nguy cơ sinh non trước 32 tuần cũng tăng hơn 10 lần. Em bé non tháng có thể sẽ gặp rất nhiều vấn đề liên quan như suy hô hấp, vàng da, nhiễm trùng sơ sinh, bại não, chậm phát triển tâm thần, vận động.

Thai cũng có khuynh hướng nhẹ cân hơn so với đơn thai ở cùng độ tuổi và tỷ lệ thai chậm tăng trưởng cũng thường gặp hơn.

Ngoài ra như mình đã đề cập ở trên, song thai một nhau có thể gặp nhiều biến chứng hơn so với song thai hai nhau. Biến chứng thường gặp nhất là hội chứng truyền máu song thai xảy ra do tình trạng thông nối mạch máu giữa hai thai. Thai nhận máu sẽ trở nên mập phù, đa ối và trong khi thai cho sẽ bị nhẹ cân, chậm tăng trưởng và thiểu ối. Nếu tình trạng này xảy ra càng sớm thì càng nguy hiểm cho cả hai thai và nặng nhất là thai chết lưu.

Song thai một nhau một ối là dạng khá hiếm gặp. Tuy nhiên do hai em bé đều nằm chung một buồng ối nên dây rốn của hai bé rất dễ bị xoắn hay chèn ép. Do đó bác sĩ thường khuyên bạn phải khám thai rất thường xuyên và thường sẽ chấm dứt thai kỳ sớm bằng cách mổ lấy thai.

Do những nguy cơ kể trên mà mình rất rất mong là bạn đi khám thai sớm tại các trung tâm sản khoa lớn, uy tín và tái khám đúng hẹn. Một thai đã kỹ rồi thì hai thai càng cần phải kỹ nhiều hơn. Lịch khám thai của bạn cũng có thể sẽ thường xuyên hơn người mang đơn thai rất nhiều. Bác sĩ sẽ thăm khám, đánh giá để có thể phát hiện sớm những biến chứng có thể xảy ra và tư vấn cho bạn những biện pháp phòng ngừa hay điều trị thích hợp nhé!

Tôi sẽ sinh thường hay mổ lấy thai?

Sinh thường hay sinh mổ sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Số lượng thai, cân nặng, vị trí thai, sức khỏe của thai
  • Sức khỏe của bạn, khung chậu và diễn tiến của cuộc sinh
  • Kinh nghiệm của người đỡ sinh cũng như trung tâm sinh sản

Một số trường hợp vẫn có thể sinh thường nhưng nhìn chung khả năng mổ lấy thai của bạn sẽ cao hơn khi chỉ mang một thai.

Điều gì xảy ra nếu tôi bị 1 thai sống và 1 thai lưu?

Thật ra điều này không phải là hiếm gặp. Người ta thống kê có đến 7-36% thai kỳ song thai sau TTON bị sẩy thai sớm từ song thai thành một thai. Trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ có khoảng 5% trường hợp song thai bị lưu 1 hoặc 2 thai. Nếu sẩy sớm, thai nhỏ có thể tiêu biến và không còn thấy được trên siêu âm cũng như không ảnh hưởng đến thai còn lại. Tuy nhiên nếu điều này xảy ra muộn thì thai mất có thể tồn tại đến cuối thai kỳ cùng với thai sống và làm tăng một số nguy cơ cho thai sống như lưu thai, tổn thương não. Do đó bạn vẫn cần theo dõi sát ở những trung tâm y khoa lớn để bác sĩ có thể tư vấn cặn kẽ và theo dõi sát thai kỳ cho bạn nhé!

Sau sinh liệu tôi có đủ sữa cho cả hai bé bú không?

Cho một bé bú đã khó khăn nay cho đến hai bé bú có thể làm cho nhiều bạn rất lo lắng. Hãy tin tưởng vào cơ thể và bản năng làm mẹ của bạn. Cơ chế tiết sữa là nhu cầu càng lớn thì cung cấp càng nhiều. Tức là khi hai bé bú càng nhiều thì cơ thể của bạn cũng sẽ tự tăng sản xuất sữa để đảm bảo đủ cung cấp cho cả hai bé. Tất nhiên là cần phải có rất nhiều nỗ lực và cố gắng. Sau đây là một số mẹo giúp bạn thành công.

Thiết lập lịch trình cho bú

Trong vài tuần đầu, mỗi bé sẽ cần bú khoảng 12 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 20 – 30 phút. Khi bắt đầu hãy tập cho hai bé bú cùng một lúc. Tuy nhiên ngay cả đối với song thai cùng trứng thì nhu cầu của hai bé có thể cũng sẽ khác nhau và khoảng cách giữa các lần cho bú cũng sẽ khác nhau. Nên nếu nhịp bú của hai bé gần như nhau thì bạn có thể cố gắng cho hai bé bú cùng một lúc để tiết kiệm thời gian. Nhưng cũng có thể có một bé sẽ đòi bú thường xuyên hơn bé kia thì bạn cũng có thể cho riêng từng bé bú. Như vậy mẹ cũng dễ dàng chăm sóc bé và dành thời gian nhiều cho từng bé hơn. Cho nên tùy vào nếp bú ngủ của hai bé mà bạn có thể điều chỉnh sao phù hợp nhất miễn là cố gắng đảm bảo cả hai bé đều được bú đủ. Bạn cũng có thể hút sữa và cho cả hai bé bú bằng bình hoặc kết hợp lúc bú vú lúc thì bú bình. Bú bình cũng có cái hay là bạn có thể nhờ người thân cho bú để có thêm thời gian nghỉ ngơi. Đừng quá lo lắng bạn nhé! Mỗi cách đều có những ưu nhược điểm riêng và cách nào phù hợp với bạn và bé nhất thì cách đó là đúng nhất.

Tăng cường dinh dưỡng và uống đủ nước

Cho con bú có thể tiêu tốn thêm 500 kcal mỗi ngày cho một bé. Như vậy khi cho hai bé bú thì năng lượng bạn cần nạp thêm là 1000 kcal/ngày. Ăn đầy đủ các nhóm chất, uống đủ 3 lít nước/ngày và đừng quên tiếp tục duy trì các loại thuốc bổ sung sắt, canxi hay viên đa sinh tố nếu chế độ ăn của bạn không đủ nhé!

Tư thế khi cho hai bé bú cùng lúc:

Hình bên dưới giúp bạn tham khảo một số tư thế khi cho hai bé bú cùng lúc. Cách nào cũng được miễn sao bạn và bé đều thấy thoải mái và có một cữ bú hiệu quả. Bạn nên sử dụng thêm nhiều gối để hỗ trợ nâng bé và bạn không bị mỏi lưng hay đau vai khi cho con bú. Bạn cũng nhớ thay đổi bên vú để mỗi bé đều có thể bú đều cả hai bên vú. Điều này giúp hai vú của bạn đều được kích thích như nhau và không bị chênh lệch về kích thước cũng như sản lượng sữa.

Sinh đôi cùng trứng thì có bao nhiêu túi ối năm 2024
Sinh đôi cùng trứng thì có bao nhiêu túi ối năm 2024

Mình viết bài này với hy vọng giúp bạn đỡ được phần nào những hoang mang, lo lắng khi mang song thai. Bạn đang làm gấp đôi vai trò làm mẹ! Đừng ngần ngại kêu gọi thêm sự giúp đỡ từ chồng, người thân và tư vấn bác sĩ những vấn đề còn thắc mắc bạn nhé! Chúc bạn thai kỳ an vui!