Sinh mổ bao lâu thì được nằm võng

Sau sinh mổ, cơ thể sản phụ rất yếu, cần được bồi bổ nhiều món ăn dinh dưỡng, đa dạng các loại thực phẩm để mau chóng hồi phục sức khỏe chống thiếu máu, nhanh l

Mẹ bầu sau sinh mổ nên làm gì?

  • Ngày đầu sau mổ nên uống nước lọc, ăn cháo, súp, canh đến khi có thể xì hơi được mới bắt đầu bổ sung thêm các thực phẩm khác ...Từ ngày thứ 2 trở đi, có thể ăn uống bình thường, ăn nhiều đạm và các thực phẩm giàu canxi. Tuy nhiên vẫn nên ăn cháo hoặc súp. Uống nhiều nước giúp bạn có nhiều sữa cho em bé bú.
  • Ngủ đủ giấc giúp mẹ sau sinh thấy sảng khoái, bớt cảm giác stress và có nhiều sữa cho con bú. Sau sinh dạ con co thắt khiến mẹ đau đớn, mẹ cần tránh nằm ngửa nên nằm nghiêng sẽ giúp giảm đau, tránh ảnh hưởng đến vết mổ.
  • Bổ sung các loại vitamin B, C, K, A để tham gia vào quá trình tổng hợp collagen và đa dạng hóa của các nguyên bào sợi, đồng thời kiểm soát tình trạng viêm nhiễm. Vitamin K giúp cầm máu ở giai đoạn đầu. Ngoài ra các thực phẩm giàu canxi, sắt, kẽm...giữ vai trò quan trọng trong quá trình lành vết mổ.
  • Nên thường xuyên thay đổi thực đơn để kích thích sự ngon miệng, tránh sự nhàm chán. Không nên ăn các thức ăn lạnh hoặc chưa được chín kỹ.
  • Nên dùng gừng và nghệ trong chế biến món ăn để giúp làm ấm cơ thể và tăng cường hệ miễn dịch cho niêm mạc ruột.
  • Sản phụ sau sinh nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, khi cảm thấy đỡ đau và thoải mái hơn thì nên ngồi dậy và tập đi để lưu thông khí huyết, tránh bị dính ruột và viêm tắc tĩnh mạch. Vận động vừa sức khiến mẹ nhanh hồi phúc và ít đau đớn hơn
  • Nên tắm rửa mỗi ngày để tránh bị nhiễm trùng. Không nên ngâm lâu trong nước [khoảng từ 5-10 phút], tắm bằng nước ấm, ở nơi kín gió, lau khô người sau khi tắm xong, thận trọng với vết mổ. Sau khoảng 3-4 ngày sau sinh, sản phụ có thể gội đầu, nên lau khô tóc nhanh. Vệ sinh vùng âm đạo sạch sẽ, nên dùng nước đun sôi để nguội hoặc nước ấm để rửa. Giữ đôi bàn chân ấm bằng đi tất.

Sản phụ sau sinh mổ kiêng gì?

  • Tránh nằm ngửa: Khi nằm ngửa sẽ thấy đau hơn do tử cung co thắt  nên nằm nghiêng và kê gối mềm sau lưng, từ từ chuyển động tác giúp ảnh hưởng đến vết mổ ít nhất
  • Không nên ngủ quá nhiều: Nghỉ ngơi sau sinh là điều vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, nếu ngủ quá nhiều, nước ối sẽ bị tích tụ ở tử cung, cần phải ngồi dậy, vận động nhẹ nhàng để tránh tắc ruột và các mạch máu.
  • Không nên làm việc sớm: Sản phụ sau sinh mổ cần được nghỉ ngơi để vết thương nhanh lành, không nên làm việc sớm.
  • Không để bị lạnh: Sản phụ sau sinh, thận khí bị suy nhược nên rất dễ bị nhiễm lạnh. Vì thế không nên tắm rửa bằng nước lạnh. Tuy nhiên, bạn có thể dùng nước ấm để lau sạch cơ thể, vệ sinh toàn thân. Bởi nếu để lâu ngày không tắm, đây sẽ là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn phát triển, gây bệnh cho mẹ và còn có thể lây lan sang cả em bé như viêm miệng, tiêu chảy...
  • Các đồ ăn có tính hàn như: cua, ốc, rau đay... Cơ thể sản phụ sau sinh mổ rất dễ bị lạnh. Các loại đồ ăn có tính hàn sẽ ức chế sự ngưng tụ của máu khiến vết mổ lâu lành. Bắp cải, củ cải trắng, dưa hấu, lê,...là những thực phẩm lạnh gây hại cho đường tiêu hóa và răng
  • Các đồ ăn không tốt cho quá trình lành sẹo, làm tăng quá trình tạo mủ, gây viêm vết mổ như: gạo nếp, rau muống, lòng trắng trứng...Các thực phẩm tái sống như gỏi, rau sống,..
  • Các đồ ăn gây sắc tố đen khiến vết sẹo sâu hơn như cà phê, chè, hạt tiêu,..
  • Không nên dùng các thực phẩm có vị cay nóng như ớt, tiêu: Trong ớt có thành phần capsaicin tạo cảm cảm giác nóng miệng, lưỡi cổ họng, kích thích dạ dày làm nghiêm trọng thêm tình trạng viêm loét. Khi dùng nhiều tiêu có thể làm nặng tình trạng viêm loét dạ dày, táo bón.
  • Không sử dụng thức uống có cồn như rượu, bia...vì nó có thể sẽ làm thay đổi mùi vị sữa, có thể khiến trẻ bị táo bón hoặc bỏ bú.
  • Không nên quan hệ sớm: Sản phụ sau sinh mổ không nên quan hệ sớm, thường thì nên kiêng từ 6-8 tuần để tử cung có thời gian để phục hồi.
  • Tránh suy nghĩ nhiều, xúc động mạnh có thể gây hại cho sức khỏe sản phụ, dẫn đến tình trạng thiếu sữa.
  • Trong giai đoạn lành vết mổ, không nên hút thuốc hoặc hút thuốc thụ động tránh gây co mạch máu ở ngoại vi, giảm lượng máu đến vết mổ, giảm lượng oxy đến mô. Đối với các sản phụ bị rối loạn đường huyết, đái tháo đường, bị suy gan...thường thì các vết mổ sẽ rất khó lành.

Cho trẻ sơ sinh nằm võng thường xuyên có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bé như dễ bị vẹo cột sống, mắc hội chứng rung lắc, chậm phát triển trí não. Vậy trẻ sơ sinh có nên nằm võng không hay cho trẻ nằm võng như thế nào là đúng cách,… cùng Mabio tham khảo bài viết sau đây để giải đáp các thắc mắc này nhé!

Vì sao đa phần trẻ lại thích nằm ngủ võng?

Nằm ngủ võng rất là mát, đặc biệt là vào mùa hè, khi mà không khí oi bức, được nằm ru ru trên võng bên dưới chiếc quạt điện thì thật là tuyệt vời.

Trẻ sơ sinh cũng rất dễ chịu khi nằm ngủ võng, giấc ngủ đến dễ dàng hơn, êm ái hơn và bé sẽ ngủ thật sâu. Nhất là những loại võng mắc lưới giúp cho không khí dưới lưng bé được thông thoáng, cộng với những nhịp đưa của võng sẽ khiến cảm giác càng thêm thích thú.

Trẻ sơ sinh có nên nằm võng?

Khi trẻ quấy khóc, chỉ cần đặt vào chiếc võng quen thuộc và ru thì trẻ sẽ dịu cơn hờn dỗi ngay, thậm chí có nhiều trẻ còn thích được đưa võng thật mạnh, chúng sẽ cười sặc sụa khi được ru như vậy, các ông bố bà mẹ hoặc ông bà thì tỏ ra vui vẻ khi thấy trẻ thích thú.

Có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng? SỰ THẬT khiến nhiều mẹ TÁ HỎA

– Hệ thần kinh của trẻ còn yếu và đang trong quá trình phát triển vì vậy việc đung đưa rung lắc võng sẽ gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới hệ thần kinh của trẻ, nếu nặng có thể khiến trẻ chậm phát triển trí tuệ, thị lực giảm, rối loạn ngôn ngữ, thậm chí gây động kinh,..

– Nằm võng sẽ làm cho bé khó có thể học các động tác trườn, lật, bò, ngồi…Hệ thần kinh vận động kém phát triển làm cho trẻ kém linh hoạt, giảm khả năng tiếp thu và nhận thức.

– Chân, tay, đầu, cổ của trẻ khi nằm võng thường hay bị vẹo, không vận động co duỗi thường xuyên làm cho trẻ dễ bị tụ máu ở một điểm nào đó dẫn đến việc máu huyết lưu thông không đều đặn, các cơ bắp cũng như não bộ kém phát triển.

Độ tuổi thích hợp cho trẻ nằm võng là từ 6 tháng tuổi trở lên

– Không chỉ gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh và não, cho trẻ sơ sinh nằm võng cũng không tốt cho cột sống, có nhiều trường hợp gây cong lưng, lệch cột sống, ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của bé.

– Ngoài ra, việc đặt trẻ xuống võng khi khóc hoặc khi ru ngủ cho trẻ, rồi đung đưa mạnh sẽ làm trẻ sợ hãi nắm chặt hai bàn tay vào vòng, và độ rung lắc đều đều của nhịp đưa, làm cho thần kinh trẻ mệt mỏi và để bảo vệ thần kinh, trẻ phải ngủ nhưng giấc ngủ trong trạng thái ức chế, sợ hãi.

Cho trẻ sơ sinh nằm võng như nào là đúng cách?

– Nếu vẫn muốn để con nằm võng thì mẹ nên dùng thêm một tấm đệm, tấm lót hay chiếu nhỏ đặt dưới lung cho bé để tạo cho bé tư thế ngủ thoải mái nhất, tránh cho cột sống bị cong, vẹo.

Nằm võng giúp trẻ ngủ nhanh hơn, lâu hơn nhưng lại tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ

– Hãy nhớ cho trẻ nằm võng trong thời gian ngắn nhất có thể, không được để bé ngủ quá lâu hoặc suốt đêm trên võng

– Mẹ nên cho trẻ nằm chéo với chiều võng để lung trẻ được nâng đỡ tốt nhất

– Ngoài ra, mẹ cũng nên chuẩn bị những vật dụng chắn võng tránh trường hợp trẻ bị lật võng, té ngã trong lúc ngủ

– Không đung đưa trẻ quá mạnh và lâu, chỉ đưa nhẹ nhàng và dừng lại khi bé đã ngủ

– Không cho trẻ ngủ võng quá sớm nếu chưa đủ 3 tháng

Bài viết trên giúp các mẹ giải đáp được những thắc mắc có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng rồi đúng không nào? Việc cho trẻ sơ sinh nằm võng sớm và không đúng cách sẽ gây ra những hậu quả khôn lường, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Hy vọng bài viết cung cấp cho cha mẹ những kiến thức hữu ích trong việc cho trẻ sơ sinh ngủ võng đúng cách, đảm bảo an toàn cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ sau này!

MẸ LƯU Ý:

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ. Không một sản phẩm nào có thể thay thế sữa mẹ. Mẹ CẦN cho bé bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời để trẻ có thể hoàn thiện sức đề kháng, hệ tiêu hóa và trí thông minh. Nếu mẹ đang gặp phải tình trạng thiếu sữa, ít sữa hay mất sữa cho con hãy tham khảo VIÊN UỐNG LỢI SỮA MABIO. Mabio không chỉ giúp sữa mẹ tăng số lượng và chất lượng sữa mẹ mà còn giúp mẹ nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau sinh.

Cơ chế 4 tác động có trong Mabio giúp mẹ tăng số lượng, chất lượng sữa mẹ, phục hồi sức khỏe nhanh chóngthon gọn vóc dáng sau sinh. Sản phẩm được bào chế từ 100% thảo dược thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe mẹ và bé. Đã được kiểm chứng an toàn bởi Viện kiểm nghiệm thuốc Trung Ương, chứng nhận bởi cục ATTP [số cấp phép 5553/2020/ĐKSP].

💮 Cơ chế 1: Tăng số lượng sữa

Mabio kích thích cơ thể tiết hoocmon Prolactin giúp sữa mẹ tràn trề, sữa đặc và thơm mát. Lượng sữa về nhiều giúp thông tuyến sữa, hỗ trợ điều trị mất sữa ở mẹ sau sinh.

✅ Sau 5 – 7 ngày: ngực căng tức nhiều hơn, cảm giác sữa về, số lượng sữa tiết ra bắt đầu nhiều hơn hoặc sữa đặc [hoặc đục] sánh hơn.

✅ Sau 10 – 15 ngày: Lượng sữa về nhiều, thơm.

✅ Sau 30 ngày: Sữa về nhanh, về đều, mỗi cữ bé bú no nê, lượng sữa ổn định.

💮 Cơ chế 2: Tăng chất lượng sữa mẹ: Cơ thể mẹ sẽ hấp thụ dinh dưỡng và tăng cường chuyển hóa trong cơ thể, giúp cơ thể tổng hợp chất dinh dưỡng vào sữa, làm tăng chất lượng sữa mẹ. Sữa mẹ sẽ sánh đặc, thơm hơn và mát hơn. Mẹ có thể chủ động bổ sung các vitamin [C, D,…] cho con qua dinh dưỡng hàng ngày giúp bé hấp thu, phát triển tốt hơn.

💮 Cơ chế 3: Rút ngắn thời gian phục hồi sức khỏe sau sinh, hạn chế các bệnh hậu sản: Cao biển súc, cao tàu bay, cao ích mẫu giúp điều hòa khí huyết, đẩy hết sản dịch ra ngoài và hạn chế tối đa viêm nhiễm sau sinh.

Cao hương phụ giúp mẹ ăn ngủ ngon hơn, giảm căng thẳng stress trong những ngày đầu nuôi con [lo lắng, stress trong việc nuôi nấng, chăm bẵm bé].

💮 Cơ chế 4: Thon gọn vóc dáng sau sinh: Thành phần cao chè vằng với hàm lượng thích hợp không chỉ kích thích tăng tiết sữa mà còn giúp mẹ giảm cân hiệu quả.

Nguồn: Mabio.vn

Video liên quan

Chủ Đề