Sơ đồ tư duy là gì Nêu tác dụng của sơ đồ tư duy

Cùng Clevai tìm hiểu về khái niệm sơ đồ tư duy và cách vẽ sơ đồ tư duy hiệu quả trong bài viết dưới đây.

Sơ đồ tư duy đang được ứng dụng ngày càng phổ biến hiện nay trong nhiều lĩnh vực. Nó được xem như là một phương pháp ghi chú hiệu quả mang lại rất nhiều lợi ích cho con người. Vậy sơ đồ tư duy là gì? Hiện có những loại sơ đồ tư duy nào được sử dụng nhiều nhất? Trong bài viết sau đây Clevai sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi này và cùng học cách vẽ sơ đồ tư duy nhé.

1. Sơ đồ tư duy là gì?

Sơ đồ tư duy có tên tiếng anh là Mindmap được biết đến là phương pháp ghi chú thông minh với các ý tưởng sử dụng từ ngữ ngắn gọn cùng hình ảnh sinh động để bộ não con người có thể tiếp cận, ghi nhớ một cách nhanh chóng và lưu trữ lâu dài.

Mindmap không chỉ giúp con người ghi nhớ theo một trình tự nhất định mà còn giúp chúng ta liên hệ các dữ kiện, kích thích trí não sáng tạo để tạo hứng thú cho quá trình học tập, làm việc. Sử dụng Mindmap con người không cần mất thời gian, công sức ghi chép dày đặc các nội dung mà thông qua các tiêu đề ngắn gọn, các ký hiệu, hình ảnh hai chiều để ghi nhớ một cách tổng thể, chi tiết.

Sơ đồ tư duy có cấu trúc gồm từ khóa/chủ đề chính ở vị trí trung tâm và các nhánh nhỏ chỉ các nội dung, hình ảnh được phát triển từ chủ đề chính ở xung quanh. Ngoài ra để cây sơ đồ đẹp hơn và dễ ghi nhớ hơn có thể chèn thêm các hình ảnh hoặc biểu tượng.

2. Lợi ích vẽ sơ đồ tư duy trong học tập và quản lý

Lợi ích vẽ sơ đồ tư duy trong học tập

Với xu hướng lấy học sinh làm trung tâm như hiện nay việc giáo viên áp dụng cách vẽ sơ đồ tư duy trong giảng dạy mang lại rất nhiều lợi ích. Sơ đồ tư duy sẽ giúp giáo viên có thể trình bày các khái niệm trong lớp học rõ ràng, tập trung vào các vấn đề cần trao đổi cho học sinh đồng thời cung cấp được cách nhìn tổng quan về chủ đề. 

Bên cạnh đó học sinh cũng có thể tiếp nhận nội dung bài học một cách tổng quan và chính xác nâng cao hiệu quả học tập. Học sinh sẽ không phải tiếp nhận thông tin một cách thụ động mà ngược lại học sinh phải suy nghĩ, sáng tạo, ghi nhớ các kiến thức đã học một cách logic. 

Một lợi ích nữa khi sử dụng Mindmap trong học tập đó là học sinh có thể trình bày nội dung bài học một cách khoa học, dễ hiểu, dễ nhớ. Các em vừa ghi chép kết hợp sử dụng hình ảnh, màu sắc, sáng tạo ý tưởng để tóm tắt nội dung bài học, chủ động ghi nhớ kiến thức. Từ đó kích thích hứng thú học tập, phát huy tối đa tiềm năng ghi nhớ của bộ não. 

Sơ đồ tư duy mang lại hiệu quả cao trong học tập, phát triển tư duy logic, khả năng phân tích tổng hợp để học sinh nắm chắc kiến thức, ghi nhớ lâu thay cho kiểu học thuộc lòng trước đây. 

Lợi ích vẽ sơ đồ tư duy trong quản lý

Tác dụng của sơ đồ tư duy trong công tác quản lý giúp cho việc truyền đạt thông tin đến cấp dưới được rõ ràng, mạch lạc và dễ hiểu. Nó trở thành công cụ hữu hiệu như một “bản đồ vạn năng” để nâng cao hiệu quả công việc trong việc lên lânn kế hoạch, thiết lập mục tiêu, thuyết trình và nhiều công việc khác.

Ngoài ra Mindmap còn có tính ứng dụng cao trong quản lý thời gian các bạn có thể liên kết các công việc với nhau và sắp xếp chúng trong khoảng thời gian nhất định, đảm bảo tính khoa học. Nhờ vậy mọi công việc sẽ được phân chia hợp lý và giải quyết trong thời gian thích hợp.

3. Một số loại sơ đồ tư duy hiện nay

Sơ đồ tư duy vòng tròn 

Sơ đồ tư duy vòng tròn có tên tiếng anh là Circle Map bao gồm một vòng tròn lớn bên ngoài và một vòng tròn nhỏ bên trong. Vòng tròn nhỏ chứa chủ để chính hay ý tưởng trung tâm, vòng tròn lớn gồm các ý phụ, ý bổ trợ cho chủ đề chính/ý tưởng trung tâm.

Circle Map được tạo ra với mục đích để Brainstorm một chủ đề hoặc một ý tưởng nào đó bằng cách sử dụng các thông tin đã biết.

Sơ đồ tư duy bong bóng

Tên tiếng anh của sơ đồ tư duy bong bóng được gọi là Bubble Map bao gồm một vòng tròn ở vị trí trung tâm và các bong bóng hình tròn ở xung quanh tỏa ra nhiều hướng. Hình tròn ở trung tâm sẽ chứa chủ đề chính còn các bong bóng sẽ chứa các ý tưởng, hành động cụ thể bổ sung ý nghĩa cho chủ đề chính trong vòng tròn.

Bubble Map chủ yếu được sử dụng cho mục đích thiết lập mục tiêu, mô tả phân khúc khách hàng,…

Sơ đồ tư duy bong bóng kép

Sơ đồ tư duy bong bóng kép có tên tiếng anh là Double Bubble Map được biết đến là loại sơ đồ kết hợp giữa 2 sơ đồ bong bóng hay còn là biểu đồ Venn.

Double Bubble Map sử dụng cho mục đích xác định sự khác biệt và tương đồng giữa 2 chủ đề hoặc 2 lĩnh vực. Sơ đồ có cấu tạo gồm 2 vòng tròn chứa 2 chủ đề, 2 ý chính nằm ở vị trí trung tâm. Phần giao nhau của 2 vòng tròn chứa các điểm tương đồng và phần còn lại của 2 vòng tròn chứa sự khác biệt giữa 2 chủ đề, đối tượng. 

Sơ đồ này chủ yếu để so sánh một cách trực quan các khái niệm, ý tưởng đối tượng từ đó giúp chúng ta đánh giá một cách toàn diện để đưa ra quyết định đúng đắn cho mọi vấn đề.

Sơ đồ tư duy cây

Sơ đồ tư duy cây còn được gọi với cái tên tiếng anh là Tree Map được thiết kế giống như một cái cây. Phía trên cùng là chủ đề chính hay nội dung chính và phía dưới là các chủ đề phụ các thông tin liên quan hay nội dung chi tiết để giúp làm rõ chủ đề chính.   

Tree Map không giới hạn số lượng phân nhánh có thể liệt kê xuống phía dưới thoải mái tùy theo nội dung cho đến khi đầy đủ. Loại sơ đồ này được sử dụng khá phổ biến trong học tập được các học sinh, sinh viên sử dụng để hệ thống lượng kiến thức ngắn gọn, dễ hiểu. Trong công việc Tree Map chủ yếu dùng để liệt kê các nhiệm vụ hoặc xây dựng kế hoạch.

Trên thực tế còn có nhiều loại sơ đồ khác được sử dụng tùy theo mục đích, lĩnh vực để lựa chọn cho phù hợp : như sơ đồ tư duy luồng - Flow Map, sơ đồ tư duy đa luồng - Multi Flow,  sơ đồ tư duy dấu ngoặc “{“ - Brace Map, sơ đồ tư duy hình cầu - Bridge Map.

4. Hướng dẫn cách vẽ sơ đồ tư duy hiệu quả

Sau đây chúng ta sẽ cùng học cách vẽ sơ đồ tư duy hiệu quả và khoa học:

Bước 1: Xác định chủ đề/ý chính/từ khóa chính cho sơ đồ

Dù bạn lựa chọn loại sơ đồ nào thì trước tiên cũng cần phải xác định được chủ đề chính hay ý chính để thực hiện triển khai các ý nhỏ, nội dung phụ trong sơ đồ. 

Bước này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng quyết định đến hiệu quả của quá trình sẽ sơ đồ nên yêu cầu bạn phải xác định đúng.

Bước 2: Vẽ các nhánh cấp 1 cho sơ đồ tư duy

Sau khi đã xác định được chủ đề chính/ý chính hãy cho chúng vào tờ giấy hoặc trên màn hình ở vị trí trung tâm. Sau đó vẽ thêm các nhánh xuất phát từ chủ đề trung tâm nối đến các ý phụ của phân nhánh.

Số lượng nhánh sẽ tùy thuộc vào nội dung của bạn và lưu ý sử dụng những từ ngắn gọn, súc tích tập trung đúng trọng tâm.

Bước 3: Thêm các nhánh phụ cấp 2, cấp 3

Từ các nhánh phụ cấp 1 hãy tiếp tục triển khai các nhánh phụ cấp 2, cấp 3 bổ sung nội dung thông tin cho đến khi đầy đủ. Các ý phụ đều có nội dung hướng đến chủ đề chính, bổ sung cho chủ đề chính của sơ đồ. 

Bước 4: Tô màu và kết hợp hình ảnh minh họa

Để sơ đồ trở nên rõ ràng, sinh động và ghi nhớ dễ hơn bạn hãy tô màu cho các nhánh trong sơ đồ. Đối với chủ đề chính/ý chính sẽ tô đậm nhất, các nhánh cấp 1 tô đậm hơn các nhánh cấp 2, cấp 3 và sử dụng màu sắc khác nhau để dễ phân biệt. Bên cạnh đó bạn có thể kết hợp thêm hình ảnh minh họa vừa khiến cho sơ đồ đẹp hơn, ghi nhớ được lâu hơn

Trên đây là tổng quan những thông tin về sơ đồ tư duy hy vọng sau bài viết các bạn đã giải đáp được mọi thắc mắc của mình. Đồng thời biết cách làm sơ đồ tư duy đẹp, khoa học, hiệu quả giúp ích cho quá trình học tập và làm việc của mình.

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

sơ đồ tư duy là gì ? Nêu tác dụng của sơ đồ tư duy ?

Các câu hỏi tương tự

Cấu tạo của sơ đồ tư duy bao gồm: chủ đề chính, nhánh con, hình ảnh gợi nhớ, từ khóa liên kết với nhau và được thể hiện bởi các và các màu sắc, kích cỡ khác nhau để đẩy mạnh khả năng gợi nhớ thông tin tốt nhất.

Với lượng kiến thức lớn cần phải ghi nhớ thì con người đã phát minh ra các phương pháp để có thể dễ dàng ghi nhớ kiến thức một cách tổng hợp. Trong đó sơ đồ tư duy là một phương pháp đang được sử dụng phổ biến và có hiệu quả. Vậy sơ đồ tư duy là gì? Đặc điểm và cách xây dựng sơ đồ tư duy như thế nào?

Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu tới quý vị những nội dung sau để hỗ trợ khách hàng những thông tin cần thiết liên quan đến sơ đồ tư duy.

Sơ đồ tư duy là một phương pháp kết nối, lưu trữ, sắp xếp thông tin và xác lập thông tin theo mô hình đồ họa bằng cách sử dụng từ khóa, hình ảnh chủ đạo hoặc các màu sắc khác biệt để dễ dàng ghi nhớ và phát sinh các ý tưởng.

Mỗi chi tiết ghi nhớ chủ đạo trong sơ đồ tư duy là chìa khóa để khai mở các nội dung và ý tưởng có liên quan làm khơi nguồn khả năng tư duy của bộ não.

Đặc điểm của sơ đồ tư duy

Để giúp Quý độc giả hiểu rõ hơn về sơ đồ tư duy là gì? chúng tôi chia sẻ thông tin về đặc điểm của sơ đồ tư duy.

Sơ đồ tư duy có các đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất: Đối tượng, thông tin được quan tâm, xác định rõ ràng và được kết tinh thành một hình ảnh trung tâm;

Thứ hai: Từ hình ảnh trung tâm, những thông tin, chủ đề chính được tỏa rộng thành các nhánh. Quan hệ giữa các thông tin, chủ đề được thể hiện rõ ràng thông qua vị trí sắp xếp và đường nối;

Thứ ba: Các nhánh được hình thành từ một hình ảnh chủ đạo hay bằng các từ khóa trên một dòng liên kết. Những vẫn đề phụ sẽ được thể hiện tại các nhánh thứ cấp;

Thứ tư: Các nhánh sẽ tạo thành một hệ thống kiến thức liên kết với nhau.

Cấu tạo của sơ đồ tư duy bao gồm: chủ đề chính, nhánh con, hình ảnh gợi nhớ, từ khóa liên kết với nhau và được thể hiện bởi các và các màu sắc, kích cỡ khác nhau để đẩy mạnh khả năng gợi nhớ thông tin tốt nhất.

Cách xây dựng sơ đồ tư duy

Quy trình để xây dựng sơ đồ tư duy như sau:

Bước 1: Xác định từ khóa, thông tin chính

Bước 2: Vẽ chủ đề chính ở trung tâm sơ đồ

– Sử dụng một tờ giấy trắng nằm ngang và vẽ chủ đề chính ở giữa tờ giấy. Chủ đề ở trung tâm có thể là chữ hoặc chữ kết hợp với hình ảnh liên quan đến nội dung để gợi nhớ;

– Để nhận biết được là chủ đề trung tâm thì cần vẽ với kích thước to.

Bước 3: Vẽ các tiêu đề phụ cấp 1 liên quan trực tiếp đến chủ đề trung tâm

– Tiêu đề phụ nên thể hiện bằng chữ in hoa trên các nhánh nối liền từ chủ đề trung tâm ra;

– Nên vẽ các nhánh thể hiện tiêu đề phụ theo hình chéo để thể hiện được nhiều thông tin và lan toa được nhiều nhánh thứ cấp.

Bước 4: Vẽ các nhánh cấp 2, cấp 3, cấp 4,…

– Nối các nhánh thứ cấp từ nhánh đầu tiên, mỗi nhánh nên sử dụng một hình ảnh và màu sắc để dễ phân biệt;

– Các nhánh của cùng một ý tỏa ra cùng một điểm và nên tìm cách viết tắt hoặc thể hiện bằng các ký hiệu để không rối thông tin.

Bước 5: Vẽ thêm các hình ảnh minh họa

Những hình ảnh minh họa có thể giúp cho sơ đồ tư duy có hứng thú với người đọc và dễ dàng liên tưởng đến các nội dung kiến thức hơn.

Lợi ích của sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy giúp nâng cao hiệu quả làm việc, cải thiện trí nhớ, tăng tính sáng tạo và tư duy khoa học. Sơ đồ tư duy cũng giúp tăng hiệu suất công việc, lên kế hoạch và ý tưởng một cách khoa học giúp tiết kiệm thời gian;

Trong công việc học tập hay làm việc thì sơ đồ tư duy cũng giúp ích rất nhiều để nâng cao hiệu quả công việc. Trong học tập thì sơ đồ tư duy giúp cho học sinh phát triển khả năng sáng tạo và khả năng tổng hợp kiến thức qua đó giúp học sinh tiếp thu được nhiều kiến thức hơn vì thông thường sơ đồ tư duy cần phải có sự hiểu biết và khả năng tư duy từ nhiều kiến thức khác nhau. Trong công việc sơ đồ tư duy cũng giúp cho người lao động có thể quản lý thời gian, lên kế hoạch, thiết lập mục tiêu một cách toàn diện nhất.

Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến sơ đồ tư duy là gì? Đặc điểm và cách xây dựng sơ đồ tư duy như thế nào Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết trên, quý vị có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng nhất.

Video liên quan

Chủ Đề