Tại sao bị giãn tĩnh mạch

Giãn tĩnh mạch ở tay thường gặp ở nhiều người và có thể gây mất thẩm mỹ. Đa phần tình trạng này không có vấn đề nguy hiểm gì đến sức khỏe.Bài viết dưới đây sẽ đưa ra các nguyên nhân gây nên tình trạng giãn tĩnh mạch tay và các lựa chọn điều trị có thể để loại bỏ chúng.

Nguyên nhân nào gây giãn tĩnh mạch ở cánh tay

Nguyên nhân có thể của giãn tĩnh mạch tay bao gồm:

Tuổi tác: Tuổi tác là một yếu tố quan trọng gây nên sự xuất hiện giãn các tĩnh mạch ở tay. Khi đó da bắt đầu mỏng và mất tính đàn hồi. Trong các tĩnh mạch, máu lưu thông chậm hơn do lực bơm từ các van yếu hơn. Máu chậm lưu thông có thể làm cho các tĩnh mạch dày hơn, dẫn đến tình trạng giãn to và xuất hiện rõ rệt hơn.

Thiếu cân:  Lớp mỡ dưới da khiến các tĩnh mạch ít được nhìn thấy hơn. Những người thiếu cân hoặc bàn tay gầy có thể nhìn thấy tĩnh mạch rõ ràng hơn.

Nhiệt độ: Khi trời nóng, cơ thể sẽ bơm thêm máu đến các tĩnh mạch gần bề mặt da nhằm làm mát cơ thể. Điều này có thể làm giãn các tĩnh mạch ở vùng tay. Ngược lại, các tĩnh mạch ít nhìn thấy hơn khi tiếp xúc với môi trường nhiệt độ thấp.

Tập thể dục:  Trong khi tập thể dục, huyết áp tăng cao hơn. Khi huyết áp tăng, tĩnh mạch căng giãn và nổi lên. Trong hầu hết các tình huống, tĩnh mạch  sẽ trở lại bình thường sau khi cơ thể được nghỉ ngơi.

Tuy nhiên nếu một người tập thể dục thường xuyên, tĩnh mạch có thể giãn to vĩnh viễn ở tay và các khu vực khác thường xuyên chịu áp lực trên cơ thể. Tình trạng này đặc biệt có khả năng xuất hiện ở những người thường xuyên nâng tạ nặng.

​     

Di truyền:  Các gen của một cá thể cũng có quyết định trong sự xuất hiện của các tĩnh mạch tay.

Viêm tĩnh mạch:  Trong một số trường hợp, viêm tĩnh mạch có thể là nguyên nhân gây ra nổi tĩnh mạch ở tay. Viêm tĩnh mạch thường có liên quan đến một tình trạng bệnh lý khác như nhiễm trùng, rối loạn tự miễn hoặc chấn thương.

Suy tĩnh mạch:  Giãn tĩnh mạch là phổ biến ở chân, nhưng cũng có thể xảy ra ở tay. Giãn tĩnh mạch hình thành do các van trong các mạch này không hoạt động không hiệu quả. Giãn tĩnh mạch làm cho máu lưu thông khó khăn hơn. Tình trạng này có thể gây ra khó chịu, phì đại và có thể gây đau tĩnh mạch.

Huyết khối tĩnh mạch nông: Huyết khối tĩnh mạch nông xảy ra khi mạch máu nông ở gần bề mặt da bị tắc nghẽn thường là do các huyết khối [cục máu đông].

Huyến khối có thể hình thành sau khi thực hiện truyền tĩnh mạch [IV] kéo dài hoặc chấn thương khác vào tĩnh mạch. Huyết khối tĩnh mạch nông có thể gây đau hoặc khó chịu nhưng  thường không gây nguy hiểm.

Huyết khối tĩnh mạch sâu:

Huyết khối tĩnh mạch sâu [DVT] hình thành tương tự như huyết khối tĩnh mạch nông. Tuy nhiên trong DVT cục máu đông xảy ra trong tĩnh mạch sâu hơn ở cánh tay. Ở những người bị DVT, khi cục máu đông có thể bị vỡ ra và đi đến phổi có thể gây ra tắc mạch phổi.

Điều trị:

Việc điều trị tình trạng nổi các tĩnh mạch tay tùy thuộc vào nguyên nhân. Hầu hết các trường hợp nổi tĩnh mạch tay không cần điều trị gì cả. Trong hầu hết các trường hợp điều trị thường nhằm cải thiện thẩm mỹ.

Các lựa chọn điều trị các tĩnh mạch vì lý do thẩm mỹ tương tự như các lựa chọn cho giãn tĩnh mạch. Bao gồm:

Phẫu thuật cắt bỏ tĩnh mạch: Một vết mổ nhỏ ở tay nhằm loại bỏ phần tĩnh mạch bị giãn.

Điều trị xơ cứng: Là một phương pháp điều trị bằng cách tiêm thuốc gây xơ vào tĩnh mạch để gây ra phản ứng viêm tĩnh mạch do hóa chất, kết hợp với việc ép đè để các thành tĩnh mạch dính vào nhau. Khi đó tĩnh mạch sẽ không còn máu và được loại bỏ.

Liệu pháp laser: Sử dụng sóng radio hoặc sóng cao tần để làm teo hẹp các tĩnh mạch giãn.

Tuốt loại bỏ và nối tĩnh mạch:  Loại bỏ một tĩnh mạch không đặt ra vấn đề gì về lâu dài, vì sẽ có nhiều tĩnh mạch khác đảm nhận tiếp công việc của tĩnh mạch đã bị tuốt bỏ. Thường kỹ thuật này chỉ được sử dụng  cho các tĩnh mạch lớn.

Nếu tĩnh mạch tay giãn lên do bệnh viêm tĩnh mạch, điều trị có thể bao gồm dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống viêm, áp dụng chườm ấm và giữ cho bàn tay nâng cao. Nếu có huyết khối, thông thường, cơn đau sẽ biến mất trong vòng 3 đến 4 tuần. Trong thời gian đó, chườm ấm hoặc thuốc giảm đau không kê đơn có thể làm giảm sự khó chịu.

Trong trường hợp DVT, nơi cục máu đông đã hình thành sâu bên trong cánh tay, bác sĩ có thể kê đơn thuốc làm chống đông máu hoặc sử dụng các liệu pháp bổ sung để phá vỡ cục máu đông.

Tóm lược

Đối với hầu hết mọi người, các tĩnh mạch giãn ở tay không có vấn đề sức khỏe gì nghiêm trọng. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu gặp phải các triệu chứng khác hoặc nghi ngờ rằng có vấn đề về sức khỏe khác gây giãn tĩnh mạch. Bác sĩ có thể chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Xem thêm: 7 cách giúp tránh khỏi tình trạng suy giãn tĩnh mạch

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

  • Đôi khi điều trị xâm lấn tối thiểu [ví dụ như tiêm xơ] hoặc phẫu thuật

Điều trị nhằm làm giảm các triệu chứng, cải thiện hình dáng chân, và, trong một số trường hợp, ngăn ngừa biến chứng. Điều trị bao gồm tất áp lực và chăm sóc vết thương tại chỗ khi cần thiết.

Phương pháp điều trị xâm lấn tối thiểu [như tiêm xơ] và phẫu thuật được chỉ định để dự phòng huyết khối tĩnh mạch tái phát và những thay đổi ở da; các phương pháp này cũng thường được sử dụng vì lý do thẩm mỹ.

Tiêm xơ sử dụng chất gây kích ứng [ví dụ, natri tetradecyl sunfat] để gây ra phản ứng huyết khối tĩnh mạch, làm xơ hóa và tắc mạch; tuy nhiên, nhiều tĩnh mạch bị giãn trở lại. Phẫu thuật liên quan đến thắt tĩnh mạch hoặc tách đi những tĩnh mạch dài và đôi khi là các mạch máu ngắn. Các phương pháp này giúp giảm triệu chứng tốt trong thời gian ngắn, nhưng hiệu quả lâu dài là kém [ví dụ bệnh nhân thường phát triển thành suy tĩnh mạch].

Đốt nhiệt bằng cách sử dụng tia laser hoặc sóng vô tuyến là một công cụ xâm lấn tối thiểu để điều trị suy tĩnh mạch.

Dù sử dụng phương pháp điều trị nào đi nữa, tình trạng giãn tĩnh mạch sẽ dễ tái phát, và điều trị thường phải lặp lại vô thời hạn.


1.Giãn tĩnh mạch là gì?

Giãn tĩnh mạch là bệnh lý khá phổ biến. Theo thống kê của Tổ chức Bác sĩ gia đình Hoa Kỳ, hiện nay có khoảng 10-20% đàn ông và 25-33% phụ nữ Mỹ bị suy giãn tĩnh mạch.

Đây là tình trạng các tĩnh mạch bị giãn ra, phồng lên, có thể nằm nông và nổi ngoằn ngoèo dưới da, màu tím hoặc xanh, thường xuất hiện ở chân, một số trường hợp thấy cả ở âm hộ hay trực tràng [bệnh trĩ].

Tĩnh mạch giãn có màu xanh, tím [Ảnh minh họa].

Yếu tố nguy cơ của giãn tĩnh mạch:

+ Tiền sử gia đình có người mắc bệnh giãn tĩnh mạch.

+ Giới tính: gặp ở phụ nữ nhiều hơn đàn ông.

+ Tuổi: tuổi càng cao thì nguy cơ bị giãn tĩnh mạch càng tăng.

+ Béo phì.

+ Mang thai: do thay đổi hormone, thai đôi hoặc đa thai.

+ Nghề nghiệp phải đứng nhiều, ít di chuyển [như giáo viên].

Giai đoạn đầu, bệnh thường ít có triệu chứng, đôi khi chỉ là cảm giác hơi khó chịu, tức nặng ở chân. Vùng da nơi giãn tĩnh mạch có thể ngứa hoặc nóng hơn. Các triệu chứng nặng dần về cuối ngày, đặc biệt khi bệnh nhân phải đứng lâu.

Trên siêu âm, biểu hiện chính của suy giãn tĩnh mạch là:

 - Siêu âm 2D: đường kính tĩnh mạch tăng lên.

 - Siêu âm Doppler màu: xuất hiện dòng chảy ngược bệnh lý khi làm nghiệm pháp dồn đẩy máu, gia tăng cả về thời gian hiện diện lẫn lưu lượng.

 - Siêu âm Doppler xung: khi thực hiện nghiệm pháp dồn đẩy máu, phổ Doppler có sự gia tăng đồng loạt các giá trị vận tốc và thời gian diễn ra dòng chảy ngược.

Dòng chảy ngược trên Doppler xung [Ảnh minh họa].

2.Nguyên nhân giãn tĩnh mạch trên phụ nữ có thai.

Nhiều phụ nữ phát hiện bị giãn tĩnh mạch khi đang mang bầu. Do khoảng thời gian này, tử cung lớn dần lên, chèn ép vào các mạch máu lớn của ổ bụng [chủ yếu là phía bên phải] dẫn đến tăng áp lực tĩnh mạch ở chân.

Tĩnh mạch có chức năng chính là vận chuyển máu từ ngoại vi về tim, ngoài ra, các tĩnh mạch ở vị trí thấp như chi dưới còn phải chống lại sức cản của trọng lực cơ thể. Bên cạnh đó, khi mang thai, thể tích máu trong cơ thể nhiều hơn làm tăng gánh nặng lên hệ tuần hoàn. Đồng thời, hàm lượng hormone Progesterone cũng tăng dần về cuối thai kỳ, gây giãn thành mạch.

Tuy nhiên, sau khi sinh, các triệu chứng của bệnh sẽ giảm dần, và hiện nay cũng có rất nhiều phương pháp điều trị.

3.Mức độ nguy hiểm của giãn tĩnh mạch.

Tuy giãn tĩnh mạch có thể gây ngứa hay đau, thậm chí chảy máu [do da vùng này trở nên mỏng và dễ tổn thương] nhưng đây không phải là bệnh cấp tính, chưa gây hại ngay lập tức trong thời gian ngắn.Tỷ lệ bệnh nhân giãn tĩnh mạch có xuất hiện cục máu đông gần bề mặt da [huyết khối tĩnh mạch nông] cũng không cao. Khi hình thành huyết khối, khu vực quanh chỗ giãn tĩnh mạch trở nên nóng, đỏ và đau hơn.

Huyết khối tĩnh mạch nông thường không quá nguy hiểm. Nhưng khi tổ chức xung quanh huyết khối bị nhiễm trùng, bệnh nhân cần phải được điều trị ngay bằng kháng sinh, đặc biệt người bệnh nên đi khám càng sớm càng tốt nếu một trong hai chân sưng to bất thường, có vết loét hoặc vùng da gần tĩnh mạch đổi màu.

Trong khi đó, huyết khối tĩnh mạch sâu gây hậu quả nghiêm trọng hơn nhiều, thậm chí dẫn tới tử vong. Chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu dựa trên lâm sàng kết hợp với siêu âm.

Đối với phụ nữ mang thai, dù không bị giãn tĩnh mạch thì vẫn có nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu, nhưng tỷ lệ này khá thấp. Chỉ khoảng 1 trên 1000 phụ nữ mang thai hoặc sau sinh vài tuần xuất hiện huyết khối tĩnh mạch sâu. Tuy nhiên, nguy cơ sẽ tăng lên với những sản phụ có rối loạn đông máu hoặc nằm lâu. Dấu hiệu chính là đột ngột thấy sưng đau ở chân, đùi, đau tăng khi đứng, kèm theo sốt nhẹ, nhưng cũng có thể chưa biểu hiện gì.

Nếu không được điều trị, cục máu đông hoàn toàn có thể di chuyển lên cao, gây tắc mạch phổi và đe dọa đến tính mạng người bệnh. Ước tính tại Mỹ, huyết khối tĩnh mạch sâu gây ra 60.000 đến 300.000 ca tử vong mỗi năm. Một số dấu hiệu sớm của tắc mạch phổi như khó thở, đau khi thở, ho [hoặc ho ra máu], nhịp tim nhanh.

4.Dự phòng và điều trị.

Dự phòng và điều trị giãn tĩnh mạch chủ yếu là thay đổi thói quen sinh hoạt, kết hợp với các phương pháp y học.

Một số lời khuyên dành cho các bà mẹ đang mang bầu:

Tập thể dục hoặc đi bộ thường xuyên mỗi ngày giúp hỗ trợ, cải thiện hệ tuần hoàn.

Kê cao chân khi ngồi và cả trong lúc ngủ.

Hạn chế đứng hoặc ngồi một tư thế trong thời gian dài.

Không đi giày cao gót.

Khi ngủ nên nằm nghiêng sang trái. Có thể sử dụng gối tựa để giữ tư thế ngủ và nâng cao chân. Tư thế này giúp làm giảm áp lực của tử cung lên các tĩnh mạch lớn ở bên phải ổ bụng.

Duy trì mức cân nặng phù hợp trong các tháng của thai kỳ.

Bổ sung vitamin hàng ngày bằng chế độ ăn uống cân bằng trong thời kỳ mang thai sẽ giữ cho hệ tĩnh mạch khỏe mạnh. Ăn nhiều thực phẩm có vitamin C, đây là nguyên liệu mà cơ thể sử dụng để sản xuất collagen và elastin [mô liên kết] giúp sửa chữa và duy trì sức bền của thành mạch máu.

Đệm gối và kê cao chân khi nằm, ngủ [Ảnh minh họa].

Các phương pháp điều trị:

Sử dụng tất y tế: Đây là phương pháp không dùng thuốc rất thông dụng và hiệu quả. Loại tất này tạo ra áp lực lên từng phần của chân, phù hợp với sinh lý bình thường: chặt hơn ở gần cổ chân và lỏng dần khi lên cao, luôn ôm lấy chân và đẩy máu theo các tĩnh mạch đi về tim, đồng thời làm tăng tốc độ tuần hoàn máu, giảm thiểu nguy cơ hình thành huyết khối do tốc độ dòng máu chảy chậm gây ra. Tác dụng làm khép kín các van tĩnh mạch và tạo áp lực phù hợp là hai đặc tính quan trọng nhất của tất y tế mà không loại thuốc nào thể thay thế được.

Để ngăn chặn máu ứ trệ ở chân, vào buổi sáng trước khi ra khỏi giường, bệnh nhân nên đi tất ngay lúc đang nằm, và sử dụng cả ngày.

Sử dụng tất y tế chuyên dụng [Ảnh minh họa].

- Ngoài ra, với những bệnh nhân nặng hơn, còn một số phương pháp điều trị khác như tiêm xơ tĩnh mạch [kéo dài 4 đến 6 tuần, sau đó kết hợp với dùng tất y tế], đốt bằng sóng cao tần, đốt laser nội mạch hay phẫu thuật cắt bỏ tĩnh mạch bị giãn.

Các phương pháp này đều có tính hiệu quả và an toàn cao, được sử dụng rộng rãi, góp phần không nhỏ cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Các triệu chứng của giãn tĩnh mạch thường sẽ tự giảm dần trong vòng 3 đến 4 tháng sau sinh, hoặc lâu hơn. Nhưng cũng có một số trường hợp không cải thiện được nhiều, đặc biệt với những bà mẹ mang thai đôi hoặc đa thai.

Lúc này, bệnh nhân nên đi tất y tế chuyên dụng, tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày, tránh ngồi hoặc đứng lâu, kê cao chân khi ngồi và ngủ. Nếu tình trạng giãn tĩnh mạch vẫn không thay đổi nhiều, ảnh hưởng đến sinh hoạt thì cần tới điều trị tại các trung tâm chuyên khoa tim mạch.

BS. TS Nguyễn Huy Hoàng – Khoa Chẩn đoán chức năng 

Video liên quan

Chủ Đề