Mua lá cẩm tím ở đâu hà nội

Cây lá cẩm có vị ngọt nhạt, tính mát có tác dụng thanh phế nhiệt chỉ khái [giảm ho] chỉ huyết [cầm máu]. Nếu phối hợp với các vị thuốc khác trị được các chứng viêm phế quản nhiều đườm, tiêu lỏng, xuất huyết, chấn thương gân, cơ bị bầm dập. Lá cẩm còn được người dân tộc làm nước để tắm cho trẻ con khỏi rôm sảy.

Ngoài ra, người ta còn sử dụng Lá cẩm hay Bột lá cẩm để nhuộm màu cho thực phẩm, hoặc dùng để chế biến các thức ăn vì loại lá này không gây độc. Ví dụ như ở Việt Nam có Xôi lá cẩm, Bánh tét lá cẩm, v.v…

CÁCH SỬ DỤNG BỘT LÁ CẨM ĐỂ NẤU XÔI

NGUYÊN LIỆU:

  • 1kg Gạo nếp
  • 25g Bột lá cẩm [khách hàng có thể tăng hoặc giảm lượng bột theo ý mình để được màu sắc mong muốn]
  • 50g Đậu xanh cà còn vỏ[đậu xanh đã tách là hai]
  • 50g Mè rang thơm + đường cát
  • Nước cốt dừa

CÁCH LÀM:

1. Gạo nếp rửa sạch.

2. Bột lá cẩm hòa với 1 lít nước nóng già hoặc đun sôi với nước rồi lọc qua rây. [Lưu ý không pha bột với nước lạnh, nếu pha nước lạnh màu sẽ không lên được hoặc lên màu không được đẹp mắt].

VIDEO CHI TIẾT CÁCH LẤY MÀU TỪ BỘT LÁ CẨM => XEM NGAY



Sau khi bột lá cẩm đã tan hết và lên được đến màu sắc chuẩn nhất, chúng ta sẽ cho gạo đã ngâm vào nước bột lá cẩm còn nóng, ngâm gạo với nước bột lá cẩm chừng 15-30 phút.

Chú ý: Trong quá trình ngâm nên để ý màu sắc của gạo. Nếu thấy màu vừa ý thì có thể vớt gạo ra và xả nhanh qua nước lạnh cho sạch bột còn bám.

3. Gạo sau khi ngâm ta đổ gạo ra rổ rửa lại cho hết nước chua, để ráo nước rồi trộn vào gạo 1/2 m cafe muối.

4. Đặt nồi hấp lên bếp, cho nước vào 1/2 nồi đáy, đặt ngăn hấp và vung nồi lên. Đợi nước trong nồi sôi mạnh thì đổ gạo vào nồi. Đợi nước sôi lại khoảng 15p lúc này gạo đã nóng, tạo độ hơi dính, thì mở vung nồi, dùng đũa tạo 3-4 lỗ ở phần gạo để hơi nóng được đều.

5. Trong lúc đợi xôi, ta nạo cơm dừa.[mua dừa uống nước trái già, cơm loại mềm và béo, không bị khô như loại dùng để làm nước cốt].

6. Mè rang thơm, giã bớt vỏ, trộn với chút muối rang và đường cát.

7. Đậu xanh ngâm nở bung vỏ, đãi bỏ vỏ đậu, cho đậu vào nồi + 1/5 m cafe muối, đổ nước ngập đậu một ít, nấu cho đậu nhừ, dùng muỗng nghiền nát, thấy đậu hơi đặc thì cho vào 1 thìa đường, khuấy đều, lấy đậu ra bát. [Đậu đạt yêu cầu là nhừ nát và vừa đặc, không bị khô hay nhão chảy ra]

8. Hấp tiếp 30p nữa, mở vung nồi đảo đều và rưới nước cốt dừa vào, rưới tới đâu đảo đều tới đó để xôi k bị bết lại, đậy vung lại 5p, lại mở nồi ra và rắc đường vào xôi[cho nhiều đường hay ít là tuỳ thích]

9. Xôi chín lấy xôi ra đĩa. Ăn cùng mè rang + đậu xanh nhuyễn+ dừa nạo.

Xôi lá cẩm.
Bánh trôi lá cẩm.

CÁCH BẢO QUẢN BỘT LÁ CẨM

Bảo quản Bột lá cẩm ở nhiệt độ thường, tránh những nơi ẩm ướt. Ưu điểm của Bột lá cẩm so với Lá cẩm tươi chính là Bột lá cẩm bảo quản lâu hơn [ >12 tháng] và vận chuyển rất tiện lợi dễ dàng.

MUA BỘT LÁ CẨM Ở ĐÂU CHẤT LƯỢNG?

Cây lá cẩm được Huyền Hà Shop trực tiếp trồng tại vườn nhà, không sử dụng phân bón và hóa chất. Thu hái tươi và rửa sạch sau đó sử dụng công nghệ sấy lạnh tiên tiến cho thành phẩm Lá cẩm khô. Lá cẩm khô đem nghiền thành Bột lá cẩm, do sử dụng công nghệ sấy tiên tiến nên chất lượng của bột vẫn cho màu rất đẹp.

HUYỀN HÀ SHOP – TRỰC THUỘC CÔNG TY TNHH THẢO DƯỢC DUY HƯNG

HOTLINE TƯ VẤN ĐẶT MUA: 081 219 6963

  • Hà Nội: Số 152 Hạ Đình – Q. Thanh Xuân
  • Hồ Chí Minh: 363/16 Đinh Bộ Lĩnh – P26 – Q. Bình Thạnh

Lá cẩm ngày nay được sử dụng phổ biến để tạo màu tự nhiên cho các món ăn như xôi lá cẩm, xôi ngũ sắc, mứt dừa lá cẩm, thạch 3D lá cẩm… Tuy nhiên câu hỏi: Lá cẩm là lá gì, Lá cẩm được trồng ở đâu, công dụng của lá cẩm ra sao và cách dùng Lá cẩm như thế nào v.v.. Hy vọng nhưng thông tin dưới đây sẽ giải đáp phần nào những thắc mắc đó.

Cây Lá Cẩm tên latin là Peristrophe Roxburghiana. Cây cẩm là một loài thực vật có hoa thuộc họ Ô rô. Cây Lá Cẩm trồng ở nhiều nơi tại Việt Nam và một số nước Đông Nam Á khác. Lá Cẩm khi sinh trưởng có thể đạt chiều cao tới 50–100 cm. Lá dài 2–7.5 cm và rộng 1–3.5 cm. Hoa hai thùy, có thể dài tới 5 cm; màu đỏ tươi đến đỏ tím.

Hình ảnh Cây lá cẩm

Lá cẩm trồng ở đâu và cách trồng cây lá cẩm như thế nào ?

Cây lá cẩm được trồng nhiều và phổ biến ở các tỉnh miền núi phía bắc, các tỉnh đồng bằng và miền nam loài cây này cũng được trồng nhiều. Trồng cây lá cẩm không khó do đây là loại cây dễ sống, chỉ cần giâm cành già xuống đất ẩm, hàng này tưới nước và che nắng cho cây, chừng 1 tuần sau là cây có thể nảy chồi. Nếu chăm sóc tốt, sau 45 ngày là có thể cho thu hoạch lá để sử dụng. Cần chú ý làm cỏ dại thường xuyên và bón thêm phân chuồng ủ hoai để cung cấp dưỡng chất cho cây cẩm phát triển. Hiện có nhiều nơi Bán giống cây lá cẩm, khi mua cây giống lá cẩm chúng ta cần lưu ý:

  • Không nhất thiết phải mua cả cây đóng bầu hoặc cả gốc to, bởi sẽ làm tăng trọng lượng tốn cước vận chuyển. Nếu có chút kinh nghiệm trồng cây, chỉ cần dặn người bán cắt cho cành lá già là ta có thể vừa sử dụng vừa làm giống được.
  • Cây lá cẩm có 2 màu chính là: Cây Lá Cẩm Tím  Cây Lá Cẩm Đỏ. Riêng màu tím lại chia thành tím Huế và tím hồng.
  • Khi trồng lá cẩm ta nên ngắt bỏ bớt phần ngọn lá non, để giảm bớt sự thoát nước, tăng tỉ lệ sống cho cây.
Lá cẩm trồng tại cánh đồng Văn Chấn, Yên Bái

Lá Cẩm và công dụng

Trong y học cổ truyền, lá cẩm có tác dụng thanh phế nhiệt chỉ khái [giảm ho] chỉ huyết [cầm máu]. Nếu phối hợp với các vị thuốc khác trị được các chứng viêm phế quản nhiều đườm, tiêu lỏng, xuất huyết, chấn thương gân, cơ bị bầm dập. Lá cẩm còn được người dân tộc làm nước để tắm cho trẻ con khỏi rôm sảy.

Trong nấu ăn, Lá Cẩm được dùng để tạo màu cho món như: Xôi Lá Cẩm, xôi ngũ sắc, mứt dừa, thạch rau câu, thạch 3D, bánh tét Lá cẩm và các loại bánh khác… Lá cẩm được ưa dùng bởi hai màu Lá cẩm TímLá cẩm Đỏ cho màu sắc món ăn đẹp mắt, hấp dẫn mà lại không làm ảnh hưởng đến hương vị món ăn

Xôi lá cẩm

Cách làm Xôi Lá Cẩm lấy màu Lá Cẩm nấu xôi

Cách lấy màu Lá Cẩm nấu xôi cũng như các món ăn khác ta lưu ý:

  • Lá Cẩm Tươi hoặc Khô ta rửa sạch, đun sôi cùng lượng nước vừa đủ ngâm gạo, khi nước sôi đun nhỏ lửa, lá tươi trước khi đun ta nên vò nhẹ cho lá dập chút xíu. Thời gian đun với lá khô cần nhiều hơn lá tươi [lá tươi đun nhỏ lửa chừng 10 phút, lá khô khoảng 15 phút để lá tiết ra sắc tố màu đẹp mắt].
  • Trong cách nấu nước lá cẩm, ta cần chú ý Lá Cẩm là màu hữu cơ, vì thế không nên nước lá cẩm trên bếp quá lâu và đun với ngọn lửa quá to, trường hợp đang đun nước màu mà quên để nước cạn màu lá cẩm sẽ bị tối, không còn đẹp. Nước lá cẩm không nên cho thêm cách thành phần khác khi ta không biết rõ, bởi màu hữu cơ có thể bị thay đổi do sự thay đổi thành phần PH của nước.
  • Chắt lấy nước để nguội bớt, lọc qua để lá vụn không lẫn vào gạo.  ta sơ chế sạch sẽ, nhặt sạch vỏ trấu hoặc sạn nếu có. Ngâm gạo khô cùng nước lá cẩm còn âm ấm, ngâm trong vòng 6 – 8 tiếng vớt ra để ráo nước và bắt đầu đồ xôi. Khi ngâm xong không đãi lại bằng nước trắng, nếu cần đãi sạn hay nhặt vỏ trấu sót lại, ta nhặt trong lúc ngâm với nước lá cẩm.Về cách nấu xôi lá cẩm ngon ngoài việc chú ý các khâu nấu nước lá cẩm lấy màu, kỹ thuật ngâm gạo, thì Xôi nếp lá cẩm sẽ có chất lượng ngon hơn nữa nếu ta sử dụng bộ chõ đồ xôi bằng gỗ để nấu xôi.
Xôi lá cẩm

Cách sử dụng và bảo quản Lá Cẩm

Lá cẩm cho màu sắc đẹp nhất là khi sử dụng lá tươi. Ngoài ra có thể dùng lá cẩm phơi khô hoặc sấy khô, nhưng màu lá cẩm khô thường không tươi tắn bằng lá cẩm tươi.

Lá cẩm tươi chưa dùng hết ta không nên rửa, dùng giấy báo gói kín để ngăn mát tủ lạnh được khoảng 5-10 ngày. Nếu lá cẩm để tủ lạnh bị khô thì vẫn sử dụng được, miễn là lá không bị thối do dính nước.

Lá cẩm có thể đun nước màu, để nguội, đóng vào các chai nhựa nhỏ để ngăn đá, làm cách này có thể giữ được khá lâu. Khi cần dùng ta dã đông chai nước lá cẩm, đun sôi lại, để nguội và sử dụng bình thường. Ngoài nhiệt độ cao thì ánh và tia bức xạ cũng làm ảnh hưởng đến màu lá cẩm. Vì thế lá cẩm tươi hay nước lá cẩm đóng chai nên gói kín, tránh ánh nắng mặt trời.

Lá cẩm tươi và lá cẩm khô

Giá bán Lá Cẩm Tím  Lá Cẩm Đỏ:

– Lá cẩm tươi:40.000đ/0,5kg; 75.000đ/ 1kg lá [1kg lá tươi đồ được từ 7 – 10kg gạo]

– Lá cẩm khô: 40.000đ/100g [sử dụng tương đương 600g lá tươi]

Lá cẩm bán ở đâu ? Dưới đây là Địa chỉ bán lá cẩm uy tín tại Hà Nội

Hiện tại có nhiều nơi cung cấp lá cẩm, khi cần mua lá cẩm nhiều người nội trợ vẫn băn khoăn: mua cây lá cẩm ở đâu, địa chỉ nào bán lá cẩm, lá nếp cẩm, lá dứa, nơi nào bán trọn bộ đủ màu ngũ sắc ? Dưới đây là địa chỉ nơi bán Lá cẩm uy tín tại Hà Nội, cung cấp lá cẩm cho các thành phố lớn như Sài Gòn [tphcm], Đà nẵng, Hải Phòng, Hạ Long, Bắc Ninh và các tỉnh thành khác. Lá cẩm cung cấp thường xuyên, ổn định, đảm bảo chất lượng, được trồng hoàn toàn hữu cơ tại xã Sơn Thịnh, Văn Chấn, Yên Bái.

Địa chỉ tại Hà nội: Số 48, ngõ 69 chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 0964 617 489 Nhật Hương, Fanpage về Lá Cẩm

Cách thức mua hàng linh hoạt: nhận hàng mới thanh toán tiền

Video liên quan

Chủ Đề