Sở giao dịch chứng khoán không có quyền

Quy định về Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam theo pháp luật hiện nay như thế nào? Điều lệ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam? Sau đây, Lawkey xin được giải đáp thắc mắc của bạn đọc trong bài viết dưới đây:

Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam là gì?

– Theo Điều 43 Luật chứng khoán 2019 quy định:

Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật này và Luật Doanh nghiệp, do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

Như vậy, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam chính là một doanh nghiệp. Doanh nghiệp này được thành lập và hoạt động theo pháp luật của Luật doanh nghiệp và Luật chứng khoán. Đặc điểm của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam chính là Nhà nước có quyền nắm giữ 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết của doanh nghiệp.

– Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, giải thể, mô hình hoạt động, hình thức sở hữu, chức năng, quyền và nghĩa vụ của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và việc thành lập công ty con của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

– S giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con chịu sự quản lý và giám sát của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Xem thêm: Quy trình giao dịch chứng khoán được thực hiện như nào?

Cơ cấu tổ chức quản lý của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam

Theo Điều 44 Luật chứng khoán 2019 quy định như sau:

– Thứ nhất, Thủ tướng Chính phủ quyết định cơ cấu tổ chức quản lý của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam theo quy định của Luật này, Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

– Thứ hai, Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc [Giám đốc] Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính phê chuẩn hoặc bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị ca Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và ý kiến của Chủ tch Ủy ban Chng khn Nhà nước.

– Thứ ba, Quyền và nhiệm vụ của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc [Giám đốc], Ban kiểm soát [Kiểm soát viên] thực hiện theo quy định của pháp luật và Điều lệ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.

Xem thêm: Thị trường chứng khoán là gì ? Vai trò thị trường giao dịch chứng khoán

Điều lệ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam

Theo Điều 45 Luật chứng khoán 2019 quy định như sau:

Thẩm quyền phê chuẩn

Điều lệ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê chuẩn hoặc ban hành, sửa đổi, bổ sung theo đề nghị của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và ý kiến của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Như vậy, khi có đề nghị về việc phê chuẩn, ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung của Hội đồng thành viên hoặc của Hội đồng quản trị Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và ý kiến của Chủ tịch Ủy ban chứng khoán nhà nước về điều lệ của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam thì cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn sẽ là Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Nội dung điều lệ

Điều lệ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam có các nội dung chính sau đây:

a] Tên, địa chỉ trụ sở chính, công ty con, chi nhánh;

b] Mục tiêu, phạm vi hoạt động và các dịch vụ được cung cấp;

c] Vốn điều lệ; cách thức tăng, giảm vốn điều lệ hoặc chuyển nhượng vốn;

d] Tên, địa chỉ và các thông tin cơ bản của cổ đông sáng lập hoặc thành viên góp vốn hoặc chủ sở hữu;

đ] Phần vốn góp hoặc số cổ phần và giá trị vốn góp của cổ đông sáng lập hoặc thành viên góp vốn hoặc chủ sở hữu;

e] Người đại diện theo pháp luật;

g] Cơ cấu tổ chức quản lý;

h] Quyền và nghĩa vụ của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam;

i] Quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn, chủ sở hữu hoặc cổ đông;

k] Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc [Giám đốc] và Ban kiểm soát [Kiểm soát viên];

l] Thể thức thông qua quyết định của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam;

m] Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ;

n] Chế độ kế toán, kiểm toán được áp dụng;

o] Việc thành lập các quỹ, cơ chế sử dụng quỹ; nguyên tắc sử dụng lợi nhuận, xử lý lỗ và chế độ tài chính khác;

p] Nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ.

Như vậy, Sở giao dịch chứng khoán khi hoạt động cần phải có đầy đủ các nội dung điều lệ trên theo quy định của pháp luật. 

Xem thêm: Nội dung điều lệ Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam

Trên đây là nội dung bài viết “Quy định về Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam theo pháp luật hiện nay” của Lawkey gửi tới bạn đọc. Mọi thắc mắc bạn đọc hãy gọi ngay cho Lawkey để được tư vấn trực tiếp!

1. Thời gian giao dịch

Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF, chứng quyền

Phiên

Thời gian

Phương thức GD

Phiên sáng

9h00 - 9h15

Khớp lệnh định kỳ mở cửa

9h15 - 11h30

Khớp lệnh liên tục

Nghỉ trưa

  11h30 - 13h00

Phiên chiều

13h00 - 14h30

Khớp lệnh liên tục

14h30 - 14h45

Khớp lệnh định kỳ đóng cửa

Giao dịch thỏa thuận: Từ 9h00 đến 15h00 [trừ thời gian nghỉ trưa]

Trái phiếu

Giao dịch thỏa thuận: Từ 9h00 đến 15h00 [trừ thời gian nghỉ trưa]

- Lệnh có giá trị trong suốt thời gian giao dịch. Các lệnh đặt trong buổi sáng chưa khớp, hoặc khớp một phần và chưa được hủy thì sẽ tiếp tục có hiệu lực trong các đợt khớp lệnh buổi chiều.

2. Phương thức khớp lệnh

Khớp lệnh định kỳ: Là phương thức giao dịch được thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán tại một thời điểm xác định. Nguyên tắc xác định giá thực hiện như sau:

  • Là mức giá thực hiện đạt khối lượng giao dịch lớn nhất.
  • Nếu có nhiều mức giá thỏa mãn điều kiện ở trên thì mức giá trùng hoặc gần nhất với giá thực hiện của lần khớp lệnh gần nhất sẽ được chọn.

Khớp lệnh liên tục: Là phương thức giao dịch được thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán ngay khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch.

3. Nguyên tắc khớp lệnh

a. Ưu tiên về giá

- Lệnh mua với mức giá cao hơn được ưu tiên thực hiện trước.

- Lệnh bán với mức giá thấp hơn được ưu tiên thực hiện trước.

b. Ưu tiên về thời gian

- Trường hợp các lệnh mua hoặc lệnh bán có cùng mức giá thì lệnh nhập vào hệ thống giao dịch trước được ưu tiên thực hiện trước.

4. Đơn vị giao dịch và đơn vị yết giá

a. Đơn vị giao dịch

- Đơn vị giao dịch khớp lệnh lô chẵn: 100 cố phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF, chứng quyền.

- Mỗi lệnh giao dịch lô chẵn không được vượt quá khối lượng tối đa là 500.000 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF, chứng quyền.

- Khối lượng giao dịch thỏa thuận: từ 20.000 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF, chứng quyền trở lên.

- Không quy định đơn vị giao dịch đối với giao dịch thỏa thuận, giao dịch trái phiếu.

- Giao dịch cổ phiếu có khối lượng từ 01 đến 99 cổ phiếu [lô lẻ] được thực hiện trực tiếp giữa nhà đầu tư với công ty chứng khoán.

b. Đơn vị yết giá

- Đối với phương thức khớp lệnh:  

 Mức giá

Đơn vị yết giá

 

Chủ Đề