So sánh bảo hiểm con người và bảo hiểm tài sản

Hiện nay, nhu cầu và đòi sống của con người ngày càng nâng cao, nên khi các nhân thực hiện việc chi trả cho các khoản bảo hiểm tài sản để nhằm xử lý các loại rủi do hoặc biến cố không mong muốn đối với tài sản của mỗi cá nhân. Ví dụ như, khi mua bảo hiểm cho ô tô mà trong trường hợp gây ra tai nạn cần phải bồi thường thiệt hại hặc sửa chưa do hỏng hóc thì sẽ được bảo hiểm chi trả khi cá nhân thực hiện việc mua bảo hiểm. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về bảo hiểm tài sản và hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị như thế nào?

Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về Bảo hiểm tài sản là gì? Hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị? theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề Bảo hiểm tài sản là gì? Hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị? vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

Cơ sở pháp lý:

Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000.

1. Bảo hiểm tài sản là gì?

Bảo hiểm được hiểu là những quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình hình thành, phân phối và sử dụng các quỹ tập trung quỹ bảo hiểm nhằm xử lý trong các trường hợp rủi ro hoặc các biến cố mà các bên không mong muốn. Bảo hiểm là loại bảo đảm cho quá trình tái sản xuất và đời sống của xã hội được diễn ra bình thường.

Ngoài ra thì Bảo hiểm còn được xem là một cách thức trong quản trị rủi ro và điều này thuộc nhóm biện pháp tài trợ rủi ro, được sử dụng để đối phó với những rủi ro có tổn thất, thường là tổn thất về tài chính và nhân mạng.

Bảo hiểm tài sản ở đây được hiểu một cách đơn giản là loại hình bảo hiểm phi nhân thọ, khi cá nhân, tổ chức tham gia bảo hiểm tài sản thì cá nhân, tổ chức này cần để ý đến hợp đồng bảo hiểm tài sản trước khi ký kết.

2. Hợp đồng bảo hiểm tài sản là gì?

Hợp đồng bảo hiểm tài sản được biết đên là văn bản thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm tài sản phải đóng một khoản tiền nhất định còn được gọi là phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra rủi ro với tài sản đã được mua bảo hiểm. Đối tượng tài sản được bảo hiểm bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản khác theo như quy định của pháp luật hiện hành.

Xem thêm: Giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm là gì? Đặc điểm và thời điểm được nhận?

Ngoài ra hợp đồng bảo hiểm còn được hiểu là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bán bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm hoặc là một khoản tiền để chi trả cho việc mua bảo hiểm này, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm.

Hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị là hợp đồng trong đó số tiền bảo hiểm cao hơn giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng.

3. Các loại hợp đồng bảo hiểm tài sản

Các loại hợp đồng bảo hiểm tài sản phổ biến bao gồm:

Thứ nhất, hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị: Là hợp đồng trong đó số tiền bảo hiểm cao hơn giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng. Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm không được giao kết hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị.

Thứ hai, hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị: Là hợp đồng trong đó số tiền bảo hiểm thấp hơn giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng.

Thứ ba, hợp đồng bảo hiểm trùng: Là trường hợp bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm với hai doanh nghiệp bảo hiểm trở lên để bảo hiểm cho cùng một đối tượng, với cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm.

4. Hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị?

Theo quy định tại Điều 42 Luật kinh doanh bảo hiểm quy định về hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị. Theo đó doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm không được giao kết hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị.

Hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị là hợp đồng trong đó số tiền bảo hiểm cao hơn giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng. Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm không được giao kết hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị.

Xem thêm: Hợp đồng bảo hiểm là gì? Các yếu tố trong hợp đồng bảo hiểm?

Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị được giao kết do lỗi vô ý của bên mua bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại cho bên mua bảo hiểm số phí bảo hiểm đã đóng tương ứng với số tiền bảo hiểm vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm, sau khi trừ các chi phí hợp lý có liên quan. Trong trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại không vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm.

Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị được giao kết do lỗi vô ý của bên mua bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại cho bên mua bảo hiểm số phí bảo hiểm đã đóng tương ứng với số tiền bảo hiểm vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm, sau khi trừ các chi phí hợp lý có liên quan.

Ví dụ: Trong trường hợp người tham gia bảo hiểm mua bảo hiểm nhưng người mua bảo hiểm không biết hay không hiểu rõ về nội dung của hợp đồng hoặc vì một lý do nào đó mà giao kết hợp đồng với bên mua nhưng lỗi xuất phát từ phía người mua bảo hiểm thì trong trường hợp này  công ty bảo hiểm phải thanh toán  lại cho người bảo hiểm số tiền chênh lệch mà người mua bảo hiểm đã đóng cho công ty bảo hiểm.

 Trong trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại không vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm. Công ty bảo hiểm sẽ dựa trên giá trị tài sản của người mua bảo hiểm mà chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với người mua bảo hiểm.

Dựa theo Điều 46, Luật kinh doanh năm 2000 quy định căn cứ bồi thường trong hợp đồng bảo hiểm tài sản như sau:

Theo như quy định tại điều này thì số tiền bồi thường mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người được bảo hiểm được xác định dựa trên cơ sở giá thị trường của tài sản đã được đăng ký bảo hiểm tại thời điểm, nơi xảy ra tổn thất và mức độ thiệt hại thực tế, ngoài ra khi các bên bán và bên mua bảo hiểm đã có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm thì không cần phải thực hiện các nghĩa vụ như trên. Chi phí cho việc xác định giá thị trường và mức độ thiệt hại tài sản do doanh nghiệp bảo hiểm hoàn toàn chịu.

Theo như Luật này thì số tiền bồi thường mà doanh nghiệp bảo hiểm trả cho người được bảo hiểm khi xảy ra rủi ro về tài sản không vượt quá số tiền bảo hiểm, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.

Ngoài số tiền bồi thường thì doanh nghiệp bảo hiểm còn phải trả cho người được bảo hiểm những chi phí cần thiết và thật sự hợp lý để đề phòng, hạn chế tổn thất và những chi phí phát sinh mà người được bảo hiểm phải chịu để thực hiện chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm.

Cũng theo quy định tại Điều 47, Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 thì hình thức bồi thường được bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thoả thuận một trong các hình thức bồi thường khi tài sản bị rủi ro thì các bên thực hiện việc như: Sửa chữa tài sản bị thiệt hại; thay thế tài sản bị thiệt hại bằng tài sản khác; trả tiền bồi thường. Nếu trong trường hợp mà giữ hai bên là  doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm không thực hiện thoả thuận được về hình thức bồi thường thì việc bồi thường sẽ được thực hiện bằng tiền. Ngoài ra trong trường hợp bồi thường thay thế tài sản bị thiệt hại bằng tài sản khác hoặc trả tiền bồi thường thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền thu hồi tài sản bị thiệt hại sau khi đã thay thế hoặc bồi thường toàn bộ theo giá thị trường của tài sản.

Giám định tổn thất được thực hiện khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm uỷ quyền thực hiện việc giám định tổn thất để xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất. Từ đó định giá mức độ tổn thất của tài sản và số tiền bồi thường mà người tham gia bảo hiểm sẽ được hưởng.

Chi phí giám định tổn thất do doanh nghiệp bảo hiểm chịu.

Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền thực hiện việc giám định tổn thất để xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất. Chi phí giám định tổn thất do doanh nghiệp bảo hiểm chịu.

Trong trường hợp có sự tranh chấp các bên không thống nhất về nguyên nhân và mức độ tổn thất thì có thể trưng cầu giám định viên độc lập, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được việc trưng cầu giám định viên độc lập thì một trong các bên được yêu cầu Toà án nơi xảy ra tổn thất hoặc nơi cư trú của người được bảo hiểm chỉ định giám định viên độc lập. Kết luận của giám định viên độc lập có giá trị bắt buộc đối với các bên.

Trách nhiệm chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn  được Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 quy định tại điều 49 thì trong trường hợp người thứ ba có lỗi gây thiệt hại cho người được bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm đã trả tiền bồi thường cho người được bảo hiểm thì người được bảo hiểm phải chuyển quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn khoản tiền mà mình đã nhận bồi thường cho doanh nghiệp bảo hiểm.

Trong trường hợp người được bảo hiểm từ chối chuyển quyền cho doanh nghiệp bảo hiểm, không bảo lưu hoặc từ bỏ quyền yêu cầu người thứ ba bồi thường thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền khấu trừ số tiền bồi thường tuỳ theo mức độ lỗi của người được bảo hiểm. Khi doanh nghiệp bảo hiểm không được thực hiện việc yêu cầu cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của người được bảo hiểm bồi hoàn khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã trả cho người được bảo hiểm, trừ trường hợp những người được bảo hiểm bồi hoàn khoản tiền này cố ý gây ra tổn thất.

Video liên quan

Chủ Đề