So sánh đạo Bà La môn và đạo Phật

chuabuuchau.com.vn,chuabuuchau, chua buu chau, chùa bửu châu, chua buu chau cu chi

  • Danh mục
  • TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU
    • Hòa Thượng Khai Sơn
    • Đôi nét về Chùa Bửu Châu
    • Sinh hoạt nội bộ
  • TIN TỨC
  • TỪ THIỆN
  • TU HỌC
    • Thiền
    • Tịnh Độ
    • Mật Tông
    • Duy Thức học
    • Phật Pháp vấn đáp
    • Sức khỏe - Sống - Chết - Tái sinh
  • KINH SÁCH
    • Kinh giảng
    • Luật giảng
    • Luận giảng
    • Kiến thức Phật pháp
  • LIÊN TÔNG TINH ĐỘ NON BỒNG
  • PHÁP ÂM
    • Video
      • Thích Nhật Từ
      • Thích Trí Huệ
      • Thích Pháp Hòa
      • Pháp Sư Tịnh Không
      • Hòa Thượng Tuyên Hóa
      • Thích Trí Quảng
      • Thích Phước Tiến
      • ĐĐ. Thích Minh Thành
      • Thích Thiện Thuận
      • Thích Thiện Xuân
      • Thích Nhất Hạnh
      • Thích Thanh Từ
      • Thích Chân Quang
      • Thích Chân Tính
      • Thích Giác Hạnh
      • TT. Thích Minh Thành
      • Thích Bửu Chánh
      • Thích Thiện Tuệ
      • Thích Vạn Mãn
      • Thích Nữ Hương Nhũ
      • Thích Nữ Như Lan
      • Thích Thiện Chơn
      • Thích Thông Phương
      • Thích Tuệ Hải
      • Thích Viên Minh
      • Thích Thiện Hữu
      • Thích Minh Niệm
      • Thích Giác Hóa
      • Thích Tâm Đức
      • Thích Phước Tịnh
      • Thích Chiếu Khánh
      • Thích Nữ Tâm Tâm
      • Thích Nữ Hạnh Chiếu
      • Thích Nguyên Hạnh
      • Thích Quang Thạnh
      • Thích Trí Siêu
      • Thích Thiện Pháp
      • Thích Chân Hiếu
      • Thích Pháp Đăng
      • Thích Trí Chơn
      • Thích Nguyên An
      • Thích Giác Đăng
      • Thích Minh Hiếu
      • Thích Giác Khang
      • Thích Trúc Thái Minh
      • Thích Giác Tây
      • Thích Đồng Thành
      • Thích Trung Đạo
      • Thích Thái Hòa
      • Thích Giới Đức
      • Thích Giác Toàn
      • Thích Thông Triết
      • Thích Khế Định
      • Thích Nữ Như Thủy
      • Thích Minh Đạo
      • Thích Giải Hiền
      • Thích Nguyên Hiền
      • Thích Minh Chơn
      • Thích Trí Đức
      • Thích Tánh Tuệ
      • Thích Giác Giới
      • Thích Phước Đức
      • Thích Viên Trí
      • Thích Thiện Chấn
      • Ấn Quang Đại Sư
      • Thích Minh Thông
      • Thích Giác Nhiên
      • Thích Trúc Thông Phổ
      • Thích Quảng Thiện
      • Thích Thiện Huệ
      • Thích Từ Thông
      • Thích Pháp Hải
      • Thích Ngộ Thông
      • Thích Chánh Định
      • Thích Phước Nghiêm
      • Thích Duy Lực
      • Thích Nữ Huệ Liên
      • Thích Chân Giác
      • Thích Pháp Quang
      • Thích Thiện Hoa
      • Thích Minh Nhãn
      • Thích Tịnh Quang
      • Thích Tâm Hải
      • Giảng sư khác
    • Kinh tụng
    • Nhạc Phật giáo
    • Phim Phật giáo
    • Hòa tấu - Thiền Phật giáo
  • NGHIÊN CỨU
    • Các mảng khác
      • Chuyên đề
      • Gương sáng Đời Tu
      • Giáo dục Hoằng Pháp
      • Phật giáo và Khoa học
      • Phật giáo và Tuổi trẻ - Đời sống
      • Phật giáo và Môi sinh
      • Phật giáo và Nữ giới
      • Phật giáo và Hôn nhân
      • Phật giáo và Triết học
      • Phật giáo và Cuộc sống
    • Nghi thức tổng hợp
    • Sử Phật giáo
    • Văn hóa
    • Truyện tích Phật giáo
    • Lời tiền nhân
    • Văn học
    • Góc suy ngẫm
    • Lời Phật dạy
    • Nghệ thuật sống
    • Luận văn - Hội thảo
  • HÌNH ẢNH
    • Ảnh Phật và Bồ Tát
    • Tập ảnh Chùa Bửu Châu
×
  • Trang chủ
  • THƯ VIỆN NGHIÊN CỨU
  • Các mảng khác
  • Phật giáo và Triết học
  • So sánh triết học Bà la môn [Triết học Ấn Độ] và đạo lý Phật giáo
  • So sánh triết học Bà la môn [Triết học Ấn Độ] và đạo lý Phật giáo

    Đây là tiểu luận sau khi tôi học xong môn Triết học Ấn Độ. môn này do Tiến sĩ Đại Đức Thích Lệ Thọ hướng dẫn....nay đăng lên để cho các bạn muốn tìm hiểu thêm về Phật giáo tham khảo, nếu bài viết về Trung Đạo mang tính nghiên cứu khoa học vì nó đưa ra quan điểm riêng của người viết thì bài này chỉ mang tính phổ biến khoa học mà thôi [tiểu luận so sánh đối chiếu]

    Dẫn nhập
    Lý do chọn đề tài và phạm vi nghiên cứu
    Nội dung

    I. Học thuyết Bà la Môn

    1. Tư tưởng luận
    1.1 Thực tại tối cao
    1.2 Tự ngã và luân hồi
    2. Giải thoát luận
    2.1 Tư tưởng giải thoát trong triết học
    2.2 Biện pháp và các trạng thái tâm linh trong quá trình giải thoát
    2.2.1 Biện pháp giải thoát
    2.2.2 Trạng thái tâm linh trong quá trình giải thoát

    II. Đạo lý Phật giáo

    1. Tư tưởng luận
    1.1 Thực tại tối cao
    1.1.1 Quan điểm của Phật giáo về thần linh
    1.1.2 Quan điểm Phật giáo về nguồn gốc của con người và vũ tru
    1.2 Tự ngã và luân hồi
    2. Giải thoát luận
    2.1 Tư tưởng giải thoát của Phật giáo
    2.2 Biện pháp và các trạng thái tâm linh trong quá trình giải thoát
    2.2.1 Biện pháp giải thoát
    2.2.2 Trạng thái tâm linh trong quá trình giải thoát

    III. Tương đồng và dị biệt

    1. Điểm tương đồng
    2. Điểm dị biệt
    2.1 Về thực tại tối cao
    2.2 Về tự ngã và luân hồi
    2.3 Về phương pháp tu tập để giải thoát
    2.3.1 Con đường tu tập
    2.3.2 Các trạng thái tâm linh đưa đến giải thoát
    3. Ảnh hưởng của học thuyết Bà la Môn trên Phật giáo
    4. Ảnh hưởng của Phật giáo trên Bà la môn giáo

    IV. Kết luận

    Lý do chọn đề tài và phạm vi nghiên cứu

    Có thể thấy rằng Đức Phật, giáo chủ khai sáng Đạo Phật, là một người được giáo dục trong môi trường của Veda. Từ khi sinh ra, lớn lên và thậm chí cả khi đi xuất gia tu hành, ngài cũng trang bị cho bản thân bằng những kinh nghiệm đã được hấp thu từ nền giáo dục của truyền thống Veda. Sự tham cầu học và đạt được những kết quả tối cao trong phương pháp của hai đạo sĩ A-la-la và Uất-đầu-ca, sự tìm cầu giải thoát bằng đường hướng khổ hạnh , đã cho thấy rõ điều đó. Hơn nữa, cùng bắt nguồn trên mảnh đất của triết lý, lẽ tất nhiên Phật giáo và Bà-la-môn giáo không thể nào không có những mối quan hệ nhất định được,

    Do vậy, để làm rõ mối tương quan này thì cần thiết so sánh những điểm tương đồng và dị biệt của hai khối tư tưởng triết lý và đạo học đã được coi là chủ yếu nhất của Ấn Độ.

    Trong khuôn khổ của một bài tiểu luận ngắn không phải là một bài khảo cứu chuyên ngành – nên nó chỉ được giới hạn trong những điểm cơ bản nhất mà bằng phương pháp phân tích so sánh người viết đã sử dụng để đánh giá về sự tương đồng và dị biệt của hai trào lưu tư tưởng đã có quan hệ sâu đậm lẫn nhau trong suốt chiều dài lịch sử. Việc phân tích mở rộng nó sẽ được đặt trong các bài luận văn mang tính chuyên sâu hơn.

    Nội dung

    I. Học thuyết Bà la Môn


    Bà-la-môn [zh. 婆羅門, sa., pi. brāhmaṇa]

    Là danh từ chỉ một đẳng cấp, một hạng người tại Ấn Độ Thuộc về đẳng cấp Bà-la-môn là các tu sĩ, triết gia, học giả và các vị lĩnh đạo tôn giáo. Dân chúng Ấn Độ rất tôn trọng đẳng cấp này.

    Đạo Bà La-Môn [Brahmanism]

    Cũng gọi Ấn giáo hay Ấn Độ giáo [Hinduism], là đạo bản địa của người Ấn [Hindus], hình thành ở Ấn Độ khoảng năm 1.500 trước Công nguyên hoặc sớm hơn nữa, tức là có trước Phật giáo ít lắm cũng khoảng 10 thế kỷ. Không xác định ai là giáo chủ hay người mở đạo. Bậc chân sư đắc đạo hướng dẫn tâm linh cho tín đồ được gọi là guru. [1]

    Nói đến học thuyết, triết lý đặc biệt là triết lý Đông phương thì cần phải tìm hiểu quan điểm của nó về thực tại tối cao, về tự ngã và tư tưởng giải thoát của nó.

    1. Tư tưởng luận

    1.1 Thực tại tối cao:

    Trong một xã hội còn thô sơ, thì niềm tin tưởng Thần quyền rất mãnh liệt, những bộ lạc Ấn thời cổ do nhận thức còn đơn giản, lại phải đấu tranh với thiên nhiên khắc nghiệt để sinh tồn, họ luôn có ý nghĩ nương nhờ vào thần linh và để thỏa mãn các yêu cầu của thần linh thì họ đã bày ra các phương pháp cúng tế, dâng các vật sống lên cho các vị thần linh. Các vị thần của họ bao gồm rất nhiều như thần gió, thần lửa, thần sấm, thần mưa, thần Ruda [hung thần]…Có thể thấy rõ điều này trong bộ kinh Veda, bộ sách có mặt đầu tiên trong văn hóa và tư tưởng Ấn Độ, nội dung của nó gồm nhiều bài thơ mang tính thần khải, như bài tế Vata [ thần gió]

    “Travelling on paths of air’s mid region no single day doth he take rest or slumber

    “Holy and earliest born, Friend of the waters, where did he spring and from what region came he,

    “Germ of the world, the Deities vital spirit, this god moves ever as his will inclines hill

    “His voice is heard, his shape is ever viewless.

    “Let us adore this wind with our oblation [Rig. Veda X.160]

    “Phi hành khắp không gian, chẳng giờ phút tạm an, thánh linh từ vô thủy, người bạn của sơn thủy, nơi đâu được xuất hiện, người đều đủ phương tiện. Thần linh rất vĩ đại, tự do bay không ngại, tiếng vang khắp không gian, hình bong không thấy dạng, thành kính thần Veta, cúng dâng đọc thánh ca.[2]
    Nền tín ngưỡng được bắt đầu là nền tín ngưỡng đa thần giáo [Polytheism]

    Lịch sử Ấn Độ đã cho thấy, bộ lạc đầu tiên Aryan ngày càng phát triển, họ bắt đầu xâm chiếm các bộ lạc khác, mở rộng đất đai và từ đó xã hội cũng được thay đổi về tổ chức cũng như chính trị và tư tưởng. Tù trưởng bộ lạc được bầu lên, và các nhóm bộ lạc cũng liên kết với nhau để bầu lên một tiểu vương để giữ dây liên lạc trong hệ thống bô lạc và bảo vệ an ninh chung.

    Tổ chức xã hội có liên quan đến tín ngưỡng dân tộc, từ tư tưởng đa thần giáo họ đã quan niện nhất thần quyền giống như khái niệm của một tiểu vương cai trị nhiều bộ lạc và có các quan chuyên ngành phụ giúp, vị thần tối cao đó là Phạm thiên [Brahman]. Từ đó, Phạm thiên được phổ biến trong dân chúng và trở thành một tập tục truyền thống ở Ấn Độ, Phạm Thiên vị chúa tể đầu tiên có quyền năng sáng tạo. Như vậy,nền tín ngưỡng đa thần giáo trở thành nền tín ngưỡng nhất thần giáo.

    Tuy nhiên, tư tưởng tín ngưỡng của con người không phải đứng im một chỗ, nó cũng được phát triển dựa trên sự phát triển của đời sống xã hội và tôn giáo, con người Ấn Độ thời đó bắt đầu suy tư từ những câu hỏi triết lý: Ai tạo ra vũ trụ, con người, con người từ đâu mà tới và chết sẽ đi về đâu?…
    Để đáp ứng yêu cầu tư tưởng triết lý đó, Triết học Veda cũng được khai triển và cho rằng Brahman là căn bản của vũ trụ, tất cả sự vật đều là hình thái của Brahman. Brahman và Atman [Thần ngã] chu biến khắp pháp giới.

    Tư tưởng xuyên suốt của Bà La Môn giáo là học thuyết Phạm thiên “Phạm ngã đồng nhất”, phạm chuyển biến sinh ra vạn vật. Upanishad cho rằng: “vào lúc sơ khai có một vị Phạm thiên [Bràhman] đột nhiên phát nóng và nổ tung ra thành tứ đại; tứ đại kết hợp sinh ra vạn pháp”. Như vậy Upanishad quan niệm vạn pháp do Phạm chuyển biến sinh ra nên mỗi cá thể đều có mặt của Phạm thiên.

    1.2 Tự ngã [Atman] và luân hồi

    Tự ngã Atman là một thực thể nội tại trong mỗi cá nhân. Hơi thở là nguồn sống vật chất thì Atman là hơi thở siêu nhiên, là nguồn sống thiêng liêng. Atman là thực thể làm cho con nguời vượt lên trên vạn vật. Có thể nói Atman là thành phần của Brahman trong con người. Brahman là cái ngã vũ trụ đại đồng, còn Atman là cái ngã cá nhân. Braman chỉ có một, Atman là số nhiều, nhưng cái nhiều ấy chỉ là giả tưởng vì bản chất cả hai chỉ là một. Học thuyết Bà la môn cho rằng khi thân xác chết thì Tự ngã [Atman] lại trở về hợp nhất với Đại ngã [Brahman].

    Và khi thuyết minh sự tương tục của linh hồn sau khi chết, bảo rằng tự ngã như viên đạn, nhờ hoả lực của nghiệp đưa đến một nơi nhất định, rồi lại từ nơi ấy nhờ hoả lực mới đưa đến một nơi khác. Như thế căn cứ vào sự bất diệt của linh hồn mà nhận có luân hồi.

    2. Giải thoát luận

    2.1 Tư tưởng giải thoát trong triết học

    Cứu cánh của mọi triết học, tôn giáo chính là vấn đề giải thoát. Brihad Aranyaka Upanishad nói: “Bậc chân tri sau khi chết sẽ vượt qua không gian lên tới cõi hạnh phúc vĩnh hằng”.

    Tư tưởng triết học, tôn giáo Ấn Độ tuy đa dạng muôn hình muôn vẻ nhưng đều đưa đến một mục tiêu duy nhất là “tìm ra chỗ quy hướng của kiếp người, tìm lấy một phương châm thực tiễn để quyết định cho lẽ sống”

    Hay nói một cách khác, triết học Ấn Độ luôn tìm cách vén mở chính thế giới nội tâm của con người, giúp con người giải thoát trọn vẹn về mặt tâm linh thoát khỏi cảnh đau khổ của kiếp người. Và cũng chính điều này nên triết học Ấn Độ luôn gắn liền với tôn giáo, từ thời Áo nghĩa thư về sau, tất cả các trường phái triết học và tôn giáo Ấn Độ không chỉ lấy tư tưởng giải thoát làm mục đích tối cao cho tư tưởng triết học của mình mà còn tận tâm tận lực bằng mọi con đường cách thức và phương pháp khác nhau để cố gắng đưa con người ta đạt tới sự giải thoát [3]

    2.2 Biện pháp và các trạng thái tâm linh giải thoát

    2.2.1 Biện pháp giải thoát

    Và làm thế nào để giải thoát, thì phái Vaisesika cho rằng : muốn giải thoát luân hồi phải tu tập khổ hạnh để đạt đến cảnh giới thuần tuý của Àtman. Upanishad cũng như phái Yoga thì lại dùng phương pháp thiền định để thể nhập Atman [tiểu ngã] vào Bràhman [đại ngã]. Tóm lại Có 3 con đường chính để đạt đến giải thoát:

    - Con đường tri thức đòi hỏi tu hành khổ hạnh, chuyên tâm rèn luyện, sẵn lòng thoát ly thế giới trần tục.

    - Con đường hành động theo nguyên tắc tâm linh vị tha, vì lợi ích chung, vì cái thiện, vì đại ngã.

    - Con đường cuối cùng, rộng rãi nhất, dành cho mọi người đó là con đường sùng tín, hết lòng tin yêu, tôn kính Đấng tối cao – Atman có thể hoà nhập với Braman trong tình yêu và bằng tình yêu cao cả thiêng liêng.

    Nhìn chung, tuy phương pháp tu của Bà La Môn có khác nhau nhưng mục đích hướng đến chỉ là một, đều mong muốn thể nhập Atman vào Bràhman, đó là cảnh giới vĩnh hằng của Bràhman.

    2.2.2 Trạng thái tâm linh của quá trình giải thoát

    Trong Bà-la-môn giáo, Chàndogya Upanisads đã phải dùng đến câu chuyện giữa Prajapati và Indra. Trong câu chuyện này đề cập đến 4 giai đoạn thể nghiệm Atman của Indra. Bốn giai đoạn đó là:

    - Thức[Vishva] - Mộng[Taijasa]

    - Ngủ say không mộng[Pràjna] - Ý thức tâm linh[Turiya]

    Với sự hoàn tất cả bốn giai đoạn trên, người Bà-la-môn có thể được đồng nhất Atman với Brahman đồng thời tận hưởng hạnh phúc của sự vĩnh hằng giải thoát mọi đau khổ.

    II. ĐẠO LÝ PHẬT GIÁO

    1. Tư tưởng luận


    1.1 Thực tại tối cao:

    1.1.1 Quan niệm Phật giáo về các vị thần linh

    Đạo Phật cũng công nhận có các vị thần như chư thiên ở cõi trời, các vị Long thần hộ pháp phát nguyện hộ trì chánh pháp, hay cũng có những người do đời trước có công lớn với đất nước, sau khi qua đời được làm thần… Đạo Phật đặt các vị thần linh bình đẳng với con người trên tương quan nhân quả. Tuy các vị thần ấy có nhiều phước báo, sống sung sướng ở cõi trời, nhưng đến một lúc nào đó hết phước, theo nghiệp tái sanh trở lại trong sáu đường. Đạo Phật khẳng định không có thần linh vạn năng bắt buộc tín đồ phải sợ hải, cúi đầu vâng lịnh. Do đó Phật tử không quỳ lạy phục vụ một oai lực siêu nhiên nào, chẳng những cầu nguyện van xin là vô ích, mà còn là thái độ nô lệ tinh thần. Trong Phật Giáo, người Phật tử lễ bái Đức Phật chỉ là để bày tỏ lòng tri ân, ngưỡng mộ.Trong nghi lễ, tụng kinh chỉ là phương tiện để lắng tâm trở lại, tụng đọc lại lời dạy của Đức Phật rồi theo đó tự mình tu tập, tự mình giải thoát phiền não khổ đau, chứ Đức Phật không ban ơn, giáng hoạ một ai. Đức Phật nhấn mạnh: “Người tôn kính Như Lai nhất là người thực hành theo giáo lý của Như Lai”

    1.1.2 Quan điểm của Phật giáo về nguồn gốc của con người và vũ trụ

    Theo quan niệm của Đạo Phật, mọi vật tồn tại trong thế gian này, từ những vật lớn như sơn hà đại địa đến những vật nhỏ như hạt cát đều do duyên sinh rồi do duyên diệt. Đức Phật dạy: “Duyên sanh là thực tánh của vạn pháp, sự thật này không thay đổi dù Như Lai có xuất hiện hay không xuất hiện”. Duyên khởi nói lên bản chất của các pháp là “duyên sanh tánh” hay “ vô ngã tánh”. Do vậy, Phật giáo đã không cho rằng Phạm thiên là đấng sáng tạo vũ trụ vạn vật

    1.2 Tự ngã và luân hồi

    Về tự ngã, Đạo Phật cho rằng con người được tổng hợp từ năm uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Sắc thuộc phần vật lý; thọ, tưởng, hành, thức thuộc phần tinh thần. Con người ngũ uẩn do Mười Hai Nhân Duyên sinh khởi, Mười hai Nhân duyên diệt thì con người ngũ uẩn diệt. “Diệt” không phải là mất hẳn mà tuỳ theo nghiệp tạo tác trong đời hiện tại dẫn đến hình thành đời sống trong vị lai.

    2. Giải thoát luận

    2.1 Tư tưởng giải thoát của Phật giáo


    Theo Đạo Phật, giải thoát là một trạng thái tâm linh, trong đó vắng bóng mọi sự ràng buộc của dục vọng, tâm hoàn toàn thanh tịnh, an lạc, bất sinh bất diệt và tự do tự tại.

    "Lập trường chủ yếu của giải thoát Phật giáo là vượt ra ngoài cõi Dục [Dục giới]. Phật giáo không thừa nhận thế-giới quan Thần quyền, lại không thừa nhận cái "Ngã" cá nhân bất biến, mà chủ trương hết thảy đều do nhân duyên hòa hợp mà hiển hiện, và sở cứ của nhân duyên là ý chí của chúng ta. Do đó, nếu muốn được giải thoát, con người phải cắt đứt mọi nhân duyên, nghĩa là diệt hết dục vọng của ý chí. Theo các học phái khác, giải thoát tức là đưa cái tiểu ngã của cá nhân trở về với Đại ngã của một đấng sáng tạo ra vũ trụ. Nhưng Phật giáo vì không thừa nhận Thần quyền, nên gọi giải thoát là Niết Bàn. Mà Niết-Bàn theo nghĩa đen là "dập tắt", nghĩa là dập tắt hết dục vọng tồn tại và lấy đó làm lý tưởng cứu kính. Các Kinh điển Đại Thừa, nhất là Kinh Bát Nhã, đặc biệt thuyết minh về điểm này và mệnh danh là "Không", "Không Không" rốt ráo là "Không", đó là chân tướng của vũ trụ, và khi ta đã đạt được chân tướng ấy tức là đạt đến giải thoát , đến Niết Bàn... [3]

    Giải thoát ở đây là giải thoát khỏi ba độc tham, sân, si cố hữu của con người. Hay nói cách khác là giải thoát ra khỏi sự ràng buộc của vô minh, ái, thủ, thấy được thực tướng các pháp, đạt đến trạng thái tịch tĩnh Niết Bàn không sanh, không diệt, không đến, không đi.

    2.2 Biện pháp và các trạng thái tâm linh giải thoát trong Đạo Phật

    2.2.1 Biện pháp giải thoát

    Để được giải thoát mọi đau khổ của kiếp người, Đạo Phật chủ trương tu tập theo con đường Trung Đạo, con đường này xa lìa hai cực đoan: khổ hạnh ép xác và hưởng thụ. Con đường Trung Đạo là con đường Bát Chánh Đạo, bao gồm: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Đây là con đường lấy chánh kiến làm nền tảng tu tập, là con đường duy nhất giải thoát hết thảy các lậu hoặc. Mục tiêu cứu cánh của Phật Giáo không phải là sự tuyệt diệt, bởi vì không có cái chi thường còn để tuyệt diệt ; cũng không phải sự trường tồn vĩnh cửu bởi không có một linh hồn trường cửu để vĩnh viễn hoá. Mục tiêu cứu cánh của Phật Giáo có thể giải thoát ngay trong chính kiếp sống này chứ không phải tìm đến cảnh giới vĩnh hằng nào sau khi chết.

    2.2.2 Trạng thái tâm linh của quá trình giải thoát

    Trong Phật giáo, sự giải thoát tuy là rất khó nói nhưng không phải mang màu sắc của huyền thoại như trong Veda. Nó đã được đức Phật và chư vị Đại đệ tử Phật chứng ngộ một cách rõ ràng. Trong kinh Trung Bộ, đức Phật đã mô tả lại những gì Ngài đã thành tựu được sau 49 ngày nhập định quán sát. Nó có thể được tóm tắt vào những giai đoạn:

    - Giai đoạn Sơ thiền: diệt trừ dục và các bất thiện pháp, đi kèm với tầm và tứ, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh.

    - Giai đoạn Nhị thiền: diệt tầm và tứ, phát triển nội tĩnh và nhất tâm, một trạng thái hỷ lạc do định sanh.

    - Giai đoạn Tam thiền: diệt hỷ, chánh niệm tỉnh giác với một lạc thọ về thân.

    - Giai đoạn Tứ thiền: diệt trừ các cảm thọ lạc và khổ, ly hỷ và ưu, phát triển xả và niệm thanh tịnh.

    Bốn giai đoạn trên là sắc giới thiền, tiếp đến là là bốn trạng thái của thiền về các đối tượng vô sắc giới

    - Giai đoạn ngũ thiền [hư không vô biên xứ] loại bỏ sắc tướng và có 2 pháp xuất hiện tưởng về hư không là vô biên và nhất tâm

    - Giai đoạn lục thiền [Thức vô biên xứ] tưởng về hư không vô biên được loại bỏ và 2 pháp có mặt: tưởng về thức vô biên xứ, nhất tâm

    - Giai đoạn thất thiền [vô sở hữu xứ thiền] tưởng về vô biên được từ bỏ và 2 pháp có mặt: tưởng về vô sở hữu xứ và nhất tâm

    - Giai đoạn bát thiền [phi tưởng phi phi tưởng xứ] tưởng về vô sở hữu xứ được từ bỏ và phi tưởng phi phi tưởng xứ có mặt

    - Giai đoạn cửu thiền [Diệt thọ tưởng] phi tưởng phi phi tưởng xứ được từ bỏ và các thọ, tưởng cũng bị dừng. [4]

    Đây là trạng thái Thiền cao nhất mà đức Phật đã đạt được để chứng ngộ Phật quả.

    III. TƯƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT

    Qua phân tích các phần trên đã cho thấy giữa học thuyết Bà la môn và đạo lý Phật giáo đã có những điểm tương đồng và dị biệt như sau:

    1. Những điểm tương đồng

    Căn cứ trên cái nhìn của Phật giáo, Bà-la-môn giáo với tư tưởng Veda vẫn xứng đáng là nguồn cảm hứng cho sự bộc phát những tư tưởng triết học của dân tộc Ấn. Và Phật giáo cũng nhìn nhận rằng, trong một giới hạn nào đó, giữa Bà-la-môn và Phật giáo đã tìm thấy nhau ở những điểm chung:

    1.1 Công nhận cuộc đời là đau khổ và đưa ra những phương pháp để hỗ trợ chúng nhân được giải thoát khỏi những đau khổ ấy.

    Đây là điểm chung nhất mà ta có thể tìm thấy ở bất cứ đâu trong giáo lý Phật giáo so với học thuyết Bà-la-môn . Có thể nói đây là hai phạm trù không riêng gì giáo phái nào mà hầu như tất cả những trào lưu tư tưởng Ấn đều đặc biệt quan tâm và luôn tìm cách lý giải. Và do xuất phát từ xu hướng đó mà gần như những danh từ, những thuộc tính, những phương pháp thi thiết của cả hai giáo phái đều có biểu hiện cho thấy nó rất gần gũi mà đã không ít người gần như không còn phân biệt được đâu là của Phật giáo, đâu là của Bà-la-môn giáo. Thật vậy, tư tưởng đời là bể khổ đã được diễn tả đây đó trong Upanisad [Áo nghĩa thư]:

    “Ai biết ngã [atman] thì vượt qua bể khổ. Chúa ơi, con khổ lắm hãy đưa con vượt qua bể khổ” [Chandogya-Upanisad ChU.VII, 1, 3]

    1.2 Lấy con người làm trung tâm để khảo sát mặc dù Bà-la-môn giáo vẫn cho rằng con người là một phần thuộc về cái Tuyệt đối.

    1.3 Đều lấy sự phát triển trí tuệ làm cơ sở để diệt trừ vô minh ái dục, là những nguyên nhân đưa con người vào vòng sinh tử luân hồi.

    1.4 Đối với hiện tượng và nhân sinh, cả hai đều chấp nhận quy luật nhân duyên nghiệp báo chi phối cuộc sống con người.

    1.5 Sự chung đụng về ngôn ngữ đã dẫn đến những sự giao thoa không thể tránh khỏi khi cả hai cùng phát triển trên một mảnh đất của triết lý này. [5]

    2. Những điểm khác biệt

    2.1 Khác biệt về thực tại tối cao

    Phật Giáo phủ nhận sự siêu nhiên phi thực tại là Phạm sinh ra vạn pháp, vì Phạm Thiên chẳng ai thấy mà cũng chẳng ai biết, như lời Đức Phật trả lời Bà Tất Tra trong kinh Trường A Hàm, quyển 16 như sau:

    “ Nếu Bà La Môn thông Tam Minh kia không thấy Phạm thiên, tiên sư của Bà La Môn thông Tam Minh cũng không thấy Phạm thiên, các Bà La Môn thông Tam Minh, những cựu tiên nhân như A Tra Ma… cũng không một ai thấy Phạm thiên. Thế thì biết rằng nhũng điều Bà La Môn thông Tam Minh nói không phải sự thật”

    Với lý luận này, Đạo Phật phủ nhận sự có mặt của Phạm thiên. Phạm thiên chẳng qua do con người tưởng tượng ra, chứ thực sự không hề có sự tồn tại nào của một vị Phạm chi phối, hình thành nên vạn vật.

    Nếu như triết lý Bà La Môn thừa nhận sự tồn tại của một thực thể siêu nhiên tối cao chi phối vạn vật và thừa nhận Bràhman thường còn bất biến, thì theo Duyên Khởi: Sự vật luôn luôn biến hóa không cùng tận, đó không phải là vật này [Bràhman] sinh ra vật kia [vạn vật] mà là vật này làm nhân duyên sinh khởi vật kia. Hay nói cách khác:

    “Cái này có thì cái kia có,
    Cái này không thì cái kia không.
    Cái này sanh thì cái kia sanh,
    Cái này diệt thì cái kia diệt”. [Tiểu Bộ I, tr. 291]

    Như vậy chỉ bằng vào sự phủ nhận tính thực hữu của bản thể Brahman và thay vào đó là tự tính vô hữu ngã thôi, Phật giáo gần như đánh đổ cả hệ thống giáo lý của Veda, ít nhất là trên bình diện triết học.

    2.2 Về nghiệp và luân hồi

    Thuyết nghiệp và luân hồi đã xuất hiện vào cuối thời Bràhmana và tới thời Upanishad nó mới được hình thành cùng một lúc với thuyết “thường ngã”. Tuy Phật Giáo và Bà La Môn giáo cùng nói đến nghiệp và luân hồi nhưng một bên thừa nhận “ngã thể thường còn”, một bên thì dựa vào “vô ngã luận”, nên tuy thấy giống nhau, nhưng thật ra trái ngược nhau về bản thể.

    2.3 Về phương pháp tu tập đạt đến giải thoát

    2.3.1 Con đường tu tập

    Học thuyết Bà la môn cũng cho rằng khổ hạnh và con đường thiền định là con đường tu tập dẫn đến giải thoát nhưng Phật giáo lại đi theo con đường Trung đạo

    2.3.2 Các trạng thái tâm linh để đi đến giải thoát

    Về trạng thái tâm linh thì học thuyết Bà la môn cho rằng với với sự hoàn tất của bốn giai đoạn - Thức[Vishva] - Mộng[Taijasa] - Ngủ say không mộng[Pràjna] - Ý thức tâm linh[Turiya] người Bà-la-môn có thể được đồng nhất Atman với Brahman đồng thời tận hưởng hạnh phúc của sự vĩnh hằng trong khi Phật giáo cho rằng phải trải qua một quá trình tu luyện, hành giả phải chứng được sơ thiền, nhị thiền, tam thiền và tứ thiền sắc giới và từ đệ ngũ thiền cho tới đệ cửu thiền vô sắc giới trước khi đạt quả vị Phật.

    3. Ảnh hưởng của học thuyết Bà la môn trên Phật giáo

    Lịch sử đã cho thấy rằng, Phật giáo xuất phát chậm hơn các trào lưu tư tưởng của Bà-la-môn giáo. Nói cho chính xác thì khi Phật giáo ra đời, nền triết học Bà-la-môn giáo đã đạt đến đỉnh cao và nó đã ảnh hưởng đến mọi mặt sinh hoạt đời sống của xã hội lúc bấy giờ, vậy nó ảnh hưởng gì đối với Phật giáo:

    Đức Phật chịu ảnh hưởng của nền giáo dục Veda, thậm chí khi Ngài xuất gia đi tu thì ngài đã học với hai vi thầy đầu tiên mà hai vị này xuất thân từ Bà la môn giáo cho nên tất cả các ngôn từ Ngài sử dụng cũng không thể khác biệt với học thuyết Bà la môn. Ngài cũng sử dụng con người là đối tượng khảo sát, lấy trí tuệ làm cơ sở để diệt ái dục và vô minh, ngài cũng chấp nhận nghiệp báo chi phối đến đời sống con người.

    Tuy nhiên, không phải vì thế mà cho rằng Phật giáo là một phần của hệ tư tưởng Bà-la-môn. Đức Phật đã dựa trên các kiến thức của học thuyết trước đó và bằng sự tu tập đạt đến giác ngộ cho riêng mình đã chỉ ra những sai lầm của học thuyết ngài đã tiếp thu, và do vậy có thể nói Đức Phật là một nhà cải cách.

    4. Ảnh hưởng của Phật giáo trên Bà la môn giáo

    Tuy Phật giáo ra đòi sau và có những mối tương đồng với với các học thuyết phát triển trước đó, tuy vậy không thể nói rằng đạo Phật đã không có những ảnh hưởng trên các học thuyết trước đó:

    * Trước hết Phật giáo kêu gọi sự bình đẳng giai cấp, đẳng cấp hoặc phân biệt dân tộc mọi hàng rào giai cấp cần thiết phải được xóa bỏ, sau thời kỳ đức Phật thì người ta đã chú ý nhiều đến khả năng, tính cách, nghề nghiệp hơn là dòng dõi, như vậy đạo Phật đã đem đến một sự nổi loạn chống lại nghề tu sĩ và việc lễ bái và chống lại sự suy thoái của bất cứ chúng sinh nào và sự tước bỏ mất của y những cơ hội phát triển dần tới một đời sống cao hơn [6]

    * Phật giáo đã chối bỏ giá trị đạo đức của chủ nghĩa khổ hạnh nên trước thời kỳ đức Phật ra đời, thì phổ biến có các nhóm người sống định cư theo kiểu hành xác trong rừng núi vắng vẻ, nhưng sau khi Phật thành đạo thì các tu viện nam nữ mọc lên khắp nơi, thu hút dân chúng về các nơi đó, chính cái tên của tỉnh Bihar ngày nay bắt nguồn từ Vihara, tu viện.

    Như vậy, có thể thấy rằng Phật giáo xuất hiện đã làm đảo lộn mọi giá trị xã hội mà giai cấp Bà la môn đã thiết lập trên xã hội Ấn Độ thời đó.

    KẾT LUẬN

    Qua phân tích trên đã cho thấy giữa Phật giáo và học thuyết Bà-la-môn giáo vẫn là hai trào lưu tư tưởng với hai phương tiện khác nhau, nhưng lại giống nhau ở mục đích. Đó là việc đem đến sự giải thoát cho con người khỏi mọi khổ đau ràng buộc, nhưng để đạt được mục đích đó thì mỗi trào lưu dựa trên tưởng và giải pháp luận của riêng mình để đưa ra những phương cách rất khác nhau như đã phân tích ở trên.

    Tư tưởng về vũ trụ quan và nhân sinh quan của Bà La Môn thì phong phú và đa dạng. Nhưng cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề về thế giới và con người lại không hiệu quả, bởi triết lý của họ mang nặng tính chất thần quyền, lễ nghi cúng bái và xuyên suốt tư tưởng Bà La Môn là thuyết “ Phạm ngã đồng nhất”, Phạm chuyển biến sinh ra vạn vật. Bên cạnh đó cũng có những khuynh hướng triết học có phần giống với Phật Giáo như phái Samkhya, Mimamsa, Vedanta, Yoga…. nhưng những triết lý này vẫn chưa thoát khỏi tận gốc học thuyết Phạm thiên.

    Trong khi đó nền tảng triết lý của Đạo Phật lại trái ngược hẳn những gì Bà La Môn từng tuyên bố. Đức Phật cho rằng vạn vật do duyên sinh nên tất cả là vô thường, vô ngã. Lời tuyên bố ấy đã đánh dấu một bước ngoặc vô cùng trọng đại, giải thoát nhân sinh ra khỏi các triết lý thần khải.

    Đối với xã hội, Đạo Phật đã làm một cuộc cách mạng xóa bỏ tư tưởng giai cấp đầy bất công, về phương diện tu tập thì đạo Phật chủ trương thực hành giáo lý Trung Đạo đả phá con đường khổ hạnh Chính vì giá trị thiết thực ấy đã làm cho Đạo Phật tồn tại mãi với thời gian như lịch sử đã ghi nhận : “Tại các nước Á Đông, mọi nền đạo học, thần học hết sức phong phú, nhưng cho đến nay dần dần tan biến đi để chỉ còn lại một Đạo Phật tồn tại và đại diện cho Đông Phương trong thực tại sinh hoạt thế giới hiện nay”. Tất cả những điều này minh chứng Đạo Phật có một bản sắc độc đáo riêng mà các triết phái khác không có được.

    Hoàng Nguyên
    _______________

    Tài liệu tham khảo

    [1] Xem Thích Lệ Thọ Bài giảng Triết học Bà la Môn [Brahmanism]

    [2] Xem Thích Quảng Liên – Sử cương triết học Ấn Độ - Nhà xuất bản Bồ Đề 1965

    [3] Xem Kimura Taken -Đại thừa Phật giáo tư tưởng luận, Ban Tu thư Đại học Vạn Hạnh, SG,1969 tr 22, tr.146

    [4] Xem Nguyên Hương-Lịch sử phát triển của Thiền Phật giáo NXB tổng hợp TP.HCM 2005 tr.49

    [5] Xem Như thị - Bà la Môn giáo và Triết học Phật giáo – Thư viện Hoa sen

    [6] Xem Jawaharlal Nehru- Phát hiện Ấn Độ, NXB Văn học, Hà Nội, 1990 tr. 289-290

    Giảng sư

    • Sự Sai Biệt Giữa Phật Giáo & Bà La Môn Giáo

      Lượt xem: 40322

      SỰ SAI BIỆT GIÁO PHÁP VÀ GIỚI HẠNH GIỮA PHẬT GIÁO NGUYÊN THUỶ CHÍNH THỐNG VỚI BÀ LA MÔN GIÁO VÀ CÁC GIÁO PHÁI ÐẠI THỪA.

      Hỏi: Kính thưa Thầy, sự sai biệt giữa Bà La Môn Giáo và Phật Giáo như thế nào?

      Đáp: sự khác biệt giữa Bà La Môn Giáo và Phật Giáo có rất nhiều sự sai khác mà ít người để ý đến như:

      1/ Phật giáo bình đẳng không chấp nhận giai cấp, nên giai cấp nào đến với Phật Giáo đều được hướng dẫn tu tập như nhau và đều được chứng quả A La Hán không khác nhau. Trong xã hội Phật Giáo không có giai cấp nào cả, chỉ toàn là những người giới luật nghiêm chỉnh gọi là Hiền Giả, đó là những bậc chưa chứng quả A La Hán; còn những bậc vô lậu chứng quả A La Hán gọi là Thánh Giả, còn gọi là Trưởng Lão.

      Ông Ca Chiên Diên là người sanh ra trong giai cấp cùng đinh, được Phật tiếp độ tu tập chứng quả A La Hán. Đó là đã phá giai cấp trong xã hội lúc bấy giờ. Cho giới nữ xuất gia chứng quả Thánh A La Hán, đó cũng là đập phá tư tưởng trọng nam khinh nữ của xã hội Phật Giáo lúc bấy giờ.

      Bà La Môn chấp chặt bốn giai cấp trong xã hội, cho giai cấp mình là trên hết. Chấp nhận với tinh thần trọng nam khinh nữ của xã hội. Đó là sự khác biệt giữa Phật Giáo và Bà La Môn Giáo.

      2/ Phật Giáo không chấp nhận có thế giới siêu hình, thế giới siêu hình chẳng qua chỉ là hình bóng của thế giới hữu hình con người mà thôi.

      Cái nhìn của Phật Giáo thiết thực, cụ thể hơn, nên thế giới siêu hình là thế giới của tưởng tri, chứ không phải là thế giới của liễu tri.

      Bà La Môn chấp nhận có thế giới siêu hình nên không giống Đạo Phật ở chỗ này có vẻ mơ hồ. Đạo Phật phi thế giới siêu hình nên Đạo Phật thực tế hơn.

      3/ Đạo Phật không chấp nhận tụng niệm, Bà La Môn chấp nhận tụng niệm. Đức Phật dạy: "Này Bà La Môn, một người tụng niệm chú thuật giỏi mà phạm giới còn tham lam, trộm cắp, còn vọng ngữ, tà dâm thì người ấy có xứng đáng là Bà La Môn không?" Xin các bạn trả lời.

      Một người không tụng niệm, không vi phạm giới luật không giết hại, trộm cắp, tà dâm, vọng ngữ thì người ấy là người có xứng đáng là Bà La Môn không? Do sự so sánh này giữa tụng niệm và không tụng niệm, giữa trì giới và không trì giới, mà chúng ta biết rất rõ Đức Phật không chấp nhận tụng niệm. Thế mà Đạo Phật bây giờ đi ngược lại Đạo Phật ngày xưa. Đạo Phật ngày xưa có tiến bộ hơn Đạo Phật bây giờ. Đạo Phật bây giờ lùi lại hơn thế kỷ lạc hậu ngày xưa.

      Như vậy Đạo Phật có sự sai khác với Đạo Bà La Môn. Nhưng hiện nay các chùa mang danh là Phật Giáo, mà thật sự là chùa Bà La Môn. Vì tứ thời tụng niệm ê a, tiếng chuông, tiếng mõ vang rền. Còn chùa Phật Giáo không tụng niệm, chỉ ngày đêm chuyên cần tu tập ngăn ác diệt ác pháp, đó mới chính là sự công phu tu tập của Phật Giáo. Đó là sự sai khác giữa Bà La Môn và Phật Giáo.

      4/ Bà La Môn chấp nhận có tướng tốt mới thành một tu sĩ Bà La Môn, còn Phật Giáo thì không chấp nhận tướng tốt, nên Đức Phật dạy: "Người có tướng tốt mà còn tham lam, trộm cướp, tà dâm, vọng ngữ, còn ăn uống phi thời, còn cất giữ tiền bạc thì chưa thành một Bà La Môn. Kinh sách Đại Thừa thường ca ngợi 32 tướng tốt 80 vẻ đẹp của Đức Phật, nhưng trong kinh Nguyên Thủy thì Đức Phật không chấp nhận, bài bác tướng tốt của Bà La Môn. Như vậy các bạn nghĩ sao? Ba Mươi hai tướng tốt 80 vẻ đẹp có phải là của Phật Giáo không? Đó là sự khác biệt giữa Bà La Môn và Phật Giáo……

      5/ Phật Giáo không mê tín, Bà La Môn Giáo mê tín. Kinh sách dạy mê tín như: Kinh Địa Tạng Vương, kinh Vu Lan Bồn, Kinh Di Đà. Kinh Bát Dương, kinh Viên Giác……

      6/ Phật Giáo nương vào tự lực của mình, Bà La Môn Giáo nương vào tha lực của thần quyền. Kinh Pháp Hoa Phẩm Phổ Môn, kinh Quy Nguơn, kinh Vô Lượng Quang, kinh Di Đà………

      7/ Phật Giáo không khổ hạnh chỉ tu tập xả tâm, Bà La Môn khổ hạnh như: đứng một chân, ngồi kiết già nhiều giờ khiến cho thân mỏi mệt và đau nhức; ăn quá ít, mùa Đông nằm trong nước lạnh, làm cho thân chịu nhiều khổ đau……..Phật Giáo không làm khổ mình như vậy, những pháp môn của Phật Giáo thường tu tập xả tâm, đẩy lui các chướng ngại pháp trong thân, thọ, tâm, pháp. Sống một đời sống thanh thản an lạc và vô sự. Đó là sự sai khác giữa Phật Giáo và Bà La Môn Giáo.

      8/ Thiền Phật Giáo tu tập chế ngự và xả tâm, nên có bảy năng lực Giác Chi xuất hiện giúp cho hành giả nhập các định và thực hiện Tam Minh. Ngược lại thiền Bà La Môn tu tập ức chế, không xả tâm, không ly dục ly ác pháp, nên rơi vào thiền định tưởng. Đó là sự sai khác giữa Đạo Phật và Bà La Môn.

      9/ Bà La Môn Giáo chấp có đấng Giáo Chủ, Phật Giáo không chấp có đấng Giáo Chủ. Người ta tôn xưng Đức Phật lên làm đấng Giáo Chủ, nhưng Đức Phật chỉ xem mình là một Bà La Môn sống đúng phạm hạnh, chứ không phải như những Bà La Môn phạm giới, phá giới, bẻ vụn giới, chuyên cúng tế, cầu siêu, cầu an v.v………

      Xin quý vị nên đọc lại kinh Pháp Cú sẽ thấy Đức Phật xác định Bà La Môn đúng và Bà La Môn sai, rồi suy ngẫm ra mới thấy Đạo Phật được mọi người suy tôn thành Đạo Phật, chứ không phải tự Đức Phật thành lập ra Đạo Phật như các tôn giáo khác.

      Đức Phật khi tu xong, Ngài chỉ mong đem giáo pháp chân thiện mỹ của mình, làm lợi ích cho mọi người, khiến cho mọi người sống biết thương nhau, đem lại hạnh phúc cho nhau, không còn làm khổ mình khổ người nữa, đấy là ước nguyện của Phật cũng đủ lắm rồi, chứ Ngài đâu có nghĩ rằng: Ngày nay Phật Giáo là một tôn giáo thật sự như vậy. Một tôn giáo ngoài sự ước muốn của Đức Phật.

      Những điều chúng tôi nói trên đây là một sự thật. Hãy nghe lời dạy cuối cùng của Đức Phật trước khi nhập Niết Bàn : "Sau khi Ta nhập diệt các thầy Tỳ Kheo hãy lấy giới luật và giáo pháp của Ta làm thầy". Lời dạy này rõ ràng Đạo Phật không phải là một tôn giáo mà là một môn học về đạo đức nhân bản – nhân quả có phương pháp học tập và rèn luyện hẳn hoi. Như vậy, Đạo Phật và Đạo Bà La Môn không giống nhau, khác xa mọi mặt.

      10/ Bà La Môn với Phật Giáo khác nhau một trời một vực. Bà La Môn xây dựng có tiểu ngã và đại ngã. Đại ngã là bản thể của vạn hữu ví như nước biển; tiểu ngã là thể tánh của mỗi sinh vật ví như giọt nước. Khi một chúng sanh chết thì thể tánh ấy giống như giọt nước rơi vào biển cả thì chỉ còn là một khối nước.

      Ngược lại Phật Giáo cho thế giới hữu sắc và vô sắc đều là thế giới tưởng, không có một vật gì thường hằng, vĩnh viễn, luôn luôn vô thường thay đổi từng sát na. Vạn vật sinh ra trong vũ trụ do các duyên hợp thành, nên khi tan hoại thì không còn một vật gì tồn tại. Thân tâm con người đã là không thật thì không còn có một vật gì, một thế giới vô hình ảo ảnh nào là chân thật cả. Vì thế Đạo Phật là Đạo vô ngã chứ không hữu ngã. Mà cũng không phải vô ngã theo kiểu Đại Thừa và Thiền Tông. Vô ngã mà còn có Phật tánh, còn có cõi Niết Bàn, Cực Lạc Tây Phương, vô ngã mà còn có Ngọc Hoàng Thượng đế, vô ngã thì không có Đại ngã và Tiểu ngã v.v…. Đó là những sự khác biệt giữa Phật Giáo và Bà La môn.

      Hỏi: Kính thưa Thầy: Kinh Di Đà, Di Lạc, Địa Tạng, Pháp Hoa, Kim Cang, Lăng Nghiêm và mật chú v,v,… có phải chánh pháp của Phật nói hay không?

      Đáp: Tất cả mọi kinh sách đã kể ra và nêu tên ở trên, toàn là kinh sách chịu ảnh hưởng của giáo lý Bà La Môn. Từ pháp hành, cúng bái, tụng niệm cho đến pháp thiền đều có vẻ mơ hồ trừu tượng, mê tín. Trong các kinh này luôn luôn tạo cách dụ dỗ và hù dọa như: "Dù cho tạo tội hơn núi cả. Diệu Pháp Liên Hoa tụng mấy hàng" hoặc "Ai không tin kinh này đầu sẽ bị bể bảy miếng". Và cuối cùng kinh nào cũng tự cho mình là đệ nhất pháp.

      Đọc qua kinh sách này nếu người nào có trí thì nhận ngay ra liền kinh này không phải Phật thuyết, vì thế kinh này nó không phải là chánh pháp của Phật.

      Hỏi: Những kinh sách nào đáng được tin cậy để tu được giải thoát xin Thầy chỉ dạy cho chúng con được rõ.

      Đáp: Kính sách Nguyên Thủy là kinh sách đáng được tin cậy nhất. Vì đó là lời dạy của Đức Phật, tuy rằng trong các Tổ bên Nguyên Thủy cũng có thêm bớt rất nhiều, nhưng những lời dạy của Phật còn rõ ràng nguyên gốc hơn nhiều. Còn kinh sách Đại Thừa không đáng tin tưởng, vì các Tổ tự viết kiến giải theo tư tưởng của giáo lý Bà La Môn mà viết ra kinh Đại Thừa. Nên đường lối và cách thức tu tập đều quá sai, từ cúng bái, tụng niệm, chú thuật đều chịu ảnh hưởng của Bà La Môn. Cho đến pháp tu về thiền định cũng đều thuộc về thiền tưởng của ngoại đạo. Cho nên Thầy Tổ sau này tu hành chẳng có kết quả giải thoát.

      Hỏi: Kính bạch Thầy, những điều trong luật Tứ Phần có đầy đủ và có đúng lời Phật dạy không?

      Đáp: Luật Tứ Phần là do các Tổ biên soạn,[/u] dựa theo giới kinh có thêm bớt rất nhiều cho phù hợp với hoàn cảnh, phong tục của mỗi người mỗi dân tộc trên bước đường hành hóa truyền đạo. Do sự tùy thuận vào mỗi nước, mỗi phong tục của dân tộc nên các Tổ đã làm lệch ý Phật qua bộ giới luật Tứ Phần.

      Muốn rõ được điều này xin quý vị đọc giới đức Thánh Tỳ kheo Tăng, Tỳ kheo Ni thì sẽ rõ. [Bộ Giới Thánh Đức này do Tu Viện Chơn Như biên tập].

      Bộ Luật tứ Phần này chưa được xem là đầy đủ, vì trong kinh Nikaya Đức Phật dạy nhiều bài kinh nói về thiện pháp tức là giới mà trong Tứ Phần Luật không có. Sau này có điều kiện phải được chấn chỉnh để chỉ rõ cho mọi người biết Thánh hạnh của Tỳ kheo Tăng và Tỳ kheo Ni.

      Hỏi: Kính bạch Thầy. Kinh Phạm Võng Bồ Tát Giới có phải chánh pháp của Phật chăng? Xin Thầy từ bi chỉ dạy cho con được rõ.

      Đáp: Kinh Phạm Võng Bồ Tát Giới không phải là chánh pháp của Phật mà là của Bà La Môn có thâm ý muốn diệt Phật giáo nên mới chế ra Bồ Tát Giới.

      Mục đích của Bồ Tát Giới là bộ sách có hình thức tổ chức người cư sĩ thành một tổ chức để phục vụ cho Phật Giáo Đại Thừa.

      Phần thứ nhất là khuyến dụ người cư sĩ thọ Bồ Tát Giới để góp công góp của xây dựng đạo pháp của Bà La Môn, nhưng sự thật là phục vụ cho quý Thầy Đại thừa:

      1/ Cúng bái tế lễ để cho Phật tử bỏ tiền ra đóng góp.
      2/ Làm từ thiện cũng do Phật tử đóng góp.
      3/ Xây cất chùa to Phật lớn cũng do Phật tử đóng góp.
      4/ Cấm Phật tử không được tu theo Phật giáo Nguyên Thuỷ [Tiểu Thừa].
      5/ Làm tất cả mọi công việc trong chùa chuyện lớn, chuyện nhỏ hoặc chuyện nặng nề khó khăn đều do Phật tử đóng góp công sức gọi là làm công quả.

      Bồ Tát Giới là một bộ sách khuyến dụ Phật tử để lừa công sức và lừa của cải, tiền bạc của Cư Sĩ!...

      Bồ Tát Giới là một loại kinh sách với thâm ý diệt Phật Giáo. Quý vị đọc cho kỹ lại bộ sách thì mới thấy rõ âm mưu thâm độc của Phật Giáo phát triển Đại Thừa.

      Hỏi: Kính bạch Thầy! Phật lịch 2.546 năm [là năm đang đặt câu hỏi] và 2.626 năm. Vậy niên lịch nào đúng và niên lịch nào sai, xin Thầy dạy cho chúng con biết.

      Đáp: Hiện giờ, tín đồ Phật Giáo trong nước, cũng như ở khắp thế giới đều không biết rõ ngày tháng năm sanh của Đức Phật, vì lịch sử của Đức Phật không có ghi chép cụ thể. Hiện giờ tín đồ Phật Giáo đều dùng Phật lịch 2.546 năm theo hệ Nam Tông, chứ ít ai dùng 2.626 năm theo hệ Bắc Tông.
      Niên lịch Phật giáo Bắc Tông không đáng cho tín đồ Phật Giáo tin tưởng, vì thế mà không dùng niên lịch Bắc truyền.

      Mặc dù lịch sử chưa chứng minh được Phật lịch năm nào đúng, sai là vì không có sử liệu ghi chép lại chính xác. Cho nên, năm 2,546 và năm 2,626 đều không đúng.
      Nhưng hiện giờ chúng ta dựa vào những cuộc họp Phật Giáo thế giới, chấp nhận lấy năm 2,546 làm niên lịch Phật Giáo. Bây giờ phần đông tín đồ Phật Giáo quen dùng niên lịch Phật Giáo năm 2,546 năm là đúng hơn 2,626 năm.

      Hỏi: Thưa Thầy, sự sai biệt giữa Nam Tông và Bắc Tông về thời gian trụ thế và thuyết Pháp của Đức Phật 45 năm theo Nam Tông 49 năm theo Bắc Tông. Thưa Thầy bên nào đúng?

      Đáp: Căn cứ theo kinh sách Nguyên Thủy là loại kinh sách gốc của Phật thuyết nên 45 năm thuyết Pháp đúng hơn. Còn 49 năm theo Bắc Tông là sai. Vì kinh sách theo Bắc tông do kiến giải của các Tổ viết ra, nên có sự bóp méo sự thật, vì thế 49 năm thuyết pháp không đúng. Bởi vì Bắc Tông cho bộ kinh Bát Nhã là quan trọng là đệ nhất trong các kinh nên nói rằng: Đức Phật thuyết pháp cho hàng Bồ Tát 20 năm mới xong bộ kinh này.

      Vì thế 49 năm thuyết Pháp là không đúng theo lịch sử chân thật của Phật Giáo.

      Nếu chúng ta tính thời gian tu chứng và bắt đầu giảng đạo cho đến chết thì sẽ rõ thời gian.

      Hỏi: Kính bạch Thầy, trong Giáo Án ….tập 3 Thầy nói: khi còn sống mọi hoạt động của con người đều "lưu lại" ở từ trường trong không gian, và chỉ người nào có tưởng thức mạnh mới giao cảm được với tần số của từ trường ấy mà "thấy và nghe được" những sự việc đã diễn ra của người chết. Như cô Khang bị rứt móng tay………Tóm lại, vậy là "có" linh hồn người chết, nhưng người thấy người không, chứ nói "không có" linh hồn, thì mọi người không ai chịu tin hết Thầy ạ! Rồi họ đưa ra việc cầu hồn, thấy ma…

      Thưa Thầy: Hay là Phật nói không có linh hồn, vì nó có nhưng không thật; hay để con người không nhớ thương, không ỷ lại nương tựa tha lực?

      Đáp: Không phải vậy, không phải vì lý do nhớ thương hay ỷ lại mà Đức Phật nói không có thế giới siêu hình, mà thật sự hoàn toàn thế giới siêu hình không có. Trong vấn đề linh hồn người chết có hay không, điều này đã mang nặng một dấu ấn trong tâm của mọi người là có linh hồn người chết. Muốn xác định cho rõ ràng điều này, thì không có cách nào hay hơn bằng chính người ấy phải tự nhập Tứ Thánh Định, an trú trong ấy, rồi dùng Trạch Pháp Giác Chi hướng tâm đến Thiên Nhãn Minh quan sát thế giới siêu hình, thì chừng đó mới xác quyết chắc chắn rằng: người chết không còn có linh hồn tồn tại hay là không có sự sống sau khi chết.

      Ở đây, Thầy đã giải thích rất nhiều về vấn đề thế giới siêu hình, nhưng ai là người hiểu vấn đề này. Người tri âm khó gặp, tri kỉ khó tìm. Người nghe được tiếng đàn của Bá Nha, chỉ có Tử Kỳ mà thôi. Nhưng Tử Kỳ chết, Bá Nha đập nát chiếc đàn. Vì trên đời này còn có ai nghe được tiếng đàn của mình. Thầy cũng vậy chỉ có người nào tu chứng quả A La Hán mới hiểu được tiếng nói của Thầy.

      Thầy sẽ không phụ lòng những câu hỏi của các con, Thầy cố gắng trả lời cho các con hiểu.

      Con nên hiểu thế giới mà loài người đang sống là một thế giới sắc tướng, có sự sống, có vạn vật hiện hữu, thế mà Đức Phật gọi nó thế giới tưởng thì chúng ta có tin không?
      Thế giới của chúng ta đang sống không phải do "tưởng uẩn làm ra" mà do duyên hợp lập thành. Vì thế không có một vật gì thường hằng, luôn tan hoại theo thời gian năm tháng. Thế mà chúng ta điên đảo tâm, điên đảo tưởng, điên đảo tình, điên đảo kiến chấp thủ mọi vật là có thật, là ta, là của ta v.v……Thế giới hiện hữu là không có thật, vì thế mọi vật thường vô thường. Trên thế gian không có một vật gì là trường cửu vậy mà mọi người cho nó là có thật thì không phải đó là điên đảo sao? Do cho nó có thật nên mọi người cố làm ra cho nhiều, cố làm ra cho nhiều nên làm ra nhiều điều ác. Do làm nhiều điều ác nên phải thọ chịu những quả khổ đau.

      Với đôi mắt của Phật nhìn mọi vật trên thế gian này, như bong bóng nước, như hoa phù du sớm nở tối tàn, đó là một bằng chứng thật sự. Vì thế Đức Phật cho rằng thế giới mà chúng ta đang sống là thế giới của tưởng tri. Vậy mà có ai tin đâu.

      Chúng ta lại một lần điên đảo nữa, cái hình bóng của thế giới hiện tượng hữu hình tưởng tri này lại cho là thế giới siêu hình.

      Ví dụ: Một cuộn băng video thu những hình ảnh núi, sông, nhà cửa, người và vạn vật đang sinh hoạt nhảy múa. Với những hình ảnh này chúng ta cho đó thế giới siêu hình sao?

      Những hình ảnh núi, sông, đất đá, cây cỏ, người và thú vật trong băng video hiện ra và hoạt động được là nhờ dòng điện, đầu máy và màn hình.

      Còn thế giới siêu hình cũng vậy, nó được hiện ra và hoạt động là nhờ tưởng uẩn của chúng ta bắt gặp và lập thành, chứ nó không có thật.

      Con cũng nên biết và phân biệt tưởng cho rõ ràng. Tưởng có hai phần cụ thể:

      1- Ý thức tưởng là chúng ta dùng ý thức mà tưởng tượng ra một vật mà vật đó không có ở trước mắt.

      2- Tưởng thức tưởng là do năng lực hoạt động của tưởng uẩn khiến cho những hình ảnh của thế giới sắc tướng hiện hữu của loài người đang sống đã được lưu lại trong không gian trở thành linh động, khiến cho mọi người chưa đủ trí tuệ sáng suốt, đang sống trong điên đảo tâm, điên đảo kiến, điên đảo tưởng, điên đảo tình mới cho những hình ảnh ấy là có thật thế giới siêu hình thật. Vì thế mới có việc cầu cơ, cầu hồn, thấy ma, thấy quỉ v.v………

      Hỏi: Kính bạch Thầy! Phật Giáo Đại Thừa có phải là Phật Giáo chánh thống không?

      Đáp: Phật Giáo Đại Thừa không phải là Phật Giáo chánh thống, mà là Phật giáo theo kiểu kiến giải giáo pháp của Bà La Môn. Hay nói cách khác, Phật Giáo Đại Thừa là đạo Bà La Môn lấy tên là Phật Giáo Đại Thừa để lừa đảo tín đồ Phật Giáo. Cho nên nghĩa lý toàn bộ kinh sách Đại Thừa là Giáo pháp của Bà La Môn chính gốc.

      Hỏi: Kính thưa Thầy! Thiền Đông Độ có phải là của Phật Giáo hay không?

      Đáp: Thiền Đông Độ không phải là của Phật Giáo mà là của Lão Giáo Trung Hoa [Tiên Đạo] Tư tưởng Lão Trang Trung Hoa phát triển, có những điểm tương đồng với tư tưởng kinh sách phát triển Đại Thừa Giáo Ấn Độ. Vì thế, sau này Phật giáo Đại Thừa đồng hóa tư tưởng Lão Giáo lấy tên là Phật Giáo Tối Thượng Thừa" hay còn gọi là "Thiền Tông". Chủ trương của Thiền Tông là kết hợp Lão Giáo và Đại Thừa, nên thường gọi là "Thiền Giáo đồng hành".

      Phật Giáo Đại Thừa là Phật Giáo Bắc truyền thuộc Bà La Môn Giáo và Ấn Độ Giáo kết hợp và phát triển theo tưởng giải tạo ra. Cho nên những tư tưởng trong kinh sách Đại Thừa là tư tưởng của hai giáo phái này. Tư tưởng của hai giáo phái này mang tính chất trừu tượng, mơ hồ, ảo giác và đầy dẫy sự mê tín v.v……..Lấy thế giới siêu hình làm nơi an trú cuối cùng.

      Hỏi: Kính bạch Thầy, thâm ý của Bà La Môn với Phật Giáo như
      thế nào? Xin Thầy dạy rõ cho chúng con biết.

      Đáp: Thâm ý của Bà La Môn đối với Phật Giáo là muốn diệt Phật Giáo bằng nhiều thủ đoạn:

      1/ Chế Bồ Tát giới cấm, cư sĩ và tu sĩ học không được tu tập theo kinh sách Nguyên Thủy [Tiểu Thừa].

      2/ Dùng lý luận trí tuệ Bát Nhã : "Vô khổ, tập, diệt, đạo" [Không có khổ, không có tập, không có diệt, không có đạo] đập phá chân lý của Phật Giáo : "Khổ, Tập, Diệt, Đạo".

      3/ Luồn lách đưa giáo lý của mình để vào thay thế giáo lý của Phật Giáo.

      4/ Đưa Đức Phật Di Lặc ra để thay thế Đức Phật Thích Ca làm giáo chủ Phật Giáo trong thời vị lai.

      Hỏi: Kính bạch Thầy, Bà La Môn trong kinh Pháp Cú mà Đức Phật ca ngợi và Ba La Môn nào mà Đức Phật chê, bài bác. Xin Thầy dạy cho chúng con được rõ.

      Đáp: Bà La Môn được Đức Phật khen ngợi là một Bà La Môn sống đúng giới luật và chánh pháp của Phật, còn sống không đúng giới luật và chánh pháp của Phật thì Đức Phật không chấp nhận. Vậy chúng ta hãy đọc lại những bài kinh Pháp Cú thì sẽ biết rõ ràng hơn:

      "Với người thân, miệng, ý
      Không làm các ác hạnh
      Ba nghiệp được phòng hộ
      Ta gọi Bà La Môn"

      Thân, miệng, ý không làm các ác hạnh tức là sống đời sống giới luật nghiêm chỉnh, thường tu tập các pháp ly dục ly ác pháp diệt ngã xả tâm tức là phòng hộ ba nghiệp.

      "Đoạn hết các kiết sử
      Không còn gì lo sợ
      Không đắm trước buộc ràng
      Ta gọi Bà La Môn"

      Đoạn hết các kiết sử tức là dùng pháp ngăn ác diệt ác [Tứ Chánh cần] đó là Bà La Môn tu đúng pháp được Đức Phật chấp nhận. Không đắm trước buộc ràng tức là hộ trì các căn: mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý không cho dính mắc sáu trần: Sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp.

      Bỏ điều ưa điều ghét
      Thanh lương, không nhiễm ô
      Hùng dũng thắng mọi cõi
      Ta gọi Bà La Môn"

      Thân tâm được trong sạch không cấu uế như vầng trăng sáng, tịnh lặng giữa đêm trường sâu thẳm và tất cả những hữu ái đều được đoạn trừ. Nếu người nào giữ thân tâm được như vậy là tu tập Tứ NiệmXứ được viên mãn. Người ấy được Đức Phật chấp nhận là một Bà La Môn.

      "Như trăng sạch không uế
      Sáng trong và tịnh lặng
      Hữu ái được đoạn tận
      Ta gọi Bà La Môn"

      Tóm lại người được Đức Phật gọi là Bà La Môn là phải sống đúng giới luật thường ngăn ác diệt ác pháp " Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành". Một Bà La Môn tu tập và sống như vậy chính là tu sĩ Phật Giáo một bậc Sa Môn Phạm Hạnh, còn ngược lại là một Bà La Môn của đạo Bà La Môn hay nói cách khác một tu sĩ Phật Giáo sống phạm giới, bẻ vụn giới, sống chạy theo danh lợi làm những điều mê tín lừa đảo tín đồ... đó là Bà La Môn của Đạo Bà La Môn chớ không phải một tu sĩ Phật Giáo [bậc Sa Môn Phạm Hạnh].

      [Trích Những Kinh Sách không Phải Phật Thuyết]

      < Trang trước

      Trang sau >

      Vào tháng 12-1999, nhiều nhà nghiên cứu về Ấn Độ giáo từ các miền khác nhau trên thế giới như Trung Quốc, Ấn Đô, Bỉ và Hoa Kỳ... gặp nhau tại New Delhi để thảo luận về vấn đề Phật giáo có liên quan đến Bà La Môn giáo và Ấn Độ giáo hay không? Các học giả đưa ra giả thiết rằng Phật giáo là một xu hướng chống lại nghi thức tôn giáo Vệ đà hoặc một tôn giáo độc lập có truyền thống riêng biệt.




      Vấn đề càng phức tạp hơn cho những người Ấn có tín ngưỡng mạnh mẽ, hoặc một sô những người khác thiên về lý thuyết và lịch sử, hoặc một số những người khác cho là đã có sự giải thích sai trong sự nghiên cứu tiền sử. Thực tế, cách tiếp cận khác nhau của những nhà nghiên cứu đó cho thấy tính nghiêm túc, phức tạp và ý nghĩa của vấn đề này.

      Hơn bốn thập niên qua, sựkhác nhau trong nhữngcách tiếp cận này đã gây ra nhiều vấn đề trong việc nghiên cứu tôn giáo. Và kết quả là nhiều tác phẩm văn học trong các ngôn ngữ khác nhau như Anh, Trung Hoa, Ấn Độ, Nhật, Pháp và Đức... đã được xuất bản liên quan với chủ đề này. Trong lời giới thiệu cuốn sách 2500 năm của đạo Phật [2500 Years of Buddhism, New Delhi, 1956], một trong những học giả Ấn Độ nổi tiếng, ông S. Radhakrishnan đã mô tả Phật giáo như "một nhánh của tín ngưỡng cổ xưa hơn đạo Hindu, có lẽ là một dị giáo". Từ khi Bà La Môn giáo thống trị lĩnh vực học thuật của Ấn Độ khoảng một thiên niên kỷ, chắc chắn là những học giả Ấn Độ, tương tự như S. Radhakrishnan đã cố gắng tóm kết lịch sử Phật giáo Ấn Độ và mở rộng từ quan điểm riêng này.

      Ba vị thần tối cao của Ấn Độ giáo gồm: Brahma là đấng tạo hóa [the Creator] Thần Vishnu là thần bảo hộ và gìn giữ, Shiva là vị thần của hủy diệt nhưng cũng là sinh đôi và phát triển.


      Xung đột giữa Phật giáo và Bà La Môn giáo, sự biến đổi di sản Phật giáo tại Ấn Độ và sự biến mất Phật giáo [tôn giáo đã từng là niềm tin sống động từ đất Ấn suốt trong nhiều thế kỷ thời đầu trung cổ] là những nguyên nhân để các nhà nghiên cứu tìm hiểu về nền văn minh Ấn Độ cổ xưa và sự truyền bá quan điểm Bà La Môn giáo suốt thời kỳ trung cổ cho đến ngày nay. Tuy vậy, Phật giáo cần phải được nghiên cứu từ quan điểm Phật giáo. Những quan hệ của nó với Bà La Môn giáo và Ấn Độ giáo cần phải được quan sát từ quan điểm lịch sử cụ thê bằng phương pháp khoa học.

      Bài viết này tập trung vào mối bất đồng của chúng tôi về những lý thuyết hiện thời về nguồn gốc Phật giáo có mối liên hệ với Bà La Môn giáo và Ấn Độ giáo.


      Một điệu múa của người Ấn


      1. Nguồn gốc Phật giáo

      Dường như ơ Ấn Độ có một khuynh hướng mô tả Phật giáo như là một giáo phái của Ấn Độ giáo, xem Phật Thích Ca là một vị Hindu, và tô màu Ấn Độ giáo giống như công giáo để chống Vệ đà và tà thuyết như Đức Phật Thích Ca. Lý thuyết lợi hại này đã được truyền bá kỹ lưỡng và cẩn thận tại Ấn Độ khiến những học giả và sử gia phải mất nhiều thời gian để loại trừ những ảo tưởng này và vạch rõ phương cách cho việc nghiên cứu Phật giáo nghiêm túc từ quan điểm lịch sử bằng phương pháp khoa học. Khuynh hướng này tại Ấn Đô đã cho thấy sự hiểu biết rộng rãi của đa số quần chúng quan tâm tới Phật giáo và chủ yếu cho thấy thái độ chung của người Ấn khi nhìn Phật giáo bằng những cách giải thích của họ.
      Nói chung, hiện nay phần lớn trong cuộc sống người Ấn có một lòng tin mạnh mẽ đối với Ấn Độ giáo hơn là với Phật giáo, mặc dù Phật giáo có ảnh hưởng sâu xa hơn Ấn Độ giáo cả về học thuyết lẫn thực nghiệm.


      Thông thường dễ thấy rằng Ấn Độ giáo [thật ra là một tôn giáo mới xuất hiện ở Ấn Độ], đã chuyển đổi hầu hết dân Ấn Độ thành tín đồ của mình, giữ độc quyền không những về tâm linh, mà còn cả về các lĩnh vực đời sống, tư tưởng chính trị, kinh tế và khoa học. Tuy nhiên, xu hướng này – theo cách tư duy chính thống – đã tách người Ấn Độ ra khỏi cộng đồng thế giới, khi nhân loại đã bước vào thế kỷ thứ XXI.
      Thái độ đối với Phật giáo của những người Hindu nói chung cho rằng Phật giáo là một phần của Ấn Độ giáo, Phật giáo hòa trộn vào trong Ấn Độ giáo, Đức Phật Thích Ca là một nhà đại cách tân Hindu và đồng thời là một vị thần Hindu vĩ đai.
      Sự việc này khiến chúng ta phải khảo sát cẩn thận và đưa ra cách suy nghĩ khác rằng, Phật giáo là một tôn giáo độc lập và riêng biệt, không thể nghiên cứu vượt ra ngoài nhận thức lịch sử và khoa học. Người ta có thể nhận thấy rằng, hiện tại người Ấn Độ có cảm giác tự hào về tôn giáo đáng kính yêu, về nền văn hóa Vệ đà và những học thuyết thần thánh của họ mỗi khi chúng ta tình cờ gặp họ hoặc thảo luận với họ.
      Quan điểm của nhiều học giả đều cho rằng có một số học giả tâm huyết với Vệ đà và Bà La Môn giáo [những sử gia Ấn Độ hiện đại, những người lãnh đạo và những nhà tư tưởng quốc gia] đều mô tả Phật giáo như một phần của tín ngưỡng cổ xưa hơn Hindu và có lẽ là một phân giáo, lúc đó được xem như tà giáo.
      Một số học giả Hindu – chuyên chú về Phật học hoặc nghiên cứu vài vấn đề nào đó của Phật giáo hoặc vài tác phẩm về Phật giáo – kết luận rằng Phật giáo đã chịu ảnh hưởng sâu xa từ tư tưởng Vệ đà ngay từ nguồn gốc của nó và là một dị giáo của Bà La Môn giáo. Theo khảo cổ, ít ra, chúng ta không thể coi Phật giáo đơn thuần như một “tà giáo” đối chọi lại tính chính thống Ba La Môn đang phổ biến, mà ngược lại, Phật giáo cần nên được xem xét như một phương pháp thực nghiệm độc lập mang tính lịch sử – một phương pháp sống – và tạm gọi là một tôn giáo cổ xưa hơn Hindu.
      Như được trình bày ở trên, lý thuyết hiện thời về nguồn gốc Phật giáo đã cho chúng ta biết rằng quan điểm của Vệ đà và Bà La Môn đã gây ảnh hưởng và giữ độc quyền không những về lĩnh vực hệ tư tưởng Ấn Độ, mà còn cả lĩnh vực nghiên cứu xã hội va lịch sử về Phật giáo đối với Bà La Môn giáo. Lịch sử nguồn gốc của Phật giáo, nói gọn trong một câu, đó là chuyện ngoài đường phố của những trẻ Hindu mới lớn không quan tâm đến kiến thức lịch sử và khảo cổ tôn giáo Ấn Độ cổ xưa. Để phơi bày và làm minh bạch những đặc tính thật của Phật giáo, chúng ta có thể đặt vấn đề đúng đắn để xem Phật giáo có quan hệ như thế nào với tín ngưỡng Bà La Môn giáo chính thống cổ đại vào thời kỳ ban đâu.

      2. Quan hệ Phật giáo với Bà La Môn giáo

      Chúng tôi sẽ đề cập đến quan điểm của một trong những học giả Ấn nổi tiếng, ông S. Radhakrishnan, quan điểm của ông có thể được xem như một quan điểm đang phổ biến tại Ấn Độ về mối quan hệ giữa Phật giáo và Bà La Môn giáo. Các điểm nổi bật trong quan điểm của Radhakrishnan có thể được tóm tắt như sau: Đức Phật đã không cảm thấy rằng Ngài đang công bố một tôn giáo mới; Ngài sinh ra, lớn lên và từ trần như một Hindu; Ngài đã tuyên bố với sự nhấn mạnh mới về những lý tưởng cổ xưa của nền văn minh Indo – Aryan. Xu hướng ý thức hệ của nhà học giả Ấn Độ này về Phật giáo chủ yếu đề cập tới những diễn dịch mang tính truyền thống [Traditional Interpretation], duy vật [Materialistic Interpretation] và trào lưu chính thống [Fundamentalist Interpretation] của Phật giáo liên quan với Bà La Môn giáo chính thống.

      Thầy Bà La Môn giáo đang làm tế lễ trong cung vua Tịnh Phạn thời Đức Phật. Ảnh: phim Đức Phật


      Sự giải thích về truyền thống có nghĩa rằng Phật giáo vượt ra ngoài xu hướng chống đối nghi thức tôn giáo của các Brahmanas như những học giả Bà la môn đã nói. Thực tế là lịch sử Ấn Độ cổ đại ghi nhận rằng có hai hệ tư tưởng đối lập đó là: thế giới – khẳng định đại diện bởi các đạo sư Brahmanas theo truyền thống Vệ đà [Bà La Môn giáo] và thế giới – siêu việt [thế giới – phủ định] đại diện bởi các bậc ẩn sĩ khổ hạnh Sa môn thuộc truyền thống phi Vệ đà [Phật giáo].
      Về lịch sử, rõ ràng cả Phật giáo lẫn Bà La Môn giáo là đại diện cho hai truyền thống riêng biệt: truyền thống Vệ đà và truyền thống Sa môn. Thế nên, thật không thích hợp để thiết lập lý thuyết nguồn gốc Phật giáo từ Vệ đà được.
      Sự giai thích theo duy vật của một vài học giả, dưới ảnh hưởng biện chứng theo duy vật lịch sử do Karl Marx đề xướng, nhằm tương quan với tư duy khổ hạnh và kiến tri – từ thời Đức Phật [624-544 trước Tây lịch] cho tới sự trỗi lên cua chủ nghĩa tư bản và kinh tế thương mại tầng lớp trung lưu. Tuy nhiên, cách nhìn này hoàn toàn là suy đoán và viển vông, vì không có bằng chứng rõ ràng để chứng minh sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản trong cảm quan của người theo học thuyết Marx mà cũng không có chứng cớ tổ chức giai cấp trung lưu kiểm soát trọn vẹn kinh tế – tiền tệ xã hội ở thế kỷ thứ VII và thứ VI trước Tây lịch. Hơn nữa, thực không thể nào cho rằng những lý tưởng tinh thân của Bồ tát [Bodhisattva: sẽ trở thành Phật] được xác định bởi ý thức xã hội theo hệ quả của tiến trình vật chất; thực ra lối giải thích theo duy vật máy móc này chỉ là một bằng chứng bộc lộ sự thô thiển trong nghiên cưu của họ.
      Còn giải thích theo trào lưu chính thống có nghĩa rằng đối với số ít người theo đạo Hindu thì Đức Phật là người phá vỡ tín ngưỡng sùng bái thần tượng Bà la môn, vì những yếu tố cơ bản nhất của Bà La Môn giáo thời kỳ tiền Phật giáo: tế lễ – hy sinh và học thuyết bốn giai cấp, những điều bị Đức Phật chỉ trích. Mặc dù Đức Phật thuyết pháp, kêu gọi lòng từ bi đối với muôn loài, phải giới hạnh thanh tịnh, phải tuệ tri rõ ràng về sự tồn tại hoặc không tồn tại của một tự ngã thường hằng... nhưng cuối cùng toàn bộ lâu đài Phật giáo cũng bị suy tàn và sụp đổ. Lời phê bình và lên án Phật giáo không chỉ đơn thuần liên quan tới triết học và lịch sử của Phât giáo mà chính là khuynh hướng trào lưu chính thống đối với các tôn giáo khác. Như chúng ta đã thấy ở trên, Phật giáo được xem là có liên quan với Bà La Môn giáo như chủ trương của vài học giả Ấn Độ đại diện quan điểm truyền thống hiện đang nắm giữ độc quyền trong giới trí thức Ấn Độ. Đề tài này thường được đem ra thảo luận giữa các tôn giáo khác nhau, hoặc trong khuynh hướng ý thức hệ xã hội Ấn Độ và trong giới nghiên cứu của hàn lâm viên tôn giáo. Vài học giả Ấn Độ hiện đại, với niềm tin mạnh mẽ vào Vệ đà và Bà La Môn đã thử làm một sự đồng hóa học thuyết của Phật giáo với Bà La Môn giáo. Điều nhấn mạnh ở đây, họ muốn chỉ ra rằng Phật giáo, do bị ảnh hưởng sâu xa bởi tư tưởng Vệ đà, đã vượt ra khỏi xu hướng chống đối nghi thức của Brahmanas; nói cách khác, nó là một tà giáo hoặc một người theo dị giáo của Bà La Môn giáo.

      3. Quan hệ Phật giáo với Ấn Độ giáo

      Cả trong quan điểm của người Ấn bình thường lẫn người Ấn học thức uyên bác, Phật giáo và Ấn Độ giáo được xem như là một, vì có vài sự giống nhau về lý thuyết và thực hành của cả hai, thực ra Phật giáo và Ấn Độ giáo là hai hệ thống hay hai truyền thống tôn giáo tuyệt đối khác nhau.
      P.V. Kane, một nhà Ấn Độ học nổi tiếng, đã sai lầm khi cho rằng: “Đức Phật là một nhà cải cách lớn đạo Hindu. Ngài đã không cảm thấy, hoặc tuyên bố là Ngài đang thành lập một tôn giáo mới mà cũng không tuyên bố từ bỏ đạo Hindu”. Tuy nhiên, khi chúng tôi nói về mối liên quan giữa Phật giáo với Ấn Độ giáo, thật là hữu ích nếu chúng ta khảo sát cẩn thận thuật ngữ “Hindu” từ góc độ lịch sử, ngôn ngữ và khảo cổ.
      Quan hệ Phật giáo với Ấn Độ giáo cần phải xem xét từ quan điểm lịch sử và góc độ khoa học. Nghiên cứu Phật giáo từ quan điểm Hindu là một sự nghiên cứu của Ấn Độ giáo chứ không phải là Phật giáo. Thật sai lầm khi vay mượn để hỗ trợ quan điểm Hindu hiện đại, cho rằng chính Đức Phật tuyên bố đã dạy con đường của bậc thánh Hindu cổ xưa và cho thấy rằng Đức Phật không cảm thấy Ngài đang công bố một tôn giáo mới. Từ “Hindu” không xuất hiện trong lời tuyên bố của Đức Phật; và Ngài cũng không đề cập tới những thánh nhân Vệ đà hoặc những nhà tiên tri Indo-Aryan hoặc Brahmanas là những đạo sư hướng dẫn Ngài tu tập.
      Về phương diện ngôn ngữ, thuật ngữ “Hindu” là từ ngoại lai có nguồn gốc từ tiếng Ba Tư và Ả-rập, và tượng trưng cho những hình thức tôn giáo Bà La Môn và Ấn Độ thời trung cổ. Từ Hinduism bắt đầu sử dụng trong các truyền thống tôn giáo Ấn Độ, thông thường với quan niệm để phân biệt với đạo Cơ Đốc và Hồi giáo tại Ấn Độ. Chúng ta không thể sử dụng từ Hinduism vào thời kỳ tiền Puran Bà La Môn giáo của Vệ đà và Upanisad, mặc dù đạo Hindu thời trung cổ đã lập nền tảng rồi mở rộng tới phạm vi nào đó trong tôn giáo Vệ đà, giống như đạo Do Thái trước sự giáng sinh của Jesus Christ không thể được gọi chính xác đạo Thiên Chúa mặc dù đạo Thiên Chúa được thành lập trước đạo Do Thái.
      Về mặt khảo cổ học, không thấy sự xuất hiện từ “Hindu” trong bất kỳ nguồn tài liệu khảo cổ hoặc văn học Ấn Độ cổ đại, và chưa từng được khám phá từ thời Alberuni [khoảng 1030 Tây lịch]. Có lẽ, đầu tiên ông ta đề cập tới người Ấn Độ phi Hồi giáo là “Hindus” có nghĩa là “Những người không theo đạo”. Thuật ngữ “Hindu”, một dạng của “Sindhu”, trước hết do người Ba Tư sử dụng, xuất hiện cùng với từ “Gadara”, một hình thức của “Gandhara” xuất hiên trong bia ký của vua Darius xứ Iran; và ở đây được dùng theo ý nghĩa địa lý là biểu thị cho dân tộc hoặc một đất nước sống dọc theo sông Sindhu. Trong Ba Tư cổ đại, “Sa” được phát âm như “Ha”; “Sindhu” được gọi “Hindu” từ đó tiếng Hy Lạp biến nó thành “Sintos” hoặc “Indos”, xuất phát từ tiếng Ba Tư và Ả-rập là Hindu và Hindustan; còn tiếng Anh gọi là Indian và India.
      Như chúng ta thấy ở trên, Phật giáo và Ấn Độ giáo khác nhau hoàn toàn từ quan điểm lịch sử lẫn quan điểm ngôn ngữ và khảo cổ, mặc dù có phần giống nhau giữa Phật giáo sau này và một số giáo lý của Ấn Độ giáo. Có một bằng chứng mạnh mẽ về ảnh hưởng của Phật giáo trong ngôn ngữ cũng như trong nhưng học thuyết của Ấn Độ giáo; bởi vậy, phải thừa nhận rằng chúng ta không thể hình dung Phật giáo là một sự đồng hóa của Ấn Độ giáo [thực sự về sau họ có vay mượn một số thuật ngữ và giáo lý quan trọng từ Phật giáo].
      Chúng ta có thể kết luận, thật không công bằng khi cho rằng Đức Phật như một “Hindu”, hoặc một nhà cải cách lớn của Hindu giáo, vì không có Ấn Độ giáo vào thời của Ngài.
      Từ thảo luận ở trên, chúng ta có thể kết luận rằng những lý thuyết hiện thời về nguồn gốc của Phật giáo và những mối quan hệ của nó với Bà La Môn giáo và Ấn Độ giáo đã được chi tiết hóa bởi những học giả Ấn Độ hiện đại có quan điểm Vệ đà và Bà La Môn, hoàn toàn chỉ là suy đoán. Hơn nữa, chính do hiểu rõ về mặt lịch sử, Phật giáo – một trào lưu chính thống nhất của phong trào chống lại Vệ đà và Bà la môn [truyền thống Sa môn] – đã xuất hiện như một tôn giáo riêng biệt và độc lâp tại Ấn Độ vào thế kỷ VI trước Tây lịch không thể được xem là bị ảnh hưởng sâu sắc từ tư tưởng Vệ đà. Ngược lại, cả Bà La Môn giáo lẫn Ấn Độ giáo, học thuyết về bốn giai cấp và sự hy sinh tế lễ đã bị Đức Phật chỉ trích, mặc dù hiện nay chúng vẫn còn hiện hữu trong những cộng đồng của đạo Hindu.
      Chúng ta không thể nghiên cứu tôn giáo từ lập trường ý thức hệ riêng biệt này hoặc kia đơn thuần chỉ vì lòng tin của chúng ta hoặc đơn thuần bởi vì tình cảm đặc biệt của chúng ta đối với tôn giáo đó. Nếu vậy, cách nhìn của chúng ta sẽ bị phiến diện dù chúng ta đang làm một công việc quan trọng về nghiên cứu so sánh các tôn giáo.
      Thật sai lầm khi ủng hộ quan điểm Hindu hiện đại cho rằng chính Đức Phật tuyên bố đã đưa ra con đường của thánh nhân “Hindu” cổ xưa và để cho thấy rằng Đức Phật không xác định Ngài đang công bố một tôn giáo mới.
      Hơn nữa, không có sự tương ứng hoặc thỏa thuận quan điểm cơ bản giữa Bà La Môn giáo và Phật giáo thời kỳ ban đầu; hai truyền thống tôn giáo này có những nền tảng khác nhau trong kỷ nguyên Vệ đà tiền sử và trong thời Đức Phật tại thế.
      Như chúng ta vừa đề cập ở trên về mặt ngôn ngữ và khảo cổ, từ “Hindu” có liên quan với tiếng Ba Tư và Ả-rập thời Ấn Độ trung cổ. Bởi vậy, chúng ta không có lý do chính đáng để dùng từ “Hindu” và “Hinduism” trong bối cảnh lịch sử vào thời của Đức Phật Thích Ca; còn mệnh đề đạo “Hindu” liên quan đến Ấn Độ thời tiền Hồi giáo thì cũng vô nghĩa và sai lạc. Đức Phật không phải là một nhà Hindu, cũng không là một nhà cải cách lớn của Ấn Độ giáo, vì không có đạo “Hindu” vào thời Ngài, mà chỉ duy nhất có Bà La Môn giáo nguyên thủy và Vệ đà. Rõ ràng lời dạy của Đức Phật đã cải cách nhiều phương pháp tu tập không hoàn hảo của Vệ đà, nhưng Ngài đã không tuyên bố là một nhà cải cách. Và không có kinh điển Hindu cũng như của Bà La Môn nào nói đến Ngài như một nhà cải cách.



      Sách tham khảo
      1. Kalupahana, D.J., 1992, A History of Buddhist Philosophy, the University of Hawaii Press.
      2. Joshi, L.M., 1987. A comparative study of Buddhism and Hinduism, Journal of Indian Civilization, volume 6. No.2- [Summer], 15-39, Sri Lanka.
      3. Kane, P.V., 1994. Dialogues of the Buddha, Journal of Religious Researches, volume 2, No.1 [Spring], 23-35, India.
      4. Rhys Davids, T.W., 1936. Ascetics of prehistoric Indian and Indus Civilization, Journal of Indology, volume 14, No.1 [Winter], 15-48, London.
      [Trích từ The Indian International Journal of Buddhist Studies, No.4, 2004, Varanasi; Aditya Shyam Trust, 2003, tr.3-7].


      Theo: //giacngo.vn/PrintView.aspx?Language=vi&ID=72D651

      CHENG JIANHUA

      GIỚI HƯƠNG chuyển ngữ


      Từ khóa: Quan hệ Phật giáo với Bà La Môn giáo1 Ấn Độ giáo2 Bà la môn giáo1

    Phật giáo có mối liên hệ với Bà La Môn giáo và Ấn Độ giáo hay không?

    Vào tháng 12-1999, nhiều nhà nghiên cứu về Ấn Độ giáo từ các miền khác nhau trên thế giới như Trung Quốc, Ấn Đô, Bỉ và Hoa Kỳ... gặp nhau tại New Delhi để thảo luận về vấn đề Phật giáo có liên quan đến Bà La Môn giáo và Ấn Độ giáo hay không? Các học giả đưa ra giả thiết rằng Phật giáo là một xu hướng chống lại nghi thức tôn giáo Vệ đà hoặc một tôn giáo độc lập có truyền thống riêng biệt.

    Quảng cáo

    Vấn đề càng phức tạp hơn cho những người Ấn có tín ngưỡng mạnh mẽ, hoặc một sô những người khác thiên về lý thuyết và lịch sử, hoặc một số những người khác cho là đã có sự giải thích sai trong sự nghiên cứu tiền sử. Thực tế, cách tiếp cận khác nhau của những nhà nghiên cứu đó cho thấy tính nghiêm túc, phức tạp và ý nghĩa của vấn đề này.

    Hơn bốn thập niên qua, sựkhác nhau trong nhữngcách tiếp cận này đã gây ra nhiều vấn đề trong việc nghiên cứu tôn giáo. Và kết quả là nhiều tác phẩm văn học trong các ngôn ngữ khác nhau như Anh, Trung Hoa, Ấn Độ, Nhật, Pháp và Đức... đã được xuất bản liên quan với chủ đề này. Trong lời giới thiệu cuốn sách 2500 năm của đạo Phật [2500 Years of Buddhism, New Delhi, 1956], một trong những học giả Ấn Độ nổi tiếng, ông S. Radhakrishnan đã mô tả Phật giáo như "một nhánh của tín ngưỡng cổ xưa hơn đạo Hindu, có lẽ là một dị giáo". Từ khi Bà La Môn giáo thống trị lĩnh vực học thuật của Ấn Độ khoảng một thiên niên kỷ, chắc chắn là những học giả Ấn Độ, tương tự như S. Radhakrishnan đã cố gắng tóm kết lịch sử Phật giáo Ấn Độ và mở rộng từ quan điểm riêng này.

    Xung đột giữa Phật giáo và Bà La Môn giáo, sự biến đổi di sản Phật giáo tại Ấn Độ và sự biến mất Phật giáo [tôn giáo đã từng là niềm tin sống động từ đất Ấn suốt trong nhiều thế kỷ thời đầu trung cổ] là những nguyên nhân để các nhà nghiên cứu tìm hiểu về nền văn minh Ấn Độ cổ xưa và sự truyền bá quan điểm Bà La Môn giáo suốt thời kỳ trung cổ cho đến ngày nay. Tuy vậy, Phật giáo cần phải được nghiên cứu từ quan điểm Phật giáo. Những quan hệ của nó với Bà La Môn giáo và Ấn Độ giáo cần phải được quan sát từ quan điểm lịch sử cụ thê bằng phương pháp khoa học.

    Bài viết này tập trung vào mối bất đồng của chúng tôi về những lý thuyết hiện thời về nguồn gốc Phật giáo có mối liên hệ với Bà La Môn giáo và Ấn Độ giáo.

    Một điệu múa của người Ấn


    1. Nguồn gốc Phật giáo


    Dường như ơ Ấn Độ có một khuynh hướng mô tả Phật giáo như là một giáo phái của Ấn Độ giáo, xem Phật Thích Ca là một vị Hindu, và tô màu Ấn Độ giáo giống như công giáo để chống Vệ đà và tà thuyết như Đức Phật Thích Ca. Lý thuyết lợi hại này đã được truyền bá kỹ lưỡng và cẩn thận tại Ấn Độ khiến những học giả và sử gia phải mất nhiều thời gian để loại trừ những ảo tưởng này và vạch rõ phương cách cho việc nghiên cứu Phật giáo nghiêm túc từ quan điểm lịch sử bằng phương pháp khoa học. Khuynh hướng này tại Ấn Đô đã cho thấy sự hiểu biết rộng rãi của đa số quần chúng quan tâm tới Phật giáo và chủ yếu cho thấy thái độ chung của người Ấn khi nhìn Phật giáo bằng những cách giải thích của họ.

    Nói chung, hiện nay phần lớn trong cuộc sống người Ấn có một lòng tin mạnh mẽ đối với Ấn Độ giáo hơn là với Phật giáo, mặc dù Phật giáo có ảnh hưởng sâu xa hơn Ấn Độ giáo cả về học thuyết lẫn thực nghiệm.


    Thông thường dễ thấy rằng Ấn Độ giáo [thật ra là một tôn giáo mới xuất hiện ở Ấn Độ], đã chuyển đổi hầu hết dân Ấn Độ thành tín đồ của mình, giữ độc quyền không những về tâm linh, mà còn cả về các lĩnh vực đời sống, tư tưởng chính trị, kinh tế và khoa học. Tuy nhiên, xu hướng này – theo cách tư duy chính thống – đã tách người Ấn Độ ra khỏi cộng đồng thế giới, khi nhân loại đã bước vào thế kỷ thứ XXI.

    Thái độ đối với Phật giáo của những người Hindu nói chung cho rằng Phật giáo là một phần của Ấn Độ giáo, Phật giáo hòa trộn vào trong Ấn Độ giáo, Đức Phật Thích Ca là một nhà đại cách tân Hindu và đồng thời là một vị thần Hindu vĩ đai.

    Sự việc này khiến chúng ta phải khảo sát cẩn thận và đưa ra cách suy nghĩ khác rằng, Phật giáo là một tôn giáo độc lập và riêng biệt, không thể nghiên cứu vượt ra ngoài nhận thức lịch sử và khoa học. Người ta có thể nhận thấy rằng, hiện tại người Ấn Độ có cảm giác tự hào về tôn giáo đáng kính yêu, về nền văn hóa Vệ đà và những học thuyết thần thánh của họ mỗi khi chúng ta tình cờ gặp họ hoặc thảo luận với họ.

    Quan điểm của nhiều học giả đều cho rằng có một số học giả tâm huyết với Vệ đà và Bà La Môn giáo [những sử gia Ấn Độ hiện đại, những người lãnh đạo và những nhà tư tưởng quốc gia] đều mô tả Phật giáo như một phần của tín ngưỡng cổ xưa hơn Hindu và có lẽ là một phân giáo, lúc đó được xem như tà giáo.

    Một số học giả Hindu – chuyên chú về Phật học hoặc nghiên cứu vài vấn đề nào đó của Phật giáo hoặc vài tác phẩm về Phật giáo – kết luận rằng Phật giáo đã chịu ảnh hưởng sâu xa từ tư tưởng Vệ đà ngay từ nguồn gốc của nó và là một dị giáo của Bà La Môn giáo. Theo khảo cổ, ít ra, chúng ta không thể coi Phật giáo đơn thuần như một “tà giáo” đối chọi lại tính chính thống Ba La Môn đang phổ biến, mà ngược lại, Phật giáo cần nên được xem xét như một phương pháp thực nghiệm độc lập mang tính lịch sử – một phương pháp sống – và tạm gọi là một tôn giáo cổ xưa hơn Hindu.

    Như được trình bày ở trên, lý thuyết hiện thời về nguồn gốc Phật giáo đã cho chúng ta biết rằng quan điểm của Vệ đà và Bà La Môn đã gây ảnh hưởng và giữ độc quyền không những về lĩnh vực hệ tư tưởng Ấn Độ, mà còn cả lĩnh vực nghiên cứu xã hội va lịch sử về Phật giáo đối với Bà La Môn giáo. Lịch sử nguồn gốc của Phật giáo, nói gọn trong một câu, đó là chuyện ngoài đường phố của những trẻ Hindu mới lớn không quan tâm đến kiến thức lịch sử và khảo cổ tôn giáo Ấn Độ cổ xưa. Để phơi bày và làm minh bạch những đặc tính thật của Phật giáo, chúng ta có thể đặt vấn đề đúng đắn để xem Phật giáo có quan hệ như thế nào với tín ngưỡng Bà La Môn giáo chính thống cổ đại vào thời kỳ ban đâu.

    2. Quan hệ Phật giáo với Bà La Môn giáo

    Chúng tôi sẽ đề cập đến quan điểm của một trong những học giả Ấn nổi tiếng, ông S. Radhakrishnan, quan điểm của ông có thể được xem như một quan điểm đang phổ biến tại Ấn Độ về mối quan hệ giữa Phật giáo và Bà La Môn giáo. Các điểm nổi bật trong quan điểm của Radhakrishnan có thể được tóm tắt như sau: Đức Phật đã không cảm thấy rằng Ngài đang công bố một tôn giáo mới; Ngài sinh ra, lớn lên và từ trần như một Hindu; Ngài đã tuyên bố với sự nhấn mạnh mới về những lý tưởng cổ xưa của nền văn minh Indo – Aryan. Xu hướng ý thức hệ của nhà học giả Ấn Độ này về Phật giáo chủ yếu đề cập tới những diễn dịch mang tính truyền thống [Traditional Interpretation], duy vật [Materialistic Interpretation] và trào lưu chính thống [Fundamentalist Interpretation] của Phật giáo liên quan với Bà La Môn giáo chính thống.
    Sự giải thích về truyền thống có nghĩa rằng Phật giáo vượt ra ngoài xu hướng chống đối nghi thức tôn giáo của các Brahmanas như những học giả Bà la môn đã nói. Thực tế là lịch sử Ấn Độ cổ đại ghi nhận rằng có hai hệ tư tưởng đối lập đó là: thế giới – khẳng định đại diện bởi các đạo sư Brahmanas theo truyền thống Vệ đà [Bà La Môn giáo] và thế giới – siêu việt [thế giới – phủ định] đại diện bởi các bậc ẩn sĩ khổ hạnh Sa môn thuộc truyền thống phi Vệ đà [Phật giáo].

    Về lịch sử, rõ ràng cả Phật giáo lẫn Bà La Môn giáo là đại diện cho hai truyền thống riêng biệt: truyền thống Vệ đà và truyền thống Sa môn. Thế nên, thật không thích hợp để thiết lập lý thuyết nguồn gốc Phật giáo từ Vệ đà được.

    Sự giai thích theo duy vật của một vài học giả, dưới ảnh hưởng biện chứng theo duy vật lịch sử do Karl Marx đề xướng, nhằm tương quan với tư duy khổ hạnh và kiến tri – từ thời Đức Phật [624-544 trước Tây lịch] cho tới sự trỗi lên cua chủ nghĩa tư bản và kinh tế thương mại tầng lớp trung lưu. Tuy nhiên, cách nhìn này hoàn toàn là suy đoán và viển vông, vì không có bằng chứng rõ ràng để chứng minh sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản trong cảm quan của người theo học thuyết Marx mà cũng không có chứng cớ tổ chức giai cấp trung lưu kiểm soát trọn vẹn kinh tế – tiền tệ xã hội ở thế kỷ thứ VII và thứ VI trước Tây lịch. Hơn nữa, thực không thể nào cho rằng những lý tưởng tinh thân của Bồ tát [Bodhisattva: sẽ trở thành Phật] được xác định bởi ý thức xã hội theo hệ quả của tiến trình vật chất; thực ra lối giải thích theo duy vật máy móc này chỉ là một bằng chứng bộc lộ sự thô thiển trong nghiên cưu của họ.

    Còn giải thích theo trào lưu chính thống có nghĩa rằng đối với số ít người theo đạo Hindu thì Đức Phật là người phá vỡ tín ngưỡng sùng bái thần tượng Bà la môn, vì những yếu tố cơ bản nhất của Bà La Môn giáo thời kỳ tiền Phật giáo: tế lễ – hy sinh và học thuyết bốn giai cấp, những điều bị Đức Phật chỉ trích. Mặc dù Đức Phật thuyết pháp, kêu gọi lòng từ bi đối với muôn loài, phải giới hạnh thanh tịnh, phải tuệ tri rõ ràng về sự tồn tại hoặc không tồn tại của một tự ngã thường hằng... nhưng cuối cùng toàn bộ lâu đài Phật giáo cũng bị suy tàn và sụp đổ. Lời phê bình và lên án Phật giáo không chỉ đơn thuần liên quan tới triết học và lịch sử của Phât giáo mà chính là khuynh hướng trào lưu chính thống đối với các tôn giáo khác. Như chúng ta đã thấy ở trên, Phật giáo được xem là có liên quan với Bà La Môn giáo như chủ trương của vài học giả Ấn Độ đại diện quan điểm truyền thống hiện đang nắm giữ độc quyền trong giới trí thức Ấn Độ. Đề tài này thường được đem ra thảo luận giữa các tôn giáo khác nhau, hoặc trong khuynh hướng ý thức hệ xã hội Ấn Độ và trong giới nghiên cứu của hàn lâm viên tôn giáo. Vài học giả Ấn Độ hiện đại, với niềm tin mạnh mẽ vào Vệ đà và Bà La Môn đã thử làm một sự đồng hóa học thuyết của Phật giáo với Bà La Môn giáo. Điều nhấn mạnh ở đây, họ muốn chỉ ra rằng Phật giáo, do bị ảnh hưởng sâu xa bởi tư tưởng Vệ đà, đã vượt ra khỏi xu hướng chống đối nghi thức của Brahmanas; nói cách khác, nó là một tà giáo hoặc một người theo dị giáo của Bà La Môn giáo.

    3. Quan hệ Phật giáo với Ấn Độ giáo

    Cả trong quan điểm của người Ấn bình thường lẫn người Ấn học thức uyên bác, Phật giáo và Ấn Độ giáo được xem như là một, vì có vài sự giống nhau về lý thuyết và thực hành của cả hai, thực ra Phật giáo và Ấn Độ giáo là hai hệ thống hay hai truyền thống tôn giáo tuyệt đối khác nhau.

    P.V. Kane, một nhà Ấn Độ học nổi tiếng, đã sai lầm khi cho rằng: “Đức Phật là một nhà cải cách lớn đạo Hindu. Ngài đã không cảm thấy, hoặc tuyên bố là Ngài đang thành lập một tôn giáo mới mà cũng không tuyên bố từ bỏ đạo Hindu”. Tuy nhiên, khi chúng tôi nói về mối liên quan giữa Phật giáo với Ấn Độ giáo, thật là hữu ích nếu chúng ta khảo sát cẩn thận thuật ngữ “Hindu” từ góc độ lịch sử, ngôn ngữ và khảo cổ.

    Quan hệ Phật giáo với Ấn Độ giáo cần phải xem xét từ quan điểm lịch sử và góc độ khoa học. Nghiên cứu Phật giáo từ quan điểm Hindu là một sự nghiên cứu của Ấn Độ giáo chứ không phải là Phật giáo. Thật sai lầm khi vay mượn để hỗ trợ quan điểm Hindu hiện đại, cho rằng chính Đức Phật tuyên bố đã dạy con đường của bậc thánh Hindu cổ xưa và cho thấy rằng Đức Phật không cảm thấy Ngài đang công bố một tôn giáo mới. Từ “Hindu” không xuất hiện trong lời tuyên bố của Đức Phật; và Ngài cũng không đề cập tới những thánh nhân Vệ đà hoặc những nhà tiên tri Indo-Aryan hoặc Brahmanas là những đạo sư hướng dẫn Ngài tu tập.

    Về phương diện ngôn ngữ, thuật ngữ “Hindu” là từ ngoại lai có nguồn gốc từ tiếng Ba Tư và Ả-rập, và tượng trưng cho những hình thức tôn giáo Bà La Môn và Ấn Độ thời trung cổ. Từ Hinduism bắt đầu sử dụng trong các truyền thống tôn giáo Ấn Độ, thông thường với quan niệm để phân biệt với đạo Cơ Đốc và Hồi giáo tại Ấn Độ. Chúng ta không thể sử dụng từ Hinduism vào thời kỳ tiền Puran Bà La Môn giáo của Vệ đà và Upanisad, mặc dù đạo Hindu thời trung cổ đã lập nền tảng rồi mở rộng tới phạm vi nào đó trong tôn giáo Vệ đà, giống như đạo Do Thái trước sự giáng sinh của Jesus Christ không thể được gọi chính xác đạo Thiên Chúa mặc dù đạo Thiên Chúa được thành lập trước đạo Do Thái.

    Về mặt khảo cổ học, không thấy sự xuất hiện từ “Hindu” trong bất kỳ nguồn tài liệu khảo cổ hoặc văn học Ấn Độ cổ đại, và chưa từng được khám phá từ thời Alberuni [khoảng 1030 Tây lịch]. Có lẽ, đầu tiên ông ta đề cập tới người Ấn Độ phi Hồi giáo là “Hindus” có nghĩa là “Những người không theo đạo”. Thuật ngữ “Hindu”, một dạng của “Sindhu”, trước hết do người Ba Tư sử dụng, xuất hiện cùng với từ “Gadara”, một hình thức của “Gandhara” xuất hiên trong bia ký của vua Darius xứ Iran; và ở đây được dùng theo ý nghĩa địa lý là biểu thị cho dân tộc hoặc một đất nước sống dọc theo sông Sindhu. Trong Ba Tư cổ đại, “Sa” được phát âm như “Ha”; “Sindhu” được gọi “Hindu” từ đó tiếng Hy Lạp biến nó thành “Sintos” hoặc “Indos”, xuất phát từ tiếng Ba Tư và Ả-rập là Hindu và Hindustan; còn tiếng Anh gọi là Indian và India.

    Như chúng ta thấy ở trên, Phật giáo và Ấn Độ giáo khác nhau hoàn toàn từ quan điểm lịch sử lẫn quan điểm ngôn ngữ và khảo cổ, mặc dù có phần giống nhau giữa Phật giáo sau này và một số giáo lý của Ấn Độ giáo. Có một bằng chứng mạnh mẽ về ảnh hưởng của Phật giáo trong ngôn ngữ cũng như trong nhưng học thuyết của Ấn Độ giáo; bởi vậy, phải thừa nhận rằng chúng ta không thể hình dung Phật giáo là một sự đồng hóa của Ấn Độ giáo [thực sự về sau họ có vay mượn một số thuật ngữ và giáo lý quan trọng từ Phật giáo].

    Chúng ta có thể kết luận, thật không công bằng khi cho rằng Đức Phật như một “Hindu”, hoặc một nhà cải cách lớn của Hindu giáo, vì không có Ấn Độ giáo vào thời của Ngài.

    Từ thảo luận ở trên, chúng ta có thể kết luận rằng những lý thuyết hiện thời về nguồn gốc của Phật giáo và những mối quan hệ của nó với Bà La Môn giáo và Ấn Độ giáo đã được chi tiết hóa bởi những học giả Ấn Độ hiện đại có quan điểm Vệ đà và Bà La Môn, hoàn toàn chỉ là suy đoán. Hơn nữa, chính do hiểu rõ về mặt lịch sử, Phật giáo – một trào lưu chính thống nhất của phong trào chống lại Vệ đà và Bà la môn [truyền thống Sa môn] – đã xuất hiện như một tôn giáo riêng biệt và độc lâp tại Ấn Độ vào thế kỷ VI trước Tây lịch không thể được xem là bị ảnh hưởng sâu sắc từ tư tưởng Vệ đà. Ngược lại, cả Bà La Môn giáo lẫn Ấn Độ giáo, học thuyết về bốn giai cấp và sự hy sinh tế lễ đã bị Đức Phật chỉ trích, mặc dù hiện nay chúng vẫn còn hiện hữu trong những cộng đồng của đạo Hindu.

    Chúng ta không thể nghiên cứu tôn giáo từ lập trường ý thức hệ riêng biệt này hoặc kia đơn thuần chỉ vì lòng tin của chúng ta hoặc đơn thuần bởi vì tình cảm đặc biệt của chúng ta đối với tôn giáo đó. Nếu vậy, cách nhìn của chúng ta sẽ bị phiến diện dù chúng ta đang làm một công việc quan trọng về nghiên cứu so sánh các tôn giáo.

    Thật sai lầm khi ủng hộ quan điểm Hindu hiện đại cho rằng chính Đức Phật tuyên bố đã đưa ra con đường của thánh nhân “Hindu” cổ xưa và để cho thấy rằng Đức Phật không xác định Ngài đang công bố một tôn giáo mới.

    Hơn nữa, không có sự tương ứng hoặc thỏa thuận quan điểm cơ bản giữa Bà La Môn giáo và Phật giáo thời kỳ ban đầu; hai truyền thống tôn giáo này có những nền tảng khác nhau trong kỷ nguyên Vệ đà tiền sử và trong thời Đức Phật tại thế.

    Như chúng ta vừa đề cập ở trên về mặt ngôn ngữ và khảo cổ, từ “Hindu” có liên quan với tiếng Ba Tư và Ả-rập thời Ấn Độ trung cổ. Bởi vậy, chúng ta không có lý do chính đáng để dùng từ “Hindu” và “Hinduism” trong bối cảnh lịch sử vào thời của Đức Phật Thích Ca; còn mệnh đề đạo “Hindu” liên quan đến Ấn Độ thời tiền Hồi giáo thì cũng vô nghĩa và sai lạc. Đức Phật không phải là một nhà Hindu, cũng không là một nhà cải cách lớn của Ấn Độ giáo, vì không có đạo “Hindu” vào thời Ngài, mà chỉ duy nhất có Bà La Môn giáo nguyên thủy và Vệ đà. Rõ ràng lời dạy của Đức Phật đã cải cách nhiều phương pháp tu tập không hoàn hảo của Vệ đà, nhưng Ngài đã không tuyên bố là một nhà cải cách. Và không có kinh điển Hindu cũng như của Bà La Môn nào nói đến Ngài như một nhà cải cách.


    Sách tham khảo
    1. Kalupahana, D.J., 1992, A History of Buddhist Philosophy, the University of Hawaii Press.
    2. Joshi, L.M., 1987. A comparative study of Buddhism and Hinduism, Journal of Indian Civilization, volume 6. No.2- [Summer], 15-39, Sri Lanka.
    3. Kane, P.V., 1994. Dialogues of the Buddha, Journal of Religious Researches, volume 2, No.1 [Spring], 23-35, India.
    4. Rhys Davids, T.W., 1936. Ascetics of prehistoric Indian and Indus Civilization, Journal of Indology, volume 14, No.1 [Winter], 15-48, London.
    [Trích từ The Indian International Journal of Buddhist Studies, No.4, 2004, Varanasi; Aditya Shyam Trust, 2003, tr.3-7].

    CHENG JIANHUA
    GIỚI HƯƠNG
    chuyển ngữ

    Quảng cáo
    Quảng cáo
    Quảng cáo

    Video liên quan

    Chủ Đề