So sánh test nước bọt và test mũi

SỞ Y TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

Phòng chống dịch bệnh

Cập nhật: 6:55, 11/10/2020 Lượt đọc: 160711

Kiến Thức Cơ Bản Về Xét Nghiệm Bệnh Coronavirus 2019

  • Share
  • Tweet
  • Linkedin
  • Email
  • Print

English

Có thể bạn đã nghe nói nhiều về xét nghiệm bệnh coronavirus [COVID-19]. Nếu bạn nghĩ rằng bạn cần xét nghiệm, bạn có thể tìmtìm một địa điểm xét nghiệm cộng đồng ở tiểu bang của bạn hoặc sử dụng xét nghiệm tại nhà được FDA cho phép. Một số bộ xét nghiệm tại nhà được FDA cho phép sẽ cho bạn kết quả trong vòng vài phút. Những người khác yêu cầu bạn gửi mẫu qua đường bưu điện đến phòng thí nghiệm để phân tích. Nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn hoặc sở y tế địa phươngcó thể tư vấn tốt nhất cho bạn về các lựa chọn xét nghiệm nếu bạn không chắc mình cần loại xét nghiệm nào.

Hiểu được thử nghiệm COVID-19 là chìa khóa để đưa ra quyết định sáng suốt đáp ứng nhu cầu của bạn.

Kit test nước bọt và kit test dịch mũi loại nào tốt?

Kit test nước bọt và kit test dịch mũi là 2 loại kit test phổ biến hiện nay, mỗi loại kit test có những ưu điểm khác nhau.ISOFHCARE sẽ so sánh 2 loại kit test này trong bài viết dưới đây để bạn có thể lựa chọn kit test phù hợp.

Tràn lan kit test Covid-19 bằng nước bọt

Xét nghiệm nước bọtlấy mẫu đơn giản

Xét nghiệm “ngoáy mũi” là cơn ác mộng trong những ngày đầu đại dịch. Các bệnh nhân bị sốt kéo khẩu trang phủ đầy vi trùng xuống mũi để nhân viên y tế đưa que thử vào sâu trong mũi. Các y tá thực hiện xét nghiệm trong môi trường có thể có vi rút sống sót...

Xét nghiệm nước bọt DRUL có nhiều ưu điểm. Có thể lấy mẫu nước bọt tại nhà và gửi đến phòng thí nghiệm trong điều kiện vận chuyển có thể khử khuẩn được. Xét nghiệm này tiết kiệm, chỉ sử dụng các thuốc thử có sẵn, chi phí thấp. Đặc biệt, cách xét nghiệm này rất dễ chịu, lấy mẫu đơn giản, chỉ việc nhổ nước bọt vào ống đựng, theo Science Daily.

Từ khi xét nghiệm nước bọt DRUL được phê duyệt để sử dụng ở New York [Mỹ], xét nghiệm này đã được sử dụng rộng rãi trong khuôn viên Đại học Rockefeller, theo Science Daily.

AI NÊN THỰC HIỆN TEST NHANH COVID TẠI NHÀ​

Theo các chuyên gia y tế, người dân nên chủ động xét nghiệm tại cơ sở y tế hoặc sử dụng bộ kit test covid tại nhà trong những trường hợp sau

NGƯỜI CÓ DẤU HIỆU NGHI NGỜ NHIỄM COVID-19​

Bất cứ ai đang xuất hiện các triệu chứng nghi nhiễm bệnh như: ho, sốt, mất vị giác, khứu giác,…hoặc lo lắng bản thân mắc bệnh, đều có thể tự thực hiện xét nghiệm tại nhà, bất kể trạng thái tiêm chủng của họ là gì.

NGƯỜI CÓ TIẾP XÚC GẦN VỚI CÁC CA NGHI NHIỄM​

Những người chưa tiêm chủng và không có các triệu chứng bệnh Covid-19, tuy nhiên có lịch sử dịch tễ đã từng tiếp xúc gần với các ca nghi nhiễm hoặc bệnh nhân F0.

Nếu nghi ngờ khả năng cao bản thân đang trong giai đoạn phơi nhiễm thì đặc biệt lưu ý và cân nhắc thực hiện xét nghiệm nhanh tại nhà.

NHỮNG NGƯỜI LÀM CÔNG VIỆC DI CHUYỂN THƯỜNG XUYÊN​

Đặc biệt, những người thường xuyên phải đi ra khỏi nhà để làm việc và tiếp xúc với nhiều người mỗi ngày cũng là nhóm được gợi ý nên thực hiện xét nghiệm nhanh theo định kỳ để thường xuyên, nhằm kiểm tra và đảm bảo cho tình trạng sức khỏe của bản thân.

TTO - Đánh vào tâm lý e ngại lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 qua dịch tỵ hầu [họng miệng, họng mũi], nhiều trang mạng xã hội, website, sàn thương mại điện tử bày bán thoải mái các bộ kit xét nghiệm nước bọt.

  • Bộ Y tế đang đi thanh tra các tỉnh về test kit
  • TP.HCM mua hàng trăm ngàn test kit được giảm giá
  • Vụ giá kit xét nghiệm 'nhảy múa': Bộ Y tế liên tục ra 2 thông cáo khẳng định chưa mua test nhanh

Nhiều kit xét nghiệm nước bọt được rao bán

Theo lời quảng cáo, người dùng chỉ cần ho hoặc khạc nhẹ và nhổ 4 lần nước bọt vào túi giấy màu trắng rồi đợi khoảng 10 phút là đã có kết quả xét nghiệm. Giá cũng khá "chát": 150.000 - 800.000 đồng/hộp.

Quảng cáo có cánh

"Không có phản ứng chéo, không đau, không khó chịu, dễ dàng thao tác tại nhà, không phải sợ đau đớn như phương pháp lấy dịch mũi, tốt cho người già và trẻ em, độ chính xác lên đến 99%, sản phẩm duy nhất được Bộ Y tế cấp phép...", đó là một trong hàng trăm lời mời trên khắp các trang mạng xã hội về bộ kit xét nghiệm nước bọt. Thực hư ra sao?

Chúng tôi liên hệ với một tài khoản có tên P.K. [ngụ TP Thủ Đức, TP.HCM], người này cho biết có sẵn rất nhiều loại kit xét nghiệm COVID-19 bằng nước bọt. Loại của Đức giá 160.000 đồng/hộp, nếu mua 5 hộp sẽ có giá 750.000 đồng; loại Sanicom có giá 170.000 đồng/hộp và 780.000 đồng/5 hộp. Có thể ship nhanh trong ngày ở tất cả các quận tại TP.HCM. Theo người bán hướng dẫn, chỉ cần cho mẫu thử nước bọt vào ống đựng dung dịch, lắc đều, sau đó nhỏ dung dịch vào khay thử, chờ 10 - 15 phút sẽ có kết quả.

Tại nhóm chuyên mua bán kit xét nghiệm, số lượng thành viên đã lên đến 73.000 người, các loại kit xét nghiệm nước bọt được quảng bá là hàng xách tay từ nhiều nơi như Đức, Hàn Quốc, Trung Quốc...

Một website giới thiệu về sản phẩm trang thiết bị y tế cũng công khai bán đủ loại kit xét nghiệm, trong đó có bộ kit xét nghiệm nước bọt PCL xét nghiệm nhanh cho kết quả, độ chính xác cao với đoạn clip quảng cáo hoành tráng "Là bộ kit test nước bọt duy nhất được cấp phép tại Việt Nam". Trên một số trang thương mại điện tử, việc đặt mua kit xét nghiệm COVID-19 bằng nước bọt càng dễ dàng hơn, cũng với đủ loại và giá cả 500.000 - 700.000 đồng/bộ 5 kit.

Độ chính xác kém

Theo tìm hiểu, các loại kit xét nghiệm nhanh được Bộ Y tế cấp phép chủ yếu là sử dụng phương pháp lấy mẫu dịch tỵ hầu. Hiện trong nước có 97 loại kit xét nghiệm COVID-19 đã được Bộ Y tế cấp phép, trong đó có 35 loại kit xét nghiệm RT-PCR và 39 loại kit xét nghiệm nhanh kháng nguyên, 23 loại kit xét nghiệm kháng thể.

Các kit xét nghiệm này nếu muốn được lưu hành, nhập khẩu trong nước bắt buộc phải được Bộ Y tế thẩm định và cấp phép. Hiện nay công nghệ xét nghiệm COVID-19 sử dụng nước bọt và công nghệ xét nghiệm quang học đã được thực hiện tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương 2, nhưng Bộ Y tế vẫn chưa triển khai rộng rãi.

PGS Trần Văn Ngọc, chủ tịch Liên chi hội Hô hấp TP.HCM, cho biết về nguyên lý kit xét nghiệm nhanh vùng dịch tỵ hầu và nước bọt cũng giống nhau. Tuy nhiên, loại nào cũng phải phụ thuộc vào chất lượng của kit, đồng thời những loại kit xét nghiệm nhanh hiện nay có độ nhạy khá thấp, chỉ khoảng 60%, vì vậy sẽ bỏ sót F0 nếu như âm tính giả. Do vậy đến nay các kit xét nghiệm nhanh chỉ mang tính chất sàng lọc, cần phải sử dụng thêm RT-PCR để xác định.

"Trước khi được đưa vào sử dụng và nhập các kit test này, Bộ Y tế phải kiểm định chất lượng bởi chất lượng của các loại test cực kỳ quan trọng. Nếu kit test đó chất lượng tốt sẽ có độ đặc hiệu và độ nhạy cao. Hiện nay, trên thị trường test nhanh kháng nguyên dùng qua mũi rất nhiều mà chất lượng không đồng đều. Các loại test nhanh kể cả test bằng nước bọt nếu không được kiểm định sẽ cho kết quả âm tính giả rất cao lên đến 40 - 50%. Đó là lý do để được công nhận F0, Bộ Y tế phải thực hiện RT-PCR", ông Ngọc cho biết.

PGS Đỗ Văn Dũng, trưởng khoa y tế công cộng, nguyên phó hiệu trưởng Trường ĐH Y dược TP.HCM, cho biết về cơ bản test nước bọt cũng được chia làm 2 loại: test nhanh kháng nguyên và test RT-PCR. Các công trình nghiên cứu quốc tế đã cho thấy test nhanh kháng nguyên và RT-PCR bằng nước bọt có độ đặc hiệu, độ chính xác rất kém, kém hơn so với lấy mẫu vùng tỵ hầu, do vậy nhiều nghiên cứu đã loại ra ngoài việc làm test nhanh kháng nguyên bằng nước bọt.

"Nhiều test nhanh kháng nguyên bằng nước bọt được rao bán hiện nay chủ yếu là test nước bọt có xuất xứ từ Trung Quốc có độ nhạy rất kém. Những sản phẩm này chưa được Bộ Y tế cho phép lưu hành, vì vậy người dân sử dụng sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ", ông Dũng nói.

Ông Dũng cho biết thêm một số người như bị kích ứng mũi, dễ chảy máu cam, không thể lấy mẫu vùng tỵ hầu... họ bắt buộc phải lấy mẫu nước bọt tuy nhiên độ nhạy kém hơn. Về cơ chế test nhanh kháng nguyên bằng nước bọt, hiệu quả rất kém vì virus không nhân bản trong họng mà nhân bản trên tế bào đường hô hấp như mũi, tỵ hầu, phế quản. Khi lấy nước bọt, sẽ bị hòa loãng vì vậy nó chỉ phát hiện tạm thời nếu virus nhiều và độ nhạy rất thấp, dễ xảy ra sai sót.

"Bộ Y tế đến nay vẫn chưa cấp phép, khi mua các hàng trôi nổi trên mạng sẽ dẫn đến hàng đó là hàng giả, hàng kém chất lượng, việc sử dụng các test này có thể gây tâm lý chủ quan để lây lan dịch bệnh, rất nguy hiểm", ông Dũng nói.

Kit xét nghiệm nước bọt được các cá nhân rao bán trên các hội nhóm, trang mạng xã hội - Ảnh: CẨM NƯƠNG chụp lại

Mỹ: người lớn tuổi không nên dùng aspirin phòng đau tim, đột quỵ lần đầu

Những người từ 60 tuổi trở lên không nên dùng aspirin liều thấp [thường là 75mg, đôi khi cao hơn] để phòng đau tim hay đột quỵ vì nguy cơ gây xuất huyết nội của loại thuốc này lớn hơn nhiều so với tác dụng phòng bệnh của nó.

Theo báo Wall Street Journal, đây là khuyến cáo của Nhóm chuyên trách các dịch vụ dự phòng Mỹ - một hội đồng chuyên gia y khoa do Chính phủ Mỹ bảo trợ. Tuy nhiên khuyến nghị này của họ không áp dụng với những người đã dùng aspirin sau khi bị đau tim hay đột quỵ rồi, hoặc với trường hợp đã phải đặt stent. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, đau tim và đột quỵ là những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Mỹ, ước tính mỗi năm có khoảng 605.000 người dân nước này bị đau tim lần đầu và khoảng 610.000 người bị đột quỵ lần đầu.

Lâu nay, việc dùng aspirin [một loại thuốc chống đông máu] liều thấp hằng ngày cho thấy đã giúp giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ, nhưng thuốc này cũng có nhiều tác hại đi kèm, trong đó có tình trạng gây xuất huyết ở dạ dày, ruột và não. Nguy cơ xuất huyết nội vì aspirin tăng theo độ tuổi.

Nhóm chuyên trách các dịch vụ dự phòng Mỹ là đơn vị có nhiệm vụ xem xét các chứng cứ khoa học và đề xuất hướng dẫn với các dịch vụ y tế dự phòng. Trong bản dự thảo khuyến nghị ngày 12-10 của nhóm, họ khuyên những người trong độ tuổi 40 - 50 nên trao đổi với bác sĩ về nguy cơ có thể bị đau tim hay đột quỵ của bản thân để thấy có cần phải dùng aspirin hằng ngày hay không. Theo nhóm chuyên gia, các chứng cứ cho thấy lợi ích từ việc này là nhỏ.

Dự thảo khuyến nghị về việc dùng aspirin phòng đau tim, đột quỵ lần đầu của Nhóm chuyên trách các dịch vụ dự phòng Mỹ sẽ được tham vấn lấy ý kiến đến tháng 11 trước khi nhóm phát đi nội dung khuyến nghị cuối cùng. Nhóm chuyên gia này cũng dự định rút lại một chỉ dẫn họ từng đưa ra năm 2016 khuyên những người trong độ tuổi 50 - 59 dùng aspirin hằng ngày để phòng ung thư đại trực tràng.

D.KIM THOA

Chưa có kit xét nghiệm COVID-19 bằng mẫu nước bọt được cấp phép tại Việt Nam

Theo thông tin từ Bộ Y tế, đến nay bộ đã cấp phép cho xấp xỉ 100 sản phẩm test nhanh kháng nguyên, kháng thể và RT-PCR. Tất cả các test này đều lấy mẫu là dịch tỵ hầu và một số là lấy mẫu máu, chưa có sản phẩm test nhanh qua mẫu nước bọt được cấp phép, mặc dù thị trường có quảng cáo và một số quốc gia lân cận có sử dụng hình thức xét nghiệm này.

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cũng cho biết có nhận được chỉ đạo nghiên cứu thay thế xét nghiệm dịch tỵ hầu bằng mẫu nước bọt nhưng đến nay chưa có kết quả. Theo Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, ở Nhật và một số quốc gia đã xét nghiệm COVID-19 thông qua nước bọt, giảm khó chịu cho người được lấy mẫu.

Về nguyên tắc có thể xét nghiệm thông qua mẫu nước bọt thay thế mẫu lấy từ dịch tỵ hầu. Nhưng độ chính xác và ổn định cần xem xét thêm.

L.ANH

Về giá kit xét nghiệm COVID-19, Thủ tướng chỉ đạo kiểm tra làm rõ thông tin tới nhân dân

TTO - Người đứng đầu Chính phủ đặc biệt lưu ý tới việc chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm trong phòng, chống dịch COVID-19. Về giá kit xét nghiệm COVID-19, Thủ tướng đã chỉ đạo các bộ, ngành, cơ quan liên quan vào cuộc kiểm tra làm rõ...

TTO - Bộ Y tế Israel đã bắt đầu chương trình thí điểm xét nghiệm PCR bằng mẫu nước bọt thay cho mẫu phết dịch tỵ hầu được lấy bằng cách chọt tăm bông vào mũi.

  • CDC Mỹ 'giải thích lại' vụ thu hồi giấy phép xét nghiệm PCR
  • Vì sao CDC Mỹ ngừng xét nghiệm PCR vào cuối năm 2021?
  • Biến thể COVID mới tại Pháp có thể 'qua mặt' xét nghiệm PCR

Một em bé được lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại thành phố Tel Aviv [Israel] tháng 7-2021 - Ảnh chụp màn hình

Báo Times of Israel cho biết chương trình thí điểm mới sẽ kéo dài trong 2 tuần, bắt đầu từ ngày 7-10 [giờ địa phương]. Việc tìm ra phương pháp lấy mẫu xét nghiệm PCR ít gây khó chịu được xem là một phần trong các nỗ lực sống chung an toàn với COVID-19 tại Israel.

Theo Bộ Y tế Israel, xét nghiệm PCR bằng mẫu nước bọt chỉ mất 45 phút để cho ra kết quả, nhanh hơn xét nghiệm mẫu phết dịch tỵ hầu [lấy bằng cách chọt tăm bông vào mũi].

Cách lấy mẫu mới do tiến sĩ Amos Danielli thuộc khoa kỹ thuật của Đại học Bar Ilan nghiên cứu, với sự trợ giúp từ một phòng thí nghiệm của Bộ Y tế và cơ quan nghiên cứu - phát triển của Bộ Quốc phòng Israel.

Trong 2 tuần thử nghiệm, những người tham gia sẽ được lấy mẫu xét nghiệm bằng cả hai cách làm cũ và mới để so sánh. Các tiêu chí bao gồm độ chính xác của kết quả, độ an toàn và sự thoải mái.

Dựa trên kết quả so sánh, cơ quan quản lý y tế Israel sẽ quyết định có từ bỏ cách lấy mẫu cũ và chuyển sang xét nghiệm PCR bằng mẫu nước bọt hay không. Hiện vẫn chưa rõ cách lấy mẫu nước bọt đúng chuẩn cho xét nghiệm PCR.

Xét nghiệm COVID-19 bằng phương pháp PCR vẫn được xem là "tiêu chuẩn vàng" để xác nhận một người có nhiễm virus SARS-CoV-2 hay không.

Mặc dù có độ chính xác cao, phương pháp này đòi hỏi các hệ thống máy chuyên dụng và thực hiện tại phòng thí nghiệm.

Xét nghiệm realtime PCR có thể cho ra kết quả định lượng nồng độ virus tại thời điểm xét nghiệm. Dựa trên kết quả, bác sĩ có thể tiên lượng tiến triển bệnh, cũng như đánh giá được hiệu quả điều trị.

Israel xét nghiệm kháng thể cho trẻ em để đi học an toàn

TTO - Trước thềm năm học mới, Israel xét nghiệm trẻ từ 3 đến 12 tuổi nhằm tìm ra số lượng trẻ em chưa tiêm vắc xin đã phát triển kháng thể chống lại SARS-CoV-2.

Video liên quan

Chủ Đề