So sánh y tế việt nam và singapore

Chỉ số chăm sóc sức khỏe được CEOWORLD phân tích và so sánh 89 quốc gia , vùng lãnh thổ với 4 chỉ số thành phần liên quan tới hệ thống chăm sóc sức khỏe: cơ sở hạ tầng, chuyên gia, chi phí, khả năng cung cấp thuốc và sự sẵn sàng của các cơ quan chức năng. Chỉ số chăm sóc sức khỏe được tính trên thang điểm 100.

Bảng xếp hạng cũng ghi nhận các chỉ số như môi trường, nước sạch, vệ sinh, vai trò của chính quyền trong chế tài hoặc hạn chế những nguy cơ nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng như hút thuốc lá hoặc lạm dụng đường.

Theo thống kê mới nhất của CEOWORLD, Hàn Quốc xếp thứ nhất trên thế giới về chất lượng hệ thống y tế với 78,72 điểm. Xếp ở vị trí thứ 2 và 3 lần lượt là Đài Loan [Trung Quốc] và Đan Mạch.

Top 10 quốc gia, vùng lãnh thổ có chất lượng hệ thống y tế tốt nhất còn có Áo [71,32 điểm], Nhật Bản [70,73 điểm], Úc [67,99 điểm], Pháp [65,38 điểm], Tây Ban Nha [64,66 điểm], Bỉ [64,43 điểm], Vương quốc Anh [61,73 điểm].

Chỉ số chăm sóc sức khỏe của Việt Nam đứng thứ 66/89 trên bảng xếp hạng các quốc gia, vùng lãnh thổ có chất lượng hệ thống y tế tốt nhất trên thế giới của CEOWORLD. Thứ hạng này không có gì thay đổi so với năm 2020.

Trong các tiêu chí đánh giá, chỉ số về cơ sở hạ tầng của Việt Nam đạt 45,46 điểm. Chỉ số về chuyên gia, các y bác sĩ đạt 12,81 điểm. Các chỉ số về khả năng cung cấp thuốc và sự sẵn sàng của cơ quan chức năng lần lượt đạt 43,32 và 60,14 điểm

Riêng về chi phí, Việt Nam được đánh giá là nơi có chi phí cho việc chăm sóc sức khỏe khá thấp với 40,81 điểm. Với số điểm này, Việt Nam thuộc một trong những nơi có chi phí cho việc chăm sóc sức khỏe rẻ nhất.

Nguồn: CEOWORLD

Với khu vực ASEAN, CEOWORLD chỉ đánh giá 6 nước thuộc khu vực ASEAN-6. Theo đó, Thái Lan là quốc gia có xếp hạng chất lượng hệ thống y tế cao nhất với đạt 59,52 điểm và cũng là nước duy nhất lọt top 15 nơi có chất lượng hệ thống y tế tốt nhất thế giới.

Quốc gia có hệ thống y tế tốt thứ 2 trong khu vực là Singapore với 48,54 điểm. Việt Nam xếp thứ 6 về hệ thống y tế trong khu vực.

Thứ hạng trên thế giới của Singapore, Malaysia, Philippines và Indonesia về chất lượng hệ thống y tế lần lượt là 24, 34, 38 và 52.

Viện nghiên cứu Legatum [Anh] đã công bố Chỉ số thịnh vượng toàn cầu lần thứ 10 [11/2016], đây là cuộc khảo sát khổng lồ nhằm xếp hạng các quốc gia thịnh vượng nhất trên thế giới dựa trên 104 thông số khác nhau xếp thành 9 nhóm chỉ số. Xét riêng về hệ thống y tế, 16 quốc gia có hệ thống y tế tốt nhất đã được Viện nghiên cứu công bố, đứng đầu là Luxembourg.

Hệ thống y tế được đánh giá dựa vào 3 nhóm chỉ số chính, đó là: các chỉ số về sức khoẻ thể chất và tinh thần của người dân, các chỉ số về hạ tầng của hệ thống y tế và các chỉ số phản ánh tính sẵn có của hệ thống y tê dự phòng.

Dưới đây là bảng xếp hạng 16 quốc gia có hệ thống chăm sóc sức khoẻ tốt nhất trên thế giới [theo đánh giá của Viện nghiên cứu Legatum, Anh]:

Đứng thứ 16 là Canada. Luật sức khoẻ năm 1984 của Canada quy định công dân Canada được chăm sóc y tế là hoàn toàn miễn phí, còn gọi là Medicare. Tuy nhiên, hệ thống y tế Canada chưa thật sự hoàn hảo, những năm gần đây đã có hiện tượng người dân Canada sang Mỹ để khám chữa bệnh.

Đứng thứ 15 là Qatar. Các chuẩn tốt nhất về y tế ở khu vực Trung Đông có thể tìm thấy ở Qatar. Mới đây, quốc gia này đã triển khai từng bước hướng đến bao phủ chăm sóc sức khoẻ toàn dân cho mỗi người dân Qatar.

Đứng thứ 14 là Pháp. Tuổi thọ trung bình của quốc gia này là 82 tuổi, hệ thống y tế của Pháp nổi tiếng với chất lượng dịch vụ y tế.

Đứng thứ 13 là Na-uy. Hệ thống y tế của quốc gia này hoàn toàn miễn phí cho trẻ em dưới 16 tuổi, ngân sách của Na-Uy chi tiêu cho y tế tính trên mỗi người dân cao nhất thế giới.

Đứng thứ 12 là New Zealand. Tuổi thọ trung bình của quốc gia này là 81,6 tuổi. New Zealand được đánh giá là một trong những quốc gia năng động nhất thế giới, phong trào thể dục thể thao rất mạnh.

Đứng thứ 11 là Bỉ. Là quốc gia có độ bao phủ chăm sóc sức khoẻ toàn dân, tuổi thọ trung bình là 81,1 tuổi. Người dân bắt buộc phải tham gia bảo hiểm y tế.

Đứng thứ 10 là Đức. Mặc dù thích bia và xúc xích, người dân Đức vẫn là một trong những quốc gia khoẻ nhất thế giới. Tuổi thọ trung bình là 81 tuổi.

Đứng thứ 9 là Israel. Là quốc gia có điểm cao nhất của các nước khu vực Trung Đông về hệ thống y tế. Tuổi thọ trung bình của quốc gia lên đến 82,5 tuổi, đứng hàng thứ 8 trên toàn thế giới.

Đứng thứ 8 là Úc. Với khí hậu tuyệt vời và mức độ ô nhiễm thấp, Úc được xếp là quốc gia khoẻ nhất ở Nam bán cầu. Tuổi thọ trung bình của quốc gia này lên đến 82,8, đứng thứ tư trên thế giới.

Đứng thứ 7 là Hong Kong. Hong Kong có 11 bệnh viện tư và 42 bệnh viện công phục vụ cho 7,2 triệu dân. Năm 2012, phụ nữ Hong Kong có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới.

Đứng thứ 6 là Thuỵ Điển. Đàn ông Thuỵ Điển có tuổi thọ cao hàng thứ tư trên thế giới là 80,7 tuổi. Giống như các nước Bắc Âu, Thuỵ điển là quốc gia luôn có chỉ số cao về sức khoẻ và chất lượng cuộc sống.

Đứng thứ 5 là Hà Lan. Năm 2015, Hà Lan đứng đầu về chỉ số tiêu dùng về y tế tại các nước châu Âu, đạt 916 trên điểm tối đa là 1.000 điểm.

Đứng thứ 4 là Nhật Bản. Tuổi thọ trung bình là 83,7 tuổi, cao nhất thế giới, điều này cũng gây ra vấn đề nhân khẩu học, dân số già ngày càng tăng.

Đứng thứ 3 là Thuỵ Sĩ. Là quốc gia giàu có, đẹp và khoẻ. Thuỵ sĩ có độ bao phủ chăm sóc sức khoẻ toàn dân, mọi người dân quốc gia này đều bắt buộc phải tham gia bảo hiểm y tế.

Chủ Đề