Soạn Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo siêu ngắn)

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu về Nova E-guide
    • Hành trình lan tỏa giá trị
    • Quy trình tính năng
    • Sự khác biệt tạo nên điều đặc biệt
  • Quy trình hướng nghiệp
  • Bài test
    • Test tính cách
    • Đa trí thông minh
    • Kiểm tra năng lực
  • Tài liệu
    • Xu hướng phát triển ngành nghề theo thời kỳ 4.0
    • Giới thiệu các nhóm tính cách
    • 65 Nhóm Ngành Nghề
    • Hệ thống các đơn vị đào tạo
    • Giới thiệu các loại hình thông minh
    • Người nổi tiếng + Gương sáng học sinh
  • Khóa học
    • Hướng Nghiệp
    • Khóa học tổng hợp
    • Thuyết Trình Đỉnh Cao
    • Teamwork Đỉnh Cao
    • Định Vị Bản Thân
    • Làm Chủ Cảm Xúc
    • Quản Lý Thời Gian
  • Đơn vị đào tạo
  • Nhóm ngành nghề
  • Gương sáng học sinh - người nổi tiếng
  • Xu hướng ngành nghề
  • Hỗ trợ
    • Hướng dẫn sử dụng
    • Câu hỏi thường gặp
    • Liên hệ
  • $ Nạp tiền
Gói hỗ trợHọc sinh, Sinh viên toàn quốc của Novaedu đồng hành cùng Bộ GD&ĐT
Gói hỗ trợHọc sinh, Sinh viên toàn quốc của Novaedu đồng hành cùng Bộ GD&ĐT
Nạp tiền vào tài khoản
Mã kích hoạt
  • Mã kích hoạt tài khoản
  • Kích hoạt SÁCH ID
Soạn Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo siêu ngắn)
Đăng nhập / Đăng kí
TÀI KHOẢN
  • Trang chủ
  • //
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu về Nova Eguide
    • Hành trình lan tỏa giá trị
    • Quy trình hướng nghiệp
    • Sự khác biệt tạo nên điều đặc biệt
  • //
  • Hệ thống bài test
    • Kiểm tra tính cách
    • Kiểm tra đa trí thông minh
    • Kiểm tra mật mã Holland
    • Kiểm tra năng lực
  • //
  • Quy trình hướng nghiệp
  • //
  • Tài liệu
    • 65 Nhóm Ngành Nghề
    • Người nổi tiếng + Gương sáng học sinh
    • Thông tin doanh nghiệp
    • Hệ thống các đơn vị đào tạo
    • Giới thiệu các nhóm tính cách
    • Giới thiệu các loại hình thông minh
    • Xu hướng phát triển ngành nghề theo thời kỳ 4.0
  • //
  • Khóa học
    • Định Vị Bản Thân
    • Hướng Nghiệp
    • Thuyết Trình Đỉnh Cao
    • Teamwork Đỉnh Cao
    • Làm Chủ Cảm Xúc
    • Quản Lý Thời Gian
    • Khóa học tổng hợp
  • //
  • Tư liệu môn học
  • //
  • Đăng ký tư vấn
  • //
  • Tin tức
    • Tin hoạt động
    • Hình ảnh
    • Video
  • Hỗ trợ
    • Hướng dẫn sử dụng
    • Câu hỏi thường gặp
    • Gói cước sử dụng
    • Đăng ký tư vấn
    • Học bổng Spro+
Soạn bài: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo)
NovaEdu 1522 1 năm trước

II Luyện tập

Câu 1 (trang 20 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

Bài ca dao:

Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng:

- Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?

a. Nhân vật giao tiếp trong bài ca dao trên là một chàng trai và một cô gái, đều còn trẻ tuổi.

b. Thời điểm: Đêm trăng thanh. Đây là thời điểm thích hợp và lí tưởng cho những cuộc chuyện trò, bày tỏ tâm tình của các đôi nam nữ.

c. Nhân vật anh nói về các nội dung:

+ Nói về việc "Tre non đủ lá" dùng để "đan sàng": Đây chỉ là lời mào đầu, dẫn dắt để ngỏ lời với cô gái.

+ Mục đích: ướm hỏi, tỏ tình (lời nói mang nghĩa hàm ẩn: con người đã trưởng thành, đã đủ lớn khôn, có nên suy nghĩ đến chuyện kết duyên hay chưa?).

d. Mục đích giao tiếp của chàng trai là giao duyên, tỏ tình. Với cách nói của chàng trai rất tế nhị, nhẹ nhàng, lịch sự, chàng trai đã đưa được các thông tin cần thiết, phù hợp với đối tượng là cô gái mà anh có tình ý.

Vì thế, cách nói của nhân vật anh rất phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp.

Câu 2 (trang 20-21 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

a. Các hành động nói cụ thể trong cuộc giao tiếp: Chào, nói, thưa

Mục đích: Chào hỏi và trao đổi thông tin.

b. Cả ba câu mà ông già nói đều mang hình thức của câu hỏi, nhưng mục đích giao tiếp riêng của mỗi câu hỏi đó là:

+ Câu A Cổ hả? có mục đích là lời chào khi nhìn thấy, nhận ra A Cổ.

+ Câu Lớn tướng rồi nhỉ? có mục đích như một lời khen, bày tỏ tình cảm ngỡ ngàng, vui mừng khi thấy A Cổ lớn hơn nhiều, thế nên A Cổ không trả lời.

+ Câu Bố cháu có gửi pin đài lên cho ông không? là câu hỏi, cần có câu trả lời.

c. Lời nói của các nhân vật bộc lộ thái độ, tình cảm và quan hệ trong giao tiếp:

+ Thái độ gần gũi, cởi mở.

+ Tình cảm giữa hai người rất thân mật, tin tưởng lẫn nhau. Ông yêu quý A Cổ, còn A Cổ rất kính trọng ông (thể hiện qua lời nói có ạ, cháu chào ông ạ)

+ Quan hệ: hai người khác nhau về lứa tuổi nhưng có quan hệ thân thiết, gần gũi như những thành viên trong cùng một gia đình.

Câu 3 (trang 21 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

a, - Khi làm bài thơ Bánh trôi nước, Hồ Xuân Hương đã "giao tiếp" với người đọc về vấn đề: Thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa nói chung và bản thân tác giả nói riêng.

- Mục đích:

+ Trình bày thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

+ Khẳng định phẩm hạnh, nhân cách tốt đẹp của người phụ nữ, không vì hoàn cảnh sống mà đánh mất sự son sắt, tốt đẹp của mình.

- Hồ Xuân Hương đã dùng hình tượng chiếc bánh trôi nước làm phương tiện nói lên điều đó.

b. Người đọc căn cứ vào thân phận của chính nữ sĩ Hồ Xuân Hương - một người phụ nữ xinh đẹp, tài hoa nhưng lận đận trong đường tình duyên và các chi tiết sâu sắc trong bài thơ để lĩnh hội.

Các từ ngữ, hình ảnh cụ thể giúp người đọc có thể lĩnh hội được nội dung bài thơ:

+ Từ "trắng", "tròn": chỉ vẻ đẹp về hình thể với làn da trắng, thân hình đầy đặn, xinh xắn, có tâm hồn trong trắng, nhân hậu, hiền hoà

+ Cụm từ "bảy nổi ba chìm": số phận long đong, lận đận, vất vả.

+ Cụm từ "tấm lòng son": khẳng định việc giữ trọn vẹn phẩm giá, đức hạnh và tâm hồn cao đẹp.

Câu 4 (trang 21 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

Thông báo

Nhân ngày Môi trường thế giới, trường THPT ..... tổ chức buổi tổng vệ sinh toàn trường:

- Nội dung công việc: Thu dọn rác thải, chăm sóc cây xanh, làm sạch cỏ trong các bồn cây trong khu vực nhà trường.

- Thời gian: từ 7h30p sáng, ngày ... tháng ... năm ...

- Đối tượng tham gia: toàn thể học sinh của trường.

- Kế hoạch buổi lao động: Các chi đoàn nhận phân công công việc cụ thể tại văn phòng Đoàn trường (Bí thư các Chi đoàn họp nhận nhiệm vụ vào giờ sinh hoạt ngày thứ )

Khi đi, mỗi học sinh phải mang theo một dụng cụ theo phân công.

Nhà trường đề nghị toàn thể học sinh chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và tích cực tham gia buổi lao động để hưởng ứng tốt phong trào.

..., ngày ... tháng ... năm ...

Ban Giám hiệu trường THPT .....

Câu 5 (trang 21 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

Các nhân tố giao tiếp qua bức thư của Hồ Chí Minh:

a. Nhân vật giao tiếp:

Ai viết thư? Bác Hồ, với tư cách là Chủ tịch nước.

Thư viết cho ai Học sinh trên toàn đất nước Việt Nam những chủ nhân tương lai của nước Việt Nam độc lập.

b. Hoàn cảnh giao tiếp:

Năm 1945, khi đất nước vừa mới giành được độc lập, Bác Hồ viết bức thư gửi đến các cháu học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập.

c. Vấn đề (nội dung) giao tiếp:

+ Bác Hồ bày tỏ niềm vui khi thế hệ học sinh đã có cơ hội được hưởng nền độc lập và được "nhận nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam".

+ Bác nhắc nhở các cháu học sinh về nhiệm vụ, trách nhiệm của mỗi em đối với việc bảo vệ và xây dựng đất nước.

+ Lời chúc mừng của Bác Hồ gửi tới toàn thể học sinh.

d. Mục đích giao tiếp:

+ Chúc mừng học sinh, nhân ngày khai trường đầu tiên của đất nước Việt Nam độc lập

+ Nhắc nhở học sinh về nhiệm vụ và trách nhiệm đối với đất nước, niềm mong mỏi của Bác đối với thế hệ tương lai.

e. Cách viết thư: lời lẽ chân tình, gần gũi, nhưng cũng cứng rắn, nghiêm túc xác định nhiệm vụ, trách nhiệm của học sinh.

III. Soạn bài: Văn bản

I. Khái niệm văn bản

Câu 1 (trang 24 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):Cả 3 văn bản được tạo ra trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.

Văn bản (1) : trao đổi kinh nghiệm, gồm một câu.

Văn bản (2) : bày tỏ tâm tình, gồm nhiều câu, được viết bằng thơ.

Văn bản (3) : bày tỏ tâm tình, khơi gợi tình cảm, gồm nhiều câu, nhiều đoạn liên kết chặt chẽ với nhau, được viết bằng văn xuôi.

Câu 2 (trang 24 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):Vấn đề các văn bản đề câp:

+ Văn bản (1): tầm quan trọng của môi trường sống đối với việc hình thành nhân cách con người.

+ Văn bản (2): thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ

+ Văn bản (3): Kêu gọi mọi người đứng lên kháng chiến chống Pháp.

Các vấn đề này đều được triển khai rõ ràng, nhất quán trong từng văn bản. Văn bản (2) và (3) có nhiều câu nhưng được liên kết với nhau một cách chặt chẽ (bằng ý nghĩa hoặc bằng các liên từ).

Câu 3 (trang 24 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):Tính mạch lạc của các văn bản:

- Văn bản (2):

+ Mỗi cặp câu lục bát với sự so sánh, ví von, tạo thành một ý riêng

+ Các ý được sắp xếp theo trình tự các sự việc được diễn ra.

+ Hai cặp câu thơ liên kết với nhau cả bằng hình thức (phép lặp từ thân em) và nội dung ý nghĩa.

- Văn bản (3):

+ Hình thức kết cấu 3 phần : Mở bài, thân bài và kết bài

+ Triển khai các vấn đề có trình tự mạch lạc, rõ ràng :

Mở bài: tiêu đề và câu kêu gọi : Hỡi đồng bào toàn quốc! đưa vấn đề

Thân bài: tiếp theo đến thắng lợi nhất định về dân tộc ta! triển khai vấn đề

Kết bài: Phần còn lại kết thúc, khẳng định lại vấn đề

Câu 4 (trang 24 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):Văn bản (3) là một văn bản chính luận được trình bày dưới hình thức của một lời kêu gọi. Dấu hiệu mở đầu và kết thúc của văn bản này là:

- Mở bài: tiêu đề và câu kêu gọi : Hỡi đồng bào toàn quốc! dẫn dắt người đọc vào phần nội dung chính của bài, để gây sự chú ý và tạo ra sự đồng cảm cho cuộc giao tiếp.

- Kết bài: 2 câu cuối đưa ra lời kêu gọi, câu khẩu hiệu dõng dạc, đanh thép khích lệ ý chí và lòng yêu nước của nhân dân cả nước.

Câu 5 (trang 24 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):Mục đích của việc tạo lập của các văn bản :

+ Văn bản (1) : cung cấp kinh nghiệm sống cho người đọc (tầm quan trọng của môi trường sống đến việc hình thành nhân cách con người).

+ Văn bản (2) : Thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến (họ không tự quyết định được thân phận và cuộc sống tương lai của mình mà phải phụ thuộc vào người đàn ông và sự rủi may)

+ Văn bản (3) : Kêu gọi toàn dân đứng lên kháng chiến, chống lại cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ hai của thực dân Pháp.

II. Các loại văn bản

Câu 1 (trang 25 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):So sánh các văn bản (1), (2) với văn bản (3) :

- Vấn đề :

+ Văn bản (1) nói đến một kinh nghiệm sống Vấn đề xã hội

+ Văn bản (2) nói lên thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ Vấn đề xã hội

+ Văn bản (3) là lời kêu gọi toàn quốc đoàn kết và quyết tâm kháng chiến chống Pháp vấn đề chính trị.

- Từ ngữ :

+ Văn bản (1) và (2) : có nhiều các từ ngữ sinh hoạt gần gũi với lời ăn tiếng nối hằng ngày (mực, đèn, thân em, mưa sa, ruộng cày).

+ Văn bản (3) : sử dụng nhiều từ ngữ liên quan đến vấn đề chính trị (kháng chiến, hòa bình, nô lệ, đồng bào, Tổ quốc).

- Cách thức thể hiện nội dung :

+ Văn bản (1) và (2) : thể hiện nội dung bằng những hình ảnh giàu tính hình tượng.

+ Văn bản (3) : chủ yếu dùng lí lẽ và lập luận để triển khai nội dung, Nội dung bài bao gồm nhiều nội dung nhỏ được liên kết với nhau.

Từ những phân tích trên, có thể khẳng định: văn bản (1) và (2) thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, văn bản (3) thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận.

Câu 2 (trang 24 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):So sánh văn bản (2), (3) của mục I với các loại văn bản khác :

a) Phạm vi sử dụng :

- Văn bản (2) dùng trong lĩnh vực giao tiếp nghệ thuật.

- Văn bản (3) dùng trong lĩnh vực giao tiếp về chính trị.

- Các bài học môn Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, trong SGK dùng trong lĩnh vực giao tiếp khoa học.

- Đơn xin nghỉ học, giấy khai sinh dùng trong giao tiếp hành chính.

b) Mục đích giao tiếp cơ bản :

- Văn bản (2) : bộc lộ cảm xúc.

- Văn bản (3) : kêu gọi toàn dân đứng lên kháng chiến chống Pháp.

- Các văn bản trong SGK: truyền tải các kiến thức khoa học ở các lĩnh vực toàn diện trong cuộc sống như Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học,

- Văn bản đơn từ và giấy khai sinh nhằm trình bày, đề đạt hoặc ghi nhận những sự việc, hiện tượng liên quan giữa cá nhân với các tổ chức hành chính.

c) Lớp từ ngữ riêng :

- Văn bản (2) dùng các từ ngữ gần với ngôn ngữ sinh hoạt, giàu hình ảnh, cảm xúc và liên tưởng nghệ thuật.

- Văn bản (3) dùng nhiều từ ngữ chính trị, quân sự.

- Các văn bản trong SGK dùng nhiều từ ngữ, thuật ngữ thuộc các chuyên ngành khoa học riêng biệt.

- Văn bản đơn từ hoặc giấy khai sinh dùng nhiều từ ngữ hành chính trang trọng, đúng khuôn mẫu.

d) Cách kết cấu và trình bày ở mỗi loại văn bản:

- Văn bản (2) sử dụng thể thơ lục bát, có kết cấu của ca dao, dung lượng ngắn.

- Văn bản (3) có kết cấu ba phần rõ ràng, mạch lạc.

- Mỗi văn bản trong SGK cũng có kết cấu rõ ràng, chặt chẽ với các phần, các mục

- Đơn và giấy khai sinh, kết cấu và cách trình bày đều đã có khuôn mẫu chung.

Bài viết Liên quan
  • Soạn bài: Viết bài làm văn số 1: Cảm nghĩ về một hiện tượng đời sống (hoặc một tác phẩm văn học)
  • Soạn bài: Văn bản
  • Soạn bài: Khái quát văn học dân gian Việt Nam
Bài viết cùng thể loại
  • Review 4: Skills
  • Review 4: Language
  • Review 3: Skills
  • Review 3: Language
  • Review 2: Skills
Bài viết cùng chuyên đề
  • Soạn bài: Viết bài làm văn số 1: Cảm nghĩ về một hiện tượng đời sống (hoặc một tác phẩm văn học)
  • Soạn bài: Văn bản
  • Soạn bài: Khái quát văn học dân gian Việt Nam
Bài viết mới cập nhật
  • Review 4: Skills
  • Review 4: Language
  • Review 3: Skills
  • Review 3: Language
  • Review 2: Skills

CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC NOVA

Hệ thống được xây dựng và vận hành bởi Novaedu - Đơn vị chính thức đồng hành cùng với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc triển khai đề án "Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025" (Đề án 1665) của Thủ tướng Chính phủ. Novaedu cũng là đơn vị đầu tiên và duy nhất được Bộ GD&ĐT phê duyệt triển khai chương trình "Kỹ năng toàn diện - Nền tảng cốt lõi để khởi nghiệp thành công" dành cho HSSV, Giảng viên tại các cơ sở giáo dục trên toàn quốc.

Soạn Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo siêu ngắn)
Soạn Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo siêu ngắn)

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Số 22 Thành Công, Ba Đình, Hà Nội

0963.595.319

Vui lòng để lại thông tin để được tư vấn

Đăng kí

SƠ ĐỒ SITE

» Trang chủ

» Giới thiệu

» Bài test

» Tài liệu

» Khóa học

» Đơn vị đào tạo

» Liên hệ

» Tài khoản

Copyright © 2015-2019. Design by NOVAEDU
  • Đăng ký
  • Đăng nhập
0.50094199180603