Sử dụng tinh dầu oải hương như thế nào

GIỚI THIỆU VỀ OẢI HƯƠNG VÀ TINH DẦU OẢI HƯƠNG

Tinh dầu oải hương được chiết xuất từ hoa và lá của cây oải hương. Oải hương-Lavandula angustifoli là loại cây bụi thường niên có mùi thơm nồng, xuất xứ từ vùng Địa Trung Hải. Hoa oải hương đã được sử dụng cho các mục đích y học và tôn giáo từ hơn 2.500 năm  trước. Người La Mã sử ​​dụng nó để nấu ăn và làm thơm không khí. Họ đã mang hoa oải hương phổ biến ra khắp châu Âu, nhằm tạo nên nguồn cung cấp tinh dầu oải hương tại địa phương. Suốt thời Trung Cổ, oải hương được xem là thứ thảo dược của tình yêu.

Ngày nay, hoa oải hương được trồng ở nhiều quốc gia Châu Âu như Anh, Pháp, Hà Lan, Italia…Hoa oải hương là loại cây đặc trưng của vùng Provence, Pháp, các cánh đồng hoa oải hương thường rộng lớn và là các điểm tham quan du lịch. Là một loại thảo dược đa năng, oải hương được sử dụng cho nhiều mục đích trong đời sống, từ trang trí nhà cửa sân vườn, ẩm thực đến tạo hương thơm và chữa bệnh. Hoa oải hương khô được đặt trong tủ có thể lưu giữ mùi hương đến hàng tháng, vừa giúp xua đuổi bọ, rệp, vừa hấp hương thơm cho quần áo. Không những vậy nó còn có tác dụng như một loại thuốc chữa bệnh đau nửa đầu. Vì có tác dụng an thần nên oải hương thường được dùng làm trà chữa trị bệnh đau đầu, suy nhược và cảm nắng. Người ta thường kết những cụm hoa oải hương treo lên và phơi khô, khi hoa đã hoàn toàn khô thì có thể sử dụng được lâu dài mà vẫn giữ được màu sắc và hương thơm.

Hương thơm của hoa oải hương đến từ tinh dầu của nó. Tinh dầu oải hương là loại tinh dầu được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. Nó là loại dầu cần phải có để luôn mang theo bên người do các công dụng linh hoạt của nó. Tinh dầu oải hương có hương thơm tuyệt đẹp và phong phú. Nó có đặc tính làm dịu và an thần, giúp thư giãn, chống lại căng thẳng và thúc đẩy giấc ngủ. Tinh dầu oải hương còn được sử dụng để điều trị vết thương bởi khả năng làm dịu, kháng khuẩn và đẩy lùi viêm nhiễm. Nó là loại tinh dầu thân thiện, có tính an toàn cao, có thể sử dụng cho mọi đối tượng, kể cả người già, trẻ em và phụ nữ mang thai.

ĐẶC ĐIỂM NHẬN BIẾT TINH DẦU OẢI HƯƠNG

  • Tên thực vật: Lavandula angustifolia
  • Họ thực vật: Lamiaceae
  • Màu sắc tinh dầu: màu trong suốt đến vàng nhẹ
  • Loại mùi hương: hương đầu/giữa
  • Sức mạnh của hương đầu: trung bình
  • Phần thực vật sử dụng để chiết xuất tinh dầu: hoa, lá, cành
  • Phương pháp chiết xuất tinh dầu oải hương: chưng cất hơi nước
  • Mô tả hương thơm: hương hoa cỏ, tươi mát, ngọt ngào pha với thảo mộc và đôi khi hơi có mùi trái cây.

CÔNG DỤNG CHÍNH CỦA TINH DẦU OẢI HƯƠNG

  • Trị gàu
  • Trị chí
  • Lợi tiểu
  • Nôn mửa
  • Trị thâm
  • Giảm đau
  • Làm mờ sẹo
  • Điều trị ghẻ lở
  • Điều trị đau tai
  • Điều trị đau đầu
  • Điều hòa da dầu
  • Điều trị viêm da
  • Làm giảm stress
  • Điều trị thủy đậu
  • Điều trị viêm loét
  • Làm mờ vết rạn da
  • Điều trị bệnh ho gà
  • Điều trị mụn trứng cá
  • Điều trị dị ứng cơ địa
  • Điều trị côn trùng cắn
  • Điều trị chứng mất ngủ
  • Điều trị bệnh thấp khớp
  • Làm giảm đau bụng kinh
  • Điều trị viêm bàng quang
  • Chữa lành da bị cháy nắng
  • Làm giảm bệnh hen suyễn
  • Khắc phục tình trạng buồn nôn
  • Chống muỗi, xua đuổi côn trùng
  • Điều trị bụng đầy hơi, ăn khó tiêu
  • Hỗ trợ điều trị chứng rối loạn lo âu
  • Dùng sơ cứu vết bỏng và vết thương
  • Nâng cao tinh thần, giải tỏa phiền muộn
  • Hạ huyết áp ở những người bị cao huyết áp
  • Điều hòa lượng đường trong máu lành mạnh
  • Làm tình trạng viêm da cơ địa, ngứa ngoài da
  • Làm giảm bùng phát bệnh chàm và bệnh vẩy nến
  • Kháng khuẩn, sát trùng và làm giảm tình trạng viêm nhiễm
  • Điều trị tình trạng trẻ sơ sinh đau bụng, khó chịu, khóc nhiều về đêm

CÁC HỢP CHẤT TRỊ LIỆU CHÍNH TRONG TINH DẦU OẢI HƯƠNG.

  • Linalyl Acetate
  • Linalool
  • [Z]-B-Ocimene
  • Lavandulyl acetate
  • Terpinene-4-ol
  • B-Caryophyllene
  • [E]-B-Farnesene
  • [E]-B-Ocimene
  • 3-Octanyl Acetate

LƯU Ý AN TOÀN KHI SỬ DỤNG TINH DẦU OẢI HƯƠNG

  • Tinh dầu oải hương có tác dụng thư giãn sâu, nên không sử dụng trước khi lái xe, vận hành máy móc hoặc làm các công việc khác đòi hỏi sự tập trung.

PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TINH DẦU OẢI HƯƠNG

  • Chườm nóng với tinh dầu oải hương để giảm sưng và khắc phục tình trạng đau cứng cơ
  • Chườm lạnh với tinh dầu oải hương để giảm đau và sưng chấn thương do va đập.
  • Khuếch tán tinh dầu oải hương để có được các lợi ích trị liệu bằng hương thơm
  • Sử dụng tinh dầu oải hương trong bồn tắm hoặc vòi hoa sen để hấp thụ và trị liệu bằng hương thơm
  • Sử dụng tinh dầu oải hương trong các sản phẩm nến thơm, xà phòng, dầu gội thiên nhiên, mặt nạ dưỡng da.
  • Pha loãng tinh dầu oải hương với dầu dừa phân đoạn, hoặc dầu hạnh nhân để massage giảm đau, trị viêm khớp và bệnh thấp khớp

NHỮNG TINH DẦU LÝ TƯỞNG ĐỂ PHA TRỘN CÙNG

7 CÁCH DÙNG TINH DẦU OẢI HƯƠNG

Cách #1:  Khuếch tán tinh dầu oải hương để dễ dàng có được giấc ngủ sinh lý chất lượng.

Rất nhiều người thường xuyên bị mất ngủ. Nhất là phụ nữ thời kỳ mãn kinh, những người bị khủng hoảng tâm lý hoặc bệnh mạn tính. Mất ngủ kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và công việc. Sử dụng thuốc ngủ dẫn đến nguy cơ lệ thuộc thuốc và gây nhiều phản ứng phụ nguy hiểm cho sức khỏe. Tinh dầu oải hương là giải pháp tự nhiên, mang lại giấc ngủ sinh lý lành mạnh cho những người bị mất ngủ. Lấy 5 giọt tinh dầu oải hương với 150ml nước cất rồi cho vào máy khuếch tán tinh dầu. Bật máy khuếch tán tinh dầu trong phòng ngủ để cải thiện tình trạng mất  ngủ. Thỏa 3 giọt tinh dầu oải hương lên mặt trong cổ tay, ngực và thái dương để tăng thêm hiệu quả điều trị.

Cách #2: Làm dịu và chữa lành lành vết bỏng, vết cháy nắng.

Di chuyển ngoài trời, tắm biển, thể thảo có thể dẫn đến da bị cháy nắng, phồng rộp, tróc da. Tinh dầu oải hương giúp làm dịu cảm giác bỏng rát, thúc đẩy chữa lành vùng da bị tổn thương. Trộn 5 giọt tinh dầu oải hương với 1 thìa dầu dừa phân đoạn rồi bôi lên chỗ da bị cháy nắng 2 lần mỗi ngày.

Cách #3. Thoa tinh dầu oải hương để giảm tình trạng rối loạn lo âu và căng thẳng.

Tinh dầu oải hương có tác dụng mang lại cảm giác thư giãn và bình tình. Mỗi khi bị căng thẳng, lo âu, bạn hãy bôi 3 giọt tinh dầu oải hương lên mặt trong cổ tay, gan bàn chân và hai bên thái dương để xoa dịu thần kinh, giải tỏa căng thẳng. Khuếch tán tinh dầu oải hương nơi bạn làm việc hoặc nghỉ ngơi để tăng thêm hiệu quả.

Cách #4. Thoa tinh dầu oải hương giúp cân bằng đường máu khỏe mạnh

Tinh dầu oải hương được biết đến với khả năng kích thích tuyến tụy tiết ra insulin ở những bệnh nhân tiểu đường type 2. Thoa 2 giọt tinh dầu oải hương lên vùng cổ, ngực hoặc thêm 1 giọt vào cốc trà để uống vào trong để hỗ trợ cân bằng đường huyết trong máu.

Cách #5. Thoa tinh dầu oải hương giúp điều trị chứng đau nửa đầu

Trộn 2 giọt tinh dầu oải hương với 2 giọt tinh dầu bạc hà rồi thoa lên 2 bên thái dương, sau gáy cổ và gan bàn chân sẽ có tác dụng làm giảm cơ đau đầu. Nhỏ 5 giọt tinh dầu oải hương vào 150ml nước cất rồi khuếch tán trong không khí nơi bạn làm việc, nghỉ ngơi để gia tăng tác dụng điều trị.

Cách #6: Dầu dưỡng da

Tinh dầu oải hương có tác dụng điều hòa hoạt động của tuyến bã nhờn, đồng thời có khả năng diệt khuẩn, kháng viêm. Vì vậy nó có tác dụng ngăn ngừa và điều trị mụn trứng cá. Không chỉ vậy, tinh dầu này còn có khả năng chống lão hóa, làm cho làn da trở nên săn chắc, mịn màng. Trộn 30 giọt tinh dầu oải hương với 50ml dầu Jojoba, 50ml dầu arganl và 50ml dầu hạnh nhân ngọt rồi bôi lên da sau khi rửa mặt, sau khi tắm hoặc làm dầu dưỡng da qua đêm.

MẸO CHỌN MUA TINH DẦU CHẤT LƯỢNG CAO

Không phải tất cả các loại tinh dầu đang bán trên thị trường đều có đầy đủ dược tính trị liệu tốt nhất. Thậm chí nhiều nhà cung cấp thiếu đạo đức còn pha trộn thêm những thành phần hóa chất tổng hợp vào tinh dầu. Khiến việc sử dụng tinh dầu không chỉ kém hiệu quả, mà tiềm ẩn nguy cơ gây ra tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe người dùng. Để giúp bạn bước đầu biết cách lựa chọn tinh dầu, Padmacare đưa ra các mẹo nhận biết tinh dầu có chất lượng cao như sau:

  • Chỉ nên mua tinh dầu dán nhãn kiểm định GC/MS từ những nhà cung cấp có uy tín. Kiểm định bằng sắc ký và khối phổ [GC/MS] giúp phân tích các thành phần trong tinh dầu. Sắc ký khí [GC] lột tả rõ và đầy đủ các thành phần có trong một loại tinh dầu. Nhờ đó, nó dễ dàng phát hiện ra chất phụ gia, dung môi hóa học hoặc dầu khoáng. Trong khi đó. máy đo khối phổ [MS] có thể đo sự hiện diện và số lượng của các thành phần hóa học mang lại lợi ích điều trị cho tinh dầu.
  • Biết tên Latinh của loài thực vật mà từ đó tinh dầu được chiết xuất ra. Một trong những điều đơn giản nhất bạn có thể làm để chắc chắn rằng bạn đang mua đúng loại tinh dầu là đọc nhãn. Nhiều loài cây có tên tương tự nhau nhưng đến từ những họ thực vật khác nhau, sẽ tạo ra tinh dầu có tính chất khác nhau. Nếu mua một loại tinh dầu không rõ thương hiệu, hãy mua theo tên Latinh, và luôn kiểm tra tên thực vật.
  • Kiểm tra giá niêm yết của tinh dầu. Bạn hãy luôn cảnh giác với sản phẩm có giá rẻ bất ngờ. Nó có thể không được chiết xuất từ đúng loại cây hoặc bộ phận của cây, hoặc nó được pha loãng với dầu nền hoặc bị pha tạp chất khác. Ví dụ, tinh dầu Lavadin được chiết xuất từ cây lavadin, cùng họ với oải hương. Nó có hương thơm khá giống tinh dầu oải hương, nhưng giá rẻ hơn nhiều. Lợi dụng điều này, nhiều nhà cung cấp dán nhãn tinh dầu oải hương nhưng thực chất là tinh dầu lavandin và bán giá rẻ hơn nhằm thu hút khách hàng. Nói chung, các loại dầu cao cấp có giá cao hơn thường có chất lượng vượt trội.
  • Tin tưởng vào mũi của bạn. Mùi, vị, cảm nhận và hình thức của tinh dầu có thể cung cấp thông tin quan trọng về chất lượng của nó và liệu nó có nên được sử dụng hay không. Hương thơm càng mạnh, thường thì dầu càng tinh khiết và mạnh mẽ.
  • Nếu có thể, hãy lựa chọn tinh dầu hữu cơ được chứng nhận. Đây là loại tinh dầu cao cấp nhất với đặc tính chữa bệnh lớn nhất. Bạn có thể ngửi, cảm nhận và nếm sự khác biệt giữa dầu hữu cơ được chứng nhận và dầu được sản xuất từ ​​cây trồng thông thường. Tinh dầu hữu cơ có thể có giá từ 2 đến 4 lần so với các loại tinh dầu thông thường.
  • Nhãn trên chai dầu có cung cấp đầy đủ thông tin như tên thông thường, tên Latinh [chi và loài] của thực vật, quốc gia xuất xứ, phần của thực vật được chế biến, và loại chiết xuất [chưng cất hoặc chiết xuất], và thực vật được trồng như thế nào.
  • Nếu bạn chưa quen với thế giới của các loại tinh dầu, bạn có thể cảm thấy choáng ngợp. Hãy hỏi xung quanh và tìm những thương hiệu đáng tin cậy nhất từ ​​bạn bè và gia đình, những người đã sử dụng tinh dầu lâu năm.

NHỮNG NGUYÊN TẮC AN TOÀN KHI SỬ DỤNG TINH DẦU

Tinh dầu có nồng độ cao, và chúng có thể gây hại nếu không được sử dụng cẩn thận. Bằng cách đối xử với tinh dầu một cách tôn trọng và tìm hiểu về sự an toàn của nó, bạn sẽ có thể yên tâm tận hưởng nhiều lợi ích mà tinh dầu mang lại. An toàn nhất là bạn nên tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ có chuyên môn hoặc chuyên gia trị liệu bằng hương thơm trước khi đưa tinh dầu vào lối sống của mình.

  • Nếu không phải là một chuyên gia về trị liệu bằng tinh dầu, bạn không nên sử dụng tinh dầu trực tiếp lên da. Mặc dù có một số tinh dầu có thể sử dụng trực tiếp trên da như tinh dầu oải hương, tinh dầu tràm trà. Tuy nhiên, hầu hết tinh dầu nên được pha loãng với dầu nền trước khi sử dụng vừa đảm bảo an toàn, vừa mang lại hiệu quả trị liệu cao hơn.
  • Hầu hết tinh dầu an toàn. Tuy nhiên, do yếu tố cơ địa, một số người có thể dị ứng với một vài loại tinh dầu. Vì vậy, trước khi sử dụng một loại tinh dầu mới nào, bạn nên thử mức độ mẫn cảm của bạn với tinh dầu đó bằng cách nhỏ 1-2 giọt tinh dầu lên mặt trong của cổ tay và quan sát.
  • Một số loại tinh dầu có độc tính với ánh sáng và có thể gây kích ứng, phồng rộp, mẩn đỏ và bỏng rát da khi tiếp xúc với tia UVA. Bạn cần tìm hiểu về độc tính quang của tinh dầu, nhất là tinh dầu có nguồn gốc từ thực vật họ cam quýt.
  • Ngừng sử dụng tinh dầu hoặc hỗn hợp tinh dầu ngay lập tức nếu bạn gặp bất kỳ kích ứng, mẩn đỏ hoặc phản ứng nào.
  • Sử dụng tinh dầu trong bồn tắm cần biết cách làm dầu tắm, muối tắm. Không bao giờ thêm tinh dầu trực tiếp vào nước tắm.
  • Một số loại tinh dầu nên tránh dùng trong thời kỳ mang thai hoặc những người mắc bệnh hen suyễn, động kinh hoặc các tình trạng sức khỏe khác. Bạn cần nghiên cứu kỹ từng khuyến nghị sử dụng từng loại tinh dầu trước khi sử dụng.
  • Không phải tất cả các loại tinh dầu đều thích hợp để sử dụng trong liệu pháp hương thơm. Một số tinh dầu độc và gây kích ứng mạnh như ngải tây, cây cải ngựa, hành, long não, cây rue, hạnh nhân đắng và cây xá xị
  • Tinh dầu bị oxy hóa theo thời gian và có thể trở nên nhạy cảm, dễ gây kích ứng hơn. Tránh sử dụng các loại tinh dầu cũ hoặc được bảo quản không đúng cách cho các ứng dụng trị liệu.
  • Tránh sử dụng tinh dầu gần bộ phận sinh dục, miệng, mũi, mắt và tai.
  • Hết sức thận trọng khi sử dụng dầu với trẻ em hoặc người già. Trước tiên hãy nhớ đọc các tỷ lệ pha loãng được khuyến nghị cho trẻ em.
  • Không bao giờ để trẻ em sử dụng tinh dầu mà không có sự hiện diện của người lớn hiểu biết về cách sử dụng của chúng. Luôn luôn để tinh dầu xa tầm tay trẻ em.
  • Các loại tinh dầu và hỗn hợp pha trộn của nó tốt cho con người, nhưng có thể gây hại cho vật nuôi, thú cưng. Nếu trong nhà có vật nuôi như chó, mèo, chim…., bạn cần tuân thủ những khuyến cáo an toàn của loại tinh dầu mà bạn sử dụng với từng loại động vật.
  • Khi sử dụng biệt pháp khuếch tán tinh dầu, bạn nên khuếch tán tinh dầu hợp lý. Không nên khuếch tán liên tục nhiều giờ. Hãy chắc chắn không gian khuếch tán tinh dầu được thông gió tốt.
  • Tinh dầu dễ cháy. Giữ chúng tránh xa nguồn nhiệt gây cháy nổ.
  • Không nên sử dụng tinh dầu để ăn hoặc uống mà không có sự hướng dẫn của chuyên gia về tinh dầu, tinh dầu có nồng độ cao và không nên uống khi chưa hiểu rõ về cách sử dụng phù hợp và rủi ro đối với từng loại dầu.
  • Luôn biết cách kiểm tra và lựa chọn mua đúng loại tinh dầu có chất lượng cao. Tinh dầu quá hạn sử dụng, tinh dầu pha tạp, tinh dầu chứa thành phần hóa chất tổng hợp có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe. Tinh dầu nguyên chất rất đắt tiền. Vì vậy, hoặc là bạn không bao giờ sử dụng tinh dầu, hoặc bạn từ bỏ tâm lý thích giá rẻ khi tìm mua tinh dầu.

Tinh dầu là tinh chất của thực vật, là thành phần có tác dụng chữa bệnh mạnh mẽ nhất từ các loài thảo dược. Tinh dầu đã được con người biết đến, khai thác và sử dụng từ rất lâu. Trải qua hàng nghìn năm, hương thơm và những lợi ích sức khỏe của tinh dầu đã được khẳng định trong các nền văn hóa, tôn giáo hay y học cố truyền trên thế giới. Ngày nay, các nhà khoa học đã làm sáng tỏa bí mật sức mạnh của tinh dầu đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của con người. Nhờ vậy, các ứng dụng của tinh dầu trong đời sống hàng ngày không ngừng mở rộng, từ lĩnh vực thực phẩm, đến sản xuất thuốc, trị liệu bằng hương thơm và chăm sóc sắc đẹp. Bạn có thể sử dụng tinh dầu để nâng cao tâm trí, giải tỏa stress, chứng mất ngủ, bệnh viêm nhiễm, đau nhức, tiểu đường, thậm chí là ung thư. Tinh dầu có thể điều trị hoặc hỗ trợ điều trị hàng trăm chứng bệnh thông thường mà bạn không phải lo lắng về những tác dụng phụ của các loại thuốc kê đơn. Thực hành sử dụng tinh dầu thực sự là một lối sống lành mạnh, bền vững, văn minh với rất nhiều lợi ích mà bất kỳ ai cũng nên làm theo.

Trên website www.padmacare.com, tôi sẽ đồng hành cùng với bạn trên cuộc hành trình khám phá công dụng và lợi ích của các loại tinh dầu. Tôi sẽ chia sẻ những thông tin chính thống, khoa học và đầy đủ nhất về từng loại tinh dầu. Đặc biệt, lần đầu tiên ở Việt nam, padmacare chia sẻ với cộng đồng một công trình đồ sộ với gần 200 công thức tự làm các sản phẩm từ tinh dầu để điều trị hơn 125 chứng bệnh thông thường; Ngoài ra, hàng trăm công thức sử dụng tinh dầu để chăm sóc da, chăm sóc tóc, chăm sóc răng miệng và chăm sóc xung quanh ngôi nhà của bạn cũng được trình bày đầy đủ, khoa học và dễ hiểu trên website này.

Tôi rất vui lòng nhận được và giải đáp mọi câu hỏi của bạn về tinh dầu. Hãy để lại câu hỏi bằng cách Comment phía dưới bài viết, hoặc gửi email về địa chỉ . Tôi sẽ sớm phát hành cuốn sách có đầy đủ thông tin tra cứu từng loại tinh dầu, cùng nhiều công thức sử dụng tinh dầu để nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần hàng ngày. Bạn cũng có thể xem các video về công dụng và cách sử dụng tinh dầu trên kênh Youtube: //youtube.padmacre.  Hoặc tham khảo rất nhiều nội dung về chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp tự nhiên tại nhà ở Fanpage của Padmacare Natural Beauty.

Cảm ơn bạn!

admin 27 Tháng Mười Một, 2020

Video liên quan

Chủ Đề