Tác dụng của la tía to phơi khô

Mỗi độ đông sắp về, mình lại tranh thủ để làm bột tía tô và sấy khô cành lá để tích trữ dùng cho những tháng hanh khô. Bởi mùa khô cũng là mùa tía tô phát triển kém nhất, thậm chí là tàn rạc vì thời tiết không phù hợp.

Vốn là một loại rau gia vị dân giã, tía tô trở thành vị thuốc “trứ danh” trong Đông y nhờ phát hiện của thần y Hoa Đà. Theo tài liệu cổ, tía tô có vị cay, tính ôn, vào hai kinh phế và tỳ. Có tác dụng phát tán phong hàn, lý khí khoan hung; giải uất, hóa đờm, an thai, giải độc cua cá. Cành không có tác dụng phát biểu, chỉ có tác dụng lý khí. Dùng chữa ngoại cảm phong hàn, nôn mửa, động thai, ngộ độc cua cá.

Thông thường, lá tía tô (tô diệp) có tác dụng làm ra mồ hôi, chữa ho, hỗ trợ tiêu hóa tốt, giảm đau, giải độc, chữa cảm mạo, chữa bị ngộ độc nôn mửa, đau bụng do ăn cua cá.  Cành tía tô (tử tô tử) có tác dụng chữa ho trừ đờm, hen suyễn, tê thấp. Ngoài ra, ngày nay tía tô còn được ứng dụng phổ biến trong làm đẹp.

Liều dùng khi uống: với lá và hạt ngày uống 3-10g, còn cành ngày uống 6-20g, dưới dạng thuốc sắc, liều ở đây tính theo trọng lượng khô (đã sấy hoặc phơi khô). Mình xin mô tả lại một số cách dùng chính và dễ áp dụng tại gia đình như sau:

Tía tô dùng trong ăn-uống

Trong hầu hết các món ăn/uống, bạn có thể dùng tía tô tươi hay khô thay thế cho nhau.

Tía tô có tác dụng làm ra mồ hôi, chữa ho, trừ đờm, hen suyễn, tê thấp, hỗ trợ tiêu hóa tốt, giảm đau, giải độc, chữa cảm mạo, chữa bị ngộ độc nôn mửa, đau bụng do ăn cua cá. 

Khi bị cảm mạo, hen suyễn, đờm… bạn có thể dùng cháo tía tô, hay đun lá tía tô uống khi còn ấm nóng, uống theo nhu cầu. Để giải độc cua cá, bạn lấy tía tô tươi giã ra vắt lấy nước uống hoặc sắc lá khô 10g uống nóng.

Dùng tía tô khô như một món trà lành mạnh (mình sấy cả cành + lá), mỗi ngày có thể uống khoảng 10-15g, không đun quá 15 phút để tránh mất chất. Không nên uống thay nước lọc, chỉ nên uống như trà, uống thi thoảng, đan xen các loại thảo mộc khác. Trừ những khi cần tăng cường như chữa ho, hen suyễn, cảm mạo … có thể uống tăng cường.

Tía tô hỗ trợ giảm cân: tía tô có khả năng thúc đẩy dạ dày, tăng cường chuyển hóa, trao đổi chất, giúp vóc dáng thon gọn, săn chắc. Bạn có thể ăn tía tô tươi hoặc dùng trà tía tô khô, dùng khô thì liều lượng như trên.

Tía tô còn được biết đến với nhiều tác dụng khác như: chống oxy hóa tự nhiên, chống dị ứng, chống trầm cảm, hỗ trợ chữa bệnh gút hiệu quả và tác dụng ức chế các loại vi trùng như tụ cầu khuẩn, trực khuẩn lị, trực khuẩn đại tràng…

Tía tô dùng ngoài hỗ trợ phòng trị nám hiệu quả

Bạn có thể dùng lá tía tô tươi hoặc khô đun lên xông mặt rất tốt hay giã nát lá tía tô tươi dùng như một loại mặt nạ tự nhiên. Ngoài ra, bạn có thể dùng bột tía tô khô để đắp mặt phòng nám, cho làn da sáng mịn.

Tía tô giúp ngăn chặn sự hình thành melanin nên có khả năng phòng, hạn chế cũng như giảm nám, tàn nhang, đốm nâu đồi mồi trên da. Ngoài ra, tía tô còn giúp làn da tươi sáng hồng hào, giảm nếp nhăn, làm chậm lão hóa và giảm mụn đáng kể. Những bạn uống nước tía tô cũng sẽ đạt được lợi ích chăm sóc da từ bên trong.

Cách dùng: mỗi lần có thể dùng 2-3 thìa nhỏ như thìa sữa chua pha với mật ong hay là sữa chua không đường miễn là tạo ra hỗn hợp sệt dễ thoa lên mặt. Có thể mix cùng một số loại bột nào đó mà bạn yêu thích như tinh bột cám gạo, bột đậu đỏ, tinh bột nghệ… vừa để tăng độ kết dính.

Lưu ý: Cần đảm bảo bạn không kích ứng với bất kỳ loại bột nào mới dùng, bằng cách thử một chút riêng từng loại lên vùng da nhỏ theo dõi vài tiếng trước nhé. Tía tô cũng như các loại bột thiên nhiên khác, đều có thể gây kích ứng với cơ địa một số bạn.

Mang thai có ăn hay uống được tía tô không?

Tuy rằng tía tô thường được sử dụng để chữa trị cảm mạo cho bà bầu, tuy nhiên không được lạm dụng. Coi tía tô như một loại gia vị trong ăn uống thì bà bầu có thể dùng, dùng ít và thi thoảng.

Mỗi đợt mẹ bầu cảm cúm chỉ nên ăn hay uống tía tô trong khoảng 2 ngày trở lại, tránh dùng thay nước lọc, tránh dùng dài ngày vì có thể làm tăng huyết áp. Ngoài ra, mỗi một mẹ một thể trạng, không ai có thể chắc chắn rằng mẹ bầu này dùng tía tô tốt thì mẹ bầu kia dùng cũng tốt như vậy, nên khi muốn sử dụng cần cân nhắc kỹ càng.

Ngoài ra, khá nhiều mẹ bầu thường dùng tía tô đun uống khi chuyển dạ để giúp dễ sinh, tuy nhiên đó là kinh nghiệm dân gian, mẹ cũng cần cân nhắc nếu muốn áp dụng cho mình.

Thêm nữa, phần này dành cho tất cả mọi người, những ai đang bị chứng cảm nóng ra nhiều mồ hôi cũng không nên sử dụng tía tô.

Vườn mình trồng nhiều tía tô, tất cả là tía tô ta, loại lá quăn màu đỏ rất thơm. Tía tô lớn lên tự nhiên không cần chăm bón, sống đan xen với các thảo mộc khác. Để làm bột tía tô, mình thường dùng lá của cây tía tô chứ không dùng cành. Bởi vì nếu dùng cành thì khi bạn nào dùng đắp mặt sẽ kém mịn.

Tía tô hái lá rửa sạch, ngâm nước muối (tất cả thảo mộc dù đã trồng hoàn toàn tự nhiên cũng vẫn cần được ngâm nước muối biển trước khi chế biến để diệt khuẩn). Ngâm xong rửa lại cho hết nước muối mặn, để ráo nước, cho vào máy sấy nhiệt độ nhẹ cho tới khi khô có thể nghiền thành bột mịn được. Sau khi nghiền thì rây lại để loại bỏ phần thô, giữ lại phần bột nhỏ nhất.

Hạn dùng và cách bảo quản tía tô khô, bột tía tô

Hạn dùng của cả tía tô khô và bột tía tô đều trong vòng 6 tháng với điều kiện thuận lợi như nơi khô ráo, thoáng mát. Tốt nhất với dạng cành lá khô thi thoảng có nắng bạn bỏ ra phơi lại.

Bột tía tô nếu dùng uống bạn nên bảo quản với yêu cầu cao hơn bằng cách cất trong ngăn mát tủ lạnh và nếu dùng ăn uống tốt nhất nên trong vòng 3 tháng trở lại.

Đặt mua tía tô tươi, tía tô khô và bột tía tô trồng tự nhiên

Với khu vườn đa dạng các loài thực vật bản địa, tía tô ta là cây gia vị luôn được ưu tiên trồng trong khu vườn tự nhiên Hạ Mến. Bạn có thể lựa chọn theo nhu cầu của mình.

Trà tía tô sấy khô cả cành cả lá: 70.000đ/ 100g.

Bột lá tía tô: 160.000đ/ 100g.

Tác dụng của la tía to phơi khô
Bột tía tô
Tác dụng của la tía to phơi khô
Trà tía tô cả cành lá

(Hạ Mến)