Tác dụng của quan hệ từ với trong bài Bạn đến chơi nhà

Soạn bài Chữa lỗi về quan hệ từ trang 106 SGK Ngữ văn 7 tập 1. Câu 3. Chữa lại câu văn cho hoàn chỉnh.

Phần I

CÁC LỖI THƯỜNG GẶP VỀ QUAN HỆ TỪ

1. Thiếu quan hệ từ

Hai câu sau đây thiếu quan hệ từ ở chỗ nào? Hãy chữa lại cho đúng.

- Đừng nên nhìn hình thức đánh giá kẻ khác.

- Câu tục ngữ này chỉ đúng xã hội xưa, còn ngày nay thì không đúng.

Trả lời:

Hai câu trên, thiếu quan hệ từ, có thể chữa lại như sau:

- Đừng nên nhìn hình thức mà đánh giá kẻ khác.

- Câu tục ngữ này chỉ đúng với xã hội xưa, còn ngày nay thì không đúng.

2. Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa

Các quan hệ từ và, để trong hai ví dụ sau có diễn đạt đúng quan hệ ý nghĩa giữa các bộ phận trong câu không? Nên thay và, để ở đây bằng quan hệ từ gì?

- Nhà em ở xa trường  bao giờ em cũng đến trường đúng giờ.

- Chim sâu rất có ích cho nông dân để nó diệt sâu phá hoại mùa màng.

Trả lời:

Hai câu trên, dùng sai quan hệ từ “và”, “để”, có thể chữa lại như sau:

- Nhà em ở xa trường nhưng bao giờ em cũng đến trường đúng giờ.

- Chim sâu rất có ích cho nông dân vì nó diệt sâu phá hoại mùa màng.

3. Thừa quan hệ từ.

Vì sao các câu sau thiếu chủ ngữ? Hãy chữa lại cho câu văn được hoàn chỉnh?

Qua câu ca dao “Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” cho ta thấy công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái.

Về hình thức có thể làm gia tăng giá trị nội dung đồng thời hình thức có thể làm thấp giá trị nội dung.

Trả lời:

- Qua câu ca dao “Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” cho ta thấy công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái.

- Về hình thức có thể làm tăng giá trị nội dung đồng thời hình thức có thể làm thấp giá trị nội dung.

Hai câu trên, do dùng thừa quan hệ từ mà trở nên thiếu chủ ngữ, có thể chữa lại như sau: 

- Câu ca dao “Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” cho ta thấy công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái.

- Hình thức có thể làm tăng giá trị nội dung đồng thời hình thức có thể làm thấp giá trị nội dung.

4. Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết

Các câu in đậm dưới đây sai ở đâu? Hãy chữa lại cho đúng.

- Nam là một học sinh giỏi toàn diện. Không những giỏi về môn Toán, không những giỏi về môn Văn. Thầy giáo rất khen Nam.

Nó thích tâm sự với mẹ, không thích với chị.

Trả lời:

Các câu in đậm, dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết, có thể chữa lại như sau:

- Nam là một học sinh giỏi toàn diện. Không những giỏi về môn Toán mà còn giỏi về môn Văn. Thầy giáo rất khen Nam.

- Nó thích tâm sự với mẹ nhưng không thích tâm sự với chị.

Câu 2

Trả lời câu 2 [trang 108 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1]

Thay các quan hệ từ dùng sai trong các câu sau đây bằng những quan hệ từ thích hợp.

- Ngày nay, chúng ta cũng có quan niệm với cha ông ta ngày xưa, lấy đạo đức, tài năng làm trọng.

Tuy nước sơn có đẹp đến mấy mà chất gỗ không tốt thì đồ vật cũng không bền được.

- Không nên chỉ đánh giá con người bằng hình thức bên ngoài mà nên đánh giá con người bằng những hành động, cử chỉ, cách đối xử của họ.

Lời giải chi tiết:

- Ngày nay, chúng ta cũng có quan niệm như cha ông ta ngày xưa, lấy đạo đức, tài năng làm trọng.

 nước sơn có đẹp đến mấy mà chất gỗ không tốt thì đồ vật cũng không bền được.

- Không nên chỉ đánh giá con người qua hình thức bên ngoài mà nên đánh giá con người qua những hành động, cử chỉ, cách đối xử của họ.

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Xem ngay

Soạn văn 7 tập 1 bài 8 [trang 106]

Trong chương trình Ngữ Văn lớp 7, học sinh sẽ được hướng dẫn cách sử dụng quan hệ từ sao cho hợp lý và hiệu quả.

Soạn bài Chữa lỗi quan hệ từ

Download.vn xin giới thiệu tài liệu Soạn văn 7: Chữa lỗi về quan hệ từ. Kính mời quý bạn đọc cùng tham khảo.

Soạn văn 7: Chữa lỗi về quan hệ từ

1. Thiếu quan hệ từ

Chữa lại:

- Đừng nên nhìn hình thức mà đánh giá kẻ khác

- Câu tục ngữ này chỉ đúng với xã hội xưa, còn ngày nay thì không đúng.

2. Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa

- Các từ và, để trong hai ví dụ không diễn đạt đúng quan hệ ý nghĩa giữa các bộ phận trong câu:

  • Câu thứ nhất chỉ quan hệ tương phản.
  • Câu thứ hai chỉ quan hệ nhân quả.

- Chữa lại:

  • Nhà em ở xa trường nhưng bao giờ em cũng đến trường đúng giờ.
  • Chim sâu rất có ích cho nông dân vì nó diệt sâu phá hoại môi trường.

3. Thừa quan hệ từ

- Lý do:

  • Câu thứ nhất thừa quan hệ từ “Qua”,
  • Câu thứ hai thừa quan hệ từ “Về”.

- Chữa lại:

  • Câu cau dao “Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” cho ta thấy công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái.
  • Hình thức có thể làm tăng giá trị nội dung đồng thời hình thức có thể làm thấp giá trị nội dung.

4. Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết

- Các quan hệ từ không những… không những, với không có tác dụng liên kết.

- Chữa lại:

  • Nam là một học sinh giỏi toàn diện. Không chỉ giỏi môn Toán mà còn giỏi môn Văn. Thất giáo rất khen Nam.
  • Nó thích tâm sự với mẹ nhưng không thích tâm sự với chị

Tổng kết: Trong việc sử dụng quan hệ từ cần tránh lỗi sau:

- Thiếu quan hệ từ

- Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa

- Thừa quan hệ từ

- Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết.

II. Luyện tập

Câu 1. Thêm quan hệ từ thích hợp [có thể thể hoặc bớt một vài từ khác] để hoàn chỉnh các câu sau đây:

- Nó chăm chú nghe kể câu chuyện từ đầu đến cuối.

- Con xin báo một tin vui để/cho cha mẹ mừng.

Câu 2. Thay quan hệ từ dùng sai trong các câu sau đây bằng những quan hệ từ thích hợp.

- Ngày nay, chúng ta cũng có quan niệm như cha ông ta ngày xưa, lấy đạo đức, tài năng làm trọng.

- Dù nước sơn có đẹp đến mấy mà chất gỗ không tốt thì đồ vật cũng không bền được.

- Không nên chỉ đánh giá con người về hình thức bên ngoài mà nên đánh giá con người về những hành động, cử chỉ, cách đối xử của họ.

Câu 3. Chữa lại các câu văn sau cho hoàn chỉnh.

- Bản thân em còn nhiều thiếu sót, em hứa sẽ tích cực sửa chữa.

- Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” cho em hiểu đạo lý làm người là phải giúp đỡ người khác.

- Bài thơ này đã nói lên tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi.

Câu 4. Cho biết các quan hệ từ in đậm dưới đây dùng đúng hay sai.

a. Đúng

b. Đúng

c. Sai từ “cho”: Chúng ta phải sống thế nào để chan hòa với mọi người.

d. Sai từ “của”. Các chiến sĩ đã anh dũng chiến đấu để bảo vệ nền độc lập dân tộc.

e. Sai. Phải luôn luôn chống tư tưởng chỉ bo bo bảo vệ quyền lợi của bản thân mình.

g. Sai. Sống trong xã hội phong kiến đương thời, nhân dân ta bị áp bức bóc lột vô cùng tàn bạo.

h. Đúng

i. Sai. Trời mà mưa, con đường này sẽ rất trơn.

III. Bài tập ôn luyện

Câu 1. Chữa lỗi về quan hệ từ trong các câu sau:

- Qua bài thơ “Bạn đến chơi nhà” cho người đọc thấy được tình bạn thắm thiết, đậm đà.

- Con đường quá nhỏ hai chiếc xe lao vào nhau.

- Tuy chúng tôi nói chuyện to nhưng cô giáo rất tức giận.

- Cô ấy càng đẹp người lại càng đẹp nết.

Câu 2. Xác định lỗi sai về quan hệ từ trong các câu sau và sửa lại:

- Bà con nông dân cần đề phòng sự phá hoại châu chấu.

- Tuy em đã áp dụng đúng phương pháp học tập nhưng em đã đạt được thành tích cao trong học tập.

- Bằng bài thơ Qua Đèo Ngang đã khắc họa được tâm trạng cô đơn cùng với nỗi nhớ nhà thương nước với nhà thơ.

- Anh trai của tôi không chỉ hát hay, không những chơi ghi-ta rất giỏi.

Gợi ý:

Câu 1.

- Có hai cách sửa:

  • Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” cho người đọc thấy được tình bạn thắm thiết, đậm đà.
  • Qua bài thơ “Bạn đến chơi nhà”, Nguyễn Khuyến đã cho người đọc thấy được tình bạn thắm thiết, đậm đà.

- Con đường quá nhỏ nên hai chiếc xe lao vào nhau.

- Vì chúng tôi nói chuyện to nên cô giáo rất tức giận.

- Cô ấy vừa/ không những đẹp người vừa/mà con đẹp nết.

Câu 2.

- Thiếu quan hệ từ. Sửa lại: Bà con nông dân cần đề phòng sự phá hoại của châu chấu.

- Dùng sai quan hệ từ. Sửa: Vì em đã áp dụng đúng phương pháp học tập nên em đã đạt được thành tích cao trong học tập.

- Thừa quan hệ từ “bằng” và dùng sai quan hệ từ “với”. Sửa: Bài thơ Qua Đèo Ngang đã khắc họa được tâm trạng cô đơn cùng với nỗi nhớ nhà thương nước của nhà thơ.

  • Thừa quan hệ từ “của” và dùng quan hệ từ mà không có nội dung liên kết. Sửa: Anh trai tôi không chỉ hát hay mà còn chơi ghi-ta rất giỏi.

Soạn bài Chữa lỗi về quan hệ từ - Mẫu 2

I. Luyện tập

Câu 1. Thêm quan hệ từ thích hợp [có thể thể hoặc bớt một vài từ khác] để hoàn chỉnh các câu sau đây:

- Nó chăm chú nghe kể câu chuyện từ đầu đến cuối.

- Con xin báo một tin vui để/cho cha mẹ mừng.

Câu 2. Thay quan hệ từ dùng sai trong các câu sau đây bằng những quan hệ từ thích hợp.

- Ngày nay, chúng ta cũng có quan niệm như cha ông ta ngày xưa, lấy đạo đức, tài năng làm trọng.

- Dù nước sơn có đẹp đến mấy mà chất gỗ không tốt thì đồ vật cũng không bền được.

- Không nên chỉ đánh giá con người về hình thức bên ngoài mà nên đánh giá con người về những hành động, cử chỉ, cách đối xử của họ.

Câu 3. Chữa lại các câu văn trong SGK cho hoàn chỉnh.

- Bản thân em còn nhiều thiếu sót, em hứa sẽ tích cực sửa chữa.

- Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” cho em hiểu đạo lý làm người là phải giúp đỡ người khác.

- Bài thơ này đã nói lên tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi.

Câu 4. Cho biết các quan hệ từ in đậm dưới đây dùng đúng hay sai.

a. Đúng

b. Đúng

c. Sai từ “cho”: Chúng ta phải sống thế nào để chan hòa với mọi người.

d. Sai từ “của”. Các chiến sĩ đã anh dũng chiến đấu để bảo vệ nền độc lập dân tộc.

e. Sai. Phải luôn luôn chống tư tưởng chỉ bo bo bảo vệ quyền lợi của bản thân mình.

g. Sai. Sống trong xã hội phong kiến đương thời, nhân dân ta bị áp bức bóc lột vô cùng tàn bạo.

h. Đúng

i. Sai. Trời mà mưa, con đường này sẽ rất trơn.

II. Bài tập ôn luyện

Câu 1. Chữa lỗi quan hệ từ trong các câu dưới đây:

a. Bão sắp đến nên mọi người vẫn chưa chuẩn bị gì.

b. Mặc dù con đường rất trơn nhưng xe cộ đi lại khó khăn.

c. Mùa đông đã về trong quê hương tôi.

Gợi ý:

a. Bão sắp đến nhưng mọi người vẫn chưa chuẩn bị gì.

b. Vì con đường rất trơn nên xe cộ đi lại khó khăn.

c. Mùa đông đã về trên quê hương tôi.

Câu 2. Đặt câu với các quan hệ từ: Giả sử… thì, Bởi vì… nên…

  • Giả sử cô ấy nói đúng, thì tôi cũng không đồng ý.
  • Bởi vì thời tiết xấu, nên mọi người phải ở trong nhà.

Cập nhật: 14/10/2021

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề