Hay đánh giá trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp cuối thế kỷ

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Lịch sử

Tuần này, mình xin mạn phép mở phần "Tranh biện sử Việt" số 3. Rất mong được sự hưởng ứng và tranh biện nhiệt tình của các bạn.

Trong chủ đề này, các bạn hãy trình bày về vấn đề nước Việt Nam rơi vào tay Pháp thì trách nhiệm chủ yếu ở nhà Nguyễn với những chính sách ngoại giao, quân sự,... không phù hợp hay còn những nguyên nhân nào khác trong lịch sử mà các góc khuất này không được tiết lộ.

Mọi người có thể phản hồi ngay bên dưới câu hỏi này hoặc sử dụng bài viết liên kết để tham gia tranh luận nhé. ------Sau 01 tuần kể từ ngày mở tranh biện, mình và Noron! sẽ tổng hợp, lựa chọn 01 nội dung xuất sắc để vinh danh, tặng quà bằng hiện vật [Giải thưởng 200.000 đồng].

Trả lời
Mời trả lời
45

TK:

Đánh giá trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp.

- Triều Nguyễn duy trì chính sách bảo thủ, lạc hậu đối với nhân dân. Giữa thế kỉ XIX, khi Pháp đánh chiếm Việt Nam, có nhiều nhà tư tưởng đề nghị canh tân, đổi mới đất nước. Nhưng nhà Nguyễn đã từ chối con đường này. Nhà Nguyễn vẫn tiếp túc chính sách cai trị cũ, làm cho đất nước ngày càng suy yếu, mất dần sức đề kháng trong cuộc chiến chống Pháp. Như vậy, nhà Nguyễn vì sự ích kỉ của mình đã hy sinh quyền lợi của dân tộc.

- Trong quá trình kháng chiến chống Pháp, nhà Nguyễn còn mắc nhiều sai lầm như từ bỏ con đường vũ trang chống pháp, đi theo con đương thương lượng đầu hàng từng bước đến đầu hàng hoàn toàn; không biết chớp lấy thời cơ để giành thắng lợi.

HT nhé tuss

* Triều đình nhà Nguyễn từ chối con đường cải cách, canh tân đất nước

- Nửa sau thế kỉ XIX, nhiều nước phương Tây tiến nhanh trên con đường tư bản chủ nghĩa, nhu cầu về nguyên liệu, thị trường và nhân công đặt ra ngày càng cấp thiết. Do đó, các nước phương Tây đẩy mạnh thực hiện các cuộc chiến tranh xâm lược.

- Đến giữa thế kỉ XIX, giống như nhiều quốc gia phương Đông khác, Việt Nam cũng phải đương đầu với sự nhòm ngó, đe dọa xâm lược của các nước phương Tây. Tình hình trên đặt nhà Nguyễn đứng trước hai sự lựa chọn:

+ Tiến hành cải cách, canh tân đất nước để bảo vệ, giữ vững nền độc lập [theo gương của Nhật Bản,...].

+ Bảo thủ, thi hành các chính sách cai trị cũ.

- Từ nửa cuối thế kỉ XIX, trước vận nước nguy nan, nhiều quan lại, sĩ phu tiến bộ như: Nguyễn Trường Tộ, Phạm Phú Thứ, Bùi Viện,... đã đề xuất cải cách, canh tân đất nước, mong đất nước giàu mạnh, thoát khỏi họa xâm lăng.

- Triều đình nhà Nguyễn đã khước từ các đề nghị cải cách, canh tân mà ngược lại, nhà Nguyễn tiếp tục thực hiện các chính sách cai trị nội trị, ngoại giao lạc hậu, khiến cho sức nước, sức dân suy kiệt.

=> Nhà Nguyễn đã bỏ lỡ cơ hội có thể cứu nguy cho đất nước khỏi họa xâm lăng.

* Trong quá trình chiến đấu chống xâm lược, nhà Nguyễn thiếu quyết tâm kháng chiến, phạm nhiều sai lầm cả về đường lối chỉ đạo chiến đấu và đường lối ngoại giao.

- Ngay khi thực dân Pháp nổ súng tấn công xâm lược Việt Nam [1858], triều đình nhà Nguyễn đã chỉ đạo và nỗ lực phối hợp cùng nhân dân đấu tranh chống Pháp [điều này được thể hiện rõ nét qua chiến sự ở Đà Nẵng]. Tuy nhiên, thái độ chống Pháp của triều đình nhà Nguyễn lại thiếu kiên quyết, thiếu triệt để.

- Trong quá trình đấu tranh với Pháp, nhà Nguyễn đã phạm nhiều sai lầm cả về đường lối chỉ đạo chiến đấu và đường lối ngoại giao:

+ Về chỉ đạo chiến đấu: triều đình nhà Nguyễn thụ động chiến đấu, thiên về chiến thuật “thủ hiểm” vì vậy đã bỏ lỡ nhiều thời cơ đánh đuổi Pháp ra khỏi Việt Nam.

+ Về đường lối ngoại giao: triều đình nhà Nguyễn thỏa hiệp với Pháp, nuôi hi vọng có thể giành lại những vùng đất đã mất bằng con đường “thương thuyết”, đàm phán hòa bình.

- Trước sức mạnh quân sự, ưu thế vượt trội về vũ khí, kĩ thuật của Pháp, nội bộ triều Nguyễn có sự phân hóa thành hai phái: chủ hòa và chủ chiến khiến lòng dân li tán, mặt khác phái chủ hòa lại chiếm ưu thế trong triều đình.

- Với thái độ bạc nhược, thiếu quyết tâm chống giặc như trên, Triều Nguyễn đã lần lượt kí kết với Pháp các hiệp ước đàu hàng: Hiệp ước Nhâm Tuất [1862], Hiệp ước Giáp Tuất [1874], Hiệp ước Hác-măng [1883] và Hiệp ước Pa-tơ-nốt [1884]. Hiệp ước Pa-tơ-nốt [1884] đã chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập, thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam.

* Bên cạnh phái chủ hòa, một bộ phận quan lại triều đình vẫn nêu cao quyết tâm kháng chiến

- Trong quá trình chống thực dân Pháp xâm lược, vẫn có nhiều quan lại của triều đình, thậm chí cả các vua, như: Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, Tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghi, vua Duy Tân,... vẫn nêu cao quyết tâm kháng chiến, bảo vệ độc lập, chủ quyền của đất nước. Họ là những anh hùng dân tộc mà nhân dân Việt Nam đời đời kính trọng.

Kết luận: Việc để Việt Nam rơi vào tay Pháp, trở thành thuộc địa của thực dân Pháp ở cuối thế kỉ XIX là trách nhiệm của một bộ phận vua quan nhà Nguyễn

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Đánh giá trách nhiệm của nhà Nguyễn khi để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp.

Các câu hỏi tương tự

  • Toán lớp 8
  • Ngữ văn lớp 8
  • Tiếng Anh lớp 8

hãy đánh giá trách nhiệm của nhà nguyễn trong việc để việt nam rơi vào tay thực dân pháp cuối thế kỉ xix

Các câu hỏi tương tự

Phát biểu ý kiến của anh[chị] về nhận định sau: “Vua quan triều đình nhà Nguyễn phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trong việc để Việt Nam bị mất nước vào tay thực dân Pháp”

A. đúng, vì triều đình Nguyễn không làm tròn được nhiệm vụ của một người đứng đầu đất nước

B. sai, vì Trung Quốc và nhiều nước lớn mạnh khác dù rất cố gắng đều bị mất độc lập

C. sai, vì xâm lược thuộc địa là xu thế tất yếu của chủ nghĩa đế quốc lúc bấy giờ

D. đúng, vì vua quan triều đình Huế không có tinh thần chống Pháp khi bị xâm lược

Nguyên nhân sâu xa của việc thực dân Pháp xâm lược Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ XIX là do

A. triều đình nhà Nguyễn cấm thương nhân người Pháp đến buôn bán.

  B. nhu cầu ngày càng cao của tư bản Pháp về vốn, nhân công và thị trường.

 D. nhà Nguyễn cự tuyệt yêu cầu được tự do buôn bán và truyền đạo tại Việt Nam của thực dân Pháp.. chính sách “cấm đạo” và “bế quan tỏa cảng” của triều đình nhà Nguyễn.

 D. nhà Nguyễn cự tuyệt yêu cầu được tự do buôn bán và truyền đạo tại Việt Nam của thực dân Pháp.

Thực dân Pháp sử dụng duyên cớ gì để tiến hành xâm lược Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX?

A. Bảo vệ những người theo đạo Thiên chúa trước chính sách cấm đạo giết đạo của nhà Nguyễn

B. Triều đình Nguyễn từ chối quốc thư của chính phủ Pháp

C. Triều đình Nguyễn bế quan tỏa cảng với người Pháp

D. Triều Nguyễn trục xuất những người Pháp ở Việt Nam

Điểm giống nhau cơ bản trong chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ và của thực dân Pháp ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX là

A. Đều thực hiện chính sách giáo dục bắt buộc phục vụ công cuộc khai thác

B. Đều thực hiện chế độ cai trị trực trị, cai trị trực tiếp, chia để trị

C. Đầu tư phát triển công nghiệp ở thuộc địa

D. Thực hiện chế độ cai trị gián trị, cai trị gián tiếp thông qua bộ máy chính quyền tay sai

Điểm giống nhau cơ bản trong chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ và của thực dân Pháp ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX là

A. Đều thực hiện chính sách giáo dục bắt buộc phục vụ công cuộc khai thác

B. Đều thực hiện chế độ cai trị trực trị, cai trị trực tiếp, chia để trị

C. Đầu tư phát triển công nghiệp ở thuộc địa

D. Thực hiện chế độ cai trị gián trị, cai trị gián tiếp thông qua bộ máy chính quyền tay sai

Trương Quyền và Võ Duy Dương của Việt Nam đã từng liên kết với ai ở nước nào để đánh Pháp vào cuối thế kỉ XIX?

B. Pu-côm-pô của nước Cam-pu-chia.

C. Ra-ma V của nước Xiêm.

D. A- cha Xoa của nước Cam-pu-chia.

Nguyên nhân sâu xa thúc đẩy thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ XIX là gì?

A. Triều đình nhà Nguyễn cấm thương nhân Pháp đến Việt Nam buôn bán.

B. Chính sách “cấm đạo”, “bế quan tỏa cảng” của triều đình nhà Nguyễn.

C. Nhu cầu ngày càng cao của tư bản Pháp về vốn, nhân công và thị trường.

D. Triều đình nhà Nguyễn trả tối hậu thư cho Pháp không đúng hạn.

Đâu không phải là những cơ hội có thể phản công đánh bại thực dân Pháp mà triều đình Nguyễn đã bỏ qua trong cuộc kháng chiến cuối thế kỉ XIX?

A. Mặt trận Đà Nẵng [1858]

B. Mặt trận Gia Định [đầu năm 1859]

C. Trận Cầu Giấy lần thứ nhất [1873]

D. Trận Cầu Giấy lần thứ hai [1883]

Video liên quan

Chủ Đề