Tác hại của thuốc la đối với bản thân

Ai cũng biết hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ. Tuy nhiên, tỷ lệ người hút thuốc lá đang có xu hướng tăng lên, đặc biệt ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng này, nhưng đa số là do sự hiểu biết một cách cụ thể về tác hại của khói thuốc lá còn hạn chế, kiến thức chưa đầy đủ. Điều đó xuất phát từ việc thiếu các biện pháp tuyên truyền giáo dục về thuốc lá và tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ con người.

I.   Nguyên nhân gây bệnh

Khói thuốc lá chứa tới hơn 7000 chất phần lớn là chất độc hại, trong đó có khoảng 60 chất là tác nhân gây ung thư, đặc biệt nguy hiểm nhất là nicotin. Nicotin dưới dạng tinh khiết đó là một chất lỏng trong suốt, có mùi khó chịu và vị đắng, dễ tan trong nước và dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng, hô hấp, thậm chí qua cả da. Trong khói thuốc lá có nhiều chất kích thích khối u, tuy nhiên người nghiện hút thuốc lá quá nhiều không bị chết ngay vì liều lượng cứ ngấm dần vào cơ thể.

Thành phần nguy hiểm của thuốc lá

II.  Các tác hại của thuốc lá

Khi hút thuốc lá, hoặc sống chung với người hút thuốc, khói thuốc hít qua phổi ngấm vào máu, tích luỹ lâu ngày trở thành điều kiện và nguyên nhân gây nên các bệnh tim mạch, viêm nhiễm đường hô hấp gây tổn thương trong lòng mạch máu. Vì vậy người hút thuốc lá dễ bị các bệnh như: rụng tóc, đục thủy tinh thể, da nhăn, giảm thính lực, sâu răng, ung thư da, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, loãng xương, bệnh tim mạch, vàng móng tay, ung thư cổ tử cung, tinh trùng biến dạng, bệnh vảy nến, viêm tắc mạch máu, ung thư phổi và các cơ quan khác như: mũi, miệng, lưỡi, tuyến nước bọt, họng, thanh quản, thực quản, thận, dương vật, tụy v.v.

Ngoài ra hút thuốc lá còn làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, dễ dẫn đến vô sinh ở nam giới; tăng nguy cơ ung thư tử cung, rối loạn kinh nguyệt, ung thư vú, đối với phụ nữ; dễ bị còi xương, trí tuệ chậm phát triển, suy dinh dưỡng đối với trẻ em.

Tác hại của thuốc lá với cơ thể và những người xung quanh

   III. Lời khuyên dành cho những ai hút thuốc lá Ở nước ta, mỗi năm có 40.000 người tử vong vì các bệnh có liên quan đến thuốc lá và 33 triệu người không hút thuốc bị ảnh hưởng do hít khói thuốc thụ động. Nhằm tăng cường bảo vệ sức khỏe cho những người không hút thuốc lá, hạn chế ảnh hưởng của khói thuốc lá nơi công cộng, Chính phủ đã ban hành Nghị định 45/2005 NĐ-CP, ngày 06 tháng 4 năm 2005 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực Y tế, theo đó sẽ phạt cảnh cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: – Hút thuốc lá, thuốc lào ở nơi công cộng như: trong rạp hát, rạp chiếu phim, phòng họp, phòng làm việc, bệnh viện, thư viện, phòng đợi của nhà ga, bến xe, sân bay, bến cảng, trên các phương tiện giao thông công cộng hoặc ở những nơi công cộng khác có quy định cấm.

– Bán thuốc lá, thuốc lào cho trẻ em dưới 16 tuổi. Thiết thực thực hiện nếp sống văn minh nơi công cộng, góp phần nâng cao chất lượng sống, mỗi chúng ta hãy tự giác thực hiện không hút thuốc trong nhà, nơi làm việc và những nơi công cộng bị cấm hút thuốc lá. không hút nơi có trẻ em và người già, nhắc nhở người khác khi hút thuốc nơi công cộng.

Lợi ích đối với sức khoẻ khi bỏ thuốc lá: Cơ thể sẽ không còn tích luỹ chất độc, loại trừ nguyên nhân và điều kiện gây các bệnh đã nêu trên. Nếu bỏ thuốc trước tuổi 50 sẽ  giảm 50% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch sau khi bỏ thuốc được 1 năm, giảm 50% nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi.

Nói không với thuốc lá

IV. Những điều đáng nhớ

Vì một cộng đồng không khói thuốc! Vì sức khỏe của mỗi người. Vì tương lai con em chúng ta:

  • Đừng hút thuốc lá trong nhà, phòng làm việc;
  • Đừng hút thuốc lá nơi công cộng;
  • Đừng hút thuốc lá trước mặt trẻ em;
  • Hãy giảm hút thuốc lá;
  • Hãy cai nghiện thuốc lá;
  • Hãy kiên quyết nói không với thuốc lá khi chưa từng hút;
  • Hãy để môi trường xung quanh  không khói thuốc lá.

  Sưu tầm và tổng hợp theo nguồn intermet

Ai cũng biết hút thuốc lá rất nguy hiểm tới sức khỏe người hút, như gây hại đến phổi, hệ hô hấp, hệ tim mạch… và là nguyên nhân hàng đầu của ung thư, gây chứng mất ngủ, đục thủy tinh thể, giảm thính lực, vàng răng, loãng xương… Thế nhưng, người hút có thể không biết rằng thói quen này không chỉ có hại cho chính mình mà còn gây nguy hiểm cho những người xung quanh mình vì phải hít khói thuốc thụ động.

Hút thuốc thụ động là hít phải khói thuốc từ đầu điếu thuốc đang cháy hoặc khói thuốc do người hút thuốc phả ra. Khói thuốc thụ động chứa tới 7.000 hóa chất, trong đó có 69 chất gây ung thư và không có ngưỡng nào là an toàn cho việc tiếp xúc với khói thuốc thụ động. Người thường xuyên hít phải khói thuốc có thể bị tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành lên 25-30%, mắc bệnh phổi lên 20-30% và tăng nguy cơ đột quỵ lên đến 82%.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường xuyên hít phải khói thuốc lá sẽ làm tăng tỷ lệ viêm đường hô hấp dưới và viêm tai giữa; làm tăng các triệu chứng của đường hô hấp mãn tính như hen; làm giảm sự phát triển của phổi và tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh. Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguy cơ đột tử ở trẻ em mới sinh có mẹ nghiện thuốc cao hơn xấp xỉ 2 tới 3 lần so với trẻ mới sinh có mẹ không hút thuốc.

Phụ nữ mang thai hít phải khói thuốc lá trong quá trình mang thai có thể gây biến đổi sự phát triển của bào thai, dễ sảy thai, đẻ non hoặc sinh con nhẹ cân. Nguy cơ sảy thai ở phụ nữ hút thuốc cao gấp 3 lần so với phụ nữ không hút thuốc.

Một lần nữa, hãy nhìn lại tiến trình tàn phá cơ thể của khói thuốc lá, từ đó có động lực để cai thuốc đối với những người đang hút hoặc khuyên nhủ người thân đang hút thuốc lá ngừng hút thuốc./.

Trung tâm Truyền thông - GDSK Nam Định

Tình trạng trẻ hóa đối tượng nghiện thuốc lá đang là thực tế đáng báo động, đòi hỏi sự quyết liệt vào cuộc của các cấp, ngành chức năng trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho thanh, thiếu niên về những tác hại do thuốc lá gây ra.

Hãy nói không với thuốc lá [nguồn Interrnet]

Thanh, thiếu niên là lứa tuổi đang phát triển, đang định hướng và trưởng thành về tâm lý và nhân cách. Giai đoạn này các em chịu tác động và ảnh hưởng không nhỏ của gia đình, môi trường sống và giáo dục của nhà trường, xã hội nên hay học đòi hút thuốc lá theo các bạn mà không biết hút thuốc lá là rất dễ dàng nhưng để bỏ thuốc thì là cả một cuộc chiến gian nan. Hơn nữa nhiều em chưa nhận thức được và hiểu được về những hậu quả của khói thuốc gây ra.

Ai cũng biết hút thuốc lá có hại cho sức khỏe. Trong khói thuốc lá có đến 7.000 chất hóa học độc hại, trong đó có gần 70 chất gây ung thư… Khi hút thuốc, khói thuốc hít vào sẽ đưa các chất độc hại này theo đường miệng vào bên trong cơ thể con người. Các chất độc tích tụ, phá hủy dần các tế bào trong cơ thể, gây nên những bệnh nguy hiểm như các bệnh về phổi [viêm phổi, viêm phế quản phổi, bệnh phổi tắc nghẽn, tràn dịch màng phổi, lao phổi, ung thư phổi], các bệnh về tim mạch, ung thư các bộ phận khác của cơ thể, vô sinh…. Ở tuổi thanh thiếu niên, cơ thể đang phát triển, không đủ kháng thể để chống lại những tác nhân độc hại từ khói thuốc lá nên các bộ phận cơ thể dễ bị chất độc tàn phá nhanh chóng. 

Phần lớn, người hút thuốc bắt đầu hút khi tuổi đời còn trẻ mà đa số là do hiểu biết cụ thể về tác hại của thuốc lá còn rất hạn chế, kiến thức của người dân trong đó có các em thanh, thiếu niên chưa được trang bị một cách đầy đủ. Thuốc lá đang xâm chiếm và từng bước làm nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe cho chính người sử dụng nó và cả những người xung quanh hàng ngày hít phải khói thuốc lá. Thuốc lá còn tác động làm thay đổi tâm tính, từ hiền lành trở nên cộc cằn, thô lỗ, dễ nổi cáu, bẳn tính và để có tiền hút thuốc lá, không ít thanh, thiếu niên nói dối và thậm chí là ăn cắp, hình thành nên những thói quen xấu. Thuốc lá gây ô nhiễm môi trường sống, làm giảm chất lượng học tập và hiệu quả làm việc, bào mòn sự thông minh, sáng tạo của thế hệ trẻ và tất nhiên sẽ mất dần chất xám của dân tộc Việt Nam. 

Thiết nghĩ, để giảm tình trạng hút thuốc lá ở thanh thiếu niên nói chung, học sinh, sinh viên nói riêng cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và cả xã hội. Cần phải có chế tài nghiêm khắc đối với việc bán thuốc lá cho người đủ 18 tuổi và cần có những việc làm mạnh tay hơn nữa của các sở, ban, ngành chức năng trong việc phòng, chống hút thuốc lá.

Về phía gia đình thì thường xuyên quan tâm, giáo dục, nâng cao nhận thức cho con em mình; quan tâm, quản lý sinh hoạt hằng ngày của con cái về thời gian và các mối quan hệ bạn bè. Ngăn chặn không để các em tập hút, hút thuốc lá tại gia đình cũng như ở trường.

Trường học không chỉ chuyển tải kiến thức mà còn giáo dục, hình thành nhân cách thanh thiếu niên, góp phần xây dựng môi trường phát triển lành mạnh, ngăn chặn tệ nạn xã hội xâm nhập. Cần đẩy mạnh và làm phong phú các hoạt động xã hội, trong đó có các hoạt động về lối sống, giáo dục kỹ năng từ chối lời mời hút thuốc lá từ bạn bè hoặc mọi người, tạo thói quen nói không với thuốc lá. Hút thuốc lá tại trường học tác động xấu tới môi trường giáo dục và gây ô nhiễm khói thuốc thụ động. Bên cạnh đó, ảnh hưởng đến việc giáo dục, rèn luyện nhân cách và tác động xấu đến sức khỏe học sinh. Vì vậy việc phòng chống tác hại thuốc lá trong trường học giúp các em học sinh không hút thuốc, góp phần quan trọng bảo vệ sức khỏe của các thế hệ tương lai của đất nước. Vì sức khỏe của chính bạn và cộng đồng – Hãy nói không với thuốc lá.

                                                              Phạm Tiến Dũng – Trung tâm KSBT

Video liên quan

Chủ Đề