Tài liệu học tập luật to tụng dân sự

Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.

Mục lục bài viết

  • 1. Giới thiệu tác giả
  • 2. Giới thiệu hình ảnh sách
  • 3. Tổng quan nội dung sách
  • 4. Đánh giá bạn đọc
  • 5. Kết luận

1. Giới thiệu tác giả

Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam - Trường Đại học Luật Hà Nội do tập thể tác giả là giảng viên Trường đại học luật Hà Nội biên soạn.

Chủ biên: TS. Nguyễn Công Bình

Tham gia biên soạn:

TS. Nguyễn Công Bình

TS. Nguyễn Triều Dương

TS. Lê Thu Hà

PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hà

PGS.TS. Bùi Thị Huyền

TS. Trần Phương Thảo

TS. Hoàng Ngọc Thỉnh

PGS.TS. Trần Anh Tuấn

2. Giới thiệu hình ảnh sách

Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam - Trường Đại học Luật Hà Nội

Tác giả:Chủ biên: TS. Nguyễn Công Bình

Nhà xuất bản Công an nhân dân

3. Tổng quan nội dung sách

Luật tố tụng dân sựlà ngành luật cóvị tríquan trọng trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong chương trình đào tạo củaTrường Đại học Luật Hà Nội,môn học luật tố tụng dân sự Việt Namđược xác định là một môn học chuyên ngành cơ bản. Để đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứuluật tố tụng dân sựcủa cán bộ, giảng viên, học viên và các đối tượng khác Trường Đại học Luật Hà Nội đã tổ chức biên soạngiáo trình luật tố tụng dân sựViệt Nam.

Nội dung giáo trình gồm có hai phần: Phần những vấn đề chung về mônluật tố tụng dân sựvà phân thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự. Trong đó, tập thể tác giả đã cố gắng trình bày, lý giải những vấn đề lý luận cơ bản vềluật tố tụng dân sựkết hợp với việc giới thiệu các quy định củapháp luật tố tụng dân sự Việt Nam. Giáo trình này đã được các nhà khoa học như GS.TS. Lê Minh Tâm, PGS.TS. Đinh Văn Thành, TS. Đinh Trung Tụng và PGS.TS. Phan Hữu Thư đọc và cho ý kiến. Tuy vậy, do được biên soạn và sửa đổi trong điều kiện hệ thốngpháp luật tố tụng dân sự Việt Namđang được hoàn thiện, nhiều vấn đề về thủ tục vẫn còn phải tiếp tục nghiên cứu làm rõ và chờ sự hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền nên giáo trình này không tránh khỏi những khiếm khuyết.

Cuốn sách được biên soạn với cấu trúc chương mục như sau:

Phần thứ nhất: Những vấn đề chung về Luật Tố tụng dân sự

Chương I. Khái niệm và nguyên tắc của luật tố tụng dân sự Việt Nam

  1. Khái niệm, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của luật tố tụng dân sựViệt Nam
  2. Nhiệm vụ và nguồn của luật tố tụng dân sự Việt Nam
  3. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của luật tố tụng dân sự Việt Nam
  4. Khoa học luật tố tụng dân sự và hệ thống môn học
  5. Quan hệ pháp luật tố tụng dân sự
  6. Các nguyên tắc của luật tố tụng dân sự Việt Nam

Chương II. Thẩm quyền của tòa án nhân dân

  1. Khái niệm thẩm quyền dân sự và ý nghĩa việc xác định thẩm quyền dân sự của tòa án
  2. Thẩm quyền dân sự của tòa án theo loại việc
  3. Việc phân định thẩm quyền giữa các tòa án
  4. Chuyển vụ việc dân sự cho toàn khác, giải quyết tranh chấp về thẩm quyền, nhập và tách vụ án dân sự

Chương III. Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng dân sự

  1. Cơ quan tiến hành tố tụng dân sự
  2. Người tiến hành tố tụng dân sự
  3. Người tham gia tố tụng dân sự

Chương IV. Chứng minh và chứng cứ trong tố tụng dân sự

  1. Chứng minh trong tố tụng dân sự
  2. Chứng cứ trong tố tụng dân sự

Chương V. Biện pháp khẩn cấp tạm thời; cấp, Tuấn Đạt, thông báo văn bản tố tụng; Thời hạn thủ tục, thời hiệu khởi kiện và thời hiệu yêu cầu

  1. Biện pháp khẩn cấp tạm thời
  2. Cấp, tống đạt và thông báo văn bản tố tụng
  3. Thời hạn tố tụng dân sự, thời hiệu khởi kiện và thời hiệu yêu cầu

Chương VI. Án phí, lệ phí và chi phí tố tụng

  1. Án phí và lệ phí
  2. Chi phí tố tụng

Phần thứ hai: Thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự

Chương VII. Thủ tục giải quyết vụ án tại tòa án cấp sơ thẩm

  1. Khởi kiện vụ án dân sự
  2. Thụ lý vụ án dân sự và trả lại đơn khởi kiện vụ án dân sự
  3. Chuẩn bị xét xử, hòa giải, tạm đình chỉ và đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
  4. Phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự

Chương VIII. Thủ tục giải quyết vụ án dân sự tại tòa án cấp phúc thẩm

  1. Khái niệm và ý nghĩa của phúc thẩm dân sự
  2. Kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm
  3. Chuẩn bị xét xử phúc thẩm
  4. Thủ tục xét xử phúc thẩm
  5. Thủ tục phúc thẩm quyết định của tòa án cấp sơ thẩm và việc gửi bản án, quyết định phúc thẩm

Chương IX. Thủ tục rút gọn giải quyết vụ án dân sự

  1. Khái niệm, ý nghĩa và điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn
  2. Giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn tại tòa án cấp sơ thẩm
  3. Giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn tại tòa án cấp phúc thẩm

Chương X. Thủ tục xét lại bản án, quyết định giải quyết vụ án dân sự của tòa án đã có hiệu lực pháp luật

  1. Thủ tục giám đốc thẩm dân sự
  2. Thủ tục tái thẩm dân sự
  3. Thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao

Chương XI. Thủ tục giải quyết việc dân sự

  1. Những quy định chung phải giải quyết việc dân sự
  2. Thủ tục xác định năng lực hành vi dân sự của cá nhân
  3. Thủ tục giải quyết yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt, tuyên bố một người mất tích hoặc đã chết
  4. Thủ tục giải quyết các yêu cầu về hôn nhân và gia đình
  5. Thủ tục yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu
  6. Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu; thỏa ước lao động tập thể vô hiệu
  7. Thủ tục xem xét tính hợp pháp của cuộc đình công
  8. Thủ tục giải quyết các việc dân sự liên quan đến hoạt động của trọng tài thương mại
  9. Thủ tục công nhận kết quả hòa giải thành ngoài tòa án
  10. Thủ tục giải quyết việc dân sự liên quan đến việc bắt giữ tàu bay, tàu biển

Chương XII. Thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài và phán quyết của trọng tài nước ngoài

  1. Khái niệm và ý nghĩa của thủ tục công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài và phán quyết của trọng tài nước ngoài
  2. Những quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài và phán quyết của trọng tài nước ngoài
  3. Thủ tục xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài
  4. Thủ tục xét đơn yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam
  5. Thủ tục xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của trọng tài nước ngoài
  6. Thủ tục phúc thẩm quyết định xét đơn yêu cầu công nhận, không công nhận bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài và quyết định của trọng tài nước ngoài

4. Đánh giá bạn đọc

Trong cuốn sách, các tác giả đã trình bày những vấn đề chung của môn học Luật Tố tụng dân sự, gồm: khái niệm, nguyên tắc; thẩm quyền của Tòa án nhân dân; các cơ quan tiến hành, người tiến hành và người tham gia tố tụng; chứng cứ, chứng minh trong tố tụng dân sự... Phân tích cụ thể về thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự; Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm; thủ tục rút gọn giải quyết vụ án dân sự; thủ tục giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài và tương trợ tư pháp… thuận tiện cho bạn đọc nghiên cứu tìm hiểu những vấn đề pháp lý cơ bản nhất trong tố tụng dân sự.

Cuốn giáo trình là học liệuquan trọng và cần thiết, phục vụ hoạt động học tập và giảng dạy hiệu quả Bộ môn Luật Tố tụng dân sựViệt Nam. Đồng thời đây cũng là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho những bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu về pháp luậtLuật Tố tụng dân sựViệt Namđể trang bị cho mình những kiến thức pháp lý căn bản nhất áp dụng trên thực tế.

5. Kết luận

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc.Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé!Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách" Giáo trinhLuật Tố tụng dân sựViệt Nam - Trường đại học luật Hà Nội".

Luật Minh Khuê chia sẻ dưới đây quy định về điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự để bạn đọc tham khảo:

Thủ tục rút gọn là thủ tục tố tụng dân sự được tòa án áp dụng để giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại và lao động có đủ các điều kiện do pháp luật quy định trong một thời hạn ngắn do một thẩm phán tiến hành với trình tự đơn giản so với thủ tục giải quyết vụ án dân sự nhằm giải quyết vụ án nhanh chóng và đúng pháp luật.

Theo Điều 317 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn được quy định như sau:

Tòa án giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Vụ án có tình tiết đơn giản, quan hệ pháp luật rõ ràng, đương sự đã thừa nhận nghĩa vụ; tài liệu, chứng cứ đầy đủ, bảo đảm đủ căn cứ để giải quyết vụ án và Tòa án không phải thu thập tài liệu, chứng cứ;

- Các đương sự đều có địa chỉ nơi cư trú, trụ sở rõ ràng;

- Không có đương sự cư trú ở nước ngoài, tài sản tranh chấp ở nước ngoài, trừ trường hợp đương sự ở nước ngoài và đương sự ở Việt Nam có thỏa thuận đề nghị Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn hoặc các đương sự đã xuất trình được chứng cứ về quyền sở hữu hợp pháp tài sản và có thỏa thuận thống nhất về việc xử lý tài sản.

Đối với vụ án lao động đã được thụ lý, giải quyết theo thủ tục rút gọn mà người sử dụng lao động có quốc tịch nước ngoài hoặc người đại diện theo pháp luật của họ đã rời khỏi địa chỉ nơi cư trú, nơi có trụ sở mà không thông báo cho đương sự khác, Tòa án thì bị coi là trường hợp cố tình giấu địa chỉ. Tòa án vẫn giải quyết vụ án đó theo thủ tục rút gọn quy định tại Phần này.

Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn, nếu xuất hiện tình tiết mới sau đây làm cho vụ án không còn đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn thì Tòa án ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường:

- Phát sinh tình tiết mới mà các đương sự không thống nhất do đó cần phải xác minh, thu thập thêm tài liệu, chứng cứ hoặc cần phải tiến hành giám định;

- Cần phải định giá, thẩm định giá tài sản tranh chấp mà các đương sự không thống nhất về giá;

- Cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

- Phát sinh người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

- Phát sinh yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập;

- Phát sinh đương sự cư trú ở nước ngoài, tài sản tranh chấp ở nước ngoài, yêu cầu xác minh, thu thập chứng cứ ở nước ngoài mà cần phải thực hiện ủy thác tư pháp, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

Trường hợp chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường thì thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án được tính lại kể từ ngày ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường.

Video liên quan

Chủ Đề