Tại sao ăn com cháy ngọt hơn cơm

Tại sao khi ăn cơm nhai kỹ sẽ thấy vị ngọt?

Cơm chứa một lư­ợng lớn tinh bột, khi ăn cơm trong tuyến n­ước bọt của ngư­ời có các enzim. Khi nhai kỹ trộn đều, tuyến n­ước bọt làm tăng cơ hội chuyển hoá một lượng tinh bột theo phản ứng thuỷ phân thành mantozơ, glucozơ gây ngọt theo sơ đồ:

[C6H10O5]n → C12H22O11 →C6H12O6

[Tinh bột] → [Mantozơ] → [Glucozơ]


trang10/25
Chuyển đổi dữ liệu30.12.2019
Kích1.84 Mb.
#105907

1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   25


A. saccarozơ. B. fructozơ. C. xenlulozơ. D. đectrin.

Câu 5: Thuỷ phân 324 gam tinh bột với hiệu suất phản ứng là 75%, khối lượng glucozơ thu được là:

A.360 gam B.480 gam C.270 gam D.300 gam

Câu 6: Nếu dùng 1 tấn khoai chứa 20% tinh bột thì thu được bao nhiêu kg glucozơ? Biết hiệu suất pứ là 70%.

A. 160,55 B. 150,64 C. 155,54 C.165,65

Câu 7: Khi lên men 1 tấn ngô chứa 65% tinh bột thì khối lượng ancol etylic thu được là bao nhiêu? Biết hiệu suất phản ứng lên men đạt 80%.

A.290 kg B.295,3 kg C.300 kg D.350 kg

Câu 8: Khối lượng của tinh bột cần dùng trong quá trình lên men để tạo thành 5 lít rượu [ancol] etylic 46º là [biết hiệu suất của cả quá trình là 72% và khối lượng riêng của rượu etylic nguyên chất là 0,8 g/ml]

A. 6,0 kg. B. 5,4 kg. C. 5,0 kg. D. 4,5 kg.

4. Hoạt động vận dụng, mở rộng

GV yêu câu HS thảo luận vấn đề sau

Tinh bột và ứng dụng

Tinh bột là một trong những chất dinh dưỡng cơ bản của con người và một số động vật. Trong cơ thể người, tinh bột bị thủy phân thành glucozo nhờ enzim trong nước bọt và ruột non. Phần lớn glucozo được hấp thụ qua màng ruột vào máu đi nuôi cơ thể, phần còn lại được chuyển về gan. Ở gan glucozo được tổng hợp lại thành glicogen dự trữ cho cơ thể. Glucozo được oxi hóa và cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể con người.

1. Em hãy tóm tắt sơ đồ chuyển hóa cơ bản của tinh bột trong cơ thể. Viết phương trình hóa học minh họa.

2. Em hãy giải thích câu ngạn ngữ “ Nhai kỹ no lâu”

3. Em hãy giải thích tại sao những người nghiện rượu thường có triệu chứng chán ăn.

4. Những người suy nhược hoặc bị bệnh thường được làm gì để thay thế con đường ăn uống?

5. Em hiểu gì về căn bệnh tiểu đường?

Tuần 5: Từ ngày 18/09 đến ngày 23/09/2017

Ngày soạn: 15/09/2017

Tiết 9: SACCAROZƠ, TINH BỘT

VÀ XENLULOZƠ [tiết 3]

A. CHUẨN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG

I. KIẾN THỨC – KĨ NĂNG

1. Kiến thức

Biết được:

- Công thức phân tử, đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lí [trạng thái, màu, độ tan].

- Tính chất hoá học của xenlulozơ: tính chất chung [thuỷ phân], phản ứng của xenlulozơ với axit HNO3]; ứng dụng.

2. Kĩ năng

- Quan sát mẫu vật thật, mô hình phân tử, làm thí nghiệm rút ra nhận xét.

- Viết các pthh minh hoạ cho tính chất hoá học.

- Tính khối lượng glucozơ thu được từ phản ứng thuỷ phân các chất tính theo hiệu suất.

3. Thái độ

- Say mê, hứng thú học tập, yêu khoa học

- Sử dụng hiệu quả và tiết kiệm hóa chất và thiết bị thí nghiệm.

- Yêu cuộc sống yêu thiên nhiên con người và đất nước.

- Nhận thức được tầm quan trọng của xenlulozơ trong thực tiễn

4. Trọng tâm

- Đặc điểm cấu tạo phân tử của xenlulozơ

- Tính chất hoá học cơ bản của xenlulozơ

II. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT

* Các năng lực

1. Năng lực hợp tác

2. Năng lực giao tiếp

3. Năng lực sử dung ngôn ngữ hóa học

4. Năng lực thực hành hóa học

5. Năng lực giải quyết vấn đề thông qua hóa học

6. Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn

* Phẩm chất: Yêu gia đình, quê hương đất nước; Nhân ái khoan dung; Trung thực, tự trọng, chí công, vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại; Nghĩa vụ công dân.

B. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: giáo án, phiếu học tập, hóa chất và dụng cụ thí nghiệm

- Dụng cụ: ống nghiệm, giá đựng, cặp gỗ, bật lửa, đèn cồn.

- Hoá chất: H2O, dd AgNO3; dd NH3, dd HCl.

2. Học sinh: chuẩn bị mẫu vật thực tế có chứa xenlulozơ.

C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Đàm thoại, gợi mở; hoạt động nhóm

- Sử dụng thí nghiệm, phương pháp trực quan.

D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1. Hoạt động khởi động

Nêu phương pháp hoá học phân biệt ba dung dịch glucozơ, saccarozơ và tinh bột?

Gv:?Cách nhận biết tinh bột. Xenlulozo có CTPT [C6H10O5]n có phải là đồng phân câu tạo của tinh bột hay không? Xenlulozo có cấu trúc phân tử, tính chất như thế nào?

2. Hoạt động hình thành kiến thức



Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh – Phát triển năng lực

Nội dung

Hoạt động 1. III. XENLULOZƠ

1. Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lí



GV cho HS kể tên các mẫu vật đã chuẩn bị có chứa xenlulozo

GV:


- Nêu trạng thái tự nhiên của xenlulozơ?

- Nhận xét: Trạng thái; Màu sắc

GV cho HS tiến hành thí nghiệm: cho nhúm bong vào nước và dung dịch nước Svayde [dung dịch Cu[OH]2/dd NH3]

Kết luận về tính tan của xenlulozơ



HS kể tên từ đó nêu trạng thái tự nhiên của xenlulozơ

HS quan sát, tiến hành thí nghiệm và nhận xét tính chất vật lí

Phát triển năng lực thực hành hóa học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn



III. XENLULOZƠ

1. Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lí

+ Trạng thái tự nhiên

- Xenlulozơ là thành phần chính tạo nên lớp màng tế bào thực vật.

- Xenlulozơ có nhiều trong bông, các loại sợi đay, gai, tre, nứa, trong gỗ…

+ Tính chất vật lí

- Xenlulozơ là chất rắn dạng sợi, màu trắng, không mùi vị. Không tan trong nước và nhiều dung môi hữu cơ như etanol, ete, benzen,.. nhưng tan được trong nước Svayde là dung dịch Cu[OH]2/dd NH3.



Hoạt động 2: 2. Cấu trúc phân tử
GV chia lớp thành 3 nhóm hoàn thành các nhiệm vụ sau:

Nhóm 1: Tìm hiểu cấu trúc phân tử của xenlulozơ

Phiếu học tập số 1

Câu 1. Nghiên cứu tài liệu cho biết đặc điểm cấu trúc phân tử xenlulozơ?

Câu 2. So sánh cấu trúc phân tử của tinh bột và xenlulozơ?

GV cho nhóm 1 thảo luận, trình bày trên giấy A0, sau đó báo cáo



HS nghiên cứu SGK và thảo luận thống nhất viết nội dung vào giấy A0

Nhóm cử đại diện trình bày, các thành viên khác bổ sung và cả nhóm thảo luận trả lời câu hỏi của GV

Phát triển năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề



2. Cấu trúc phân tử

- Là một polisaccarit, phân tử gồm nhiều gốc -glucozơ liên kết với nhau tạo thành mạch dài, có khối lượng phân tử rất lớn [2.000.000]. Nhiều mạch xenlulozơ ghép lại với nhau thành sợi xenlulozơ.

- Xenlulozơ chỉ có cấu tạo mạch không phân nhánh, mỗi gốc C6H10O5 có 3 nhóm OH.

C6H10O5]n hay [C6H7O2[OH]3]n



Hoạt động 3: 3. Tính chất hoá học

Nhóm 2: Tìm hiểu tính chất hóa học của xenlulozơ

Phiếu học tập số 2

1. Từ đặc điểm cấu trúc phân tử xenluloơ, dự đoán tính chất hóa học?

2. Tiến hành thí nghiệm

Lấy nắm bông cho vào nước, thêm vài giọt dd axit vào và khuấy đến khi bông tan hết, trung hòa dd bằng NH3 được dd D. Cho lần lượt vào cùng một ống nghiệm sạch 1ml dd AgNO3 1%, sau đó nhỏ từng giọt dd NH3 cho đến khi kết tủa vừa xuất hiện lại tan hết. Thêm tiếp dd D vào. Đun nóng nhẹ.

Nêu hiện tượng quan sát được, viết các phương trình phản ứng xảy ra?

3. Quan sát video thí nghiệm: Phản ứng của xenlulozơ với HNO3 đặc. Nêu hiện tượng quan sát được, viết các phương trình phản ứng xảy ra?

4. Kết luận về tính chất hóa học cua xelulozơ?

GV hướng dẫn nhóm 2 trình bày trên giấy A0, sau đó báo cáo.


HS dự đoán tính chất hóa học dựa vào đặc điểm cấu tạo phân tử


HS tiến hành thí nghiệm

Ghi lại hiện tượng quan sát được, rút ra kết luận

HS đại diện trình bày

Phát triển năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thực hành thí nghiệm hóa học



3. Tính chất hoá học

a. Phản ứng thuỷ phân

b. Phản ứng với axit nitric


Hoạt động 4: 4. Ứng dụng

Nhóm 3: Tìm hiểu ứng dụng của xenlulozơ

Phiếu học tập số 3

1. Nghiên cứu SGK kết hợp với thực tế, nêu ứng dụng của xenlulozơ?

2. Tìm hiểu cách điều chế tơ nhân tạo

GV cho HS nhóm 4 trình bày trên giấy A0 và tổ chức báo cáo nội dung

Mỗi nhóm báo cáo, GV tổ chức cho HS mỗi nhóm khác chấm điểm theo các tiêu chí đặt ra; Sau đó GV nhận xét chốt lại kiến thức mỗi phần

HS thảo luận thống nhất các ứng dụng của xenlulozơ

Phát triển năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực nghiên cứu, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống


4. Ứng dụng

- Những nguyên liệu chứa xenlulozơ [bông, đay, gỗ,…] thường được dùng trực tiếp [kéo sợi dệt vải, trong xây dựng, làm đồ gỗ,…] hoặc chế biến thành giấy.

- Xenlulozơ là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo như tơ visco, tơ axetat, chế tạo thuốc súng không khói và chế tạo phim ảnh.


3. Hoạt động luyện tập

Câu 1 : Khi thủy phân saccarozơ thì thu được

A. ancol etylic. B. glucozơ và fructozơ. C. glucozơ. D. fructozơ.

Câu 2: Công thức nào sau đây là của xenlulozơ?

A. [C6H7O2[OH]3]n. B. [C6H8O2[OH]3]n. C. [C6H7O3[OH]3]n. D. [C6H5O2[OH]3]n.

Câu 3 : Dãy các chất nào sau đây đều có phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit?

A. Tinh bột, xenlulozơ, glucozơ. B. Tinh bột, xenlulozơ, fructozơ.

C. Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ. D. Tinh bột, saccarozơ, fructozơ

Câu 4: Để phân biệt saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ ở dạng bột nên dùng cách nào sau đây?

A. Cho từng chất tác dụng với HNO3/H2SO4

B. Cho tứng chất tác dụng với dd I2

C. Hoà tan từng chất vào nước, đun nóng nhẹ và thử với dd iot

D. Cho từng chất tác dụng với vôi sữa

Câu 5: Câu nào đúng trong các câu sau: Tinh bột và xenlulozơ khác nhau về

A. Công thức phân tử B. Tính tan trong nước lạnh C. Phản ứng thuỷ phân D. Cấu trúc phân tử

Câu 6: Nhận xét nào sau đây không đúng?

A. Ruột bánh mì ngọt hơn vỏ bánh

B. Khi ăn cơm, nếu nhai kĩ sẽ thấy vị ngọt

C. Nhỏ dd iót lên miếng chuối xanh thấy xuất hiện màu xanh

D. Nước ép chuối chín cho pứ tráng bạc

Câu 7: Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ, mantozơ đu có khả năng tham gia phn ng

A. hoà tan Cu[OH]2. B. trùng ngưng. C. tng gương. D. thủy phân.

Câu 8: Cho dãy c cht: glucozơ, xenlulozơ, saccarozơ, tinh bột, mantozơ. S cht trong dãy tham gia phn ng tng gương là

A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.

Câu 9: Tiến hành sn xut ancol etylic t xenlulozơ với hiu sut của toàn b quá trình 70%. Để sn xut 2 tn ancol etylic, khối lượng xenlulozơ cn dùng

A. 10,062 tn B. 2,515 tn C. 3,512 tn D. 5,031 tn

Câu 10: Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ xenlulozơ axit nitric đc có xúc tác axit sunfuric đc, nóng. Để có 29,7 kg xenlulozơ trinitrat, cần dùng dung dịch chứa m kg axit nitric [hiu sut phn ứng đt 90%]. Giá tr ca m là [cho H = 1, C =12, N = 14, O = 16]

A. 30 kg. B. 21 kg. C. 42 kg. D. 10 kg.

4. Hoạt động vận dụng, mở rộng

GV yêu câu HS thảo luận vấn đề sau

Xenlulozo và ứng dụng

Xenlulozo có nhiều ứng dụng trong thực tiễn. Những nguyên liệu chứa xenlulozo [bông, đay, gỗ …] thường được dùng trực tiếp để kéo sợi, dệt vải, làm đồ gỗ… hoặc chế biến giấy.

Ngoài ra xenlulozo còn là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo, chế tạo thuốc súng, phim chống cháy…

Những nguyên liệu chứa xenlulozo như [cỏ, rơm…] là thức ăn chủ yếu của nhiều gia súc.

1. Em hãy kể những vật dụng xung quanh em được làm từ các vật liệu xenlulozo.

2. Em hãy tóm tắt sơ đồ chuyển hóa cơ bản của xenlulozo trong gia súc. Viết phương trình hóa học minh họa. Thực tế ở nhà máy TH tru milk các thức ăn như cỏ, ngô thường được lên men trước khi cho bò ăn. Em hãy cho biết tác dụng của cách làm này.

3. Viết phương trình phản ứng điều chế tơ axetat và thuốc nổ xenlulozo trinitrat từ xenlulozo.

4. Em hãy cho biết trong tự nhiên xenlulozo được tạo thành từ quá trình nào? Từ đó em hãy cho biết vai trò của cây xanh trong bảo vệ môi trường sống của chúng ta.

Tiết 10: LUYỆN TẬP

CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA CACBOHIĐRAT

Ngày soạn: 15/09/2017

A. CHUẨN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG

I. KIẾN THỨC – KĨ NĂNG

1. Kiến thức

- Biết được cấu tạo của các cacbohiđrat điển hình như glucozơ, fructozơ, saccarozơ, mantozơ, tinh bột, xenlulozơ

- Biết được các tính chất hóa học đặc trưng của các cacbohiđrat và mối quan hệ giữa các chất đó.

2. Kĩ năng

- Bước đầu rèn luyện cho HS phương pháp tư duy trừu tượng, từ cấu tạo phức tạp của cacbohiđrat, đặc biệt là nhóm chức suy ra tính chất hóa học hoặc thông qua bài tập luyện tập.

- Giải các bài tập hóa học về các hợp chất cacbohiđrat

II. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT

* Các năng lực

1. Năng lực hợp tác

2. Năng lực giao tiếp

3. Năng lực sử dung ngôn ngữ hóa học

4. Năng lực tính toán

5. Năng lực giải quyết vấn đề thông qua hóa học

* Phẩm chất: Yêu gia đình, quê hương đất nước; Nhân ái khoan dung; Trung thực, tự trọng, chí công, vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại; Nghĩa vụ công dân.

B. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Hệ thống câu hỏi và bài tập.

2. Học sinh: Bảng tổng kết theo mẫu cho trước

C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Lập bảng tổng kết.

- Thảo luận nhóm.

D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1. Hoạt động khởi động

Gv: Chúng ta đã tìm hiểu xong các hợp chất cacbohidrat, bài hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau củng cố lại cấu tạo, tính chất, ứng dụng của chúng và giải một dạng bài tập cacbohidrat

2. Hoạt động luyện tập



Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh – Phát triển năng lực

Nội dung

Hoạt động 1. I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

GV chia lớp thành 3 nhóm hoàn thành các nhiệm vụ sau [hoàn thành trước ở nhà]

Hệ thống hóa kiến thức đã học chương Cacbohidrat



HS hoàn thành nội dung theo nhóm

HS trình bày



I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

Hoạt động 2. BÀI TẬP VẬN DỤNG

GV: Phát phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập theo nhóm nhỏ [theo bàn, hướng dẫn HS cách giải các dạng bài về cacbohidrat

HS : thảo luận hoàn thành phiếu học tập

GV: Cho HS trình bày một số dạng bài, sau đó chốt lại và thông báo đáp án



Phiếu học tập

Câu 1. Thuốc thử để phân biệt glucozơ và fructozơ là

A. Cu[OH]2 B. dung dịch brom. C. [Ag[NH3]2] NO3 D. Na

Câu 2. Cho các dd: Glucozơ, glixerol, fomandehit, etanol. Có thể dùng thuốc thử nào sau đây để phân biệt được cả 4 dd trên

A. Nước Br2 B. Na kim loại C. Cu[OH]2 D. Dd AgNO3/NH3

Câu 3. Để phân biệt saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ ở dạng bột nên dùng cách nào sau đây?

A. Cho từng chất tác dụng với HNO3/H2SO4

B. Cho tứng chất tác dụng với dd I2

C. Hoà tan từng chất vào nước, đun nóng nhẹ và thử với dd iot

D. Cho từng chất tác dụng với vôi sữa

Câu 4. Chỉ dùng Cu[OH]2 có thể phân biệt được nhóm chất nào sau đây?[Dụng cụ có đủ]

A.Glixerol, glucozơ, fructozơ. B.Saccarozơ, glucozơ, mantozơ.

C.Saccarozơ, glucozơ, anđehit axetic. D.Saccarozơ, glucozơ, glixerol.

Câu 5. Chỉ dùng Cu[OH]2 ở nhiệt độ thường và khi đun nóng có thể nhận biết được tất cả các chất trong dãy nào dưới đây?

A.Các dung dich glucozơ, glixerol, ancol etylic, anđehit axetic

B.Các dung dịch glucozơ, anilin, metyl fomiat, axit axetic.

C.Các dung dịch saccarozơ, mantozơ, tinh bột, natrifomiat.

D.Tất cả đều đúng.

Câu 6. Cho c phát biu sau:

[a] Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ to ra axit gluconic.

[b] Ở điu kin thường, glucozơ và saccarozơ đu là nhng cht rn, dễ tan trong c.

[c] Xenlulozơ trinitrat là nguyên liu đ sản xut tơ nhân tạo và chế tạo thuốc súng không khói. [d] Amilopectin trong tinh bột chỉ có các liên kết -1,4-glicozit.

[e] Sacarozơ bị hóa đen trong H2SO4 đặc.

[f] Trong công nghiệp dược phm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc.

Trong các phát biu trên, số phát biu đúng

A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.

Câu 7. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một Cacbohiđrat [cacbohidrat] X thu được 52,8gam CO2 và 19,8 gam H2O. Biết X có phản ứng tráng bạc, X là

A. Glucozơ B. Fructozơ C. Saccarozơ D. Mantozơ

Câu 8. Lưng glucozơ cn ng để to ra 1,82 gam sobitol với hiu sut 80% là

A. 2,25 gam. B. 1,80 gam. C. 1,82 gam. D. 1,44 gam.

Câu 9. Lên men dung dch cha 300 gam glucozơ thu được 92 gam ancol etylic. Hiu sut quá trình lên men to thành ancol etylic là

A. 54%. B. 40%. C. 80%. D. 60%.

Câu 10. Cho hỗn hợp gm 27 gam glucozơ 9 gam fructozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam Ag. Giá trị của m

A. 32,4. B. 21,6. C. 43,2. D. 16,2.

Câu 11. Đ điều chế 53,46 kg xenlulozơ trinitrat [hiệu suất 60%] cần dùng ít nhất V lít axit nitric

94,5% [D = 1,5 g/ml] phản ứng với xenlulozơ dư. Giá tr của V là

A. 24. B. 40. C. 36. D. 60.

Câu 12. Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric đặc có xúc tác axit sunfuric đặc, nóng. Để có 29,7 kg xenlulozơ trinitrat, cần dùng dung dịch chứa m kg axit nitric [hiệu suất phản ứng đạt 90%]. Giá trị của m là [cho H = 1, C =12, N = 14, O = 16]

A. 30 kg. B. 42 kg. C. 21 kg. D. 10 kg

Câu 13. Lên men m gam glucozơ để tạo thành ancol etylic [hiệu suất phản ứng bằng 90%]. Hấp thụ hoàn toàn lượng khí CO2 sinh ra vào dung dịch Ca[OH]2 dư, thu được 15 gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 15,0 B. 18,5 C. 45,0 D. 7,5



Kiểm tra, ngày tháng năm

Tuần 6: Từ ngày 26/09- 01/10/2016

Ngày soạn : 22/09/2016

Tiết 11: THỰC HÀNH

ĐIỀU CHẾ, TÍNH CHẤT HOÁ HỌC

CỦA ESTE VÀ CACBOHIĐRAT

A. CHUẨN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG

I. KIẾN THỨC – KĨ NĂNG

1. Kiến thức

- Củng cố những tính chất quan trọng của este, gluxit như phản ứng xà phòng hóa, phản ứng với Cu[OH]2 của dd glucozơ, phản ứng của I2 với hồ tinh bột.

- Tiến hành thí nghiệm:

+ Điều chế etyl axetat

+ Phản ứng xà phòng hóa chất béo

+ Phản ứng của Glucozơ với Cu[OH]2 [Giảm tải]

+ Phản ứng màu của hồ tinh bột với I2

2. Kĩ năng

- Rèn luyện kỹ năng lắp ráp dụng cụ, cách lấy hóa chất, đong hóa chất, cách đun, các tiến hành thí nghiệm.

- Kỹ năng quan sát hiện tượng, phân tích, tổng hợp hiện tượng

II. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

* Các năng lực chung

1. Năng lực tự học

2. Năng lực hợp tác

3. Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề

4. Năng lực giao tiếp

* Các năng lực chuyên biệt

1. Năng lực sử dung ngôn ngữ

2. Năng lực thực hành hóa học

3. Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống

B. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Dụng cụ: ống nghiệm, bát sứ nhỏ, đũa thuỷ tinh, ống thuỷ tinh, giá thí nghiệm, giá để ống nghiệm, đèn cồn, kiềng sắt.

- Hóa chất: C2H5OH, CH3COOH nguyên chất; dung dịch NaOH, CuSO4, dd glucozơ, NaCl bão hòa, dầu thực vật, dd H2SO4 đặc.

2. Học sinh :Bài tường trình, đọc hiểu các thí nghiệm

C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Trực quan.

- Đàm thoại.

- Thảo luận nhóm.

D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1. Hoạt động khởi động

GV nêu các yêu câu chung của tiết thực hành

? Nêu tên các thí nghiệm, dụng cụ hóa chất và các bước để tiến hành mỗi thí nghiệm?

2. Hoạt động hình thành kiến thức



Hoạt động của giáo viên và học sinh

Hoạt động của học sinh – Phát triển năng lực

Nội Dung

Hoạt động 1. Thảo luận và tiến hành thí nghiệm
  • GV hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm
  • Nhóm HS tiến hành lần lượt các thí nghiệm
  • Nhóm HS thảo luận giải thích hiện tượng và trả lời câu hỏi dành cho nhóm

  • Phát triển năng lực thực hành hóa học, năng lực hợp tác, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học

Thí nghiệm

Cách tiến hành

Hiện tượng - Giải thích

Ghi chú

1. Điều chế etyl axetat

- Cho vào ống nghiệm

- Đun nhẹ


trong ống 2 dd tách 2 lớp este tạo thành không tan trong nước, nhẹ hơn nước
- đun nhẹ cẩn thận, , không để hh ở cốc A tràn sang cốc B sẽ gây nguy hiểm.

- Cho một ít cát vào ống nghiệm khi đun sôi hoá chất không sôi bùng lên.



2. Phản ứng xà phòng hóa

3. Phản ứng của glucozơ với Cu[OH]2


- Cho vào chén sứ:

1 gam mỡ và dd NaOH.

- Đun sôi nhẹ, liên tục thêm H2O và khuấy đều.

- Để nguội, thêm NaCl và quan sát.

-HS Tiến hành thí nghiệm như hướng dẫn trong SGK.

-Màu của dung dịch chuyển thành màu xanh thẫm, trong suốt


- Luôn bổ sung nước cho chén sứ.

- Thời gian thí nghiệm lâu cần phân bố tg hợp lí

- Không tiến hành đun nóng ống nghiệm[ Giảm tải]



4. Phản ứng màu của dd I2 với tinh bột

- Cắt quả chuối xanh

- nhỏ dd I2 vào phần trong của quả chuối.

- HS Tiến hành thí nghiệm

- Phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống, năng lực thực hành hóa học



Xuất hiện màu xanh tím do tạo hợp chất bọc htb + I2

Hoạt động 2. Công việc cuối buổi thực hành

GV:

- Nhận xét về buổi thí nghiệm [ ưu điểm, hạn chế]

- Hướng dẫn viết tường trình thí nghiệm


- HS viết tường trình

-Thu dọn dụng cụ, hoá chất, vệ sinh PTN.

- Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.



3. Hoạt động luyện tập

4. Hoạt động vận dụng

5. Hoạt động mở rộng

Tiết 12 : KIỂM TRA 45 PHÚT

I. KIẾN THỨC – KĨ NĂNG

1. Kiến thức

1. Kiến thức

Kiểm tra kiến thức chương 1 và chương 2.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm.

- Viết phương trình phản ứng.

- Giải một số bài tập hoá học

3.Thái độ

- Xây dựng lòng tin và tính quyết đoán của HS khi giải quyết vấn đề.

- Rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc trong khoa học.

II. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

* Các năng lực chung

1. Năng lực tự học

2. Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề

* Các năng lực chuyên biệt

1. Năng lực sử dung ngôn ngữ

2. Năng lực thực hành hóa học

3. Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống

4. Năng lực tính toán

5. Năng lực giải quyết vấn đề thông qua hóa học

III. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Đề và đáp án.

2. Học sinh: Ôn tập kiến thức chương 1 và chương 2.

IV. MA TRẬN ĐỀ VÀ ĐỀ

1. Thiết kế ma trận đề


Nội dung kiến thức


Mức độ nhận thức

Cộng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng ở mức cao hơn

TN

TN

TN

TN

1. Este

 Khái niệm, đặc điểm cấu tạo phân tử, danh pháp [gốc - chức] của este.

 Tính chất hoá học: Phản ứng thuỷ phân [xúc tác axit] và phản ứng với dung dịch kiềm [phản ứng xà phòng hoá].

 Phương pháp điều chế bằng phản ứng este hoá.

 Ứng dụng của một số este tiêu biểu.



 Este không tan trong n­ước và có nhiệt độ sôi thấp hơn axit đồng phân

Minh họa/chứng minh được tính chất hoá học của este no, đơn chức, chất béo bằng các phương trình hóa học.


- Tính khối lượng của các chất trong phản ứng xà phòng hóa, p/ư cháy

- Tìm CTTP và CTCT của este

- So sánh nhiệt độ sôi của este với chất khác

- Giải được các bài tập liên quan đến phản ứng thủy phân este [xác định sản phẩm, có cấu tạo đặc biệt, đa chức, tạp chức,... ]

- Giải được các bài tập liên quan đến phản ứng đốt cháy este, hỗn hợp este và các nhóm chức khác.

- Tổng hợp kiến thức ancol, axit, este



Số câu hỏi
2 2 2 2 8

Số điểm
0,8 0,8 0,8 0,8 3,2

2. Lipit

 Khái niệm và phân loại lipit.

 Khái niệm chất béo, tính chất vật lí, tính chất hoá học [tính chất chung của este và phản ứng hiđro hoá chất béo lỏng], ứng dụng của chất béo.

 Cách chuyển hoá chất béo lỏng thành chất béo rắn, phản ứng oxi hoá chất béo bởi oxi không khí.

 Cách sử dụng, bảo quản được một số chất béo an toàn, hiệu quả.
 Phân biệt được dầu ăn và mỡ bôi trơn về thành phần hoá học.

 Tính khối lượng chất béo trong phản ứng.

- Tính chỉ số axit, chỉ số este và chỉ số xà phòng hóa

- Xác định số trieste của glixerol với các axit béo

Số câu hỏi
2 1 1 1 5

Số điểm
O,8 0,4 0,4 0,4 2,0

3. Glucozơ

- Khái niệm, phân loại cacbohiđrat.

- Công thức cấu tạo dạng mạch hở, tính chất vật lí [trạng thái, màu, mùi, nhiệt độ nóng chảy, độ tan], ứng dụng của glucozơ.


- Tính chất hóa học của glucozơ: Tính chất của ancol đa chức, anđehit đơn chức; phản ứng lên men rượu.
- Phân biệt dung dịch glucozơ với glixerol bằng phương pháp hoá học.

- Tính khối lượng glucozơ trong phản ứng tráng gương

-

Số câu hỏi
2 1 1 1 5

Số điểm
0,8 0,4 0,4 0,4 2,0

4.Saccarozơ – Tinh bột – xenlulozơ

- Công thức phân tử, đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lí

[ trạng thái, màu, mùi, vị , độ tan]

, tính chất hóa học của saccarozơ [thủy phân trong môi trường axit], quy trình sản xuất đường trắng [saccarozơ] trong công nghiệp.

- Công thức phân tử, đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lí, [ trạng thái, màu, độ tan].

- Tính chất hóa học của tinh bột và xenlulozơ: Tính chất chung [thuỷ phân], tính chất riêng [phản ứng của hồ tinh bột với iot, phản ứng của xenlulozơ với axit HNO3]; ứng dụng .


- Hiểu sự khác nhau về cấu tạo của saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ
- Viết phương trình hóa học các phản ứng thủy phân saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ; phản ứng este hóa của xenlulozơ với [CH3CO]2O đun nóng

HNO3/H2SO4 đ ; với CH3COOH/H2SO4 đ [đun nóng].

- Phân biệt các dung dịch : saccarozơ, glucozơ, glixerol, andehit axetic

- Tính khối lượng Ag hoặc glucozơ thu được khi thủy phân saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ, rồi cho sản phẩm dự phản ứng tráng bạc.



- Toán chuỗi phản ứng lên men tinh bột [có hao hụt và có tạp chất ]

Số câu hỏi
2 3 1 1 7

Số điểm
0,8 1,2 0,4 0,4 2,8

Tổng số câu

Tổng số điểm



8

3,2


7

2,8


5

2,0


5

2,0


25

10



2. Đề kiểm tra

Tuần 7: Từ ngày 03/10- 08/10/2016

Ngày soạn : 01/10/2016

CHƯƠNG 3. AMIN, AMINOAXIT VÀ PROTEIN

Tiết 13: AMIN [tiết 1]

A. CHUẨN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG

I. KIẾN THỨC – KĨ NĂNG

1. Kiến thức

Biết được:

- Khái niệm, phân loại, cách gọi tên [theo danh pháp thay thế và gốc - chức].

- Đặc điểm, cấu tạo phân tử, tính chất vật lí [trạng thái, màu, mùi, độ tan] của amin.

2. Kĩ năng

- Viết công thức cấu tạo của các amin đơn chức, xác định được bậc amin theo công thức cấu tạo.

3. Trọng tâm

- Cấu tạo phân tử và cách gọi tên [theo danh pháp thay thế và gốc - chức].

II. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

* Các năng lực chung

1. Năng lực tự học

2. Năng lực hợp tác

3. Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề

4. Năng lực giao tiếp

* Các năng lực chuyên biệt

1. Năng lực sử dung ngôn ngữ

2. Năng lực thực hành hóa học

3. Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống

B. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: dụng cụ: mô hình phân tử amoniac, etyl amin

Học sinh: ôn lại cấu tạo tính chất amoniac

2. Học sinh :Bài tường trình, đọc hiểu các thí nghiệm

C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

- đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề.

- phương tiện trực quan

- Trực quan.

- Đàm thoại.

- Thảo luận nhóm.

D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1. Hoạt động khởi động

1.1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...



Lớp

12A1

12A4

12A6

12A7

12A9

Vắng

1.2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra

1.3. Vào bài:

Chiếu một số hình ảnh cho học sinh quan sát

GV: Cá là nguồn thực phẩm giàu protein – một hợp phần chính trong thức ăn của con người và động vật.

Từ cá chúng ta có thể chế biến ra rất nhiều loại món ăn ngon, bổ dưỡng. Trước khi chế biến các món ăn đó chúng ta phải khử mùi tanh của cá.

? Tại sao cá lại có mùi tanh?Mùi tanh của cá là do hỗn hợp một số amin. Amin là gì? Cấu tạo và tính chất như thế nào?

2. Hoạt động hình thành kiến thức



Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của Học sinh- Phát triển năng lực

Nội dung

Hoạt động 1. I. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI, DANH PHÁP

 Chúng ta xét ví dụ sau: [GV vừa viết công thức vừa gọi tên]

NH3 : Amoniac

CH3NH2 : Meetyl amin

[CH­3]2NH : Đi metyl amin

CH­3]3N : Tri metyl amin

C6H5NH2 : phenyl amin

Yêu cầu học sinh nhận xét số nguyên tử trong phân tử NH3?

 Hãy so sánh cấu tạo của amoniac và 4 hợp chất còn lại – so thử với NH3?

 Liên kết giữa N và các gốc H.C trong 4 phân tử trên được hình thành ntn?

 Nhận xét, bổ sung và chiếu hình các phân tử lên bảng cho HS quan sát.

 4 chất ta xét ở trên chính là amin. Vậy amin là gì?

 Nhìn vào CTCT của các chất trong VD trên chúng ta thấy:

metylamin, phenylamin và đã thay thế 1 ntử H của amoniac nên đựơc gọi là amin bậc I, tương tự như vậy đimetylamin được gọi là amin bậc II. Vậy bậc của amin là gì? Có tất cả mấy bậc amin?

 Cũng tương tự như các hợp chất hữu cơ khác, amin cũng có các đồng phân. Một em hãy cho biết amin có mấy đồng phân? Đó là những loại đồng phân nào?

 Với các lớp 12A4, A6, A7, A9: GV đưa ra ví dụ một số đồng phân amin ứng với CTPT C4H11N yêu cầu HS xác định loại đồng phân?

Với 12A1 yêu cầu HS viết CTCT của amin có CTPT là C4H11N và cho biết chúng thuộc loại đồng phân nào của amin?

Nghiên cứu SGK, cho biết cách phân loại amin?

 Phân loại amin theo gốc H.C lại còn phân thành 2 loại nhỏ hơn đó là amin béo và amin thơm. Vậy amin béo là gì và amin thơm là gì?

GV: Hướng dẫn HS hình thành CTTQ của amin no, đơn chức mạch hở

GV cho biết:

Số đồng phân CnH2n+3N [ 1 n 5]: 2n-1

 GV chiếu Bảng 3.1 SGK/41 lên bảng cho HS quan sát.

 Từ Bảng 3.1 các em hãy cho thày biết có mấy cách gọi tên amin? Đó là những cách nào?

 Gọi HS đọc tên 1 số amin trong bảng 3.1 và từ đó yêu cầu HS cho biết cách gọi tên của amin TQ theo từng cách?


 Quan sát

 Liên kết với N của amoniac là H còn liên kết trong 4 chất còn lại thì liên kết với N là các gốc H.C

 Các liên kết đó được hình thành bằng cách thay thế 1 hay nhiều ntử H cua amoniac.

 Quan sát.
 Nêu khái niệm

 Nêu khái niệm bậc amin.

Có 3 bậc amin [bậc I, II và III]

 Có 3 loại đồng phân đó là: đồng phân về mạch C, đồng phân về vị trí nhóm chức và bậc của amin.

 Lên bảng viết và trả lời.


Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực tự học, năng lực hợp tác

Hs trả lời

HS quan sát và đưa ra quy tắc:
- Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực giao tiếp


I. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI, DANH PHÁP

1. Khái niệm ,phân loại

- VD:


NH3 : Amoniac

CH3NH2 : Metyl amin

[CH­3]2NH : Đi metyl amin

CH­3]3N : Tri metyl amin

C6H5NH2 : phenyl amin

- KN: [SGK - 40]

- Bậc của amin: Bằng tổng số nguyên tử H trong phân tử NH3 bị thay thế bởi gốc hidrocacbon .

- Đồng phân: Có đồng phân về: Mạc C, Vị trí nhóm chức và bậc của amin.



*Phân loại:

a- Theo gốc hiđrocacbon, ta có: amin mạch hở như CH3NH2, C2H5NH2, ..... amin thơm như C6H5NH2, CH3C6H4NH2,.....

b- Theo bậc amin: amin bậc 1 như C2H5NH2, amin bậc 2 như CH3NHCH3, amin bậc 3 như

bậc 1 R - NH2

bậc 2 R - NH - R’

bậc 3


CTTQ của amin no, đơn chức, mạch hở: CnH2n+3N [n1]
2. Danh pháp

*Tên thay thế = Tên HC + amin

+ Nếu 2, 3 gốc HC giống nhau thêm đi, tri...

+ Thế 2, 3 gốc thêm vị trí + tên nhóm thế [theo thứ tự

]

* Tên gốc - chức = Tên gốc HC + amin

Tên amin bậc 2, 3 = Tên amin bậc 1 có các nhóm thế N - ankyl


Hoạt động 2. II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ[5 phút]

II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ

?NC sgk nêu:

- Trạng thái?

- Mùi?

- Tính tan?

- Giải thích tại sao anilin để lâu ngày hoá đen?

HS trả lời và nhận xét:

- Metylamin, đimetylamin, trimetylamin và etylamin là

những chất khí, mùi khai khó chịu, tan nhiều trong nước.

- Các amin có phân tử khối cao hơn là những chất lỏng hoặc rắn, nhiệt độ sôi, độ tan trong nước giảm dần theo chiều tăng của phân tử khối.

- Amin thơm là chất lỏng, không màu, ít tan trong nước, nặng hơn nước. Để lâu ngoài không khí, anilin có nhuốm màu đen vì bị oxi hoá.

- Các amin đều độc.


GV cho biết:
Chất
C2H5OH

C2H5NH2

C3H8
sôi 78,3 16,6 -42
HS nêu nhận xét và giải thích dữ liệu trên

Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề



NX: Khối lượng phân tử khác nhau không nhiều nhưng nhiệt độ sôi lại khác nhau nhiều.

Giải thích: Liên kết H





Chia sẻ với bạn bè của bạn:

1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   25

    Quê hương

Video liên quan

Chủ Đề