Người có công thống nhất trung quốc là ai

22/11/2019 | Views: 44677

Rất hữu ích: 106 | Hữu ích: 206 | Không hữu ích: 0

Nhắc đến Trung Quốc, bất kỳ ai cũng sẽ cũng biết đến nhân vật Tần Thủy Hoàng. Người khởi đầu đế quốc quân chủ Trung Hoa kéo dài gần hai thiên niên kỷ và để lại nhiều công trình khổng lồ cho nhân loại như Vạn Lý Trường Thành - lăng mộ quy mô nổi tiếng được bảo vệ bởi đội quân đất nung có kích thước thật. Trên hết, ông chính là vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc với tài mưu lược có một không hai. 

>>> Đọc thêm: Bí Ẩn Lăng Mộ Tần Thủy Hoàng


 


Tần Thủy Hoàng - vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc


Tần Thủy Hoàng [259 TCN – 210 TCN] tên là Doanh Chính, sinh vào tháng giêng năm thứ 48 đời Tần Chiêu Vương, tại Hàm Đan. Năm 13 tuổi đăng cơ làm Tần Vương, do trọng phụ Lã Bất Vi nhiếp chính. Sau khi đích thân trị vì, tiêu diệt sáu nước, xưng là Thủy Hoàng Đế, tức vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Tại vị 37 năm, trong đó, xưng vương 25 năm, xưng đế 12 năm. Ốm chết, thọ 50 tuổi. 

Tần Thủy Hoàng là con trai trưởng của Tần Trang Tương vương [tên thật là Doanh Dị Nhân hay sau còn có tên khác là Tử Sở] và mẹ là Triệu Cơ, người Hàm Đan nước Triệu. Dị Nhân bị bắt làm con tin của Tần ở nước Triệu. Và cũng tại nước Triệu, Dị Nhân nhanh chóng được lòng của Lã Bất Vi - vốn là một thương nhân nước Vệ - trong âm mưu “buôn vua bán chúa”. Lã Bất Vi có một người tiểu thiếp tên là Triệu Cơ, dung mạo xinh đẹp, lại có tài ca múa, đàn hát. Biết Dị Nhân phải lòng Triệu Cơ, Lã Bất Vi đã dâng Triệu Cơ cho công tử nước Tần này. Không lâu sau, Triệu Cơ mang thai và sinh ra Doanh Chính [tức Tần Thủy Hoàng sau này].


 

 


Lăng mộ Tần Thủy Hoàng - một trong những công trình hoành tráng được các nhà khảo cổ quan tâm


Năm 251 TCN, Tần Chiêu Vương băng hà, An Quốc Quân kế vị, trở thành Tần Hiếu Văn Vương, lập Hoa Dương phu nhân làm Vương hậu, Tử Sở làm thái tử. Một năm sau, Tần Hiếu Văn Vương qua đời, Tử Sở kế vị làm Tần Trang Tương Vương. Nhưng Tử Sở cũng là một ông vua đoản mệnh, chỉ ở ngôi có 3 năm rồi mất. Doanh Chính lên kế vị. Doanh Chính mới 13 tuổi đã làm vua một nước, còn Triệu Cơ chưa đến 30 tuổi đã danh chính ngôn thuận trở thành thái hậu. Triệu Cơ hạ lệnh cho Lã Bất Vi vẫn làm tướng quốc, thay Doanh Chính chấp chính, lệnh cho Doanh Chính phải gọi Lã Bất Vi là “trọng phụ”. 

Ngay từ bé, Doanh Chính đã phải chịu nỗi nhục “con riêng”, không chỉ bị hàng xóm gièm pha mà ngay cả bọn trẻ con cũng mắng chửi. Doanh Chính cá tính mạnh mẽ nên đương nhiên không chịu nhẫn nhịn mà đánh nhau với người ta. Cho nên Doanh Chính rất hận Lã Bất Vi. Lã Bất Vi làm tướng quốc, thâu tóm quyền lực của nước Tần. Hơn nữa, thấy mẹ mình quá thân mật với tướng quốc, đôi khi còn liếc mắt đưa tình với nhau ngay trước mặt quần thần. Doanh Chính thầm thề rằng sau khi nắm được quyền binh, việc đầu tiên là phải giết Lã Bất Vi


 


Doanh Chính mới 13 tuổi đã làm vua một nước lệnh cho ông phải gọi Lã Bất Vi là “trọng phụ”


Lã Bất Vi không chỉ là một thương nhân thông minh mà còn là nhà chính trị, nhà quân sự kiệt xuất. Trong thời gian ông ta chấp chính, nước Tần đã trở nên vô cùng giàu mạnh vì diệt được nhà Đông Chu và khiến các nước láng giềng ngày càng suy yếu. Đây chính là bước đệm vững chắc cho việc thống nhất thiên hạ của Doanh Chính sau này. Nhưng việc Lã Bất Vi quan tâm nhất là việc dạy dỗ Doanh Chính. Bởi ông ta hiểu rằng chỉ khi Doanh Chính trở thành một quân vương anh minh uy vũ thì sự nghiệp thống nhất thiên hạ của ông ta mới có thể thành công. Lã Bất Vi mời những thầy giáo giỏi về dạy Doanh Chính, đích thân thúc giục Doanh Chính học tập. 

>>> Đọc thêm: 5 Điều Bí Mật Về Lăng Mộ Tần Thủy Hoàng Ở Tây An


 


Doanh Chính phát động cuộc chiến diệt trừ phản loạn, bắt bọn phản tặc


Khi Doanh Chính 21 tuổi, theo quy đinh thi còn 1 năm nữa mới có thể đích thân nắm quyền bính. Nhưng tình thế và tính cách của Doanh Chính đều khiến ông không thể chờ đợi thêm nữa. Doanh Chính phát động cuộc chiến diệt trừ phản loạn, bắt bọn phản tặc và hạ lệnh giam thái hậu trong cung. Việc kinh thiên động địa này khiến cho Lã Bất Vi và triều thần vô cùng bất ngờ, nhưng không dám nói lời nào. Có người từng khuyên Doanh Chính đối đãi tử tế với thái hậu, đón thái hậu hồi cung nhưng Doanh Chính trong cơn thịnh nộ đã ném người đó vào vạc dầu sôi. Ông ta còn ném hai mươi mấy đại thần dám đến khuyên can vào vạc dầu, phơi thi thể của họ ở ngoài thành Hàm Dương. 

Năm thứ hai sau khi đích thân nắm quyền bính [237 TCN], Doanh Chính đã bước đầu ổn định được chính quyền, bắt đầu tính cách loại trừ Lã Bất Vi. Đầu tiên là bãi chức, rồi đuổi Lã Bất Vi đến Lạc Dương. Lã Bất Vi ở đó chưa đầy 2 năm thì Doanh Chính phái Triệu Cao mang thánh chỉ đến, lệnh cho Lã Bất Vi phải đi lưu đày ở Tứ Xuyên. Lã Bất Vi biết được ý đồ của Doanh Chính là muốn mình chết nén đã cư xử một cách khôn khéo, uống thuốc độc tự tử. Sau khi Lã Bất Vi chết, Doanh Chính hạ lệnh tịch thu toàn bộ gia sản, trừng phạt nghiêm khắc bè cánh, xóa bỏ tận gốc đảng phái của ông ta. 

Sau khi củng cố chính quyền, có rất nhiều triều thần liên tục dáng tấu thư, phân tích tình thế, hiến mưu lược, khuyên Doanh Chính sớm thống nhất thiên hạ. Vì nước Tần cũng là nơi tụ hội của các nhân tài. Khi đó, Doanh Chính trọng người hiền tài, cởi mở đón nhận mọi ý kiến nên thành Hàm Dương tụ hội rất nhiều tài tử. Sau khi chiêu dụ được nhiều người tài, Tần Thủy Hoàng bắt đầu thống nhất thiên hạ. Ông chĩa mũi nhọn vào nước ở gần nhất, yếu nhất là nước Hàn. Tần Vương năm thứ 17, Doanh Chính xuất binh tiêu diệt nước Hàn. Bước thứ hai, Tần Vương muốn thôn tính kẻ thù cũ là nước Triệu, sau đó tiêu diệt nước Yên vào năm 222 TCN. Năm 225 TCN, quân Tần phá đê sông Hoàng Hà tiến vào kinh đô Đại Lương của nước Ngụy và thâu tóm Ngụy. Tiếp đến, nước Sở đại bại. Tần Vương năm thứ 26 [tức năm 221 TCN], Doanh Chính lệnh cho Vương Bôn xuất binh chinh phạt nước Tề. Quân Tề cầm cự được vài ngày rồi cũng đại bại. Các nước phân tranh suốt mấy trăm năm, nước Tần chinh chiến hơn 10 năm thống nhất thiên hạ.


 


Nước Tần chinh chiến hơn 10 năm để thống nhất thiên hạ


Sau khi thống nhất thiên hạ, Tần Vương ra lệnh cho quần thần đặt tôn hiệu cho mình. Triều thần muốn lấy lòng Tần Vương nên nghĩ ra vô số những tôn hiệu tán dương công đức của ông như Thiên Hoàng, Địa Hoàng, Tần Hoàng… Nhưng ông ta không dùng những tên hiệu đó mà tự mình lấy hai chữ “hoàng đế” trong “Tam hoàng ngũ đế”, thể hiện địa vị của mình phải vượt qua mọi “Hoàng” và “Đế” trong thiên hạ. Tần Vương lại thêm 1 chữ “thủy” vào trước tôn hiệu, thể hiện ông ta là hoàng đế thứ nhất, là đời thứ nhất, con cháu về sau sẽ truyền đến vạn đời - Tần Thủy Hoàng.

>>> Đọc thêm: 10 Chốn Kinh Đô Xưa Ở Trung Hoa

Tần Thủy Hoàng đang tiến hành việc cải cách trong nước, thì bộ tộc Hung Nô ở biên giới phía Bắc đánh vào nội địa. Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Nguyên, liền phái đại tướng Mông Điềm đem ba mươi vạn quân chống lại. Để đề phòng Hung Nô xâm phạm lần nữa, Tần Thủy Hoàng lại điều động dân phu nối liền các bức thành do ba nước Yên, Triệu, Tần xây dựng trước kia và xây thêm nhiều thành mới, tạo thành một bức Vạn lý Trường thành chạy suốt từ Lâm Triệu [nay là huyện Mân, Cam Túc] ở phía tây đến Liêu Đông [nay ở tây bắc Liêu Dương, Liêu Ninh] ở phía đông. Công trình kiến trúc nổi tiếng toàn thế giới đó mãi mãi là tượng trưng của văn minh lâu đời của dân tộc Trung Hoa. 


 


Vạn Lý Tường Thành - điểm đến tham quan hấp dẫn tại Trung Quốc 


Sau khi bình định thiên hạ, Tần Thủy Hoàng luôn coi việc trấn áp các thế lực phản nghịch là nhiệm vụ trọng tâm. Ông ra lệnh tịch thu binh khí trong dân chúng, đúc thành mười hai bức tượng người bằng đồng khổng lồ, đặt bên ngoài cung Hàm Dương, lệnh cho toàn bộ phú hào và gia quyến của các nước chư hầu chuyển đến gần Hàm Dương để tiện cho việc giám sát. Bất kỳ người nào chỉ cần có hành động, lời nói trái với pháp luật liền bị giam vào ngục, còn hình phạt thì nhiều không đếm xuể. 

Tần Thủy Hoàng ra lệnh cấm “Không được học theo sách cổ mà chê bai thời nay, làm mê loạn bọn đầu đen [dân chúng]”, để bảo vệ cục diện chính trị “pháp lệnh được ban ra thống nhất, dân thường thì chăm chỉ làm ruộng, kẻ sĩ học pháp luật, lệnh cấm”. Tránh đi theo vết xe đổ “thiên hạ tán loạn, không thể thống nhất”. Tần Thủy Hoàng ban bố lệnh đốt sách, đồng thời giết hết bọn thuật sĩ phỉ báng mình, chôn sống hàng trăm Nho sinh, từ đó hình thành câu nói “đốt sách chôn Nho”. 


 


Tần Thủy Hoàng luôn coi việc trấn áp các thế lực phản nghịch là nhiệm vụ trọng tâm

Bài viết này có hữu ích với bạn hay không?

Rất hữu ích

Hữu ích

Không hữu ích

Video liên quan

Chủ Đề