Tại sao apec không có nước đức tham dự

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự phiên họp toàn thể Đối thoại giữa Lãnh đạo APEC và ABAC. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 18/11, lãnh đạo các nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) đã có phiên Đối thoại với các thành viên Hội đồng Tư vấn kinh doanh APEC (ABAC). Tháp tùng Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tham dự hoạt động có Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Chủ tịch ABAC của Việt Nam Phạm Tấn Công.

Đối thoại là hoạt động được tổ chức thường niên trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC, để các nhà lãnh đạo lắng nghe các kiến nghị và trao đổi thực chất với cộng đồng doanh nghiệp khu vực châu Á – Thái Bình Dương. 

Trong báo cáo trình lên các nhà lãnh đạo APEC, các thành viên ABAC bày tỏ lo ngại các thách thức lớn về địa chính trị, kinh tế và môi trường đang tác động tiêu cực đến tiến trình hiện thực hoá Tầm nhìn 2040 của APEC. Theo đó, ABAC đã đưa ra nhiều khuyến nghị, nhằm kiểm soát lạm phát, chấm dứt vòng xoáy lương-giá trong ngắn hạn và đẩy nhanh phục hồi kinh tế bền vững. Để có được tăng trưởng bền vững, bao trùm và tự cường, APEC cần có cách tiếp cận toàn diện, triển khai đồng thời hợp tác trên các lĩnh vực môi trường và biến đổi khí hậu; chuyển đổi năng lượng sạch và chuyển đổi số; liên kết và hội nhập kinh tế khu vực; và hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp nghiệp thích ứng và phục hồi sau đại dịch. 

Các nhà lãnh đạo hoan nghênh những khuyến nghị và đóng góp quan trọng của cộng đồng doanh nghiệp vào phục hồi kinh tế sau đại dịch; cho biết sẽ xem xét các đề xuất của doanh nghiệp trong quá trình xây dựng định hướng hợp tác của APEC, cũng như trong chính sách cụ thể của từng nền kinh tế, nhằm mang lại những kết quả thiết thực hơn cho người dân và cộng đồng doanh nghiệp.

Tại sao apec không có nước đức tham dự
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự phiên họp toàn thể Đối thoại giữa Lãnh đạo APEC và ABAC. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Trao đổi tại cuộc gặp, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các ủy ban, nhóm công tác APEC và ABAC cần tăng cường đối thoại, tích cực hợp tác triển khai tầm nhìn dài hạn về thương mại và đầu tư trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, củng cố hệ thống thương mại đa phương. 

Chủ tịch nước khẳng định Việt Nam ủng hộ hệ thống thương mại đa phương dựa trên nguyên tắc và luật lệ, với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) là trung tâm. Trong bối cảnh nhiều cơ chế song phương và khu vực mới được hình thành, WTO vẫn được coi là cơ chế hợp tác đa phương mang tính “nền tảng” giúp duy trì ổn định và bình đẳng trong quan hệ kinh tế thương mại quốc tế, đóng góp cho phát triển kinh tế bền vững toàn cầu. Chủ tịch nước cũng kêu gọi các nền kinh tế APEC thúc đẩy các thảo luận/đàm phán quan trọng trong WTO hiện nay về trợ cấp thủy sản, nông nghiệp và cải cách WTO. Việt Nam sẵn sàng phối hợp chặt chẽ với các thành viên APEC trong triển khai các kết quả của Hội nghị Bộ trưởng các nước thành viên WTO lần thứ 12 và giải quyết các vấn đề chưa đạt được đồng thuận trong WTO. 

Chủ tịch nước chia sẻ Việt Nam là nền kinh tế mở, đã ký và thực thi 15 hiệp định thương mại tự do (FTA) với hơn 60 đối tác; đã và đang hợp tác chặt chẽ với các thành viên APEC thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực theo Tầm nhìn APEC 2040. Việt Nam hoan nghênh và đang tham gia một số sáng kiến nhiều bên về doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ; thương mại và trao quyền kinh tế cho phụ nữ; và đang nghiên cứu để hiểu thêm về các sáng kiến khác. 

Chủ tịch nước đề nghị ABAC tiếp tục phát huy vai trò tích cực trong APEC vì một khu vực châu Á - Thái Bình Dương hòa bình, phát triển bền vững và thịnh vượng cho mọi người dân.

I. THẺ APEC ĐI ĐƯỢC NHỮNG NƯỚC NÀO: 

Hiện này Khối APEC có 21 nền kinh tế tham gia nhưng chỉ có 19 nước là tham gia Chương trình Thẻ APEC toàn diện (bao gồm cả Nga vào năm 2013), còn lại 2 nước là Mỹ và Canada tham gia chưa toàn diện (quá độ - transitional members). 

Doanh nhân Việt Nam có Thẻ APEC đi được những nước có danh sách dưới đây kèm them thời gian lưu trú tối đa đối với từng nước thành viên như sau: 

Nguồn: http://travel.apec.org/abtc-summary.html 

1. Úc (Australia - AUS): thời gian lưu trú bằng thẻ APEC: 90 ngày

2. Chilê (Chile - CHL): thời gian lưu trú bằng thẻ APEC: 90 ngày

3. New Zealand - NZL: thời gian lưu trú bằng thẻ APEC: 90 ngày

4. Trung Quốc (China - CHN): thời gian lưu trú bằng thẻ APEC: 60 ngày

5. Hồng Kông (Hong Kong - HKG): thời gian lưu trú bằng thẻ APEC: 60 ngày

6. Nhật Bản (Japan - JPN): thời gian lưu trú bằng thẻ APEC: 90 ngày

7. Hàn Quốc (Korea - KOR): thời gian lưu trú bằng thẻ APEC: 90 ngày

8. Đài Loan (Chinese Taipei - TWN): thời gian lưu trú bằng thẻ APEC: 90 ngày

9. Thái Lan (Thailand - THA): thời gian lưu trú bằng thẻ APEC: 90 ngày

10. Malaysia - MYS: thời gian lưu trú bằng thẻ APEC: 60 ngày

11. Indonesia - IDN: thời gian lưu trú bằng thẻ APEC: 60 ngày

12. Nga (Russia - RUS): thời gian lưu trú bằng thẻ APEC: từ 14 đến 90 ngày

13. Singapore - SGP: thời gian lưu trú bằng thẻ APEC: 60 ngày

14. Philippines - PHL: thời gian lưu trú bằng thẻ APEC: 59 ngày

15. Brunây (Brunei Daussalam - BRN): thời gian lưu trú bằng thẻ APEC: 90 ngày

16. Papua Niu Ghinê (Papua New Guinea - PNG): thời gian lưu trú bằng thẻ APEC: 60 ngày

17. Pêru (Peru - PER): thời gian lưu trú bằng thẻ APEC: 90 ngày

18. Mêxicô (Mexico - MEX): thời gian lưu trú bằng thẻ APEC: 90 ngày

19. Việt Nam (VietNam - VNM): thời gian lưu trú bằng thẻ APEC: 60 ngày

20. Mỹ - USA: có thể bắt buộc phải có Visa có hiệu lực nếu như pháp luật Mỹ hiện hành có quy định. 

21. Canada: có thể bắt buộc phải có Visa có hiệu lực nếu như pháp luật Canada hiện hành có quy định. 

Lưu ý: Khi Doanh nhân tiến hành xin cấp Thẻ APEC sẽ được Cục Xuất nhập cảnh Việt Nam gửi Công văn đến Cơ quan đại diện ngoại giao của các nước để tiến hành xin Xác nhận đồng ý của từng nước đối với Doanh nhận được xem xét. Những nước có Công văn xác nhận đồng ý miễn Visa bằng Thẻ APEC cho Doanh nhân đó sẽ được Cục Xuất nhập cảnh cập nhất và ghi vào Thẻ APEC đối với Doanh nhân đó. Như thế có nghĩa là Thẻ APEC của các Doanh nhân có thể có số nước được cấp khác nhau. Số nước được ghi trên Thẻ APEC của Doanh nhân là những nước mà Doanh nhân có thể Xuất nhập cảnh vào mà không cẩn phải xin Visa và được lưu trú theo thời gian như trên. 

II. LỢI ÍCH CỦA THẺ APEC

Việt Nam là thành viên của Khối APEC và cũng đã tham gia Chương trình Thẻ APEC nên các doanh nhân (chủ doanh nghiệp và một số chức vụ quản lý khác trong Doanh nghiệp) Việt Nam có thể tiến hành Thủ tục Xin cấp Thẻ APEC để thuận lợi trong quá trình xuất cảnh, nhập cảnh đến các nước thành viên APEC. Khi Doanh nhân được cấp Thẻ APEC thì có thể xuất cảnh, nhập cảnh vào các nước thành viên Khối APEC mà không cần phải xin Visa. Như vậy mục đích chính để làm Thẻ APEC là để được miễn Visa khi nhập cảnh, xuất cảnh vào các nước của Khối APEC.

Có thể tóm tắt một số lợi ích đối với Doanh nhân có Thẻ APEC như sau:

- Chủ động trong vấn đề đi công tác nước ngoài đến các nước thành viên APEC bất cứ lúc nào bạn muốn mà không cần làm visa: Không tốn chi phí và thời gian làm visa, không phiền đối tác gửi hồ sơ bảo lãnh về, không cần có mặt phỏng vấn tại ĐSQ/LSQ,…
- Được đối xử như là khách VIP tại cửa khẩu hải quan, sân bay: có lối đi riêng, không phải xếp hàng chờ đợi.
- Thẻ APEC thể hiện được uy tín, đẳng cấp của Doanh nhân và Doanh nghiệp có Doanh nhân được cấp Thẻ APEC khi giao thương làm ăn với các đối tác.
- Hỗ trợ cho Doanh nhân trong quá trình xin visa đến những nước phát triển khác như Mỹ, Anh, Pháp, Đức… không phải là thành viên Khối APEC.

Thời hạn của Thẻ APEC: là 05 (năm) năm kể từ ngày được cấp (trước đây là 03 (ba) năm). Khi hết hạn thì Thẻ APEC không được gia hạn mà phải làm thủ tục cấp mới lại từ đầu. Trường hợp hộ chiếu của doanh nhân còn giá trị dưới 05 năm thì giá trị của thẻ được cấp bằng với thời hạn của hộ chiếu nhưng phải trên 03 (ba) năm.

Khi Xuất Nhập cảnh: Thẻ ABTC là loại giấy tờ nhằm thay thế thị thực (visa) nhập cảnh vào các nền kinh tế thành viên tham gia chương trình ABTC và không có giá trị thay thế hộ chiếu nên khi xuất trình thẻ người sử dụng cần phải kèm theo hộ chiếu hợp lệ.

III. ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC CẤP THẺ APEC:

Doanh nhân và Doanh nghiệp nơi Doanh nhân làm việc phải đáp ứng các điều kiện dưới đây:

1. Điều kiện đối với Doanh nghiệp có Doanh nhân xin cấp Thẻ APEC: 

- Doanh nghiệp có doanh thu sản xuất kinh doanh tối thiểu 10 tỉ Việt Nam đồng hoặc có tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tối thiểu tương đương 10 tỉ Việt Nam đồng trong năm gần nhất.

- Doanh nghiệp có các hoạt động hợp tác kinh doanh, thương mại, đầu tư và dịch vụ với các đối tác trong các nền kinh tế thành viên tham gia thẻ ABTC. Điều kiện chứng minh là phải có ít nhất một Hợp đồng đã thực hiện không quá 12 tháng tính đến thời điểm xin xét cho phép sử dụng thẻ ABTC với các đối tác thuộc nền kinh tế thành viên APEC tham gia chương trình thẻ ABTC. Hồ sơ chứng minh là một trong các loại giấy tờ: Hợp đồng ngoại thương, hợp đồng liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng cung cấp dịch vụ kèm theo bản sao một trong các chứng từ liên quan thể hiện việc có thực hiện hợp đồng đã ký kết như: chứng thư tín dụng, L/C, vận đơn, tờ khai hải quan, hóa đơn thanh toán hoặc giấy tờ xác nhận khác về việc thực hiện hợp đồng không quá 12 tháng tính đến thời điểm xin xét cho phép sử dụng thẻ ABTC với các đối tác thuộc nền kinh tế thành viên APEC tham gia chương trình thẻ ABTC (kèm bản chính các giấy tờ trên để đối chiếu).

- Doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật về doanh nghiệp, đầu tư, thương mại, thuế, hải quan, lao động và bảo hiểm xã hội cũng như quy định về sử dụng thẻ ABTC. Nghĩa là không còn khoản nợ bảo hiểm, thuế, khoản phạt chưa thanh toán,... 

2. Đối tượng Doanh nhân được xem xét cấp Thẻ APEC:

- Doanh nhân Việt Nam đang làm việc tại các doanh nghiệp được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam (không phải là noanh nghiệp nhà nước):

+ Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc công ty;

+ Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc hợp tác xã hoặc liên hợp tác xã;

+ Kế toán trưởng, Trưởng phòng trong các doanh nghiệp; Trưởng chi nhánh của các doanh nghiệp và các chức danh tương đương khác.

- Doanh nhân Việt Nam đang làm việc tại các doanh nghiệp nhà nước:
+ Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng Giám đốc Tổng công ty do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm;

+ Thành viên Hội đồng thành viên; Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc; Giám đốc, Phó giám đốc các doanh nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế; Giám đốc, Phó giám đốc các ngân hàng hoặc chi nhánh ngân hàng;

+ Kế toán trưởng, Trưởng phòng, Phó trưởng phòng các doanh nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, ngân hàng; Trưởng chi nhánh của doanh nghiệp hoặc chi nhánh ngân hàng.

- Cán bộ, công chức, viên chức có nhiệm vụ tham gia các hoạt động của APEC
+ Bộ trưởng, Thứ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ tham dự các cuộc họp, hội nghị và các hoạt động về hợp tác, phát triển kinh tế của APEC;

+ Cán bộ, công chức, viên chức có nhiệm vụ tham dự các cuộc họp, hội nghị, hội thảo và các hoạt động khác của APEC;

+ Trưởng đại diện, Phó đại diện cơ quan đại diện thương mại Việt Nam tại các nước và vùng lãnh thổ thành viên APEC.

- Trong trường hợp cần thiết, theo đề nghị của cấp có thẩm quyền (Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng thành viên do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở), Bộ trưởng Bộ Công an có thể xét, cấp thẻ ABTC cho những người không thuộc 3 nhóm đối tượng trên.

3. Điều kiện đối với Doanh nhân để được xem xét cấp Thẻ APEC:

- Đối với doanh nhân của các doanh nghiệp:Có hộ chiếu phổ thông còn thời hạn sử dụng ít nhất 03 năm kể từ ngày nộp hồ sơ xét cho phép sử dụng thẻ ABTC.

+ Là chủ sở hữu, thành viên góp vốn hoặc làm việc theo hợp đồng lao động (có hợp đồng lao động đã giao kết không xác định thời hạn) có thời gian làm việc tại doanh nghiệp trước khi đề nghị cấp thẻ ABTC tối thiểu là 12 tháng.

+ Là người từ đủ 18 tuổi trở lên và không bị hạn chế hoặc không bị mất năng lực hành vi dân sự.

- Đối với công chức, viên chức Nhà nước:

+ Có hộ chiếu phổ thông còn thời hạn sử dụng ít nhất 03 năm kể từ ngày nộp hồ sơ xét cho phép sử dụng thẻ ABTC.

+ Có nhiệm vụ tham dự các cuộc họp, hội nghị, hội thảo và các hoạt động kinh tế khác của APEC theo Quyết định cử cán bộ đi công tác nước ngoài của Ủy ban nhân dân thành phố.