Tại sao be bú 1 bên 1 bên chảy

Sữa mẹ chảy ướt áo mà con vẫn đói là tình trạng rất nhiều sản phụ gặp phải. Tuy nhiên, hầu hết chỉ biết khóc dở, mếu dở, thương con, xót con nhưng lại không biết phải làm gì? Vậy hãy cùng Mabio tìm hiểu trong bài viết này để giải mã nguyên nhân vì sao sữa mẹ chảy ướt áo mà con vẫn đói đồng thời tìm ra giải pháp để cải thiện tình trạng này nhé!

  • 6 thành phần chính của sữa mẹ, sữa mẹ hay sữa công thức tốt hơn?
  • Sữa mẹ xuống quá nhiều, không đều phải làm sao?

Tìm hiểu nguyên nhân vì sao sữa mẹ chảy ướt áo?

Nhiều sản phụ có sức khỏe tốt, cộng với chế độ dinh dưỡng hợp lý, tinh thần thoải mái nên sữa mẹ tiết ra nhiều, thậm chí chảy sữa mẹ chảy ướt cả áo khi con bú không kịp. Trường hợp này nếu không có biểu hiện gì bất thường, mẹ có thể vắt bớt ra túi trữ sữa và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để cho bé bú thêm hoặc những lúc mẹ không có nhà. Đồng thời dùng miếng lót thấm sữa để ngăn bớt sữa chảy ra ngoài.

Ngược lại, nếu sữa tiết ra quá nhiều, mẹ không thể cầm được, sữa chảy liên tục khiến mẹ bối rối và cảm thấy bất tiện thì nên đi khám bác sĩ để được tư vấn. Vì thông thường, sữa mẹ chỉ tiết nhiều khi con bú hoặc khi có sự tác động từ bên ngoài [nắn, mút đầu ti].

Nếu sữa tiết nhiều bất thường thì có thể liên quan đến sự rối loạn nội tiết tố trong cơ thể. Hàm lượng prolactin quá cao khiến sữa mẹ tiết ra nhiều hơn. Các mẹ không nên chủ quan, kéo dài tình trạng này nhé.

  • Xem thêm: Sữa mẹ bị dư nên làm gì? Đừng vội vứt bỏ!

Vậy vì sao sữa mẹ chảy ướt áo mà con vẫn đói?

SỮA MẸ CHẢY ƯỚT ÁO mà sao CON VẪN QUẤY KHÓC?

ĐỪNG LẦM TƯỞNG mình ĐỦ SỮA! Đã bao giờ mẹ nghĩ vấn đề do CHẤT LƯỢNG SỮA chưa? Hỏi ngay ý kiến chuyên gia để được tư vấn chi tiết và hoàn toàn MIỄN PHÍ cách kiểm tra sữa của mình đủ hay thiếu nhé!

Để trả lời câu hỏi vì sao sữa mẹ chảy ướt áo mà con vẫn đói, chúng tôi chia thành 2 trường hợp:

Trường hợp 1: Do con không bú

Sữa mẹ chảy ướt áo mà con vẫn đói có thể do bé bỏ bú. Điều này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân:

Sức khỏe của bé không tốt: Nếu bé bị ốm đau, quấy khóc, sốt thì bỏ bú trong khi sữa mẹ chảy ướt áo cũng là điều dễ hiểu.

Giải pháp: Mẹ cần theo dõi các biểu hiện của bé để xử trí kịp thời và cho đi khám [nếu cần thiết].

Sữa của mẹ có vấn đề: Nếu sữa của mẹ bị chua, nóng, ngọt quá hoặc mặn quá [chủ yếu do lượng thức ăn nạp vào cơ thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa] thì bé cũng sẽ chê, chán ăn, bỏ bú.

Giải pháp: Mẹ cần chú ý chế độ ăn uống, không nên ăn nhiều thực phẩm cay nóng, gia vị tỏi, ớt Bổ sung đa dạng các loại vitamin, khoáng chất, rau, củ, quả, thực phẩm giàu chất xơ vừa tốt cho sức khỏe của mẹ, vừa tăng chất lượng sữa.

  • Xem thêm: Ăn gì để sữa mẹ thơm cho con háu bú?
Sữa mẹ chảy ướt áo mà con vẫn đói do con bỏ bú

Trường hợp 2: Bé có bú mẹ

Nếu sữa mẹ chảy ướt áo mà con vẫn đói [trong trường hợp bé có bú] thì cũng có thể do nhiều nguyên nhân:

Cho bé bú sai tư thế

Sữa mẹ chảy ướt áo mà con vẫn đói do mẹ cho bú sai tư thế [mẹ ngồi sai cách, bé không ngậm đúng núm vú]. Điều này vừa khiến bé khó chịu, vừa gặp khó khăn khi nuốt sữa, dễ dẫn đến tình trạng nôn trớ, sặc sữa. Cuối cùng, sữa mẹ chảy ra nhiều mà con bú chẳng được bao nhiêu.

Đồng thời, cho bé bú không đúng tư thế cũng khiến người mẹ dễ bị mỏi người, đau khớp cột sống, thậm chí lâu dài có thể dẫn đến tình trạng thoát vị đĩa đệm. Bé không bú được nhiều cũng quấy khóc, cắn đầu ti gây hiện tượng nứt cổ gà, khiến mẹ đau đớn, khó chịu.

Giải pháp: Mẹ nên cho bé đúng tư thế để tránh tình trạng sữa mẹ chảy ướt áo mà con vẫn đói. Tư thế đúng giúp bé thoải mái hơn, bú được nhiều hơn.

Theo đó, mẹ nên ngồi sao cho cả mẹ và bé đều cảm thấy thoải mái. Cằm của bé chạm vú mẹ, môi dưới đưa ra bên ngoài, ngậm nhiều núm vú hơn môi trên. Mẹ có thể cảm nhận được tiếng con nuốt sữa, bú ngoan, mút chậm, sâu. Đến khi no sẽ tự động nhả núm vú ra.

  • Xem thêm:4 tư thế cho bé bú đúng nhất được bác sĩ Bệnh viện Nhi khuyên dùng
Mẹ cần cho bé bú đúng tư thế để bú được nhiều hơn

Cho bé bú sai cách cũng là nguyên nhân sữa mẹ chảy ướt áo mà con vẫn đói

Nhiều mẹ thường cho con bú theo những khung giờ nhất định trong ngày hoặc rảnh lúc nào cho bú lúc ấy. Tuy nhiên, điều này cũng có thể dẫn đến tình trạng sữa mẹ chảy ướt áo mà con vẫn đói. Vì trẻ sơ sinh cần được đảm bảo bú liên tục từ 1 3 giờ/lần. Bé bú nhanh no nhưng cũng nhanh đói. Nếu mẹ không để ý cho bé bú thì con sẽ bị đói.

Giải pháp: Cho bé bú theo nhu cầu, bất cứ lúc nào bé cảm thấy đói [quấy khóc, tìm vú mẹ, miệng mấp máy đòi ăn]. Đồng thời, mẹ nên cho con bú hết 1 bầu vú rồi mới chuyển sang bên còn lại để bé được bú cả sữa đầu và sữa cuối. Trường hợp, bé bú 1 bầu vú đã no thì mẹ có thể vắt hoặc hút sữa từ bên còn lại để tránh tình trạng căng tức,sữa mẹ chảy ướt áo.

Sữa mẹ loãng, không đủ chất nên con bú vẫn đói

Sữa mẹ chảy ướt áo nhưng con vẫn đói cũng có thể do chất lượng sữa mẹ. Về cơ bản, sữa mẹ giàu dưỡng chất, tốt cho hệ miễn dịch của bé. Tuy nhiên, vì lý do nào đó, có thể do tình trạng sức khỏe hoặc chế độ ăn uống của mẹ không khoa học, thiếu chất cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa, khiến sữa bị loãng, chủ yếu là nước, không thơm ngon và ít dưỡng chất. Từ đó, bé bú nhiều nhưng vẫn đói.

Giải pháp: Bà đẻ nên thoải mái, thư giãn tinh thần để có sức khỏe tốt, giúp sữa mẹ về nhiều hơn. Đồng thời, chú ý chế độ ăn uống đủ chất, giàu dinh dưỡng [thịt, cá, trứng sữa rau xanh, trái cây].

Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo sử dụng VIÊN UỐNG LỢI SỮA MABIO nâng cao số lượng và chất lượng sữa mẹ, giúp sữa mẹ thơm ngon, đặc sánh hơn. Cơ thể mẹ sẽ hấp thụ dinh dưỡng và tăng cường chuyển hóa trong cơ thể, giúp tổng hợp chất dinh dưỡng vào sữa, làm tăng chất lượng sữa mẹ.

Viên uống lợi sữa Mabio giúp tăng số lượng và chất lượng sữa mẹ

Mabio cũng giúp mẹ nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau khi sinh. Sản phẩm được bào chế từ 100% thảo dược thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe mẹ và bé. Đã được kiểm chứng an toàn bởi Viện kiểm nghiệm thuốc Trung Ương, chứng nhận bởi cục ATTP [số cấp phép 22862/2017/ATTP-XNCB].

Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp thêm nhiều thông tin bổ ích, giúp chị em hiểu được nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng sữa mẹ chảy ướt áo mà con vẫn đói. Nếu còn bất cứ câu hỏi gì, các mẹ có thể để lại bình luận phía bên dưới bài viết, chúng tôi sẵn sàng giải đáp và hỗ trợ trong thời gian sớm nhất có thể

Nguồn:

Có thể bạn quan tâm:

  • Mẹ bầu bị tắc tia sữa không? Những kiến thức về sữa
  • Mách mẹ cách day tắc tia sữa cực hiệu quả và nhanh chóng
  • Làm cách nào để các mẹ sữa ít nhưng vẫn chảy?
  • Bibro Cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa cho
  • Đáp nhanh: Siêu âm có biết bị tắc tia sữa không?

Video liên quan

Chủ Đề